SKNN Một số biện pháp giúp giáo viên dạy tốt phân môn Toán góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - Năm học 2020-2021 - Huỳnh Kim Phượng

* Thuận lợi:

Đơn vị có đội ngũ giáo viên có đủ năng lực đảm nhiệm giảng dạy. Trình độ chuyên môn của giáo viên đa số đạt trên chuẩn, nhiệt tình trong giảng dạy, quan tâm chăm sóc học sinh.

- Tổ trưởng có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, hỗ trợ giáo viên rất nhiều trong chuyên môn.

- Đa số Cha mẹ học sinh có quan tâm đến việc học của các em.

* Khó khăn:

- Còn một vài phụ huynh do hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn, kinh tế không ổn định phải đi làm xa, gửi con lại cho ông bà nên  ít quan tâm đến việc học của con em.

- Còn một vài trường hợp học sinh cá biệt và bệnh về trí não nên việc tiếp thu bài còn rất chậm nên giáo viên rất vất vả trong việc giảng dạy cho các em.

* Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp giáo viên dạy tốt phân môn Toán góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

* Lĩnh vực: Chuyên môn.

doc 12 trang minhlee 08/03/2023 7100
Bạn đang xem tài liệu "SKNN Một số biện pháp giúp giáo viên dạy tốt phân môn Toán góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - Năm học 2020-2021 - Huỳnh Kim Phượng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsknn_mot_so_bien_phap_giup_giao_vien_day_tot_phan_mon_toan_g.doc

Nội dung text: SKNN Một số biện pháp giúp giáo viên dạy tốt phân môn Toán góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - Năm học 2020-2021 - Huỳnh Kim Phượng

