SKKN Phương pháp giữ gìn đồ dùng học tập của học sinh Tiểu học - Năm học 2017-2018 - Trần Thị Mộng Ngọc

1. Thuận lợi

- Được sự hỗ trợ, hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu nhà trường và đồng nghiệp trong công tác giảng dạy.

- Đa số học sinh đều ngoan, hiền, lễ phép.

- Đa số gia đình học sinh đều ở gần trường.

2. Khó khăn

- Một bộ phận cha mẹ học sinh còn nghèo, thường xuyên làm ăn xa nhà nên việc học của các em còn hạn chế.

- Sự nhận thức của một số học sinh và gia đình còn xem đây là môn học phụ.

- Trang thiết bị dạy học còn hạn chế, chưa phù hợp với điều kiện học của từng lớp học, chưa đáp ứng đủ yêu cầu dạy - học môn Mĩ thuật.

- Tình hình học sinh: có một số ít học sinh vào lớp học có lý do để quên đồ dùng học tập ở nhà để vào lớp mượn đồ dùng học tập của bạn, hay quậy phá bạn.

3. Tên sáng kiến: Phương pháp giữ gìn đồ dùng học tập của học sinh Tiểu học.

4. Lĩnh vựcChuyên môn

doc 11 trang minhlee 06/03/2023 5280
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp giữ gìn đồ dùng học tập của học sinh Tiểu học - Năm học 2017-2018 - Trần Thị Mộng Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_giu_gin_do_dung_hoc_tap_cua_hoc_sinh_tieu_h.doc

Nội dung text: SKKN Phương pháp giữ gìn đồ dùng học tập của học sinh Tiểu học - Năm học 2017-2018 - Trần Thị Mộng Ngọc

