SKKN Một vài biện pháp chỉ đạo phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" - Năm học 2018-2019 - Võ Kim Điền

1. Thuận lợi:

Năm học 2018-2019 tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương về “Đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.

Được sự quan tâm của cấp Ủy Đảng, chính quyền địa phương và sự chỉ đạo chuyên môn của Phòng GD&ĐT.

Công tác tham mưu, phối hợp thực hiện có hiệu quả nên tổ chức được nhiều hoạt động giáo dục, các phong trào thi đua, hội thi do ngành phát động, duy trì khá tốt sĩ số ở các khối lớp.

Các ngành, đoàn thể, ấp, CMHS tham gia tích cực vào các hoạt động của nhà trường; Xã hội hóa giáo dục có chuyển biến tích cực.

Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Được đầu tư xây dựng CSVC đạt chuẩn, tạo điều kiện phấn đấu để nhà trường đạt chuẩn quốc gia theo lộ trình.

2. Khó khăn:

Một bộ phận CMHS còn nghèo, thường xuyên làm ăn xa nên học sinh nghỉ dài ngày ảnh hưởng chất lượng học tập.

Chỉ tiêu thu BHYT đạt 100% là quá cao so với đời sống kinh tế của gia đình học sinh trên địa bàn.

- Tên sáng kiến: Một vài biện pháp chỉ đạo phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

- Lĩnh vực: Quản lý.

docx 29 trang minhlee 06/03/2023 5880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một vài biện pháp chỉ đạo phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" - Năm học 2018-2019 - Võ Kim Điền", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_vai_bien_phap_chi_dao_phong_trao_thi_dua_xay_dung_t.docx

Nội dung text: SKKN Một vài biện pháp chỉ đạo phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" - Năm học 2018-2019 - Võ Kim Điền

