SKKN Rèn kĩ năng tự học ở nhà cho học sinh Lớp 7 trong phân môn Âm nhạc thường thức - Năm học 2019-2020 - Trần Tuấn Anh

         Thuận lợi: Trong thời gian công tác tại trường THCS, Ban Giám Hiệu nhà trường  cũng tạo điều kiện hỗ trợ để các giáo viên hoàn thành tốt công tác giảng dạy của mình. Bản thân tôi cũng thường xuyên phối hợp với BGH trường, GVBM, GVCN, PHHS…trao đổi và tìm hiểu thông tin công tác, tìm hiểu tình hình  học tập của học sinh để có phương pháp phù hợp, giúp các em học tốt hơn. 

          Khó khăn: Đa phần phụ huynh và học sinh còn xem nhẹ môn Âm nhạc, còm xem đây là môn phụ nên chưa quan tâm đến môn học này.  Trang thiết bị phục vụ cho môn học còn hạn chế ( tranh ảnh phục vụ cho môn học còn thiếu nhiều, nhạc cụ còn thiếu nhiều chức năng hổ trợ..)

 - Tên sáng kiến/đề tài giải pháp: 

      Rèn kĩ năng tự học ở nhà cho học sinh lớp 7 trong phân  môn Âm nhạc thường thức.

 - Lĩnh vực: Âm nhạc thường thức 7

doc 14 trang minhlee 07/03/2023 4080
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Rèn kĩ năng tự học ở nhà cho học sinh Lớp 7 trong phân môn Âm nhạc thường thức - Năm học 2019-2020 - Trần Tuấn Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_ren_ki_nang_tu_hoc_o_nha_cho_hoc_sinh_lop_7_trong_phan.doc

Nội dung text: SKKN Rèn kĩ năng tự học ở nhà cho học sinh Lớp 7 trong phân môn Âm nhạc thường thức - Năm học 2019-2020 - Trần Tuấn Anh