  1. trước xong mới cho bạn khác mượn. Vì vậy, dẫn đến việc thực hành và bài thực hành của học sinh ở từng hoạt động học, từng lớp học chưa đạt chất lượng tối đa. 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến Qua thực trạng trên tôi cứ thấy băn khoăn, trăn trở, tôi nghĩ mình: Làm sao có thể dạy tốt? Làm sao có thể nâng cao chất lượng học tập của các em khi các em chưa biết tự quản đồ dùng học tập của mình. Qua nhiều lần họp tổ tôi cũng đã đưa ra những khó khăn của từng khối lớp, để giáo viên chủ nhiệm cùng họp bàn tìm giải pháp nhưng kết quả không đạt như ý muốn. Tôi lại suy nghĩ và tự hỏi: Dạy thế nào đây? Bằng cách nào để giúp học sinh có được kĩ năng tự quản đây? Làm sao để các em yêu thương lẫn nhau, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ? Bao nhiêu câu hỏi cứ quanh quẩn trong đầu tôi. Có lúc tôi lại thấy bất lực, vì đã dùng nhiều biện pháp mà vẫn không có tác dụng gì. Nhưng tôi lại nghĩ đến lời dạy của Bác, Vị chủ tịch Vĩ đại của nước Việt Nam ta: “Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lắp biển Quyết chí ắt làm nên”. Thông qua lời dạy của Bác đã góp thêm động lực để cống hiến hết sức mình “vì đàn em thân yêu”. Và lời dạy đó của Bác đã cho chúng ta bài học là: Khi chúng ta muốn làm gì, mặc dù việc đó có khó khăn hay gian khổ đến đâu chỉ cần chúng ta có nghị lực và quyết tâm thực hiện một cách chính đáng thì kết quả cuối cùng sẽ thành công, đạt được theo ý mình mong muốn. Giống như lời nói của Benjamin Franklin: “Nghị lưc và sự kiên trì đánh bại mọi thứ”. Và khi nghĩ đến các em, tôi lại nghĩ đến một câu khác Bác đã nói: “Ngủ thì ai cũng là lương thiện Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên”. Vâng! Học sinh tiểu học cũng chỉ là những đứa trẻ, các em như những tờ giấy trắng chưa vướng bẩn, tờ giấy trắng đó nếu được chúng ta viết những nét chữ đẹp lên đó thì nó sẽ rất đẹp và nếu các em được giáo dục thường xuyên và liên tục những thói quen tốt các em sẽ có nề nếp tốt và sẽ trở thành người tốt. Sau khi phân tích tình hình học sinh và những hạn chế trong năm học vừa qua, từ đó tôi đã đầu tư nghiên cứu để có được một số biện pháp hữu hiệu trong việc rèn kĩ năng tự quản đồ dung học tập môn Mĩ thuật cho học sinh tiểu học. Qua các năm học 2013 - 2014, 2014 - 2015, 2015 - 2016, 2016 - 2017 cho đến nay tôi nhận thấy các em có chuyển biến tích cực hơn. Tất cả các em ở độ tuổi đến trường đều phải được đi học với các bạn cùng lứa tuổi và cần được đáp ứng nhu cầu giáo dục cơ bản. Bên cạnh việc truyền đạt kiến thức, người giáo viên cần rèn cho các em các kĩ năng ban đầu: đọc, viết, nhận thức, Trong tất cả các kĩ năng đó thì kĩ năng tự quản là một trong những đức tính mà đòi hỏi mỗi giáo viên đều phải có ý chí rèn luyện cho từng học sinh nhằm hướng tới giáo dục một cách toàn diện cho các em học sinh. Đặc biệt hơn là việc rèn luyện cho học sinh tiểu học. Tôi nghĩ rằng, việc rèn kĩ năng tự quản cho học sinh tiểu học đóng vai trò quan trọng và cấp thiết, hiệu quả của nó sẽ giúp ta nâng cao chất lượng giáo dục. Qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh chưa có ý thức cao trong giờ học, các em ít tập trung nghe giảng bài vì các em thường bỏ quên đồ dùng học tập cá nhân ở nhà. Nên phải mượn đồ dùng học tập của các bạn học sinh cùng lớp. Trang 3
  2. Thành lập đội cộng tác viên theo dõi phong trào là những cán bộ lớp ở các khối lớp như: các chủ tịch hội đồng tự quản, các phó chủ tịch, các nhóm trưởng hợp tác, giám sát và chịu trách nhiệm, phối hợp về công tác này. 3.3.3. Biện pháp 3: Cố định vị trí, lưu giữ đồ dùng học tập ở mỗi khối, lớp học Dựa vào những tìm hiểu ban đầu, tôi bắt đầu tiến hành phương pháp chuẩn bị sẵn một nơi để đồ dùng học tập môn Mĩ thuật cố định ở mỗi lớp học. Đầu giờ học thì đại diện các nhóm trưởng, tổ trưởng, lớp trưởng, lớp phó, chủ tịch hội đồng tự quản phát giấy vẽ, đồ dùng học tập của từng bạn, từng nhóm để học. Cuối giờ học xong từng thành viên của mỗi nhóm tự nộp lại các bài vẽ, bài thực hành, các đồ dùng lại các nhóm trưởng, cán bộ lớp tập trung và giữ gìn cố định vị trí tại góc lớp. Mỗi học sinh, cán bộ lớp, nhóm trưởng, của các lớp quản lí mọi hoạt động chuẩn bị và giữ gìn đồ dùng học tập của mỗi cá nhân, mỗi nhóm và của cả lớp. Hình 1. Cố định đồ dùng học tập ở góc lớp Trang 5
  3. Hình 3, hình 4. Các nhóm trưởng (tổ trưởng) phát giấy và đồ dùng học tập cho thành viên mỗi nhóm (mỗi tổ). Hình 5. Cả lớp thực hành Trang 7
  4. mình cần đến gặp cô để tìm cách giúp đỡ bạn và tôi thường xuyên khen ngợi, tuyên dương những em đã có hành động giúp đỡ bạn dù rất nhỏ. Tục ngữ cũng có câu: “Bầu ơi! thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” Nên tôi thường nhắc các em, học chung một lớp cũng như anh em chung một nhà có chung một mẹ, phải yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Song song với việc đẩy mạnh mối quan hệ giữa học sinh với học sinh tôi luôn gần gũi với học sinh, để tìm hiểu nguyên nhân vì sao các em hay bỏ quên đồ dùng học tập ở nhà, các em học sinh cá biệt, để kịp thời tìm ra giải pháp giúp các em học tốt hơn. Cụ thể ở các năm học vừa qua, có một số em học sinh ở các khối lớp có những chuyển biến như sau: Em: Trần Thị Mỹ Hằng hiện là học sinh lớp 2A Em: Ngô Lê Tường Lam hiện là học sinh lớp 2B Em: Nguyễn Văn tinh hiện