SKKN Một vài kinh nghiệm rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 1 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Kiều

Chúng ta đều biết, chính tả là những chuẩn mực của ngôn ngữ viết được thừa
nhận trong ngôn ngữ toàn dân. Chính tả trước hết là sự quy định có tính chất xã hội.
Một ngôn ngữ văn hoá không thể ai muốn viết thế nào thì viết, ai muốn hiểu thế nào
thì hiểu. Bởi vậy phải có một quy tắc chính tả thống nhất. Chính tả có thống nhất thì
việc giao tiếp bằng ngôn ngữ viết mới không gặp trở ngại giữa nơi này với nơi khác,
giữa địa phương này với địa phương khác cho dù phát âm có khác nhau, nó là cầu nối
giữa các thế hệ từ đời này sang đời khác. Chính tả thống nhất còn là một trong những
biểu hiện trình độ văn hoá phát triển của một dân tộc.
Do chữ viết của Tiếng Việt là chữ viết ghi âm nên giữa cách đọc và cách viết
thống nhất với nhau, đọc thế nào thì viết thế ấy. Tuy nhiên trong thực tế chính tả Tiếng
Việt không dựa hoàn toàn vào cách phát âm của một phương ngữ nào, bởi mỗi phương
ngữ đều có những sai lệch so với chính âm nên có lẽ đây là lí do chính dẫn đến việc
học sinh (kể cả người lớn) viết sai chính tả do phát âm không chuẩn ở một số vùng,
một số địa phương. 
pdf 15 trang minhlee 06/03/2023 3460
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một vài kinh nghiệm rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 1 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Kiều", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_vai_kinh_nghiem_ren_ky_nang_viet_dung_chinh_ta_cho.pdf

Nội dung text: SKKN Một vài kinh nghiệm rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 1 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Kiều

  1. Một vài kinh nghiệm rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 1 học chính tả mà các em nắm được quy tắc chính tả và hình thành những kỹ năng viết đúng chính tả. Từ đó, nâng cao dần tình yêu với tiếng mẹ đẻ và nền văn học dân tộc. Đã là dân đất Việt, ai cũng hiểu rằng: ai sinh ra và lớn lên ở Việt Nam đều phải biết nói tiếng mẹ đẻ của mình - đó là Tiếng Việt. Nhưng không ít người trong chúng ta lại không phát âm một cách chính xác. Đặc biệt là học sinh lớp 1- lớp học đầu tiên của bậc tiểu học. Trong suốt quá trình học từ tuần 1 đến tuần 24 học sinh mới được học vần. Học sinh đọc, viết vần, từ theo cỡ chữ vừa. Sang tuần 25, học sinh được học Tiếng Việt với nội dung tổng hợp trong đó có phân môn chính tả. Ở đây, học sinh phải vận dụng chuyển từ viết chữ cỡ vừa sang cỡ chữ nhỏ để chép và viết chính tả. Đó là một sự khó khăn lớn đối với học sinh lớp 1. Các em còn lúng túng trong khi viết, khi trình bày bài, chữ viết không đều, không đúng cỡ và mắc nhiều lỗi chính tả, chất lượng chữ viết chưa thực sự cao, đây là một vấn đề thật sự khó. Trong quá trình giảng dạy lớp 1 nhiều năm liền, tôi đã có “Một vài kinh nghiệm rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 1” với ước mong góp một phần nhỏ bé vào công cuộc trồng người. 3. Nội dung sáng kiến: * Tiến trình thực hiện: Sáng kiến tập trung vào các phương pháp khắc phục những lỗi chính tả học sinh thường mắc phải để các em có kỹ năng viết chính tả tốt hơn. * Thời gian thực hiện: Ở những năm học 2013 - 2014; 2014 - 2015; 2015 - 2016; 2016 – 2017; 2017 – 2018; 2018-2019. * Sau đây là những biện pháp tổ chức cụ thể: 3. 