  1. Ngày nay, trong đời sống khoa học và công nghệ phát triển, những người làm công tác quản lí trường học hiểu một cách sâu sắc hơn ai hết về tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng dạy và học. Nếu như học sinh được giảng dạy tốt, nắm vững kiến thức hay nói cách khác học sinh đạt được Chuẩn kiến thức, kĩ năng ở bậc Tiểu học sẽ là nền tảng cho các bậc học cao hơn. Để thực hiện tốt theo nội dung chương trình ở bậc Tiểu học người giáo viên cần phải đổi mới các hình thức tổ chức dạy học để giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức đã học, vận dụng những kiến thức đó vào thực hành. Để góp phần nâng cao chất lượng và thực hiện tốt nội dung chương trình môn Toán ở bậc Tiểu học, người giáo viên cần phải thay đổi nhiều hình thức tổ chức dạy học, phối hợp nhịp nhàng các phương pháp dạy học thì chắc chắn các em sẽ được lôi cuốn vào các hoạt động học tập, kích thích sự ham học của các em, chất lượng môn Toán sẽ được nâng cao. Với vai trò là Hiệu trưởng, bản thân đã suy nghĩ và tổ chức thực hiện giúp giáo viên giảng dạy môn Toán nhiều năm qua đạt kết quả cao. Trong năm học này, tôi tiếp tục áp dụng đề tài “Một số biện pháp giúp giáo viên dạy tốt phân môn Toán góp phần nâng cao chất lượng giáo dục” để góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh nói chung, phân môn Toán nói riêng. 3. Nội dung sáng kiến: 3.1. Tiến trình thực hiện: Trong những năm qua, tôi luôn tìm nhiều biện pháp nghiên cứu, học hỏi thêm những kinh nghiệm ở đồng nghiệp để thực hiện sáng kiến và đạt kết quả bước đầu khá tốt. Từ những kết quả đạt được trong năm học 2019 - 2020, tôi tiếp tục dự giờ, chỉ đạo cho giáo viên một số biện pháp trong năm học 2020 – 2021 nhằm nâng cao chất lượng môn Toán. 3.2. Thời gian thực hiện: Năm học 2020 – 2021. 3.3. Biện pháp tổ chức: Để giúp giáo viên dạy tốt phân môn Toán đạt kết quả cao, chúng tôi đã họp Ban giám hiệu để thống nhất quan điểm chỉ đạo như sau: - Khi lập kế hoạch bài học phải căn cứ vào nội dung chương trình đã được điều chỉnh, bài soạn ngắn gọn nhưng đảm bảo đủ nội dung và có phân hóa đối tượng học sinh. Giáo viên biết tự chủ, lựa chọn kiến thức, kỹ năng cho phù hợp với trình độ từng đối tượng học sinh. - Giáo viên nắm lại trình độ học sinh để phân loại, sắp xếp chỗ ngồi của học sinh hợp lí. (Học sinh hoàn thành tốt kèm học sinh chưa hoàn thành). - Tổ chức và phối hợp nhiều hình thức dạy học. - Phải có kế hoạch kèm học sinh chưa hoàn thành, không để các em ngồi bên lề lớp học. Thường xuyên khen ngợi học sinh chưa hoàn thành khi các em có tiến bộ. 3
  2.  Kết quả: Sau khi được tôi góp ý, giáo viên bổ sung vào kế hoạch bài học, nội dung phân chia cho từng đối tượng cụ thể trong từng hoạt động, bài tập phân hóa từng đối tượng cụ thể. Từ đó, chất lượng hàng tháng dần dần được nâng lên rõ rệt. 3.3.3. Biện pháp: Phối hợp tốt các hình thức và phương pháp dạy học Đây là biện pháp quan trọng giúp giáo viên giảng dạy phân môn Toán đạt kết quả cao. Giáo viên phải nghiên cứu kĩ kế hoạch bài học, theo nội dung điều chỉnh chương trình để tổ chức các hoạt động dạy học sao cho hợp lí. Với câu hỏi tương đối cao hoặc giải các bài toán khó, giáo viên nên gọi học sinh hoàn thành tốt trình bày. Với câu hỏi, bài toán đơn giản giáo viên gọi học sinh chưa hoàn thành. Giáo viên cũng cần phải chú ý nâng dần mức độ câu hỏi khi học sinh chưa hoàn thành có tiến bộ Cách tiến hành: - Đối với học sinh chưa hoàn thành: Chỉ cho các em đọc yêu cầu đề bài, trả lời các câu hỏi gần với nội dung bài học, thực hiện các bài tập dễ. - Đối với học sinh hoàn thành tốt: Chủ yếu cho các em nhận xét, đưa ra những ý kiến riêng của mình và tổ chức cho các em tranh luận lẫn nhau. - Đối với giáo viên: Tuyệt đối không được cắt lời học sinh, không chê hay quở trách trước những ý kiến học sinh.  