SKKN Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực nhằm hạn chế lưu ban bỏ học và nâng cao chất lượng dạy học - Lê Thị Việt Chương

1. Thuận lợi:

- Được sự quan tâm của các cấp Ủy Đảng, chính quyền địa phương và sự chỉ đạo chuyên môn của Phòng Giáo dục và Đào tạo.

- Được sự quan tâm giúp đỡ chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu và các ban ngành đoàn thể trong nhà trường giúp các lớp thực hiện tốt mục tiêu đề ra trong năm học là xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực.

- Giáo viên chủ nhiệm nhiệt tình, vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng sử dụng công nghệ thông tin và đặc biệt rất tận tâm với nghề.

- Đa số các em chăm ngoan hiếu học.

2. Khó khăn:

- Do thời gian đầu tư không nhiều, kinh nghiệm bản thân chưa cao và đề tài này quá rộng lớn, đòi hỏi phải phối hợp nhiều nhân tố mà bản thân tôi chưa thể nào kết hợp đầy đủ các nhân tố đó nên còn một số mặt hạn chế.

- Sự phối hợp và hỗ trợ từ phía phụ huynh học sinh chưa kịp thời, họ thường giao phó cho tôi trong các mặt giáo dục các em, ít quan tâm và ủng hộ về mặt tài chính để công tác dạy học của thầy và trò được thuận lợi. 

- Ý nghĩa về trường, lớp thân thiện và tích cực dường như còn quá mơ hồ đối với phụ huynh, đầu năm học nhà trường có triển khai đến giáo viên từ khối lớp Một đến lớp Năm về việc họp phụ huynh học sinh đầu năm học và tôi có mời để trao đổi các tiêu chí xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực nhưng phụ huynh đi dự họp chưa đầy đủ. 

- Điều kiện cơ sở vật chất ở trường chưa hoàn thiện, còn thiếu so với nhu cầu để xây dựng tốt môi trường học tập và thân thiện một cách thuận lợi. 

- Tên sáng kiến: Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực nhằm hạn chế lưu ban bỏ học và nâng cao chất lượng dạy học. 

- Lĩnh vực: Chuyên môn        

docx 24 trang minhlee 06/03/2023 6820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực nhằm hạn chế lưu ban bỏ học và nâng cao chất lượng dạy học - Lê Thị Việt Chương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_xay_dung_lop_hoc_than_thien_hoc_sinh_tich_cuc_nham_han.docx

Nội dung text: SKKN Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực nhằm hạn chế lưu ban bỏ học và nâng cao chất lượng dạy học - Lê Thị Việt Chương