  1. công việc thường xuyên và luôn luôn mới mẽ đối với người Hiệu trưởng trong tình hình hiện nay. IV- Hiệu quả đạt được: Những điểm khác biệt trước và sau khi áp dụng sáng kiến; Lợi ích thu được khi sáng kiến áp dụng: (số liệu cụ thể kèm theo căn cứ, cơ sở để xác định, đánh giá). 1. Những điểm khác biệt trước và sau khi áp dụng sáng kiến. a. Trước khi áp dụng sáng kiến. Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được triển khai từ năm học 2008-2009 và được đánh giá tổng kết sau 5 năm thực hiện ở năm học 2012-2013. Năm học 2018-2019 là năm tiếp tục thực hiện sáng tạo các nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. So sánh kết quả trước và sau khi thực hiện đề tài thì cho thấy: Nhà trường vẫn giữ vững kết quả đã đạt được theo 5 nội dung của phong trào thi đua. Chúng ta biết rằng giáo dục là một quá trình tác động qua lại, là quá trình hoạt động và giao lưu trong các mối quan hệ xã hội đa dạng, được tổ chức có mục đích có kế hoạch của các nhà giáo dục và người được giáo dục để hình thành nhân cách hoàn thiện trong nhà trường xã hội chủ nghĩa không những dạy “chữ” mà còn dạy “người”. Trong công cuộc đổi mới hiện nay của đất nước ta, khi yếu tố con người được coi trọng về tiềm năng trí tuệ cùng với sức mạnh tinh thần. Nhân cách của con người càng được đề cao và phát huy mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực xã hội. Thực tế hiện nay ngành giáo dục đào tạo đã được nhà nước quan tâm đưa lên quốc sách hàng đầu thì việc dạy chữ nói chung và việc rèn kĩ năng sống nói riêng là vấn đề đặc biệt quan trọng. Một nhà hiền triết đã nói “khoa học mà không có hành vi đạo đức thì chỉ là sự tàn rụi của linh hồn” mà hành vi đạo đức đó chính là kĩ năng sống của học sinh vì vậy việc thực hiện rèn kĩ năng sống cho học sinh là cần thiết biết bao. Trẻ em trong lứa tuổi tiểu học rất hồn nhiên ngây thơ trong trắng. Vốn kiến thức, vốn kinh nghiệm sống của các em mới có rất ít. Vì vậy muốn đạt được mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện của nhà trường, các thầy cô giáo cần phải kiên trì, nhiệt tình, có tâm huyết với nghề, bên cạnh kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, người giáo viên phải có vốn kiến thức tâm lý học, hiểu được tâm sinh lý của trẻ. Từ đó sẽ tìm ra được những phương pháp hiệu quả để giáo dục trẻ. Việc dạy “chữ” cần luôn song hành với việc dạy “làm người”, và phải được xuất phát ngay từ những tình huống, những việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống thực tế của học sinh. Ngay trong những giờ học ngoài việc đảm bảo mục tiêu kiến thức kĩ năng của bài, giáo viên cần chú ý đến rèn kĩ năng sống cho học sinh. Học sinh được rèn kĩ năng sống qua nội dung kiến thức của bài, qua lĩnh hội kiến thức pháp luật, qua tham gia các hoạt động học tập trong lớp, hoạt động ngoài giờ do giáo viên tổ chức. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động của học sinh là giúp học sinh có nhiều cơ hội để rèn kĩ năng sống. Học sinh được học tập sinh hoạt vui chơi, rèn luyện trong môi trường gia đình, nhà trường, xã hội; vì vậy cần thực hiện tốt gắn kết 3 môi trường để giáo dục học sinh. Phối kết hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể để giúp đỡ, tư vấn, tạo điều kiện cho học sinh tích lũy có thêm kĩ năng sống và rèn kĩ năng sống được tốt hơn. b. Sau khi áp dụng sáng kiến. b.1. Kết quả trên học sinh: Võ Kim Điền TH B Long An Trang 21
