SKKN Ứng dụng một số trò chơi vận động nhằm phát triển sức nhanh, khéo léo cho nữ học sinh Lớp 4 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Mạnh Huy

II- Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị: 

1. Thuận lợi:

- Về đội ngũ giáo viên thể dục, trường có hai giáo viên dạy chuyên, đáp ứng đủ nhu cầu dạy và học môn thể dục. 

- Về số lượng học sinh tham gia đi học đúng thời gian qui định của nhà trường. Qua đó giúp các em hoàn thành các bài tập theo đúng chương trình.

- Về cơ sở vật chất: Nhà trường luôn quan tâm xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo cho sân trường rộng rãi, thoáng mát và đã bố trí một phòng tập đủ kích thước để phục vụ tốt cho việc giảng dạy và học tập của các em.

2. Khó khăn:

- Dụng cụ tập luyện của các em chưa đảm bảo, thời gian tập luyện còn hạn chế vì có trên 50% các em học em 2 buổi/ ngày. 

- Đa số các em thuộc gia đình có hoàn cảnh khó khăn cha mẹ đi làm ăn xa nên chưa được sự quan tâm của gia đình.

- Tên Sáng Kiến/ đề tài giải pháp: Ứng dụng một số trò chơi vận động nhằm phát triển sức nhanh, khéo léo cho nữ học sinh lớp 4.

- Lĩnh vực: Chuyên môn

docx 11 trang minhlee 06/03/2023 3340
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Ứng dụng một số trò chơi vận động nhằm phát triển sức nhanh, khéo léo cho nữ học sinh Lớp 4 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Mạnh Huy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_ung_dung_mot_so_tro_choi_van_dong_nham_phat_trien_suc_n.docx

Nội dung text: SKKN Ứng dụng một số trò chơi vận động nhằm phát triển sức nhanh, khéo léo cho nữ học sinh Lớp 4 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Mạnh Huy