  1. - Thông qua các hội thi do nhà trường tổ chức như: Hội thi “Trạng nguyên nhỏ tuổi”, Hội thi “Rung chuông vàng”. Từ đó giúp các em khắc sâu hơn kiến thức của bài mà các em đã học, đồng thời phát triển năng khiếu tạo điều kiện để các em ngày càng vươn lên trong học tập, rèn luyện - Kết hợp với nhà trường, giáo viên Tổng phụ trách Đội, giáo viên dạy Thể dục, giáo viên Âm nhạc, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức Hội khoẻ Phù Đổng, Hội thi Ca - múa - nhạc cấp trường và một số trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học như: kéo co, đổ nước vào chai, nhảy bao bố, chuyền chanh, thổi bong bóng, thi đấu vào các ngày lễ lớn trong năm, tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh qua các hoạt động. Tổ chức tốt múa hát sân trường, vui chơi bổ ích trong giờ ra chơi. Thi đố vui, thi tìm ca dao, tục ngữ, hò, vè, thi kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Qua đó rèn cho học sinh sức khỏe nhanh nhẹn, hoạt bát, rèn kỹ năng sống, tính kỉ luật, hợp tác, giáo dục tình cảm yêu thầy cô, bạn bè, gia đình, quê hương, đất nước, nhớ ơn Bác Hồ. Đây cũng chính là dịp để các em phát huy sở trường và vốn hiểu biết của mình: hát, múa, kể chuyện, đọc thơ, Học sinh tham gia trò chơi do Đoàn-Đội tổ chức 3.3.10. Tham gia tìm hiểu, thăm hỏi, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa cách mạng ở địa phương: Do địa phương không có di tích lịch sử, văn hóa nên nhà trường đã tham mưu với chính quyền địa phương đăng kí thăm hỏi gia đình bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Lư tổ 10, ấp Long Hòa, xã Long An, thị xã Tân Châu. Dưới sự hướng dẫn của Ủy ban nhân dân xã Long An cùng các ban ngành đoàn thể đặc biệt là Trung tâm văn hoá xã và xã Đoàn, từ đó bản thân là giáo viên chủ nhiệm lớp tôi luôn phối hợp tốt với giáo viên Tổng phụ trách Đội trong nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chức thăm hỏi, lao động vệ sinh nơi an nghỉ của bà mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Lư. Từ đó giáo dục các em về truyền thống nồng nàn yêu nước từ thời ông cha ta mang gươm đi mở cỏi, đến những hy sinh anh dũng Trang 13
  2. , viết Cấp Cấp Cấ Cấp Cấp Cấp Cấp Cấp Cấp đẹp trườn trườn p trườn trườn TX tỉnh TX TX g g TX g g Đạt 2015- Giải Giải Đạt Đạt Đạt Đạt (Giả Giải A 2016 A i B nhì) 2016- Giải Giải Giải Đạt Đạt Giải A Giải A 2017 A B A 2017- Giải Giải Đạt Đạt Đạt Đạt Giải A 2018 A B 218- Giải Giải A 2019 A 1.2. Đối với học sinh: - Thời gian khi chưa vận dụng sáng kiến kinh nghiệm vào lớp học các em chưa có ý thức bảo vệ và giữ gìn trường lớp xanh-sạch-đẹp, trong tiết học còn thụ động chưa tích cực phát biểu, thiếu tính sáng tạo + Mối quan hệ thầy - trò, trò - trò chưa thật sự gần gũi, dân chủ. + Trường, lớp tuy có thực hiện phong trào thi đua xanh, sạch, đẹp nhưng cách làm còn mang tính hình thức, chạy theo phong trào, thiếu tính khoa học, tính quần chúng ngay trong lớp học, nhà trường + Phát huy hiệu quả trong đổi mới phương pháp dạy và phương pháp học còn nhiều hạn chế do các em còn xa lạ, bỡ ngỡ, kỹ năng luyện tập, thực hành còn lúng túng. + Thiếu các hoạt động tập thể cho các em tham gia để giáo dục kỹ năng sống cần thiết phục vụ cho chính bản thân học sinh trong mọi sinh hoạt, đời sống. + Công tác giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử để tư tưởng, tình cảm của các em đối với quê hương, đất nước được khắc sâu hơn chỉ còn trong sách vở, giờ lên lớp, không tổ chức các hoạt động tham quan về nguồn, tham gia thực tế để các em trải nghiệm và khẳng định mình. - Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm các em đều thực hiện tốt và giữ gìn cảnh quan nhà trường luôn sạch đẹp, các em thường xuyên chăm sóc và cải tạo cây trồng (vườn hoa, cây cảnh) theo lịch được phân công cụ thể của Tổng phụ trách Đội. Không có hiện tượng học sinh xâm phạm cây và hoa trong trường. + Lớp học luôn có cây xanh tươi tốt được các em chăm sóc và giữ gìn rất cẩn thận. Trang 15
