SKKN Nâng cao chất lượng bộ môn Địa lý thông qua việc rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat địa lý Việt Nam cho học sinh Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Định Mỹ

                                       * Thuận lợi:

      - Được sự quan tâm của Chi bộ nhà trường, sự phối hợp, kết hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường, nhất là Hội CMHS.

- Được sự quan tâm của Ủy ban nhân dân xã, các tổ chức đoàn thể.

- Đa số CB – GV – CNV nhiệt tình trong công tác, tích cực tham gia các hoạt động phong trào do trường phát động.

- Nề nếp HS tiếp tục được củng cố và ngày càng tiến bộ hơn trước. Việc đào tạo HS phát triển một cách toàn diện ngày càng được chú trọng đồng thời nhiều phong trào được tổ chức hỗ trợ tích cực cho việc dạy và học. 

- Cơ sở vật nhà trường hoàn thiện tạo điều kiện cho việc tăng cường nề nếp, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy - học.

- BGH có sự đầu tư lựa chọn, phân công giáo viên làm công tác chủ nhiệm trong điều kiện lực lượng giáo viên hiện có.

- Đa số giáo viên có nhiều cố gắng trong công tác, quan tâm khá sâu sát với HS lớp chủ nhiệm, thực hiện khá tốt sổ sách quản lý lớp góp phần quan trọng vào việc xây dựng nế nếp giáo dục và học sinh.

  *  Khó khăn:

- Một bộ phận gia đình HS thiếu sự quan tâm đến việc học của con em mình, còn khoán trắng cho nhà trường nên hàng năm nhiều HS vi phạm nội quy trường lớp bị đưa ra hội đồng kỉ luật của trường xem xét, xử lí. 

- Một số GVCN chưa theo sát phong trào và các hoạt động của lớp.

- Một bộ phận HS chưa hưởng ứng tích cực các phong trào do trường và Đoàn Đội tổ chức.

- Ý thức giữ gìn vệ sinh trong học sinh có nhiều chuyển biến nhưng vẫn còn chậm.

- Việc phối hợp của Đoàn – Đội  với GVCN chưa đồng bộ, chưa điều tay.

- Dù có cố gắng liên hệ gia đình học sinh và phối hợp với địa phương nhưng hiệu quả vận động học sinh trở lại lớp chưa cao.

- Nề nếp tự quản trong học sinh dù được quan tâm xây dựng nhưng đạt hiệu quả chưa cao ở nhiều lớp. Vai trò của cán bộ lớp chưa được phát huy đúng mức.

- Một số giáo viên chưa thực sự gắng bó, quan tâm sâu sát với học sinh lớp chủ nhiện nên việc năm bắt giải quyết một số biểu hiện của học sinh chưa kịp thời ít hiệu quả.

doc 28 trang minhlee 07/03/2023 2760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao chất lượng bộ môn Địa lý thông qua việc rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat địa lý Việt Nam cho học sinh Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Định Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_chat_luong_bo_mon_dia_ly_thong_qua_viec_ren_lu.doc

Nội dung text: SKKN Nâng cao chất lượng bộ môn Địa lý thông qua việc rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat địa lý Việt Nam cho học sinh Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Định Mỹ

