SKKN Rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh Lớp 5D - Năm học 2019-2020 - Võ Thị Trúc Giang

1. Tóm tắt tình hình đơn vị:
Trường Tiểu học D Châu Phong nằm trên địa bàn dân cư khá chật hẹp,
đa số là đồng bào dân tộc Chăm, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn
chủ yếu làm thuê, làm ruộng và mua bán nhỏ nên ảnh hưởng rất nhiều đến
công tác giáo dục của nhà trường. Tuy nhiên, nhà trường nhờ có đội ngũ giáo
viên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và cán bộ quản lí rất nhiệt tình
trong công tác, biết vận dụng có sáng tạo trong thực tiễn và biến cái khó thành
điều kiện vươn lên để hoàn thành kế hoạch và chỉ tiêu của nhà trường đề ra.
Tổng số CB-GV-NV của trường là 34 đ/c, nữ 15 đ/c. Đảng viên 17 đ/c,
nữ 05 đ/c. Trong đó:
- Ban giám hiệu 02 đ/c, Nhân viên 03 đ/c, Bảo vệ 02 đ/c, TPT Đội 01
đ/c.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp 19 đ/c đảm bảo đủ mỗi giáo viên/ lớp; 01
GV dạy lớp.
- Giáo viên chuyên 06 đ/c: 02 đ/c Anh văn, 01 đ/c Mĩ thuật, 02 đ/c Thể
dục, 01 đ/c Âm nhạc 
pdf 21 trang minhlee 06/03/2023 3380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh Lớp 5D - Năm học 2019-2020 - Võ Thị Trúc Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfskkn_ren_ki_nang_viet_van_mieu_ta_cho_hoc_sinh_lop_5d_nam_ho.pdf

Nội dung text: SKKN Rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh Lớp 5D - Năm học 2019-2020 - Võ Thị Trúc Giang

  1. 3.3.2. Rèn luyện kĩ năng quan sát cho học sinh: Để “vẽ” lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người để giúp người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy như được nhìn tận mắt, sờ tận tay vào sự vật miêu tả. Vì vậy, khi dạy văn miêu tả, giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh quan sát và miêu tả theo các trình tự hợp lý: a. Tả theo trình tự không gian: Quan sát toàn bộ trước rồi đến quan sát từng bộ phận, tả từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ trái qua phải, (hoặc ngược lại). Ví dụ: Nhìn từ xa, ngôi trường như một căn biệt thự rộng lớn. Cổng trường với hàng chữ trắng “Trường Tiểu học D Châu Phong”. Lối đi dài rẽ thẳng vào các lớp học. Đứng trên lầu, ngay lớp 5D, nhìn xuống là thư viện xanh đầy hoa cỏ trông như cánh đồng xanh um. Chính giữa sân trường là cột cờ cao, thẳng đứng, trang nghiêm. Lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong gió như cổ vũ cho chúng em tiếp bước đến trường. (Đoạn viết của em Nguyễn Phương Linh với đề bài: Tả ngôi trường của em.) b. Tả theo trình tự thời gian: Cái gì xảy ra trước (có trước) thì miêu tả trước. Cái gì xảy ra sau (có sau) thì miêu tả sau. Trình tự này thường được vận dụng khi làm Tập làm văn miêu tả cảnh vật hay tả cảnh sinh hoạt của người . Ví dụ: Quê em là một vùng nông thôn yên bình, rộng lớn. Buổi sáng khi ông mặt trời bừng tỉnh sau một đêm dài đằng đẵng. Ánh nắng lên mang theo những tia nắng ấm áp, cả cánh đồng cũng được trải rộng với một màu vàng bát