SKKN Sử dụng đồ dùng dạy học có lồng ghép di sản văn hóa giúp học sinh Lớp 6 học tốt các tiết chủ đề - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Định Mỹ

Nhà trường luôn tạo điều kiện cho giáo viên khai thác và chế tạo các đồ dùng dạy học mới. Sự hợp tác tốt giữa giáo viên học sinh tạo điều kiện cho đề tài sớm hoàn thành.

  •  Thuận lợi:

+ Có phòng mỹ thuật, các dụng cụ mỹ thuật đầy đủ giúp việc lên lớp thuận tiện hơn.

+ Học sinh chịu khó sưu tầm và đọc trước bài học mới.

+ Có nhiều thông tin để nghiên cứu thông qua mạng internet.

  •  Khó khăn:

 Giáo viên phải nghiên cứu kỹ phần hình ảnh và nội dung nào phù hợp để đưa vào bày dạy sao cho hợp lý và đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng.

- Tên sáng kiến/đề tài giải pháp: “Sử dụng ĐDDH có lồng ghép di sản văn hóa giúp HS lớp 6 học tốt các tiết chủ đề”

- Lĩnh vực: áp dụng vào môn Mỹ Thuật khối 6

doc 16 trang minhlee 07/03/2023 2760
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng đồ dùng dạy học có lồng ghép di sản văn hóa giúp học sinh Lớp 6 học tốt các tiết chủ đề - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Định Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_su_dung_do_dung_day_hoc_co_long_ghep_di_san_van_hoa_giu.doc

Nội dung text: SKKN Sử dụng đồ dùng dạy học có lồng ghép di sản văn hóa giúp học sinh Lớp 6 học tốt các tiết chủ đề - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Định Mỹ