1. Chuẩn bị cho việc học chính tả: 3.1.1 Tư thế ngồi của học sinh: Đầu tiên, giáo viên cần chú ý đến các tư thế cần thiết để có thể viết chữ đẹp lại không gây ra những dị tật cho học sinh: Cận thị, vẹo cột sống, trong quá trình ngồi viết của học sinh như: Tư thế ngồi, để vở, cầm bút. Ngồi viết: Ngực không tì vào cạnh bàn, lưng thẳng ,đầu hơi cúi, để mắt cách vở 20 đến 25cm. Cánh tay trái đặt trên mặt bàn bên trái vở, bàn tay trái tì vào mép vở giữ vở không xê dịch khi viết. Cánh tay phải ở trên mặt bàn. Với cách để tay như vậy, khi viết bàn tay và cánh tay phải có thể dịch chuyển thuận lợi từ trái sang phải dễ dàng. 3.1.2 Quan tâm đến rèn kĩ năng viết chữ cho học sinh : 5 Trường Tiểu học A Vĩnh Xương – Nguyễn Thị Kiều
  2. Một vài kinh nghiệm rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 1 Chính tả nghe - viết là tiền đề, là cơ sở để các em viết thành thạo hơn ở các lớp tiếp theo. Chính tả tập chép là hình thức chính tả dễ nhất, học sinh vừa đọc lại tiếng, từ vừa trực quan chuyển từ dạng âm thanh (tiếng, từ) sang dạng hình ảnh (chữ viết). Học sinh chỉ việc chép lại chữ viết mình vừa được đọc, được thấy (hình ảnh) vào vở. Còn đối với chính tả nghe - viết đòi hỏi yêu cầu cao hơn. Tức là học sinh vừa phải nghe âm thanh vừa phải nhớ và chuyển đổi lại từ các tiếng, từ đó ra thành các chữ viết. Nếu học sinh chưa thật sự đọc thành thạo, chưa ghi nhớ hết các con chữ, cách ghép các con chữ thì các em rất khó thực hiện được yêu cầu đặt ra. Để học sinh vừa viết đúng chính tả lại vừa đảm bảo thời gian quy định, giáo viên cần phải thực hiện được các yêu cầu: - Quan tâm đến việc rèn, viết các chữ khó, chữ học sinh hay viết sai (theo sự suy đoán của giáo viên, qua việc chấm, kiểm tra bài viết của học sinh hàng ngày). Giáo viên cần phân tích, chỉ rõ cho học sinh thấy được giữa chữ viết đúng và chữ viết sai, chữ viết của các em sai ở chỗ nào? Và có thể cho các em viết lại ngay để các em nhớ kĩ. - Quan tâm đến việc rèn cho học sinh kĩ năng trình bày một bài chính tả phù hợp với hình thức văn bản dùng để nhìn – viết hay nghe – viết (yếu tố thẩm mĩ của việc trình bày một bài chính tả). - Cần cho học sinh luyện viết theo hình thức nghe – viết nhiều để các em tri giác từ âm thanh (tiếng, từ) sang hình ảnh (chữ) một cách thành thạo. - Gv cần nhận biết những học sinh nào đã viết xong, những học sinh nào viết chưa xong để có biện pháp giúp đỡ cũng như hiểu được nguyên nhân tại sao học sinh viết không kịp với các học sinh trong lớp. 3.2.3. Giọng đọc của giáo viên: - Giọng đọc của giáo viên cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng. Nó ảnh hưởng đến việc viết đúng tốc độ, viết đúng chính tả của học sinh. Bởi học sinh có nghe hiểu được một cách chính xác thì các em mới viết đúng. Còn ngược lại, các em phải chờ để nghe giáo viên đọc lại hoặc các em viết luôn dẫn đến chữ viết của các em sai chính tả hay không đúng theo tốc độ quy định. - Trước khi đọc cho học sinh viết, giáo viên cần đứng ở một vị trí nhất định không đi tới đi lui trong khi học sinh viết, để tránh sự phân tán của các em . Giọng đọc của giáo viên phải chính xác, rõ ràng, kết hợp theo dõi tốc độ viết của học để điều chỉnh cách đọc như: Đối với các em viết chậm thì giáo viên cần đánh vần, đọc từng con chữ ghép lại để học sinh viết - Trong phần viết chính tả, học sinh chủ yếu là nhìn chép, còn nghe viết rất ít. Bên cạnh đó sự nhớ của học sinh lớp một còn hạn chế, các em không thể tri giác được những câu dài chính vì vậy trước hết