  1. PHỤ LỤC II: QĐ số 1729/QĐ-SGDĐT, ngày 29/12/2017. PHÒNG GD&ĐT TX TÂN CHÂU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH B LONG AN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Long An, ngày 19 tháng 12 năm 2018 BÁO CÁO Kết quả thực hiện sáng kiến “Ứng dụng một số Trò Chơi Vận Động nhằm phát triển sức nhanh, khéo léo cho nữ học sinh lớp 4” I- Sơ lược lí lịch tác giả: - Họ và tên: Nguyễn Mạnh Huy Nam, nữ: Nam - Ngày tháng năm sinh: 19/3/1990 - Nơi thường trú: Ấp Tân Hậu A1, Xã Tân An, Thị xã Tân Châu, Tỉnh An Giang - Đơn vị công tác: Trường tiểu học B Long An - Chức vụ hiện nay: Giáo viên, Bí thư Chi đoàn - Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm thể dục thể thao - Lĩnh vực công tác: Giáo viên Thể dục II- Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị: 1. Thuận lợi: - Về đội ngũ giáo viên thể dục, trường có hai giáo viên dạy chuyên, đáp ứng đủ nhu cầu dạy và học môn thể dục. - Về số lượng học sinh tham gia đi học đúng thời gian qui định của nhà trường. Qua đó giúp các em hoàn thành các bài tập theo đúng chương trình. - Về cơ sở vật chất: Nhà trường luôn quan tâm xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo cho sân trường rộng rãi, thoáng mát và đã bố trí một phòng tập đủ kích thước để phục vụ tốt cho việc giảng dạy và học tập của các em. 2. Khó khăn: - Dụng cụ tập luyện của các em chưa đảm bảo, thời gian tập luyện còn hạn chế vì có trên 50% các em học em 2 buổi/ ngày. - Đa số các em thuộc gia đình có hoàn cảnh khó khăn cha mẹ đi làm ăn xa nên chưa được sự quan tâm của gia đình. - Tên Sáng Kiến/ đề tài giải pháp: Ứng dụng một số trò chơi vận động nhằm phát triển sức nhanh, khéo léo cho nữ học sinh lớp 4. - Lĩnh vực: Chuyên môn III- Mục đích yêu cầu của sáng kiến: Trong cuộc sống con người, sức khỏe đóng một vai trò rất quan trọng. Sức khỏe được xem như một bộ phận cấu thành của nền văn hóa thể chất. Đó là nguồn tài sản của mỗi con người và của mỗi quốc gia. Nó mang đến cho con người sức khỏe, sức sống mãnh liệt, thể lực dồi dào, luôn vui vẻ say mê trong công việc và đưa năng suất lao động ngày một tăng cao. Page 1
  2. nói chơi Trò chơi vận động là môi trường thuận lợi góp phần phát huy tính chủ động, tính sáng tạo của trẻ em. - Ở bậc tiểu học về sức nhanh và khéo léo của các em rất chậm, do vẫn còn kém tập trung và chóng mệt nên khi học tôi đưa ra các trò chơi vận động để giúp các em có được hình thành những kỹ năng động tác cơ bản ban đầu và các tố chất nhanh và khéo léo. Vì vậy tôi chọn sáng kiến “Ứng dụng một số trò chơi vận động nhằm phát triển sức nhanh, khéo léo cho nữ học sinh lớp 4”. 3. Nội dung sáng kiến: 3.1. Tiến trình thực hiện: Để chọn bài kiểm tra để đánh giá sức nhanh, khéo léo cho nữ học sinh lớp 4 của Trường, tôi chọn các bài tập được áp dụng và đã công bố trong công trình nghiên cứu “Thực trạng thể chất người Việt Nam từ 6 - 20 tuổi - Thời điểm năm 2001”, do Viện Khoa học TDTT công bố vào năm 2003 qua test: Chạy 30m XPC (giây), Chạy con thoi 4x10m (giây). Với mục đích tìm chọn một số trò chơi vận động nhằm phát triển sức nhanh, khéo léo cho nữ học sinh lớp 4 của Trường, chúng tôi dựa theo những yêu cầu: - Trò chơi đơn giản dễ thực hiện; - Trò chơi cần phù hợp với lứa tuổi và sự phát triển thể lực của học sinh; - Giúp học sinh hình thành một số kỹ năng vận động có liên quan. 3.2. Thời gian thực hiện: - Năm học 2017 – 2018 tôi bắt đầu ứng dụng sáng kiến trên, đối tượng áp dụng là học sinh nữ lớp 4 của trường Tiểu học B Long An. Tôi tìm hiểu những biện pháp, phương pháp hay những trò chơi nhằm phát triển sức nhanh và khéo léo cho học sinh để các em tham gia các hoạt động của trường và hoạt động khác đạt hiệu quả hơn. - Trong năm học qua tôi đưa ra 3 bước để thực hiện: + Bước 1: Phương pháp tham khảo tài liệu: - Phương pháp này giúp tôi thu thập hệ thống hóa các kiến thức liên quan đến lĩnh vực giảng dạy về Giáo dục thể chất trong