ngát. Những chú cò trắng bay dưới tầng mây, rồi nhè nhẹ đáp cánh xuống bờ ruộng để bắt đầu bữa sáng. (Đoạn viết của em Đoàn Mai bảo Ngọc với đề bài: Tả cảnh một buổi sáng trên cánh đồng.) c. Tả theo trình tự tâm lí: Khi quan sát cần thấy những đặc điểm riêng, nổi bật nhất, thu hút và gây cảm xúc mạnh nhất đến bản thân thì quan sát trước, tả trước, các bộ phận khác tả sau. Khi miêu tả đồ vật, loài vật, tả người nên vận dụng trình tự này nhưng chỉ nên tả những điểm đặc trưng nhất, không cần phải tả đầy đủ chi tiết như nhau của đối tượng Ví dụ: Bà Tôi (Tiếng Việt 5-Tập 1). Tác giả đã quan sát và tập trung tả mái tóc, giọng nói rồi đến ánh mắt. Mái tóc “dày kì lạ”. 7
  2. sáng tạo của nhà văn khi dùng chúng. Việc phân tích này giúp các em tiếp cận đựơc với các văn bản nghệ thuật, tiếp cận với kĩ năng viết văn một cách thường xuyên và có chất lượng mà lại nhẹ nhàng không áp đặt. - Hướng dẫn học sinh tích lũy vốn từ qua phân môn Luyện từ và câu: Ở lớp 5 phân môn Luyện từ và câu là phân môn có thể giúp học sinh làm giàu vốn từ nhiều nhất. Đặc biệt là các tiết: Mở rộng vốn từ; Từ đồng âm; Từ nhiều nghĩa; Từ trái nghĩa. Trong các tiết này có các bài tập mở rộng vốn từ rất cụ thể, thiết thực như tìm từ, ghép từ, dùng từ đặt câu, sắp xếp các từ thành nhóm miêu tả (nhóm miêu tả đặc điểm của cảnh vật, nhóm miêu tả hoạt động) Tôi khuyến khích các em tìm được càng nhiều từ theo yêu cầu càng tốt. - Đặc biệt ở chính phân môn Tập làm văn, giáo viên có thể giúp học sinh làm giàu vốn từ theo các đề tài nhỏ: Ví dụ 1: Tìm từ láy gợi tả âm thanh trên dòng sông (bì bọp, ì ọp, ì ầm, xôn xao, ào ào ). Ví dụ 2: Tìm những hình ảnh so sánh để so sánh với dòng sông: dòng sông như dải lụa, dòng sông như con trăn khổng lồ, dòng sông như người mẹ hiền ôm ấp đồng lúa chín vàng b. Sử dụng từ ngữ trong miêu tả: Sau khi học sinh đã có một vốn từ nhất định, giáo viên giúp học sinh các cách sử dụng vốn từ trong miêu tả như: sử dụng từ láy, sử dụng tính từ tuyệt đối (đỏ mọng, đặc sệt, trong suốt ), sử dụng các biện pháp nghệ thuật (so sánh, nhân hoá, ẩn dụ ). Ví dụ 1: Cho các từ “ríu rít, líu lo, liếp chiếp, rộn ràng, tấp nập, là là, từ từ ” 9
  3. Khi xác định yêu cầu trọng tâm của đề bài, giáo viên phải làm sao giúp học sinh hiểu được rằng việc viết đúng yêu cầu của đề bài là yếu tố quyết định nội dung bài viết: Với đề bài trên, ẩn chứa 3 yêu cầu sau: a. Yêu cầu về thể loại của đề là: Miêu tả (thể hiện ở từ “Tả”). b. Yêu cầu về nội dung là: Buổi sáng (hoặc trưa, chiều) thể hiện ở cụm từ “cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều)”. c. Yêu cầu về trọng tâm là: Ở trong một vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy). Trong thực tế, không phải đề bài nào cũng xác định đủ 3 yêu cầu. Như đề bài “Tả một cơn mưa” chỉ có yêu cầu về thể loại và nội dung. Với đề bài này, giáo viên cần giúp học sinh tự xác định thêm yêu cầu về trọng tâm của bài viết. Chẳng hạn “Tả một cơn mưa khi em đang trên đường