  1. * Phân môn “ Thường thức mỹ thuật ”: Thường thức mỹ thuật nâng cao trình độ văn hoá chung cho học sinh, bồi dưỡng thẩm mỹ thị giác, giáo dục tình yêu quê hương đất nước và tạo điều kiện cho các em học tập các phân môn khác có hiệu quả hơn. Giáo viên chưa sưu tầm tranh ảnh nhiều về di sản văn hóa, di tích lịch sử để học sinh tham khảo và tìm hiểu, chưa chỉ rõ sẽ vẽ hình di sản văn hóa, di tích lịch sử ở đâu. Phương pháp dạy thích hợp của phân môn này là: quan sát, vấn đáp, đàm thoại, luyện tập, liên hệ với thực tiễn cuộc sống. Giáo viên cần sưu tầm, tìm hiểu nhiều tranh ảnh liên quan di sản. Lịch sử mỹ thuật gắn liền với sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá của một đất nước, một vùng hay một mốc thời gian. Do đó dạy và học phân môn này cần có kiến thức về các môn khoa học xã hội và có cách nhìn tổng quát, nhận xét sâu sắc, phân tích có cơ sở. 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến: Môn Mỹ thuật ở THCS nhằm giáo dục thẩm mỹ cho các em và tạo điều kiện cho các em sáng tạo ra cái đẹp, nâng cao khả năng nhận thức thẩm mỹ của các em. Không những thế, học Mỹ thuật còn giúp các em hiểu về cái đẹp để sống và hoạt động theo quy luật của cái đẹp và hơn thế nữa một trong những cái đẹp mà chúng ta cần giáo dục cho học sinh đó là tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Giáo viên nên lòng ghép về di sản văn hóa bằng máy vi tính, lưu trữ để bổ sung chỉnh sửa, tiến tới sử dụng giáo án tin học, điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng các phần mềm vào dạy học. Công nghệ thông tin hiện nay rất phát triển, nếu chúng ta biết khai thác mạng Internet để làm đồ dùng trực quan trong giảng dạy sẽ tạo hứng thú cho học sinh ham học tập, nắm chắc kiến thức hơn ở các môn học nói chung và môn Mỹ thuật nói riêng. Việc vận dụng những tranh ảnh của về Di sản văn hóa, di tích lịch sử phù hợp với thực tế trong việc dạy học theo chương trình thay sách hiện nay. Hình ảnh ĐDDH có lồng ghép di sản sẽ là trực quan thực tế cuộc sống giúp giáo dục giáo dục học sinh về nhiều mặt khác nhau của cuộc sống và trong bài học mà giáo viên cần hướng tới. Môn Mỹ thuật được ngành Giáo dục và mọi người quan tâm, bên cạnh những thành công bước đầu đạt được việc dạy và học Mỹ thuật còn nhiều hạn chế và khó khăn. Trong dạy học, đồ dùng dạy học đóng vai trò rất quan trong trong suốt quá trình dạy học. Đối với môn Mỹ thuật, đồ dùng dạy học càng quan trọng hơn, nó làm tăng hiệu quả của tiết dạy rất nhiều và ngày nay khi mà công nghệ thông tin đã và đang đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới, là một phần không thể thiếu trong một xã hội ngày càng hiện đại số. Trong thực tế giảng dạy hiện nay học sinh chưa quan tâm nhiều về đến việc sưu tầm tài liệu phục vụ môn học, chưa tìm hiểu nhiều về đồ dùng dạy học phục vụ cho môn học của mình. Như vậy muốn học sinh tiếp thu bài tốt, nắm vững được kiến thức bài học người giáo viên cần biết kết hợp lòng ghép tấm gương người tốt, việc tốt, di sản văn hóa có sức ảnh hưởng lớn sẽ là một trong những tấm gương điển hình để đưa bài soạn, bài giảng, bài kiểm tra, các sản phẩm đồ dùng dạy học có như vậy sẽ nâng tầm bài dạy đảm bảo chất lượng rất nhiều Xuất phát từ những nhu cầu trên tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu, để đạt được những yêu cầu trên trong việc dạy và học giáo viên cần phải sử dụng triệt để các loại đồ dùng đã có, tự làm hoặc sưu tầm.Việc sưu tầm và sử dụng các ĐDDH có lồng ghép di sản trong dạy học môn Mỹ thuật là một vấn đề cần thiết để giúp các em học sinh có ý thức và Trang 5