là học sinh lớp 3B Em: Phạm Văn Ngoan hiện là học sinh lớp 4A Em: Nguyễn Bảo Khang hiện là học sinh lớp 4B Em: Nguyễn Đăng Khoa hiện là học sinh lớp 5C Em: Luân hiện là học sinh lớp 5C Lớp học trước các em là học sinh cá biệt thường xuyên không nghe giảng bài, đến tiết vẽ em thường nằm dài trên bàn và không chịu thực hành lại hay phá bạn, đánh nhau, ra khỏi chỗ trong giờ học, thường xuyên bỏ quên đồ dùng học tập của cá nhân ở nhà đến khi vào lớp thì đi khắp lớp mượn đồ dùng học tập của các bạn trong lớp để học làm ảnh hường đến giáo viên giảng dạy, hướng dẫn, qua nhiều lần trò chuyện tôi biết được em thích được khen ngợi, và thích được quan tâm nên mỗi lần lên lớp tôi thường chú ý gọi bạn phát biểu, khi trả lời đúng thì cho cả lớp vỗ tay tuyên dương bạn, hay những bài tập bạn có có gắng vẽ và hoàn thành bài trên lớp tôi cũng thường xuyên khen ngợi để em có động lực phấn đấu tốt hơn. Từ đó, em đã nổ lực trong học tập, mỗi tiết học tự bảo quản và giữ gìn đồ dùng học tập tại lớp, học hành chăm chỉ hơn, kết quả học tập cũng ngày một được tiến bộ hơn. Hay là em: Nguyễn Phương Loan hiện là học sinh lớp 3C. Do hoàn cảnh gia đình của em cũng khó khăn, tính tình của em hơi trầm. Ở lớp học trước em cũng hay bỏ quên đồ đùng học tập của cá nhân ở nhà nên khi vào lớp em không có đủ đồ dùng học tập hoặc khi mượn được đồ dùng của bạn thì em lại thực hành một cách xơ xài, chưa thực hiện hết sức mình và còn lơ là trong việc học. Tôi đặc biệt quan tâm đến em, những giờ học lý thuyết, giờ hương dẫn thì tôi luôn ưu tiên quyền phát biểu cho em, khi em trả lời đúng thì tôi liền tuyên dương em trước bằng lời. Đôi khi tôi cũng tuyên dương em bằng những cây viết chì, cây thước, tuy nhìn các vật đó rất nhỏ nhưng đó là niềm tin, là sức mạnh để giúp em có thêm động lực và học tập tốt hơn. Tôi nghĩ rằng các em học sinh của chúng ta luôn luôn cần sự quan tâm, chăm sóc và muốn được thầy cô yêu quý. Nên lúc nào rãnh rỗi tôi đều đến trò chuyện với các em như một người chị, người mẹ để các em gần gũi với cô hơn, hàng ngày khi giảng dạy tôi luôn quan sát và hỏi thăm các em đúng lúc mỗi khi các em mệt, hay có chuyện buồn để tiếp thêm niềm tin và cho các em thấy mình cũng được yêu thương và các em yêu tôi hơn và nghe lời dạy của tôi hơn. Còn đối với các em thiếu sách, hay vở vẽ, tôi liên hệ thư viện cho các em mượn sách. Các dụng cụ học tập khác như viết chì, màu, thước, gôm, hay một số đồ dùng khác trong khả năng có thể tôi mua tặng cho các em mỗi khi các em có khó khăn. Và tôi dùng mọi biện pháp nếu có thể để các em có đầy đủ đồ dùng học tập tại lớp và học tốt hơn. Trang 9
  5. Em: Luân hiện là học sinh lớp 5C Cũng chính nhờ vào sự rèn luyện cho các em có kĩ năng tự quản tốt nên học sinh các khối đi học đều hơn, đúng giờ, nghỉ học cũng giảm hơn trước. Lớp có nề nếp hơn, giơ tay phát biểu đúng, trật tự không la hét. Xếp hàng ra, vào lớp nhanh hơn, đồ dùng học tập biết giữ gìn cẩn thận . Học sinh biết đoàn kết yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau lớp học thân thiện hơn. V. Mức độ ảnh hưởng Từ kết quả đạt được cũng như các biện pháp thực hiện tôi sẽ giới thiệu cho các giáo viên trong khối áp dụng. Tôi nghĩ rằng các khối khác giáo viên có thể vận dụng vào việc rèn kĩ năng tự quản cho học sinh lớp mình, nhất là đối với học sinh lớp một để khi lên các lớp trên các em học tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh của trường Tiểu học B Long An nói riêng và học sinh toàn tỉnh nói chung. VI. Kết luận Qua việc áp dụng phương pháp này vào thực tiễn dạy – học ở các khối lớp tại trường Tiểu học B Long An, tôi nhận thấy học sinh biết và có kĩ năng giữ gìn tốt đồ dùng học tập của mình và của bạn, giờ học tập trung và thực hành nhanh hơn. Chất lượng dạy và học được đảm bảo, từ đó tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm trong công tác giáo dục: Bậc học tiểu học là bậc học nền móng của các bậc học. Tất cả các thầy cô giáo cố gắng tạo cho lớp học mà mình giảng dạy một nền móng vững chãi và thiết thực. Ta có thể nói vắn tắt: “Nghệ thuật giáo dục chính là nghệ thuật đề ra yêu cầu”. Biết đề ra yêu cầu, chính là biết dạy trẻ, không thể để mặc trẻ muốn làm gì thì làm. Để nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong môn Mĩ thuật, ngoài kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy trên lớp đòi hỏi giáo viên phải nhiệt tình, yêu nghề chịu khó và say mê tận tuỵ với công việc giảng dạy, người giáo viên cần phải hướng dẫn trẻ một cách chặt chẽ. Đặc biệt trong quá trình học tập của học sinh, ở trường người giáo viên cần hướng dẫn các em để các em biết và có kĩ năng giữ gìn tốt đồ dùng học tập của mình. Tham khảo góp ý rút kinh nghiệm và tham khảo các tài liệu liên quan đến chuyên môn. Phối hợp với nhà trường, hội phụ huynh quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất, dụng cụ dạy học để phục vụ thiết thực hơn cho bộ môn này. Đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết được trong quá trình giảng dạy, tôi mong rằng với sáng kiến này sẽ góp một phần nhỏ vào công tác giảng dạy của giáo viên cũng như công tác giáo dục học sinh được hoàn thiện hơn. Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật. Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Người viết sáng kiến Trần Thị Mộng Ngọc Trang 11