  1. - Phía Bắc giáp Cam Pu Chia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là biển Đông. + Học sinh rút ra ý nghĩa của vị trí địa lí trong việc phát triển kinh tế của vùng: - Đây cũng là vùng kinh tế trọng điểm, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp lúa nước, công nghiệp. Đồng thời ngành thuỷ - hải sản có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. - Đặc biệt là ngành du lịch sinh thái là một tiềm năng lớn, mở ra hướng phát triển mới cho ngành du lịch nước ta. - Đây là vùng kinh tế trọng điểm, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp lúa nước, công nghiệp, giao thông vận tải đi các nơi trong nước. Đồng thời ngành thuỷ - hải sản có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Phân tích bản đồ trang 8 Atlat học sinh rút ra nhận xét về đặc điểm và sự phân bố các loại đất ở Đồng bằng sông Cửu Long. - Khí hậu trong vùng mang tính chất cận xích đạo, một năm có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, tạo điều kiện cho vùng trồng được nhiều cây ăn quả nhiệt đới, nhiều cây đặc sản như: soài, sầu riêng, dừa, măng cụt - Dân cư trong vùng đứng thứ hai trong cả nước, sau vùng Đồng bằng sông Hồng. Ngoài người Kinh còn có người Khơ Me, người Chăm, người Hoa cùng sinh sống và xây dựng inh tế của vùng. Tuy nhiên trình độ dân trí chung của vùng chưa cao bằng vùng Đồng bằng sông Hồng, tỷ lệ dân thành thị còn thấp. * Tóm lại đây cũng là vùng kinh tế phát triển toàn diện, tuy nhiên nông nghiệp vẫn là thế mạnh của vùng, nơi xuất khẩu gạo lớn nhất nước ta. Tương tự ta có thể hướng dẫn học sinh tìm hiểu các vùng kinh tế khác dựa vào các trang bản đồ trong Atlat, như : * Vùng Bắc Trung Bộ và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: + Phân tích các bản đồ trang 27, 28, bản đồ “Nông nghiệp chung” trang 18, bản đồ “lâm ngư nghiệp” trang 20, bản đồ công nghiệp chung trang 21. 15
  2. * Tóm lại Khi phân tích tình hình phát triển kinh tế - xã hội mỗi vùng chúng ta phải xác định xem nên sử dụng bản đồ nào, từ đó ta khai thác kiến thức gì theo trình tự: đặc điểm tự nhiên, xã hội, tình hình phát triển kinh tế của mỗi vùng. Mỗi kiến thức địa lí tự nhiên, xã hội, kinh tế của từng vùng nói riêng và cả nước nói chung đều chứa đựng trong các trang bản đồ của Atlat. Mỗi ước hiệu đều nói lên một kiến thức địa lí, giáo viên cần cho học sinh tìm hiểu kỹ ngôn ngữ của bộ môn Địa lý mà các em cần ghi nhớ chính là các ký hiệu, ước hiệu này. e. Rèn luyện kỹ năng sử dụng hình ảnh trong Atlat để khắc sâu kiến thức của bài học. Trong một số bài có những hình ảnh minh hoạ có thể sử dụng hình ảnh trong Atlat để hỗ trợ cho nội dung của bài. Ví dụ 1: Dạy về nông nghiệp, hướng dẫn học sinh quan sát hình ảnh thu hoạch lúa, thu hoạch chè, chăm sóc cây hồ tiêu. Giáo viên có thể khắc sâu cho học sinh: Trong sản xuất nông nghiệp cây lúa là cây chủ đạo cả về diện tích, sản lượng, năng suất, sản lượng. Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới. Bên cạnh đó cây chè, cây hồ tiêu là những cây công nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao. Qua đó học sinh có thể tự rút ra thế mạnh trong nông nghiệp của nước ta là gì? Ví dụ 2: Dạy về công nghiệp Việt Nam có 2 hình ảnh về : Khai thác than ở Quảng Ninh và dây chuyền sản xuất trong nhà máy dệt. Qua đó giáo viên có thể nhấn mạnh cho học sinh thấy thế mạnh công nghiệp nặng là khai thác than. Công nghiệp nhẹ là công nghiệp dệt. Các ngành công nghiệp này đã mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho đất nước. Ví dụ 3: Về thương mại cho học sinh quan sát hình ảnh, chợ Bến Thành ở TP Hồ Chí Minh và phiên chợ vùng cao, để nhận biết được các hoạt động dịch vụ ở nơi đô thị sầm uất và một nơi vùng cao ít người, nhưng đều phục vụ cho đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Để phát huy được vai trò quan trọng của tập Atlat cho học sinh học tập môn Địa lí, thì việc phân tích khai thác phải có trình tự, phải biết khai thác những chi tiết nào, những yếu tố nào và trên bản đồ nào là phù hợp nhất. Tuỳ theo từng bài cụ thể ta có thể sử dụng một hay nhiều trang bản đồ để phục vụ cho việc tìm kiếm thông tin thật khoa học, chính xác. 17
  3. Lát cắt địa hình: HS đọc lát cắt A-B, C-D bằng cách phối hợp bản đồ có đường gạch kẻ A-B, C- D với hình lát cắt địa hình (góc trái bên dưới) với thước tỷ lệ 1 : 3.000.000 Theo đó ta cần làm rõ các ý chính sau: + Hướng lát cắt + Độ dài của lát cắt (dựa vào thước tỷ lệ) + Lát cắt đi qua những địa hình núi, cao nguyên, thung lũng sông, đồng bằng nào? + Ở mỗi loại địa hình có độ cao là bao nhiêu? + Ở mỗi loại địa hình có đất đai và thực vật gì? Thuộc loại khí hậu gì? (phối hợp các trang 9, 11, 12). Ví dụ: mô tả lát cắt A-B. - Hướng lát cắt: Tây Bắc-Đông Nam, từ sơn nguyên Đồng Văn đến cửa sông Thái Bình. - Hướng nghiêng địa hình: cao ở Tây Bắc và thấp dần về phía Đông Nam. - Đường cắt đi từ biên giới Việt-Trung qua vùng núi phía Đông của sơn nguyên Hà Giang, cắt ngang sông Gâm, sông Năng và qua đỉnh núi Phia-Boóc (1578m), qua phía Đông thị xã Bắc Cạn và thượng nguồn sông Cầu của khu Việt Bắc. Đường lát cắt tiếp tục đi qua cánh cung Ngân Sơn, Bắc Sơn và các vùng đồi núi xen kẽ giữa 2 cánh cung, vùng đồi núi thoai thoải của khu Đông Bắc rồi thấp dần về phía đồng bằng. Trước khi đến cửa sông Thái Bình lát cắt đi qua các sông Thương, Lục Nam, Kinh Thầy của khu Đồng bằng Bắc Bộ. * Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã có, giải thích vì sao phải đặt vấn đề khai thác tổng hợp tài nguyên biển của nước ta. Trang Atlat sử dụng: trang 6, 7, 8, 20, 23, 25 Khai thác tổng hợp tài nguyên biển của nước ta với 3 lý do sau : a. Sự giàu có về tài nguyên biển và ý nghĩa quan trọng của nó trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng. 19
  4. c. Khai thác tổng hợp tài nguyên biển góp phần chống ô nhiễm và suy thoái môi trường biển. - Các thành phần của môi trường biển có quan hệ chặt chẽ với nhau. Chỉ cần một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến thay đổi dây chuyền và ảnh hưởng rõ rệt đến môi trường biển. - Sự nhạy cảm của môi trường biển trước tác động của con người. - Khai thác tổng hợp góp phần bảo vệ môi trường biển. * Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã có, trình bày đặc điểm địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. Trang Atlat sử dụng: trang 13 a. Khái quát vị trí địa lý Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nằm ở tả ngạn sông Hồng, gồm vùng núi Đông Bắc và Đồng bằng Bắc Bộ. Phía bắc giáp Trung Quốc, phía đông và đông nam giáp vịnh Bắc Bộ, phía tây và nam giáp miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. b. Đặc điểm chung của địa hình Gồm hai bộ phận địa hình chính là đồi núi và đồng bằng. - Dạng địa hình miền núi chiếm đa số (hoặc hơn 2/3) diện tích của miền. - Hướng nghiêng chung là tây bắc – đông nam do vào thời kỳ Tân kiến tạo phần phía bắc, tây bắc được nâng lên, trong khi phần phía nam, đông nam là vùng sụt lún. c. Đặc điểm từng dạng địa hình c.1. Miền núi - Đồi núi chiếm 2/ 3 diện tích toàn miền và phân bố chủ yếu ở phía bắc. - Đồi núi thấp, độ cao trung bình dưới 1000m, có độ cao trên 1500m chiếm tỷ lệ rất nhỏ ở phía bắc: sơn nguyên Hà Giang, sơn nguyên Đồng Văn. - Hướng các dãy núi : + Hướng vòng cung: là hướng núi chính của miền, thể hiện qua các cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. Do chịu tác động của khối núi vòm sông Chảy (khối núi Việt Bắc). 21