  2. vẽ, màu sắc mà nghệ sĩ muốn nói. Như vậy, phương pháp trực quan yêu cầu, giáo viên dạy Mỹ thuật ở góc độ nhận thức cụ thể như sau: Về nhận thức: giáo viên phải coi trực quan và phương pháp trực quan là cần thiết, là nội dung bài dạy. Về chuẩn bị: chủ động nghiên cứu bài dạy, tự tìm và thiết kế đồ dùng dạy học sát với nội dung. Về phương pháp: sử dụng trực quan giáo viên cần lưu ý: Phân loại đồ dùng sao cho hợp với nội dung, thích hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn của học tập và ý đồ của giáo viên. d.Giáo cụ trực quan trong dạy học môn Mỹ thuật: d.1.Các loại giáo cụ trực quan: Giáo cụ trực quan môn Mỹ thuật là tất cả những phương tiện sử dụng trong tiết dạy môn Mỹ thuật. Có thể kể đến các loại đồ dùng (phương tiện) đó là: - Vật mẫu: nhiều chất liệu, hình dáng phong phú (có thể tự làm) như: hoa quả, các khối hộp, cái phích, ấm tích, khối cầu, tượng - Hình mẫu: dưới dạng vật thật hoặc tự vẽ như: chén đĩa, khăn, gạch hoa - Mô hình: kích thước vừa phải, tiện lợi như: mô hình trại - Tranh ảnh: + Tranh nguyên bản, phiên bản: tranh thiếu địa danh, tranh hoạ sĩ, tranh dân gian, tranh có họa tiết thuộc di sản văn hóa địa phương, di tích lịch sử + Ảnh chụp theo đề tài, hoặc sưu tầm qua sách báo - Sơ đồ: sơ đồ có minh hoạ các bước vẽ. - Sách giáo khoa, học sinh có thể tham khảo thêm sách thực hành Mỹ thuật. - Bài vẽ của học sinh năm trước. - Minh hoạ bảng. - Đồ dùng dạy học: phấn, thước kẽ, bút chì, giấy vẽ - Phương tiện hiện đại: máy chiếu, giáo án điện tử, laptop hỗ trợ giảng dạy d.2.Vị trí, vai trò của giáo cụ trực quan trong dạy học môn Mỹ thuật: Mỹ thuật là môn học phải có giáo cụ trực quan vì Mỹ thuật là môn rèn luyện bồi dưỡng và phát triển khả năng cảm thụ thị giác nên Mỹ thuật thông qua trực quan dạy cho học sinh quan sát, so sánh đối chiếu, phân tích nhằm lĩnh hội tri thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo. Giáo cụ trực quan nhằm mục đích cụ thể hoá bài giảng , tăng thêm hiểu biết cho học sinh, giúp học sinh thu nhận thông tin về các sự vật, hiện tượng một cách đầy đủ và chính xác. Giáo cụ trực quan nhằm kích thích tò mò và chăm chú, theo dõi bài giảng, gợi ý cho học sinh hoặc để giải thích chứng minh cho một luận cứ, quy tắc nào đó. Mặc dù giáo cụ trực quan hết sức quan trọng nhưng cũng hết sức nguy hiểm vì tâm lý chung của học sinh là hay bắt chước. Nhờ giáo cụ trực quan để thấy được cái hay, cái đẹp, tránh được cái chưa đạt, thấy rõ mục tiêu bài học, khắc sâu kiến thức hơn nữa, thế nhưng phải biết sử dụng hợp lý, đúng lúc. Giáo cụ trực quan là phương tiện giúp trẻ tiếp thu nhận thức tốt lý thuyết cũng như hướng dẫn thực hành, từ đố gây cho các em niềm say mê hứng thú trong cái hay, cái đẹp, hình thành thị hiếu tốt, đồng thời giúp các em học tốt các môn khác. 3.2) Một số biện pháp lồng ghép nhằm giúp các em có ý thức hơn: Trang 7
  3. Nhạc cụ có liên quan đến đờn ca tài tử nam bộ: song lang - đàn kìm (thuộc di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam) Loại hình nghệ thuật Ca trù - di văn hóa phi vật thể của Việt Nam Trang 9
  4. học sinh cũng nên chọn những bài vẽ có hình ảnh vẽ gần giống di sản văn hóa, di tích lịch sử. c) Phân môn “ Vẽ tranh ”: Đối với phân môn này giáo viên nên lồng ghép nội dung và không khí tiết học sao cho thích hợp với nội dung đề tài của bài. Đặt biệt là trong phần vào bài cần sử dụng những đồ dùng hấp dẫn thu hút học sinh. Ví dụ: bài 31:Vẽ tranh –đề tài tự chọn, bài 34,35: vẽ tranh- Đề tài quê hương em giáo viên nên cho học sinh xem hình vẽ thật đẹp về di sản văn hóa, di tích lịch sử và cho cả lớp cùng hát một bài hát về di sản văn hóa, di tích lịch sử để tạo ra không khí của những hình ảnh trong tranh trong toàn bộ bài dạy chúng ta có thể mở bài bằng cách: cho một vài em học sinh đóng vai các nhân vật trong từng bài và giáo viên gợi ý, dẫn nhập vào bài Trong toàn bộ bài này giáo viên có thể sử dụng những câu nói mang tính kể chuyện những vật dụng trong tranh. Ví dụ chúng ta có thể để tất cả những đồ dùng dạy học hay trực quan chúng ta trong một cái khung (có thể lấy được hình ảnh ra vào) Trang 11
  5. Khu di tích Cố đô Huế (Di sản Văn hóa Thế giới Đối với phân môn này giáo viên có thể sử dụng công nghệ thông tin để dạy học rất thuận lợi. Các tranh ảnh có thể truy cập mạng internet để chuẩn bị cho bài giảng. Như vậy khi thiết kế đồ dùng dạy học cho các phân môn chúng ta cần chú ý đến nội dung, trực quan phải khoa học, dễ sử dụng và tạo được hứng thú cho học sinh. Những trực quan này đã được sử dụng trong dạy học tại trường THCS Định Mỹ. Kết quả là học sinh rất thích thú, phát biểu bài sôi nổi và chất lượng học tập của các em đã có chuyển biến rõ rệt. IV. Hiệu quả đạt được: 1. Kết quả đạt được: - Như vậy qua quá trình tìm hiểu, tôi rút ra một số đánh giá chung về thực trạng sử dụng màu sắc của học sinh. - Giáo