Ví dụ: Dạy bài “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” ( Lớp 4) Bài toán: Tổng của hai số là 96. Tỉ số của hai số là 3/5.Tìm hai số đó. Đối với bài toán này, giáo viên có thể hướng dẫn các em như sau: + Tổng của hai số là bao nhiêu? (HSCHT) + Tỉ số của hai số là bao nhiêu? (HSCHT) + Muốn tìm hai số đó, em phải làm sao ? (HSHTT) Đối với học sinh hoàn thành tốt, giáo viên nên gọi các em giải các bài toán ở phần kiến thức mới. Đối với học sinh chưa hoàn thành, giáo viên gọi các em giải các bài toán ở phần thực hành. Khi các em trình bày đúng, cho cả lớp nhận xét, giáo viên kết luận, tuyên dương các em.  Kết quả: Sau khi áp dụng biện pháp trên, tôi nhận thấy giáo viên đã phối hợp tốt các hình thức tổ chức dạy học. Khi trình bày kết quả và giải các bài toán điển hình giáo viên gọi học sinh hoàn thành tốt trình bày các bài toán khó, cho học sinh chưa hoàn thành thì giải các bài toán đơn giản. Giáo viên tổ chức các đối tượng học sinh đều được tham gia, khi các em chưa hoàn thành có tiến bộ thì giáo viên nâng dần mức độ bài tập. Từ đó, chất lượng môn Toán ngày được nâng cao. 5
  3. Kết quả: Qua dự giờ các lớp, được tôi góp ý, khi dạy các bài toán ở dạng lý thuyết, để đảm bảo được thời gian, giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm đôi, nhóm bốn, nhóm ngẫu nhiên để phát huy tính tích cực cho học sinh. Qua thảo luận nhóm, các đối tượng học sinh cùng tham gia vào hoạt động học tập. Việc làm này tránh học sinh chưa hoàn thành ỷ lại là có bạn hoàn thành tốt làm thay, nói thay cho mình, góp phần nâng cao hiệu quả của tiết dạy. 3.3.5. Biện pháp 5: Tổ chức cho học sinh thi đua học tập Biện pháp này kích thích các em hứng thú say mê, thi đua học tập. Cách tiến hành : - Tôi đề nghị giáo viên phân công cho các em: đôi bạn thi đua, phân nhóm thi đua, tổ thi đua - Cách thi đua: các em nhận xét lẫn nhau, tranh luận qua lại, tôi nhắc giáo viên phải luôn tạo điều kiện cho các em ít phát biểu, tham gia có ý kiến bằng cách mời các em hoặc gọi các em lặp lại ý đúng. - Giáo viên sinh hoạt các tổ trưởng ghi nhận số lần phát biểu tốt, giải đúng những bài toán vào sổ tay để cuối tuần có sơ kết tuyên dương.  Kết quả: Qua áp dụng thi đua học tập, nhìn chung các khối lớp có nhiều tiến bộ trong học tập, các em chưa hoàn thành mạnh dạn phát biểu ý kiến, nhận xét bạn. Các em hoàn thành tốt tranh luận, chất vấn với nhau. Hiện nay kết quả học tập của các em có tiến bộ.  3.3.6. Biện pháp 6: Tổ chức trò chơi để củng cố kiến thức trong học tập Biện pháp này để củng cố kiến thức cho các em, nhằm giúp cho khắc sâu và nhớ lâu qua nội dung bài học.  Cách tiến hành : Để giúp học sinh nhớ lâu các công thức tính chu vi, diện tích các hình, biết vận dụng linh hoạt, kết hợp với kỹ năng tính nhẩm để tính chu vi, diện tích của hình với số đo cho trước. Giáo 7
  4. Khi sử dụng biện pháp này, chúng ta cần quan tâm đến tính vừa sức của từng đối tượng học sinh. Giáo viên cũng cần phải chú ý theo dõi quá trình tiến bộ của học sinh chưa hoàn thành.  Kết quả: Sau khi giáo viên áp dụng biện pháp trên các em đã tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài. Đặc biệt là học sinh chưa hoàn thành, hoàn thành đóng góp ý kiến sôi nổi, tham gia chất vấn lẫn nhau các em không còn nhút nhát, luôn tự tin khi phát biểu tạo ra bầu không khí sinh động làm cho các em hứng thú học tập.  3.3.8. Biện pháp 8: Thường xuyên sử dụng biện pháp sửa sai và khen ngợi Biện pháp này nhằm khích lệ các em hứng thú say mê trong học tập.  