nhà trường. - Tài liệu tham khảo bao gồm các tài liệu được trích dẫn, sử dụng và đề cập trong luận văn, luận án, khóa luận, bài báo - Trích dẫn tham khảo có ý nghĩa quan trọng đối với báo cáo nghiên cứu khoa học (làm tăng giá trị đề tài nghiên cứu nhờ có đối chiếu, tham khảo, so sánh, với các nguồn tài liệu từ bên ngoài, thể hiện rõ nguồn gốc các thông tin thu thập được). + Bước 2: Phương pháp tham khảo tài liệu: - Dùng phương pháp này để đánh giá sự phát triển tố chất mạnh và khéo léo qua 2 bài kiểm tra: Chạy 30m XPC, chạy con thoi 4x10m (Đây là các test đã được Viện nghiên cứu khoa học sử dụng trong điều tra thể chất nhân dân): * Bài kiểm tra chạy 30m XPC (giây): - Dùng để đánh giá sức nhanh, sức mạnh tốc độ. Sân bãi: Đường chạy dài tối thiểu 40 mét, bằng phẳng, chiều rộng ít nhất 2 mét. Kẻ đường thẳng ở 2 đầu vạch xuất phát và đích. - Cách tiến hành: Mỗi đợt chạy 2 người. Học sinh chạy bằng giầy bata. Khi có lệnh “vào chỗ”, học sinh tiến vào sau vạch xuất phát, đứng tư thế XPC chân trước chân sau cách nhau khoảng 30cm, trọng tâm đổ về phía trước, 2 tay buông lỏng tự nhiên. Khi nghe hiệu lệnh "sẵn sàng", hạ thấp trọng tâm, trọng tâm dồn về chân trước, khuỷu tay hơi co tay này Page 3
  3. 3.3. Biện pháp tổ chức: 3.3.1. Biện pháp thứ nhất: “Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi”. Trước khi tổ chức trò chơi tôi nêu tên và giải thích cách chơi theo nhiều cách khác nhau sao cho hấp dẫn ngắn gọn như: đặt những câu hỏi nêu vấn đề cho học sinh cùng tham gia trao đổi để dần dần đưa các em hòa vào cuộc chơi một các tự nhiên. Làm được như vậy, tôi đã giúp được học sinh phát huy được trí tưởng tượng, óc sáng tạo. Thông qua đó, có thể biết được tính cách của mỗi em mà giáo dục, uốn nắn, góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh. Đồng thời, tôi hỏi thăm tình trạng sức khỏe các em, trong khi chơi trò chơi nhắc nhở các em tránh tai nạn khi tham gia trò chơi. 3.3.2. Biện pháp thứ hai: “Hướng dẫn chơi ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu” Biện pháp này bao gồm những việc làm sau:. - Tổ chức người tham gia trò chơi: Số người tham gia, số đội tham gia (mấy đội chơi), quản trò, trọng tài. - Các dụng cụ dùng để chơi. - Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, những điều người chơi không được làm - Cách xác nhận kết quả. 3.3.3. Biện pháp thứ ba: “Thực hiện trò chơi và nhận xét sau cuộc chơi” - Giáo viên hoặc trọng tài là học sinh nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm. - Cho các em chơi thử và chơi chính thức. - Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội và tuyên dương đội thắng. - Một số học sinh nêu kiến thức, kỹ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện. Qua các biện pháp tôi mới trình bày ở trên tôi mạnh dạn ứng dụng một trò chơi cụ thể như sau: Vd: Trò chơi chạy tiếp sức TT Tên gọi Yêu cầu cơ bản kĩ thuật Hình ảnh 1 Chạy Chuẩn bị: Kẻ vạch xuất phát và vạch tiếp sức đích cách nhau 6 - 8m. Có thể thay vạch đích bằng 2 - 4 lá cờ nhỏ (tương đương với tổ học sinh trong lớp), cờ nọ cách cờ kia 1-2m. Tập hợp học sinh trong lớp thành 2 - 4 hàng dọc sau vạch xuất phát, các tổ có số người bằng nhau. Cách chơi: Khi có lệnh, các em số 1 của mỗi hàng chạy nhanh, vòng qua cờ rồi chạy về vạch xuất phát chạm tay (hoặc trao cho bạn 1 chiếc khăn hay quả bóng ) bạn số 2, số 2 lại chạy như số 1 và cứ lần lượt như vậy cho đến hết, hàng nào xong trước, ít phạm quy là thắng cuộc. Page 5