đi học” Việc xác định đúng trọng tâm của đề sẽ giúp cho bài viết được thu hẹp nên các em có được ý cụ thể, chính xác, tránh việc viết tràn lan, chung chung, Bên cạnh đó các em cũng cần nắm tốt cấu tạo của bài văn để viết đúng theo kiểu bài miêu tả. Ví dụ: Cấu tạo của bài văn tả cảnh: Giới thiệu bao quát cảnh sẽ tả Mở bài Tả từng bộ phận của cảnh Bài văn tả cảnh Thân bài Hoặc tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian Kết bài Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết 3.3.5. Giúp học sinh nắm đặc điểm của từng kiểu bài miêu tả: Giáo viên giúp học sinh biết dùng lời văn phù hợp với yêu cầu về nội dung và thể loại cho trước, khi luyện tập. Giáo viên cũng cần lưu ý nhắc nhở các em nắm vững các đặc điểm của mỗi thể loại, mỗi dạng bài và xác định đối tượng miêu tả. Trong mỗi bài văn phải thể hiện cái mới cái hay, cái riêng và cảm xúc của mình. 11
  4. cũng đã sử dụng nghệ thuật nhân hoá làm cho câu văn sinh động một cách rất tinh tế, khi viết: “Bóng tối như bức màn mỏng, như thứ bụi xốp, mờ đen phủ dần lên mọi vật.” “Một vài tiếng dế gáy sớm, vẻ thăm dò, chờ đợi.” “ Trong im ắng, hương vườn thơm thoảng bắt đầu rón rén bước ra và tung tăng trong ngọn gió nhẹ, nhảy trên cỏ, trườn theo những thân cành.” ♣ Đối với kiểu bài tả người: Khi miêu tả người, yếu tố quan sát lại càng quan trọng. Nhìn chung, mọi người đều có những đặc điểm giống nhau nhưng lại hoàn toàn khác nhau ở những đặc điểm riêng, chỉ người đó mới có. Nhiệm vụ của giáo viên khi hướng dẫn học sinh “miêu tả người” là giúp cho các em thấy rằng phải miêu tả ngắn gọn mà chân thực, sinh động về hình ảnh và hoạt động của người mình tả. Ví dụ: Trong bài văn “Người thợ rèn” (Tiếng Việt 5 - tập 1 - trang 123). Tác giả miêu tả người thợ rèn đang làm việc: Vì thế, để làm được bài văn tả người thành công, giáo viên cần giúp học sinh xác định các yêu cầu sau. a. Chú ý tả ngoại hình hoạt động: Khi tả người cần chú ý đến tuổi tác - mỗi lứa tuổi khác nhau sẽ có sự phát triển về cơ thể, về tâm lý riêng biệt 13
  5. của mẹ và siêng năng làm việc nhà hơn để mẹ đỡ vất vả. (Đoạn viết của em Châu Văn Huy với đề bài: Tả một người thân của em.) 3.3.6. Lập và hoàn thiện dàn ý: Khi học sinh đã được cung cấp những từ ngữ miêu tả rồi, giáo viên cần tổ chức, hướng dẫn cho các em lập dàn ý, lựa chọn sắp xếp ý để miêu tả. Mục đích xây dựng dàn ý là giúp học sinh xác định được đúng yêu cầu của từng phần: mở bài, thân bài, kết bài, xác định thể loại và đối tượng miêu tả để tránh tình trạng học sinh viết tràn lan, lạc đề và miêu tả không trọng tâm. Hoạt động tiếp theo sau khi lập dàn ý là hoàn thiện dàn ý. Đây là bước quan trọng, cần thiết để có được một bài tập làm văn viết tốt nhất. Ví dụ: Dàn ý bài văn tả mẹ 1. Mở bài: Mẹ là người em yêu quí nhất nhà. 2.Thân bài: + Tả ngoại hình: - Mẹ đã ngoài tuổi bốn mươi,dáng người cân đối. - Khuôn mặt tròn, làn da trắng mịn. - Mái tóc mẹ dài, búi gọn sau gáy. - Đôi mắt đen dịu hiền. - Miệng nhỏ xinh xinh, hàm răng trắng muốt đều đặn. - Mẹ ăn mặc giản dị nhưng trông rất gọn gàng. + Tả tính tình; hoạt động: - Mẹ chăm lo cho con cái rất chu đáo. - Yêu thương mọi người. - Cần mẫn việc nhà, nấu ăn rất khéo. - Mẹ em sống chan hoà nên được mọi người quý mến. 3. Kết bài: Em rất tự hào về mẹ. Mẹ là chỗ dựa vững chắc cho em. Hình ảnh học sinh viết dàn ý cho bài văn tả cảnh. 15