  5. b. Tỷ trọng của ngành trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp giảm (dẫn chứng) nhưng vẫn chiếm vị trí hết sức quan trọng trong cơ cấu ngành công nghiệp nước ta. c. Tình hình phát triển. Sản lượng dầu thô, than sạch và điện của nước ta thời kỳ 2000 – 2007 Năm 2000 2005 2007 Dầu thô (triệu tấn) 16,3 18,5 15,9 Than sạch (triệu tấn) 11,6 34,1 42,5 Sản lượng điện (tỷ kWh) 26,7 52,1 64,1 - Sản lượng dầu thô không ổn định (dẫn chứng) - Sản lương than sạch tăng (dẫn chứng) - Sản lượng điện tăng (dẫn chứng) Phân bố. - Khai thác than : chủ yếu ở Quảng Ninh, Quỳnh Nhai, Phú Lương. - Khai thác dầu mỏ : tập trung thềm lục địa phía nam : mỏ Hồng Ngọc, Rạng Đông, Đại Hùng, Bạch Hổ, Cái Nước. - Khai thác khí đốt : mỏ Lan Tây, Lan Đỏ, Tiền Hải. - Các nhà máy điện : Nhà máy Địa điểm Nhà máy Địa điểm Thủy điện Nậm Mu Sông Lô Vĩnh Sơn Sông Côn Tuyên Quang Sông Gâm Sông Hinh Sông Hinh Thác Bà Sông Chảy Đrây Hlinh Sông Đắk Krông 23
  6. 2016 - 2017 113 15 13.3 52 46,0 46 40,7 / / 2017 - 2018 120 38 31,7 45 37.5 37 30,8 / / Những năm học trước học sinh phải ghi nhớ nhiều học thuộc lòng nhiều nhưng khi làm bài kết quả thấp. Phương pháp sử dụng kênh hình trong giảng dạy Địa lí chắc chắn là phương pháp tiếp cận kiến thức hợp lý nhất, rèn luyện tư duy nhận thức cho học sinh tốt hơn. Qua thực nghiệm các tiết học theo kênh hình diễn ra hào hứng và hấp dẫn hơn, lôi cuốn học sinh nhiều hơn, phù hợp với tâm lý tuổi trẻ ưa tìm tòi khám phá những điều mới lạ . V. Mức độ ảnh hưởng: * Qua áp dụng đề tài tôi đã rút ra được những bài học thiết thực như sau: - Khi hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat để phân tích cần đảm bảo những yêu cầu sau: - Sử dụng những bản đồ phải có nội dung phù hợp với kiến thức cần tìm hiểu trong bài . - Khi phân tích bản đồ cần phải chú ý đọc đúng các ước hiệu, ký hiệu, mầu sắc, và hình dáng kích thước để phân tích mới đảm bảo tính chính xác, khoa học. - Khi phân tích bản đồ phải tìm tòi các chi tiết, không bỏ sót một dữ kiện nào trên bản đồ. Cần chú ý nghiên cứu kỹ các biểu đồ, và các chú thích kèm theo để nắm vưng cả những chi tiết nhỏ nhất. Khi hướng dẫn học sinh phải yêu cầu các em sử dụng bản đồ nào, trang nào cho phù hợp với nội dung bài học? Phải phân tích từng dữ kiện nào có đặc điểm gì nổi bật? Cần khai thác bản đồ, lược đồ hay biểu đồ nào để tìm hiểu kiến thức của bài? * Trình tự khi khai thác bản đồ trong Atlat là: - Dựa vào bản đồ nào? Trang nào? của Atlat. - Nhận biết và đọc được các ký hiệu, ước hiệu ở bảng chú thích. - Phân tích các ký hiệu, ước hiệu trên bản đồ để rút ra nhận xét. 25
  7. b. Các thầy cô giáo cần tích cực hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat để học tập môn Địa lí đạt hiệu quả cao. c. Phòng Giáo dục nên mời chuyên gia về hướng dẫn sử dụng Atlat cho giáo viên dạy môn Địa lý để các giáo viên dạy Địa lý được trao đổi, rút kinh nghiệm để việc sử dụng Atlat có hiệu quả hơn. Trên đây là một số việc làm và những suy nghĩ về cách sử dụng Atlat của tôi để giúp học sinh học tập môn Địa lý lớp 9 bước đầu đã có hiệu quả, xin trình bày để tham khảo, có thể còn những khiếm khuyết không thể tránh khỏi, rất mong các bạn đồng nghiệp góp ý để cùng nhau tìm ra phương pháp giảng dạy sử dụng Atlat mang lại hiệu quả cao hơn. Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật. Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Người viết sáng kiến 27