  4. Thành tích chạy con thoi 4x10m của học sinh nữ khối lớp 4 rút ngắn hơn Điều đó có thể kết luận rằng: Sau thời gian 1 năm học: Thành tích chạy 30m XPC của học sinh nữ khối lớp 4 rất có tiến bộ. Thành tích chạy con thoi 4x10m của học sinh nữ khối lớp 4 tiến bộ vượt bậc. Căn cứ kết quả sau 1 năm học thu được, tôi khẳng định rằng một số TCVĐ lựa chọn đã phát huy được tác dụng của học sinh nữ khối lớp 4 là đã có sự phát triển sức nhanh, khéo léo tốt hơn. - Kết quả là thành tích của các em học sinh tham gia chơi nhanh hơn và khéo léo hơn lần trước. Đối với học sinh hoàn thành tốt các em học nhiệt tình, tham gia chơi đúng luật hơn. - Sau khi áp dụng các biện pháp trên phần đông các em tham gia nhiệt tình, lớp học sôi nổi hơn. Học sinh hầu hết tham gia nhiệt tình, phụ huynh học sinh rất vui, qua đó phụ huynh đã quan tâm nhiều hơn tới ứng dụng sáng kiến này và quan tâm đến con em nhiều hơn. 2. Lợi ích thu được khi sáng kiến áp dụng: Để kiểm nghiệm trong thực tiễn một số trò chơi vận động nhằm phát triển sức nhanh, khéo léo cho nữ học sinh lớp 4 của Trường Tiểu học B Long An. Tôi qui ước như sau: Gồm 40 nữ hs lớp 4 được tập luyện với một số trò chơi vận động đã được lựa chọn như trên. Để có cơ sở đánh giá tác dụng của các trò chơi vận động đến sự phát triển sức nhanh, khéo léo cho nữ học sinh, tôi tiến hành kiểm tra thành tích chạy 30m XPC, chạy con thoi 4x10m vào các thời điểm giảng dạy trong giờ học thể dục và các buổi ngoại khóa: - Qua quá trình 1 năm áp dụng đề tài và ứng dụng các biện pháp trên, cuối cùng tôi đã lựa chọn ra được 6 trò chơi nhằm phát triển sức nhanh và khéo léo cho nữ học sinh lớp 4 Trường Tiểu học B Long An. Trò chơi phát triển sức nhanh: ✓ Chạy tiếp sức ✓ Trao tín gậy ✓ Chuyển đồ vật Trò chơi phát triển khéo léo: ✓ Chạy theo hình tam giác ✓ Lăn bóng bằng tay ✓ Bỏ khăn Căn cứ kết quả sau 1 năm học thu được, tôi khẳng định rằng một số trò chơi vận động lựa chọn đã phát huy được tác dụng của học sinh nữ khối lớp 4 là đã có sự phát triển sức nhanh, khéo léo tốt hơn. V- Mức độ ảnh hường: - Qua việc thực hiện sáng kiến với các biện pháp trên và những kết quả đã đạt được, tôi nhận thấy việc việc ứng dụng một số trò chơi vận động nhằm phát triển sức nhanh, khéo léo cho nữ học sinh lớp 4 là một vấn đề cần thiết. Thông qua việc ứng dụng và xác định trình độ kĩ thuật để có những phương hướng giải quyết kịp thời sửa chữa sai lầm, đồng thời Page 7
  5. đi căn bản cho công tác giảng dạy và ứng dụng sáng kiến trên nhằm phát triển sức nhanh, khéo léo cho học sinh. Qua quá trình phân tích kết quả ở trên đã tiếp thêm sức mạnh và sự tự tin cần thiết cho tôi trong quá trình giảng dạy với những gì tôi đã trình bày trong sáng kiến kinh nghiệm này, hy vọng rằng có nhiều giáo viên trong Thị xã chúng ta thật sự tâm huyết với công tác giảng dạy và ứng dụng sáng kiến của tôi để học sinh chơi trò chơi thành công, trong đó chất lượng học sinh thật sự được nâng lên ở một tầm cao mới. Qua sáng kiến nay tôi xin được đề xuất một số ý kiến kiến nghị sau: - Tôi thấy điều kiện sân chơi, trang thiết bị quá hạn chế, một số trang thiết bị kém chất lượng, không phù hợp với khả năng, hoạt động vui chơi của học sinh, điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến việc giảng dạy cũng như việc học tập của học sinh. - Nhà trường cũng như các cấp chính quyền địa phương cần quan tâm đúng mức đến công tác phát triển giáo dục nói chung và phát triển việc học của học sinh nói riêng trong nhà trường. - Vậy khi thực hiện muốn có hiệu quả và thành tích cao trong các hoạt động học tập và vui chơi thì khâu bố trí và xây dựng sân chơi ở trường là hết sức cần thiết, nhà trường cũng như cơ quan có chức năng cần trang bị tốt hơn nữa trang thiết bị dụng cụ để có thể mang lại kết quả tốt nhất. Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật. Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Người viết sáng kiến Nguyễn Mạnh Huy Page 9
  6. MỤC LỤC STT Mục lục Trang I Sơ lược lí lịch tác giả 1 II Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị 1 1. Thuận lợi 1 2. Khó khăn 1 - Tên sáng kiến 1 - Lĩnh Vực 1 III Mục đích yêu cầu của sáng kiến 1 1 Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến 2 2 Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến 2 3 Nội dung sáng kiến 3 IV Hiệu quả đạt được 6 V Mức độ ảnh hưởng 8 VI Kết luận 8 Page 11