  1. PHỤ LỤC II: MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN PHÒNG GDĐT THOẠI SƠN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS ĐỊNH MỸ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Định mỹ, ngày 10 tháng 11năm 2019 BÁO CÁO Kết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến, giải pháp kỹ thuật, quản lý, tác nghiệp, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hoặc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng I- SƠ LƯỢC LÝ LỊCH TÁC GIẢ: - Họ và tên: . Nam, nữ: - Ngày tháng năm sinh: - Nơi thường trú: - Đơn vị công tác: - Chức vụ hiện nay: - Trình độ chuyên môn: - Lĩnh vực công tác: . II.- SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ĐƠN VỊ: Thuận lợi: Trong thời gian công tác tại trường THCS, Ban Giám Hiệu nhà trường cũng tạo điều kiện hỗ trợ để các giáo viên hoàn thành tốt công tác giảng dạy của mình. Bản thân tôi cũng thường xuyên phối hợp với BGH trường, GVBM, GVCN, PHHS trao đổi và tìm hiểu thông tin công tác, tìm hiểu tình hình học tập của học sinh để có phương pháp phù hợp, giúp các em học tốt hơn. Khó khăn: Đa phần phụ huynh và học sinh còn xem nhẹ môn Âm nhạc, còm xem đây là môn phụ nên chưa quan tâm đến môn học này. Trang thiết bị phục vụ cho môn học còn hạn chế ( tranh ảnh phục vụ cho môn học còn thiếu nhiều, nhạc cụ còn thiếu nhiều chức năng hổ trợ ) - Tên sáng kiến/đề tài giải pháp: 1
  2. Môn học âm nhạc ở Trường THCS bao gồm các phân môn: Học hát, Nhạc lí-Tập đọc nhạc, Âm nhạc thường thức. Qua nhiều năm giảng dạy môn âm nhạc, tôi nhận thấy đa số hứng thú và yêu thích môn học này, các em học rất chăm chỉ và ngoan, tuy nhiên còn một bộ phận học sinh chưa chú ý đến môn học này, đặc biệt là phân môn âm nhạc thường thức. Chính vì thế Âm nhạc thường thức chưa được đồng bộ với 2 phân môn còn lại. Vì sao học sinh còn khó khăn, không tích cực trong việc học phân môn Âm nhạc thường thức? cần phải làm gì để thu hút các em để nâng cao chất lượng dạy và học ở phân môn Âm nhạc thường thức. Sau một thời gian trăn trở tôi đã tìm hiểu và được biết là các em chưa biết cách học tập phân môn sau cho phù hợp. Từ những trăn trở và những kinh nghiệm đúc kết được nên tôi viết thành sáng kiến kinh nghiệm “ Rèn kỹ năng tự học ở nhà cho học sinh lớp 7 trong phân môn âm nhạc thường thức” 3. Nội dung sáng kiến (Tiến trình thực hiện, thời gian thực hiện, biện pháp tổ chức ) a. Tiến trình thực hiện Bước 1: Khảo sát đầu vào. Bước 2: Xây dựng giải pháp Bước 3: Tiến hành thực hiện giải pháp Bước 4: Khảo sát kết quả Bước 5: Trao đổi sáng kiến trong tổ chuyên môn Bước 6: Hoàn thành sáng kiến. b. Thời gian thực hiện: năm học 2018-2019 c. Biện pháp tổ chức: Để “Rèn kĩ năng tự học ở nhà của học sinh lớp 7 trong phân môn âm nhạc thường thức” thì trước tiên người giáo viên đứng lớp phải làm sao cho học sinh yêu thích phân môn âm nhạc thường thức mà mọi người hay cho là khô khan. Để làm được như vậy trong thời gian khảo sát của mình tôi từng bước dẫn dăt học sinh vào tiết học tạo cảm giác thoải mái cho các em, cụ thể ở từng tiết như sau: TIẾT 3 ÔN TẬP TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 3 ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: NHẠC SĨ HOÀNG VIỆT VÀ BÀI HÁT “ NHẠC RỪNG” 3
  3. Đến bài hát “ Nhạc rừng” tôi yêu cầu học sinh xung phong đọc phần giới thiệu về bài hát trong sách giáo khoa sau đó rút ra 2 ý: -Bài hát “ Nhạc rừng được sáng tác năm 1953 tại Nam Bộ trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. -Âm nhạc vui tươi trong sáng nhịp nhàng thể hiện vẻ đẹp của rừng miền Đông Nam Bộ. Tiếp theo cho học sinh nghe bài hát “Nhạc rừng” rồi tôi và học sinh cùng hát theo điều này giúp cho không khí học tập của lớp thêm sinh động hơn. Kết thúc tiết học tôi hướng dẫn học sinh về nhà học thuộc vài nét tiêu biểu về nhạc sĩ và bài hát Nhạc rừng như đã ghi trong tập. Trong TIẾT 6 TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 3 ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: SƠ LƯỢC VỀ MỘT VÀI NHẠC CỤ PHƯƠNG TÂY Ở phần hướng dẫn về nhà ở Tiết 5 tôi chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm sẽ chịu trách nhiệm tìm hiểu về một loại nhạc cụ: -Nhóm 1: tìm hiểu về đàn Piano. -Nhóm 2: tìm hiểu về đàn Violong. -Nhóm 3: tìm hiểu về đàn Ghi ta. -Nhóm 4: tìm hiểu về đàn Ắc-cooc-đê-ông. Đến tiết dạy trong phần âm nhạc thường thức tôi chuẩn bị cho mỗi tổ một tranh hình nhạc cụ. ĐÀN PIANO 5
  4. ĐÀN ẮC-COOC-ĐÊ-ÔNG. Tôi cho đại diện mỗi tổ lên trình bày phần chuẩn bị ở nhà của mình, thấy các em tham gia trình bày rất hăng say. Tiếp theo tôi cho học sinh nghe âm thanh của các loại nhạc cụ đó, sau khi nghe xong tôi cho học sinh chơi trò chơi nghe âm thanh đoán tên nhạc cụ, các em tham gia trò chơi rất nhiệt tình và nội dung bài học được giải quyết một cách nhanh chóng. Qua 2 tiết khảo sát và giao nhiệm vụ từng bước cho các em thì tôi nhận thấy không phải các em không chịu học mà là các em chưa biết cách học tập của phân môn, cho nên đến 7