giáo viên phải đọc toàn bài một lượt cho học sinh nghe, sau đó giáo viên đọc từng từ hay cụm từ. 3.2.4. Biện pháp phối hợp - Gv cần hướng dẫn học sinh cách kiểm tra bài chính tả lẫn nhau, đó cũng là một cách tạo điều kiện để hs xem lại bài chính tả lần nữa. - Ngoài ra, giáo viên cần liên hệ với gia đình học sinh chưa hoàn thành, viết chậm, viết sai nhiều lỗi để rèn thêm ở nhà: vừa luyện đọc kết hợp với luyện viết các bài tập đọc, nhằm giúp các em đọc chữ được vững hơn cũng như luyện được viết thêm. 7 Trường Tiểu học A Vĩnh Xương – Nguyễn Thị Kiều
  3. Một vài kinh nghiệm rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 1 mắng khi trẻ phát âm sai, vì làm như vậy chỉ khiến bé thêm tự ti, chán nản. Khi trẻ phát âm sai hoặc không chính xác thay vì trách mắng, giáo viên nên kiên trì chỉnh sửa, uốn nắn để trẻ có thể phát âm đúng và chuẩn xác hơn. 3. 4. Khắc phục lỗi về dấu câu: Gv cần thường xuyên nhắc nhở các em về cách viết dấu câu. Các dấu dùng để kết thúc câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu ba chấm) phải viết DÍNH LIỀN với chữ cuối cùng của câu. Ví dụ cách viết đúng: Hôm nay là thứ mấy? (dấu chấm hỏi viết sát chữ y) Ví dụ cách viết sai: Hôm nay là thứ mấy ? (dấu chấm hỏi viết cách chữ y một khoảng trắng) Các dấu dùng để ngăn cách giữa câu như dấu phẩy, dấu chấm phẩy và dấu hai chấm phải DÍNH LIỀN với vế trước của câu và CÁCH vế sau của câu một khoảng trắng. Ví dụ cách viết đúng: Đây là vế trước, còn đây là vế sau. Ví dụ cách viết sai: Đây là vế trước , còn đây là vế sau. Dấu ngoặc đơn và dấu ngoặc kép phải DÍNH LIỀN với phần văn bản mà nó bao bọc. Ví dụ cách viết đúng: Hắn nhìn tôi và nói “Chuyện này không liên quan đến anh!” Ví dụ cách viết sai: Hắn nhìn tôi và nói “ Chuyện này không liên quan đến anh! ” 3. 5. Hướng dẫn học sinh hiểu rõ nghĩa từ, tiếng: “Dành” và “giành”: - Dành: mang nghĩa tiết kiệm, cất giữ hoặc xác định quyền sở hữu, chia phần cho ai đó. Ví dụ: để dành, phần này dành cho bạn (tương đương với “phần này thuộc về bạn”). - Giành: chỉ sự tranh đoạt. Ví dụ: giành giật, giành chính quyền. “Dữ” và “giữ”: - “Dữ” chỉ tính cách. Ví dụ: dữ dằn, giận dữ, dữ tợn, hung dữ, dữ dội - “Giữ” chỉ việc sở hữu, bảo vệ. Ví dụ: giữ của, giữ gìn, giữ xe, giữ đồ “Khoảng” và :khoản”: - “Khoảng” để chỉ một vùng không gian, thời gian, độ dài bị giới hạn. Vi dụ: khoảng cách, khoảng không, khoảng thời gian. - “Khoảng” cũng có khi được dùng để chỉ sự ước lượng. Ví dụ: Nhóm người đó có khoảng chục người. “Khoản” là một mục, một bộ phận. Ví dụ: tài khoản, điều khoản, khoản tiền. 9 Trường Tiểu học A Vĩnh Xương – Nguyễn Thị Kiều
  4. Một vài kinh nghiệm rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 1 3. 6. Một số quy tắc chính tả: GV cần quan tâm đến việc rèn cho học sinh kĩ năng nhớ và hiểu, vận dụng được quy tắc viết chính tả ở lớp 1. G/gh; ngh/ng ngh, gh chỉ ghép với các âm, vần bắt đầu bằng e, ê hoặc i. Còn ghép với các âm, vần bắt đầu bằng âm khác ví dụ như a, u, ô, thì chúng ta dùng g, ng k/c k chỉ ghép với các âm, vần bắt đầu bằng e, ê hoặc i. Còn ghép với các âm, vần bắt đầu bằng âm khác ví dụ như a, u, ô, thì chúng ta dùng c Ch/tr: Chữ tr không đứng đầu các tiếng có vần có âm đệm như oa, oă, oe, uê. Do đó nếu gặp các vần này, ta dùng ch. Ví dụ: sáng choang, áo choàng, chích chòe, loắt choắt, chuệch choạc, chuếnh choáng Những từ chỉ vật dụng quen thuộc hoặc các mối quan hệ trong gia đình thường có