  3. * Ngoài ra các em tham gia rất tốt phong trào do Đoàn – Đội tổ chức như: - Năm học 2016- 2017 giải nhất Hội thi Hát Quốc ca cấp trường. - Năm học 2016-2017 giải nhất Hội thi Phụ trách Sao giỏi cấp trường. - Năm học 2016- 2017 có nhiều học sinh tham gia và đạt giải Ca múa nhạc ngành Giáo dục. - Năm học 2017-2018, 2018-2019 giải nhất Hội thi lồng đèn nhân ngày Tết Trung thu. - Về phong trào Đội: có 23/23 em tham gia phong trào thu gom giấy vụn với 170 kg và được BTV Thị Đoàn cấp giấy chứng nhận cho 17 em với danh hiệu “Chiến sĩ nhỏ cần kiệm”, “Dũng sĩ nhỏ cần kiệm”, “Kiện tướng nhỏ cần kiệm”. - Năm học 2018-2019 có 04 học sinh đạt giải Hội thi vẽ tranh cấp trường chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: 01 giải nhất, 01 giải nhì, 02 giải ba. * Về chất lượng học tập: TSH Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Năm học S SL TL SL TL SL TL 2015-2016 30 8 26,66% 21 70% 01 3,33% 2016-2017 24 7 29,17% 17 70,83% 2017-2018 30 10 33,33% 20 66,67% KT đầu năm 33 2018-2019 5 15,15% 24 72,72% 04 12,12% Giữa HKI 33 2018-2019 8 24,24% 23 69,69% 02 6,06% Cuối HKI 33 2018-2019 11 33,33% 21 63,63% 01 3,03% * Về chuyên cần, duy trì sĩ số: Năm học TSHS đầu năm Số học sinh bỏ học 2015-2016 30 Không 2016-2017 24 Không 2017-2018 30 Không Đầu năm 2018-2019 33 Không Trang 17
  4. + Khen thưởng về cảnh quan sư phạm trường học (nhiều năm liền trường được Phòng giáo dục khen thưởng về phong trào cảnh quan sư phạm trường học). Ngoài ra công tác xã hội hoá giáo dục ngày càng được phát triển, phụ huynh học sinh tin tưởng nhà trường về hoạt động dạy và học, phụ huynh an tâm khi đưa con vào học ở trường. Từ đó có nhiều đóng góp xây dựng thêm cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị cho việc dạy học, đặc biệt là phụ huynh trang bị máy vi tính hỗ trợ cho nhà trường tổ chức cho học sinh tham gia các hội thi giải Toán, Tiếng Anh trên mạng Internet năm học 2015-2016, 2016-2017. 1.5. Đối với ngành: - Có thêm nhiều giải pháp nhằm hạn chế tình trạng lưu ban bỏ học mà ngành hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn. - Nâng cao nhận thức của người giáo viên trong vai trò công tác chủ nhiệm lớp. - Thực hiện hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Bộ, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đạt kết quả trong giai đoạn mới. 2. Lợi ích thu được khi đề tài sáng kiến áp dụng 2.1. Đối với bản thân: Cảm thấy thật sự an tâm và nhẹ nhàng hơn trong quá trình giảng dạy của mình vì tất cả các em học sinh đã dần dần hình thành được thói quen với môi trường lớp học thân thiện, qua đó gây được hứng thú học tập, phát huy tính sáng tạo của học sinh. Và bản thân tôi cũng cảm nhận được mình trở nên tự tin hơn rất nhiều trong quá trình dạy học. Nắm rõ hơn đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh. Lớp học được trang trí đẹp mắt theo hướng thân thiện. Hoạt động dạy học đạt hiệu quả trong từng tiết dạy. Hỗ trợ cho các hoạt động nghề nghiệp trong việc nghiên cứu, vận dụng, tổ chức thực hiện theo chỉ đạo chung của ngành, của nhà trường theo hướng nâng dần chất lượng, củng cố vững chắc các chỉ tiêu cần thực hiện hàng năm. 2.2. Đối với học sinh: Mang lại rất nhiều chuyển biến tốt đẹp trong tất cả các phong trào mà các em tham gia, giúp các em có những bước đi thành công trong quá trình học tập và rèn luyện của mình. Từ đó, các em có vốn sống sát với thực tiễn hơn. Biết giữ gìn và trang trí lớp học của mình. Kích thích được sự tham gia học tập đầy hứng thú của học sinh. Không còn tình trạng học sinh chưa hoàn thành, bỏ học. “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, khi trường, lớp luôn gần gũi, gắn bó với các em sẽ cảm nhận được giá trị cho sự phát triển lâu dài trong quá trình học tập suốt đời, dần tránh xa các hoạt động thiếu lành mạnh như: chơi game, các trò chơi điện tử khác, 2.3. Đối với cha mẹ học sinh: Trang 19