  6. Cụ thể: Kết quả khả năng làm văn của 29 học sinh ở lớp tôi chủ nhiệm năm học 2018- 2019 như sau: Mức độ đánh giá Bài viết Bài viết đã hay, lời đúng yêu Bài viết Bài viết hay, văn sinh cầu của đề, chưa đúng lời văn sinh động, giàu Thời Tổng nhưng yêu cầu động, giàu hình ảnh, gian số miêu tả còn của đề, sắp hình ảnh, đôi chỗ khảo sát HS hời hợt, sơ xếp ý lộn cảm xúc. diễn đạt sài, ý văn xộn còn lủng lủng củng củng SL % SL % SL % SL % Tháng 29 2 6,9 7 24,2 11 37,9 9 31,0 9/2018 Giữa 29 4 13,8 10 34,5 10 34,5 5 17,2 HKI HKI 29 5 17,2 11 37,9 9 31,0 4 13,8 Giữa 29 7 24,2 13 44,8 7 24,2 2 6,9 HKII Cuối 29 9 31,0 16 55,2 4 13,8 0 0 năm 17
  7. Điểm số Tổng Điểm Điểm Điểm Điểm Năm học số 9 - 10 7 - 8 5 - 6 Dưới 5 HS SL % SL % SL % SL % 2018-2019 29 14 48,3 11 37,9 4 13,8 / / Cuối HKI 31 13 41,9 15 48,4 2 6,5 1 3,2 2019-2020 V. Mức độ ảnh hưởng: Sáng kiến được thực hiện và đã đem lại một số cách làm mới cho giáo viên giúp học sinh lớp 5D học tốt môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng. Đến thời điểm hiện tại, sáng kiến đã đạt được kết quả cao. Tôi tin rằng, sáng kiến này có thể áp dụng cho tất cả các đối tượng học sinh lớp 5 ở các trường Tiểu học và có thể mở rộng, tiếp tục phát triển và nâng cao cho phù hợp với học sinh các khối lớp 2, lớp 3, lớp 4 và lớp 5. Bởi vì, mục đích của đề tài đưa ra không chỉ là sự quan tâm của cá nhân tôi mà còn là sự quan tâm của đông đảo giáo viên dạy cấp Tiểu học hiện nay. Sáng kiến “Rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5D” có những ưu điểm sau: a. Đối với bản thân giáo viên: - Giáo viên tích lũy được một số kỹ năng phục vụ cho công tác giảng dạy. - Giáo viên điều chỉnh đổi mới phương pháp, hình thức dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng. Từ đó đánh giá được kết quả học tập của học sinh ngay trong từng hoạt động học tập. - Sáng kiến đã giúp bản thân tôi cùng các giáo viên trong tổ khối có điều kiện tham khảo, áp dụng vào giảng dạy một cách dễ dàng, làm cho việc phụ đạo HSCHT có hiệu quả hơn sau từng năm học và không ngừng nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn và môn Tiếng Việt cho học sinh khối 5. b. Đối với học sinh: - Thành tích học tập của các em học sinh có rất nhiều tiến bộ. Các em hứng thú hơn khi làm văn, biết thực hiện làm một bài văn miêu tả theo trình tự các bước một cách độc lập và thành thói quen tốt. - Nhiều bài văn có chất lượng cao. Tình trạng học sinh làm lạc đề, sai lỗi về chính tả, lỗi dùng từ đặt câu đã giảm rõ rệt. 19
  8. Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến 21