  2. - Các bậc cha mẹ đã có thói quen liên kết phối hợp chặt chẽ với cô giáo trong việc dạy trẻ các kỹ năng sống, trao đổi với giáo viên bằng nhiều hình thức thông qua sổ liên lạc, bảng đánh giá học sinh ở lớp; - Giao tiếp giữa cha mẹ và con cái tốt hơn, đa số cha mẹ dịu dàng, ít la mắng học sinh, thay đổi trong cách rèn kỹ năng cho các em, phân việc cho các em, không cung phụng thái quá - Cha mẹ cảm thấy mãn nguyện với thành công của học sinh, tin tưởng vào kết quả giáo dục của nhà trường, không chê bai chỉ trích cô giáo ngược lại cha mẹ thông cảm, chia sẻ những khó khăn của cô giáo, cung cấp vật liệu, phụ giúp giáo viên trang trí lớp và các hoạt động khác. b.3. Về phía giáo viên và nhà trường Năm học 2018 – 2019 là năm học tiếp tục thực hiện sáng tạo phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, do vậy nhà trường đã phát huy dân chủ, huy động sức mạnh tổng hợp của xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, tạo môi trường giáo dục khuyến khích học tập và dạy học hiệu quả, thực hiện giáo dục toàn diện, đặc biệt nhấn mạnh giáo dục nhân cách văn hoá Việt Nam và coi các em học sinh chính là những người giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá lịch sử Việt Nam cho cộng đồng xã hội. Cô giáo chịu khó gần gũi chuyện trò với học sinh, trả lời những câu hỏi của các em, không la mắng, giải quyết hợp lý, công bằng với mọi tình huống xảy ra giữa các em học sinh trong lớp. Trong giảng dạy, chú ý đến hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm nhiều hơn, giáo viên đã chú tâm đến việc đổi mới phương pháp dạy học tích cực như áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột”, phương pháp dạy học mới VNEN Mạnh dạn, tự tin điều khiển các cuộc họp phụ huynh học sinh, biết tự chuẩn bị, phối hợp chặt chẽ, trao đổi thường xuyên với cha mẹ các em. Hiệu quả lớn nhất là nhà trường đã huy động được sự tham gia của cha mẹ các em, của các tổ chức, các lực lượng xã hội trong việc giáo dục văn hóa, truyền thống cho học sinh, đồng thời đây là những cơ hội vàng dạy trẻ kỹ năng sống. Kinh nghiệm trên đã áp dụng rộng rãi ở tất cả các lớp trong khối 4 được các đồng nghiệp đồng tình ủng hộ. Học sinh trong khối ngoan hơn, tự giác chủ động, mạnh dạn hơn, đã thể hiện được cách xử lí trong ứng xử khá phù hợp. 2. Lợi ích thu được khi sáng kiến áp dụng: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một việc làm đúng đắn, phù hợp với xu thế giáo dục trên thế giới, nhưng có những khó khăn, phức tạp đòi hỏi sự kiên trì, sáng tạo của toàn Ngành giáo dục và của Hiệu trưởng. Phong trào này có tính rộng rãi nên nhà trường đã làm tốt công tác tuyên truyền, tạo được sự ủng hộ của chính quyền, đoàn thể, phụ huynh và nhất là đội ngũ giáo viên, học sinh trong nhà trường tham gia. Rèn kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động, để học sinh tự cảm nhận, đánh giá, nhận xét qua các hành vi và từ đó hình thành các kỹ năng; thực hiện sự phối hợp trong và ngoài nhà trường làm tốt công tác xã hội hoá trong việc rèn kỹ năng sống cho học sinh. Giáo dục kỹ năng sống trong trường học góp phần rèn luyện, hình thành cho học sinh sống có trách nhiệm hơn và biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp, ứng phó với các sức ép, thách thức trong cuộc sống. Võ Kim Điền TH B Long An Trang 23
  3. Người lớn phải là tấm gương sáng, yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng với trẻ và đảm bảo an toàn cho trẻ. Giáo viên phải là người thầy mẫu mực, là “khuôn vàng thước ngọc” cho học sinh noi theo. Việc học của trẻ nếu luôn được người lớn khuyến khích, chia sẻ thì trẻ sẽ tự tin vào năng lực của bản thân và chúng thường hy vọng vào tương lai nhiều hơn. Nhân cách ý chí tình cảm của trẻ được hình thành thông qua chơi, chơi để lớn lên. Vì thế, người lớn cần tạo cơ hội để trẻ chơi, từ đó giúp trẻ tìm ra nhiều cách học khác nhau, những kinh nghiệm trẻ nhận được trong các trò chơi là nền tảng tạo nên sự hăng hái học tập lâu dài ở trẻ, bởi trẻ nhận ra rằng, học vừa vui mà vừa có ý nghĩa. Đồng thời, khi trẻ tham gia vào trò chơi, trẻ cần biết lập kế hoạch chơi, kế hoạch làm việc sáng tạo với các cách chơi và cố gắng đạt mục đích đây chính là những kỹ năng cơ bản để sống và làm việc sau này. Thường xuyên chỉ ra cái mới mà người lớn cũng tìm tòi một cách hăng hái bằng nhiều cách, hãy trao đổi với các em về những thông tin mà cô giáo, cha mẹ mới tìm thấy để các em thấy rằng học lúc nào cũng vừa vui, vừa thử thách. Tham gia vào việc giáo dục của