  5. + Trách nhiệm thực hiện thuộc về tất cả các giáo viên và học sinh. - Giáo viên chủ nhiệm, các đoàn thể, tổ chức có liên quan cần phối hợp chặt chẽ, động viên, giúp đỡ, tư vấn cho các em để các em hiểu về vai trò, tầm quan trọng về lớp học thân thiện, trường học thân thiện, học sinh tích cực. Trong đó vai trò giáo viên chủ nhiệm là quan trọng nhất vì giáo viên chủ nhiệm gần gũi, sát sao với các em hơn, tạo cho các em niềm tin, chỗ dựa về tình cảm thực sự như cha mẹ của các em. - Cần có thời gian, có sự sáng tạo, linh hoạt theo từng tiêu chí cụ thể để xây dựng, biện pháp thực hiện các tiêu chí, nội dung yêu cầu về “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực”. - Lớp học thân thiện là nền tảng, là một trong những “phần tử” không thể thiếu trong “cơ thể” một trường học thân thiện. Mỗi em học sinh là một mắc xích quan trọng trong các mắc xích ấy. - Không áp đặt, gượng ép, phô trương, phóng đại hay vì bệnh thành tích mà phải báo cáo hay. Nhưng phải thật sự thân thiện, tích cực đúng nghĩa của nó, các em tự giác thân thiện, tích cực theo ý tưởng của các em, theo sự định hướng của thầy cồ giáo và ngược lại thầy cô cũng tôn trọng sự sáng tạo của các em. - Muốn các em thân thiện, tích cực thì giáo viên nói riêng và người lớn nói chung phải là tấm gương thân thiện, tích cực cho các em soi vào trước đã. VI. KẾT KUẬN. 1. Về chuyên môn: Nhớ lời Bác dạy: “Dù khó khăn đến đâu cũng tiếp tục thi đua dạy tốt, học tốt”. Mặc dù còn nhiều khó khăn trong việc giảng dạy và giáo dục học sinh, nhưng tôi tin rằng: “Mỗi giáo viên đều có thể vượt qua được những khó khăn đó và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao bằng chính sự tận tâm của mình”. Bản thân tôi thấy mình cần phải cố gắng nhiều hơn nữa trong việc rèn luyện phẩm chất đạo đức, học tập nghiên cứu tìm hiểu, nâng cao kiến thức. Từ đó đúc kết kinh nghiệm cho bản thân và tìm ra những giải pháp để hướng tới mục tiêu chung của toàn ngành đã và đang thực hiện: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và nâng cao hiệu quả giáo dục. Qua phong trào từ thực tiễn sẽ đúc kết được nhiều kinh nghiệm quý báu làm phong phú thêm cho kiến thức chuyên môn; cái mới, sự phù hợp, tính tất yếu sẽ là sự lựa chọn đúng đắn, dần thay thế, bổ sung cho cái cũ, lạc hậu để dễ dàng hơn trong việc tiếp cận, vận dụng sáng tạo nhằm có được hiệu quả cao nhất. 2. Về sư phạm Giáo viên thực sự là người bạn của học sinh: có tấm lòng bao dung, thông cảm học sinh, thương yêu, gần gũi, hỏi han, trò chuyện, động viên khen thưởng học sinh kịp thời, biết lắng nghe ý kiến học sinh, khuyến khích học sinh tâm sự với mình để nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của các em. Giáo viên lên lớp cần có phong cách cởi mở, dễ mến, dễ gần, gương mặt tươi vui, thái độ, ứng xử tôn trọng, công bằng với học sinh, xưng hô thân mật, ngôn ngữ chuẩn mực, tế nhị, đối xử công bằng với tất cả các đối tượng. Trang 21
  6. TÀI LIỆU THAM KHẢO ___ - Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục & Đào tạo. - Kế hoạch 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục & Đào tạo. - Kế hoạch liên ngành số: 7575/KHLN/BGDĐT-BVHTTDL-TƯĐTN ngày 19/8/2008 của Bộ Giáo dục & Đào tạo; Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch; Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. - Các văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT An Giang, Phòng GD&ĐT thị xã Tân Châu và Trường Tiểu học B Long An về việc thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. - Chỉ thị 30-CT/TU ngày 19/5/2008 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc hạn chế tình trạng học sinh bỏ học. - Thông tin Giáo dục An Giang. - Tiêu chí xây dựng “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực”. Trang 23