Đối với sửa sai: - Với học sinh phát biểu sai, giải toán chưa đúng, giáo viên cần phải kiên nhẫn chờ các em phát biểu, giải toán khi nhận xét học sinh giáo viên phải tế nhị, theo hướng động viên các em là chính nếu thấy các em có chút tiến bộ thì khen ngợi ngay. - Khi các em làm toán sai hay phát biểu trước lớp chưa đúng thì để cả lớp đóng góp nhận xét. Sau đó, giáo viên mới chỉ ra cái sai rồi chỉ dẫn uốn nắn để các em tự chữa. Từ đó, các em mới phấn khởi tự tin trong học tập.  Đối với khen ngợi: Giáo viên cần khen thưởng đúng đối tượng, tránh lạm dụng : - Với học sinh hoàn thành tốt thì tuyên dương mỗi khi em đó giải các bài toán khó. - Với học sinh chưa hoàn thành thì cần ngợi khen thường xuyên khi các em phát biểu đúng, làm toán đúng.  3.3.9. Biện pháp 9: Xây dựng môi trường thân thiện trong học tập - Trong giảng dạy, giáo viên phải cư xử mẫu mực, đối xử công bằng và tôn trọng tất cả đối tượng học sinh, thương yêu quan tâm chăm sóc các em để mái trường, lớp học thật sự là những tổ ấm cho các em nương tựa. - Giáo dục các em phải có ý thức lễ phép với thầy cô giáo, với mọi người và khách đến trường. Trong quan hệ bạn bè phải biết đoàn kết, yêu thương, các em học hoàn thành tốt giúp đỡ các em chưa hoàn thành, các em có hoàn cảnh khó khăn. Nhà trường tạo 9
  5. học phù hợp đã nâng dần tính chủ động sáng tạo, tự tin, các em đã tiến bộ rất nhiều, chất lượng môn Toán dần dần được nâng cao. * Kết quả đạt được như sau: Năm học Tổng Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành số SL TL SL TL SL TL 2019 - 2020 848 505 59,6 337 39,7 6 0,7 2020 - 2021 828 510 61,6 312 37,7 6 0,7 Giữa HKI VI. Mức độ ảnh hưởng: Trong quá trình thực hiện các biện pháp trên, hầu hết học sinh thể hiện được sự tiến bộ rõ nét. Số học sinh chưa hoàn thành từng bước có tiến bộ. Với những biện pháp nêu trên, cùng với những kinh nghiệm học hỏi thêm ở bạn đồng nghiệp trong thời gian qua, tôi nghĩ rằng sẽ có nhiều thầy cô đồng tình và ủng hộ. Chúng ta có thể áp dụng rộng rãi đề tài này trong các trường tiểu học trong huyện, tỉnh nhất định sẽ đạt những thành công. Điều quan trọng để đạt được kết quả tốt, là người giáo viên chúng ta không chỉ bằng kiến thức mà còn cả tình thương yêu học sinh, phải thật sự gần gũi, quan tâm tạo mọi cơ hội cho các em bày tỏ những suy nghĩ của chính mình để giáo viên có thể hướng dẫn và giúp đỡ các em tiến bộ hơn. VI. Kết luận: Toán là phân môn rất quan trọng trong chương trình ở bậc Tiểu học. Nếu như dạy tốt phân môn Toán thì các em sẽ học tốt các môn học khác và lên các lớp trên sẽ làm nền tảng vững chắc cho các em. Muốn nâng cao chất lượng dạy và học, để thực hiện nhiệm vụ cao cả của mình, người giáo viên phải có tinh thần phấn đấu bền bỉ, liên tục, lâu dài vì sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Mỗi người giáo viên phải chịu khó đóng góp cho mình nhiều kinh nghiệm, không ngừng học tập nâng cao năng lực sư phạm. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên nên quan tâm với tất cả đối tượng học sinh trong lớp, đặc biệt những em chưa hoàn thành. Ngoài ra, đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, vượt khó, tìm tòi sáng tạo và phải có tinh thần trách nhiệm cao, lòng say mê với công việc. Mặt khác, giáo viên phải nắm chắc mục tiêu theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng, phương pháp giảng dạy bộ môn, vận dụng linh hoạt, sáng tạo, cải tiến sao cho phù hợp với từng bài dạy cụ thể để học sinh nào cũng có thể hiểu bài, nắm chắc nội dung bài. Giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung yêu cầu cần đạt và các bài tập cần làm theo chuẩn kiến thức hiện nay. Giáo viên phải hiểu đặc điểm sinh lí lứa tuổi của học sinh và xác định được nhiệm vụ, vai trò của người giáo viên. Nắm sát các đối tượng học sinh ngay từ đầu năm học và chú ý những điểm học sinh thường mắc phải qua từng năm. Giáo viên cần phải có thời gian theo dõi và theo dõi thường xuyên ở hằng buổi học. Chuẩn bị tốt đồ dùng dạy 11