  5. các em kỹ năng tự học ở nhà. Qua kiểm tra tập bài soạn thì có khoảng 65% các em học sinh có chuẩn bị đầy đủ các câu hỏi về nhà như: -Nhạc sĩ Đỗ Nhuận (1922-1991) sinh ra ở hải Dương nhưng lớn lên ở Hải Phòng -Một số tác phẩm tiêu biểu: Áo mùa đông, Du kích ca, Việt Nam quê hương tôi. -Ông đã được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật. Gọi 1 hoặc 2 học sinh trình bày phần tìm hiểu của mình về nhạc sĩ Đỗ Nhuận Và trong phần này tôi bổ sung điểm đặc biệt của nhạc sĩ đó là tác phẩm “Cô Sao” là vở nhạc kịch đầu tiên của nền âm nhạc Việt Nam hiện đại. Tiếp theo tôi cho các em nghe trích đoạn một số tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ Đỗ Nhuận và tự tôi sẽ trình bày bài hát “Việt Nam quê hương tôi” cho các em học sinh nghe, và một điều nhận thấy các em ngồi thưởng thức bài hát rất say sưa, đa số các em điều thích phần giới thiệu về bài hát mà giáo viên tự trình bày. Trong phần bài hát “Hành quân xa” tôi yêu cầu một học sinh đọc giới thiệu về bài hát trong sách giáo khoa, sau đó tôi tóm tắt ngắn gọn vài chi tiết, sau đó cho các em ghi bài học. Vì bài hát “ hành quân xa” là bài hát ngắn nên thời gian còn lại tôi tập cho học sinh hát bài hát này. Đến đây tôi thấy các em đã phần nào bắt nhịp được cách học tập phân môn âm nhạc thường thức, tôi đưa ra yêu cầu cao hơn một chút đối với các em, cụ thể ở tiết 23 TIẾT 23 ÔN TẬP BÀI HÁT: KHÚC CA BỐN MÙA ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: MỘT SỐ THỂ LOẠI BÀI HÁT 9
  6. - Một số tác phẩm tiêu biểu: Anh vẫn hành quân( thơ Trần Hửu Thung), Nổi lửa lên em ( thơ Giang Lam), Đường chúng ta đi (thơ Xuân Sách) - Ông đã được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật. Trong phần này tôi bổ sung một chi tiết đó là ông mất ngày 17 tháng 12 năm 2007 tại bệnh viện Hữu nghị Việt-Xô. Trong phần giới thiệu các tác phẩm của ông tôi cho học sinh nghe trích đoạn một vài tác phẩm qua đĩa, riêng bài “Đường chúng ta đi” thì tôi sẽ tự trình bày. Trong phân môn âm nhạc thường thức của chương trình âm nhạc THCS thì không chỉ giới thiệu về nhạc sĩ mà còn có giới thiệu về các loại nhạc dân tộc, nhạc cụ Phương Tây, Một số thể loại bài hát, giới thiệu về dân ca, giới thiệu về ca khúc thiếu nhi, ca khúc mang âm hưởng dân ca tùy vào những phần giới thiệu đó mà giáo viên rèn cho học sinh tự tìm hiểu ở nhà nhiều cách khác nhau. IV. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: 1. Những điểm khác biệt trước và sau khi áp dụng sáng kiến: Trước khi áp dụng thì hầu hết các em cho là môn học rất khô khan rồi dẫn đến chán nản, cho nên tiết học chưa đạt hiệu quả cao. Qua việc rút kinh nghiệm và thay đổi, áp dụng, tôi thấy mình tự tin, vững vàng hơn trong chuyên môn, tôi thấy yêu thích việc giảng dạy môn âm nhạc đặc biệt âm nhạc thường thức, đồng thời định hướng được cho học sinh khi học âm nhạc nói chung âm nhạc thường thức nói riêng. Đối với HS, các em bước đầu cảm thấy yêu thích môn học, và tự rèn được kỷ năng tự học ở nhà của các em, biết được ý nghĩa của môn học âm nhạc thường thức nhận thấy cuộc sống còn nhiều điều cần tìm hiểu. Trong khi viết đề tài tôi đã tìm hiểu và vận dụng phương pháp có liên quan đến việc học tập của học sinh khối 7. Học sinh được học phương pháp mới, được rèn kỹ năng tự học ở nhà nhờ vậy mà tiết học ngày càng sinh động hơn rất nhiều. Để có dược kinh nghiệm như vậy bản thân tôi đã: -Thường xuyên tham gia các các buổi họp tổ chuyên môn, Hội đồng bộ môn để trao đổi và học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp đi trước. Rút kinh nghiệm từ những buổi thao giảng trong hội đồng -Bản thân cũng trao đổi với các đồng nghiệp về các phương pháp dạy học như thế để rút ra kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn nữa 11
  7. sáng tạo ra những đồ dùng dạy học. Ngoài những môn học chính thì môn học Âm nhạc giúp cho học sinh phát triển thị hiếu thẩm mỹ nghệ thuật, nâng cao dần một bước về tiếp xúc với âm nhạc tạo đà cho sự giáo dục và phát triển toàn diện về nhân cách cho học sinh. - Về phía học sinh: Rèn kỹ năng tự học ở nhà cho học sinh lớp 7 trong phân môn âm nhạc thường thức là thật sự cần thiết, vì đó không chỉ phát huy được khả năng tự học, giúp các em có cảm nhận được cái đẹp trong âm nhạc, và nhất là tự nhận thức được việc tự học cho mình. - Về phía giáo viên: Tập trung và vận dụng đúng phương pháp trực quan sinh động trong bài giảng của mình không những góp phần nâng cao chất lượng mà tay nghề càng được củng cố và tự tin trên bục bảng. - Kiến nghị: Vì đây là một môn học mang tính đặc trưng riêng nên cần phải có phòng học chức năng riêng biệt, môi trường trong lành, thoáng mát, đầy đủ đồ dùng dạy học. Cần trang bị thêm một số tranh ảnh, tài liệu phục vụ cho môn học để việc dạy và học ngày càng hiệu quả hơn. Phòng giáo dục tiếp tục tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng phương pháp dạy học môn Âm nhạc bằng nhiều hình thức khác nhau. Nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Rèn kỹ năng tự học ở nhà cho học sinh lớp 7 trong phân môn âm nhạc thường thức trên đây là ý kiến riêng của bản thân tôi, trong quá trình giảng dạy mỗi thầy cô đều có cách truyền đạt, phương pháp của riêng mình. Rất mong được sự đóng góp của các Thầy cô để cùng nhau phát triển toàn diện cho học sinh đặc biệt là trong môn Âm nhạc. Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật. Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Người viết sáng kiến 13