viên giảng dạy môn Mỹ thuật đã tiến hành nghiên cứu và cho học sinh quan sát nhiều tranh, so sánh cách sử dụng màu trong vẽ tranh để tiết học đạt hiệu quả cao. Bên cạnh giáo viên đã tiến hành giảng dạy bằng công nghệ thông tin thu hút học sinh tham gia và phát huy khả năng sử dụng máy tính của học sinh, học sinh thấy việc sử dụng màu sắc phong phú. Với những yêu cầu của giáo viên, học sinh đã sưu tầm nhiều tranh ảnh, tư liệu cho bài học trên cơ sơ đó giáo viên đã cho học sinh tự giới thiệu trực quan của bài học. Để thấy rõ hơn kết quả của việc sử dụng giáo cụ trực quan có lồng ghép di sản văn hóavào các phân môn Mỹ thuật ở trường THCS Định Mỹ tôi đã tiến hành tìm hiểu qua học sinh bằng phiếu điều tra và kết quả như sau: tổng số phiếu phát ra cho các lớp 6A1, 6A2, 6A3, 6A4. Trong đó: Trang 13
  6. Thỉnh thoảng có. 31 20 % Thường xuyên 5 3.3 % Ý kiến khác: Không Qua thống kê này chúng ta nhận thấy, giáo cụ trực quan mà giáo viên sử dụng có hiệu quả, không làm cho học sinh bắt chước vẽ theo. Chỉ một phần nhỏ (20 %) thỉnh thoảng có vẽ theo một vài bài, nhưng bên cạnh một số ý kiến khác đã cho rằng các em đã biết cách dựa vào các bài vẽ, tranh ảnh của giáo viên cho xem để từ đó làm cơ sở cho bài vẽ của mình. 2. Tác dụng của sáng kiến: Nghiên cứu SK “Một số phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học có lồng ghép di sản văn hóa vào môn Mỹ Thuật” giúp bản thân tôi nói riêng và những giáo viên Mĩ thuật nói chung, có thêm một kinh nghiệm góp phần nâng cao hứng thú học tập của học sinh phát huy được tư duy, khả năng sáng tạo để từ đó nâng cao được chất lượng tiết dạy của giáo viên và các bài thực hành của học sinh đẹp hơn, hoàn thiện hơn. Với SK này tôi hy vọng được đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc dạy và học môn Mĩ thuật ở THCS đạt kết quả cao.Giáo dục thẩm mỹ cho học sinh thông qua ngôn ngữ tạo hình.Cung cấp cho học sinh một số kiến thức phổ thông về Mỹ thuật. Giúp học sinh nhận thức sâu sắc hơn về nền Mỹ thuật của dân tộc và thế giới. Tạo điều kiện cho học sinh tiếo thu tốt hơn tri thức các môn học khác. Định hướng cho một bộ phận học sinh học tiếp ngành Mỹ thuật, hay tạo điều kiện cho các em thi vào các trường chuyên nghiệp có liên quan đến Mỹ thuật sau này dễ dàng hơn ( kiến trúc, mỹ thuật ứng dụng, ) V. Mức độ ảnh hưởng: Đối với môn mĩ thuật ở chương trình THCS có các phân môn cần sử dụng đồ dùng dạy học có lồng ghép di sản văn hóavào như: vẽ tranh, vẽ theo mẫu, vẽ trang trí. Phân môn thường thức mĩ thuật cần sử dụng dụng đồ DDDH nhiều hơn do đo yếu tố tiếp cận và giáo dục học sinh qua tư tưởng Hồ Chí Minh càng nhanh chóng và dễ dàng hơn. Qua phân môn vẽ trang trí của học sinh THCS, đặc biệt là học sinh trường THCS Định Mỹ Việc tìm hiểu về màu sắc,hình ảnh giúp các em cảm thụ cái đẹp và có nhiều yếu tố để khai thác như trong trang trí ứng dụng trang trí lều trại, trang trí đầu báo tường, vẽ tranh cổ động, thiết kế biểu trưng ). Đối với đề tài này, nhằm áp dụng cho thực tiễn giảng dạy tại trường vá các trường khác, tôi chỉ chọn tìm hiểu cách ứng dụng đưa di sản văn hóavào tranh, trong phạm vi các bài vẽ màu như: vẽ tranh, vẽ trang trí, vẽ theo mẫu. Từ mục đích của đề tài như vậy thì ý nghĩa của việc tìm hiểu đề tài này cũng rất quan trọng. Tìm hiểu đề tài này sẽ góp phần bồi dưỡng cho giáo viên mĩ thuật một kiến thức dồi dào về màu sắc và sự hiểu biết về màu sắc của các em một cách đầy đủ, từ đó người giáo viên mĩ thuật có phương pháp giáo dục với bộ môn này.Tìm hiểu đề tài này tạo điều kiện cho cho người giáo viên mĩ thuật một hứng thú với nghề nghiệp, hiểu được tâm lí của học sinh đối với môn mĩ thuật đặc biệt là sử dụng màu sắc. Nghiên cứu đề tài này còn để xác định trách nhiệm của người giáo viên trong việc giảng dạy mĩ thuật, nghiên cứu tìm ra những mặt ưu điểm của các em và từ đó có phương pháp giảng dạy phù hợp nhằm lôi kéo các em vào môn học một cách có hứng thú. Tìm hiểu màu sắc của học sinh thì chúng ta sớm nhận biết tài năng của các em, phát hiện ra những học sinh có năng khiếu và từ đó có sự đầu tư và bồi dưỡng những kiến thức cần thiết, giúp các em phát triển năng khiếu của mình một cách khoa học và tốt nhất. VI. Kết luận: Trang 15