âm đầu là ch. Những từ mang nghĩa phủ định cũng có âm đầu là ch. Ví dụ: chăn, chiếu, chai, chén, chổi, chum, chạn, chõng, chảo, chuối, chanh, chôm chôm, cháo, chè, chả, chạy, chặt, chắn, chẻ, cha, chú, chị, chồng, cháu, chắt, chẳng, chưa, chớ, chả. R/d/gi: Chữ r và gi không đứng đầu các tiếng có vần có âm đệm (oa, oe, uê, uy). Do đó gặp các tiếng dạng này thì ta chọn d để viết, không chọn r hoặc gi. Ví dụ: dọa nạt, kinh doanh, duy trì, hậu duệ 3.7. Bài tập chính tả: Soạn hệ thống bài tập bổ trợ phù hợp với từng đối tượng học sinh. Để thực hiện tốt mục tiêu của phân môn Chính tả và tránh hiện tượng áp đặt không cần thiết, mỗi giáo viên cần chuẩn bị những bài tập chính tả phù hợp với học sinh của lớp mình, của trường mình sao cho tương ứng với những phần dạy chính tả tự chọn trong từng bài học. Tôi nghĩ giáo viên cần làm công việc này theo nhóm để cùng các đồng nghiệp chia sẻ kinh nghiệm biên soạn hệ thống bài tập dưới nhiều dạng khác nhau để tạo hứng thú cho học sinh. Dưới đây là một ví dụ minh họa phần bài tập mà tôi đã cho các em học sinh lớp tôi làm thử và thật bất ngờ vì kết quả vượt xa sự mong đợi của tôi. MỘT SỐ BÀI TẬP HỖ TRỢ NHẰM GIÚP HỌC SINH KHẮC PHỤC MỘT SỐ LỖI CHÍNH TẢ Bài tập 1: Điền một trong các chữ r, d, gi vào chỗ trống: 11 Trường Tiểu học A Vĩnh Xương – Nguyễn Thị Kiều
  5. Một vài kinh nghiệm rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 1 11) A. đĩa sôi B.đĩa xôi 12) A. tàn tật B.tàng tật 13) A. khuyết điểm B.khiết điểm 14) A. hạt giống B.hạt dống 15) A. hộp sữa B. hộp xữa 16) A. chiến sĩ B. chiến sỉ 17) A. cơn bão B. cơn bảo 18) A. bập bên B.bập bênh 19) A. vui vẻ B. vui vẽ 20) A. con đường B.con đườn IV. Hiệu quả đạt được: Trên đây là những biện pháp mà bản thân tôi đã thực hiện, tôi nhận được kết quả cũng rất khả quan: – Tạo được không khí sôi nổi, niềm say mê hứng thú học tập cho học sinh. - Kỹ năng viết của các em có sự tiến bộ một cách rõ rệt, đưa chất lượng học tập của lớp nâng cao dần. - Trong các bài kiểm tra định kì, phần kiểm tra chính tả các em đạt điểm 9, 10 khá nhiều, điểm dưới 5 rất ít. Và đây là bảng kết quả thi chính tả ở lớp 1A qua các năm: Năm học Sĩ Cuối năm số 10 9 8 7 6 5 dưới 5 2013 - 2014 30hs 10 6 1 2 5 4 2 2014 - 2015 29hs 11 6 6 3 1 1 1 2015 - 2016 30hs 10 5 2 3 4 4 1 2016 - 2017 32hs 9 8 5 5 3 2 0 2017 - 2018 30hs 12 6 3 4 3 2 0 V. Mức độ ảnh hưởng: Những phương pháp trên đã được ứng dụng qua nhiều năm và mang đến những thành công trong việc rèn kỹ năng viết chính tả của lớp 1A - trường Tiểu học A Vĩnh 13 Trường Tiểu học A Vĩnh Xương – Nguyễn Thị Kiều
  6. Một vài kinh nghiệm rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 1 Mục lục I. Sơ yếu lí lịch tác giả trang 1 II. Sơ lược đặc điểm tình hình của đơn vị trang 1 III. Mục đích yêu cầu của sáng kiến trang 3 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến trang 4 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến trang 4 3. Nội dung sáng kiến trang 5 3.1 . Chuẩn bị cho việc học chính tả trang 5 3.2 . Khắc phục nguyên nhân HS đọc chậm, đọc chưa tốt trang 6 3.3. Khắc phục lỗi phát âm chưa chính xác trang 8 3.4. Khắc phục lỗi về dấu câu trang 9 3.5. Hướng dẫn học sinh hiểu rõ nghĩa từ, tiếng .trang 9 3.6. Một số quy tắc chính tả trang 11 3.7. Bài tập chính tả trang 11 IV. Hiệu quả đạt được trang 13 V. Mức độ ảnh hưởng trang 13 VII. Kết luận trang 14 15 Trường Tiểu học A Vĩnh Xương – Nguyễn Thị Kiều