con cái không nên để tốn quá nhiều thời gian và cũng không cần tốn sức tập luyện, cha mẹ chỉ tốn ít thời gian khi cho các em thấy cha mẹ rất coi trọng giá trị của việc giáo dục. 2.2. Một số điều người lớn cần tránh khi dạy trẻ kỹ năng sống: Không hạ thấp các em: Cứ mỗi lần chúng ta nói những lời hạ thấp khả năng các em là chúng ta đã phá vỡ những suy nghĩ tích cực về chính bản thân của học sinh. Không nên tạo cho các em thói quen kiêu ngạo nhưng cũng không nên nói những lời không hay đối với trẻ. Không doạ nạt: Người lớn cần nhớ rằng mỗi lần chúng ta doạ nạt là chúng ta đã làm cho trẻ sợ hãi và căm giận người lớn. Sự đe doạ hoàn toàn có hại cho đứa trẻ và sẽ không giúp cho hành vi của các em tốt hơn. Không bắt các em hứa hẹn: Vì sự hứa hẹn hoặc doạ nạt không có ý nghĩa đối với em vì nếu các em cảm nhận được và cắn rứt vì không làm tròn lời hứa thì ở các em sẽ phát triển cảm giác hối lỗi. Không bao bọc các em một cách thái quá sẽ làm các em yếu đuối: Cha mẹ thường không đánh giá đúng khả năng của các em cho rằng các em còn nhỏ sẽ không làm được một điều gì cả. Sự bảo bọc thái quá sẽ dẫn các em đến ý nghĩ rằng bản thân các em không thể làm điều gì nên thân. Hãy nhớ: đừng bao giờ làm những gì mà trẻ có thể làm được. Không nên yêu cầu các em phục tùng theo ý người lớn ngay lập tức vì sự phục tùng một cách thái quá không có sự thoả thuận giữa các bên không tạo điều kiện phát triển tính tự lập ở các em. Không yêu cầu những điều không phù hợp với các em vì những yêu cầu ở các em phải thực hiện một hành vi chín chắn mà các em chưa có khả năng hoặc các em phải làm các yêu cầu không mang tính thống nhất và liên tục trong việc cho phép hoặc cấm đoán sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển nhận thức của học sinh. 3. Kiến nghị, đề xuất: 3.1. Về phía nhà trường: Theo phương châm giáo dục hiện nay là: “Học để biết, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” nên: Nhà trường luôn phát động phong trào này hơn nữa dưới nhiều hình thức với mong muốn nhà trường là cái nôi thứ Võ Kim Điền TH B Long An Trang 25
  4. TÀI LIỆU THAM KHẢO Trong quá trình thực hiện báo cáo sáng kiến, tôi đã tham khảo một số tài liệu sau: - “Cẩm nang xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của các tác giả” PGS.TS Đặng Quốc Bảo, TS Nguyễn Thị Bẩy, ThS Bùi Ngọc Điệp,ThS Bùi Đức Thiệp, TS Ngô Thị Tuyên – Nhà xuất bản Giaó dục Việt Nam năm 2009. - Sách GDCD lớp 6 của NXB Giáo Dục - Báo Thanh niên - Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh của NXB Giáo Dục. - Giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam. Tác giả: Nguyễn Thị Kim Oanh. - Cẩm nang hoạt động Đội của NXB Giáo Dục - Các văn bản của Bộ GD&ĐT: + Chỉ thị số 40/2008/CT-BGD&ĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013. + Kế hoạch 307/KH- BGD&ĐT, ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông năm học 2008 – 2009 và giai đoạn 2008 – 2013. + Kế hoạch liên ngành 7575/KHLN/BGD-ĐT–BVHTTDL/TƯĐTN ngày 19/8/2008 giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch, Trung ương Đoàn TNCSHCM về triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Võ Kim Điền TH B Long An Trang 27
  5. IV- Hiệu quả đạt được: 1. Những điểm khác biệt trước và sau khi áp dụng sáng kiến Trang a. Trước khi áp dụng sáng kiến Trang b. Sau khi áp dụng sáng kiến Trang b.1. Kết quả trên học sinh Trang b.2. Kết quả từ phía các bậc cha mẹ Trang b.3. Về phía giáo viên và nhà trường Trang 2. Lợi ích thu được khi sáng kiến áp dụng Trang V- Mức độ ảnh hưởng: Trang VI- Kết luận 1. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Trang 24 2. Bài học kinh nghiệm Trang 24 2.1. Một số điều người lớn cần làm để các em học tập rèn luyện kỹ năng sống Trang 24 2.2. Một số điều người lớn cần tránh khi dạy trẻ kỹ năng sốngTrang 25 3. Kiến nghị, đề xuất Trang 25 3.1. Về phía nhà trường Trang 25 3.2. Về phía phụ huynh Trang 25 Tài liệu tham khảo Trang 27 Võ Kim Điền TH B Long An Trang 29