SKKN Một số phương pháp giúp học sinh làm bài tập trắc nghiệm môn Hóa học - Trường THCS Định Mỹ

* Thuận lợi: 

     - Hoá học là bộ môn khoa học thực nghiệm đi nghiên cứu các chất và sự biến đổi của các chất.

     - Hoá học có thể giải thích được các hiện tượng trong tự nhiên cũng như trong đời sống.

     - Thông qua các thí nghiệm trong các bài học đặc biệt là trong các bài tập thực hành, trắc nghiệm, nhận biết đã khích lệ tính tò mò, ham hiểu biết của các em, từ đó làm cho các em thêm yêu và thích bộ môn học này.

     - Được sự hậu thuẫn của các đồng nghiệp trong nhà trường nên phần nào cũng là động lực cho tôi nghiên cứu đề tài. Đồng với sự tham gia nhiệt tình của các em hoc sinh trong đối tượng tôi nghiên cứu làm nên sự thành công của đề tài. 

     * Khó khăn:

     Bên cạnh những thuận lợi trên thì khi nghiên cứu đề tài để áp dụng một cách rộng rãi thì tôi thấy còn một số những khó khăn sau:

     - Một khó khăn đầu tiên mà tôi gặp phải đó là kỹ năng giải bài tập hoá học của học sinh nói chung và giải bài tập trắc nghiệm nói riêng còn rất yếu và gần như tư duy để giải nhanh các bài tập dạng trắc nghiệm của học sinh chưa có.

     - Một khó khăn nữa cũng không kém phần quan trọng là các giáo trình bài tập còn thiếu, đặc biệt là giáo trình bài tập rèn luyện tư duy giải bài tập trắc nghiệm có chăng cũng chỉ là mang tính chất lồng nghép với một số dạng bài tập khác mà nó chưa được trình bày riêng chưa có được phương pháp cụ thể cho nên khi học sinh nghiên cứu dạng bài tập này còn gặp rất nhiều khó khăn.

           Để hoàn thiện vấn đề này tôi mạnh dạn đưa ra một số phương pháp giải bài tập trắc nghiệm mang tính tư duy nhằm đáp ứng được cách ra đề thi trắc nghiệm như hiện nay.

     * Tên sáng kiến/đề tài giải pháp: “Một số phương pháp giúp học sinh làm bài tập trắc nghiệm môn Hóa học”.

     * Lĩnh vực: Hóa 8 - 9

doc 15 trang minhlee 07/03/2023 3040
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số phương pháp giúp học sinh làm bài tập trắc nghiệm môn Hóa học - Trường THCS Định Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_phuong_phap_giup_hoc_sinh_lam_bai_tap_trac_nghie.doc

Nội dung text: SKKN Một số phương pháp giúp học sinh làm bài tập trắc nghiệm môn Hóa học - Trường THCS Định Mỹ

  1. môn khoa học khác không có được từ đó giúp con người hiểu thêm đời sống thực tế. Hơn thế nữa với sự phát triển của khoa học kỹ thuật như hiện nay thì ngành Hoá Học nói chung đóng góp và giữ một vị trí hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế. Chính vì vai trò và vị trí của bộ môn khoa học Hoá Học như vậy cho nên việc đề ra phương pháp học bộ môn này mới là một vấn đề khó đối với học sinh. Vậy thì để học tốt bộ môn khoa học này thì cần phải trả lời được những câu hỏi sau: Học để làm gì? Đó là mục đích. Học như thế nào? Đó lại là phương pháp. Mặt khác Hoá Học lại là bộ môn khoa học thực nghiệm có nghĩa là học đi đôi với hành. Chính vì thế mà phương pháp là một vấn đề rất quan trọng trong môn học này. Đặc biệt là phương pháp giải bài tập nhận biết, trắc nghiệm trong hoá học lại càng khó khăn tức là để giải quyết được dạng bài tập này đòi hỏi người học cần phải nắm chắc về kiến thức lý thuyết trên cơ sở đó mới hình thành được phương hướng giải quyết bài tập. Ngoài ra còn phải có kỹ năng thực hành thí nghiệm và tư duy giải nhanh các bài tập loại trắc nghiệm đây là một phần không thể thiếu trong dạng bài tập nhận biết và bài tập trắc nghiệm. Hoá Học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng, đó là môn khoa học thực nghiệm. Hóa học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Hoá học đóng góp một phần rất quan trọng vào việc giải thích các hiện tượng trong thực tế, giúp cho mỗi chúng ta có ý thức hơn về các lĩnh vực mà Hoá học đề cập tới. Trong giảng dạy hoá học, nếu ta lồng ghép được các hiện tượng xảy ra trong thực tế và những bài tập về giải thích hiện tượng thì sẽ làm cho bài học trở lên sinh động hơn, gây hứng thú và sức thu hút với học sinh. Có như thế, chất lượng dạy học mới được nâng lên và đạt hiệu quả cao. Các xu hướng xây dựng bài tập Hoá học hiên nay là: - Loại bỏ những bỏ bài tập có nội dung hoá học nghèo nàn nhưng lại cần đến những thuật toán phức tạp để giải (Hệ nhiều ẩn, nhiều phương trình, bất phương trình, phương trình bậc hai, cấp số cộng, cấp số nhân ). - Loại bỏ những bài tập có nội dung lắt léo, giả định, rắc rối, phức tạp, xa rời hoặc phi thực tiễn hoá học. - Tăng cường sử dụng bài tập thực nghiệm. - Tăng cường sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan. - Xây dựng bài tập về các hiện tượng thực tế và các bài tập về bảo vệ môi trường. - Xây dựng bài tập mới để rèn luyện cho học sinh năng lực phát triển vấn đề và giải quyết vấn đề. Một số phương pháp giúp học sinh làm bài tập trắc nghiệm môn Hóa học. 3
  2. logic cho học sinh thông qua dạng bài tập trắc nghiệm lại rất ít có chăng cũng chỉ lồng ghép với các dạng bài tập khác mà không trình bày một cách rõ ràng chuyên biệt cho nên gây nhiều khó khăn đối với học sinh khi nghiên cứu làm dạng bài tập này. Hơn nữa bài tập dạng trắc nghiệm khách quan liên quan rất nhiều đến việc phương pháp học và tư duy của học sinh. Với số tiết như hiện nay cùng với phân phối chương trình thì việc rèn luyện kỹ năng giải bài tập trắc nghiệm là rất khó khăn vì thế mà cần phải có một giáo trình cơ bản trình bày ngắn gọn, rễ hiểu, xúc tích nhằm giúp giáo viên cũng như học sinh có khả năng dễ dàng thực hiện dạng bài tập này. Chính vì thế mà việc đưa ra phương pháp trình bày là một vấn đề khó khăn. Qua quá trình trực tiếp giảng dạy bộ môn Hoá học ở trường THCS tôi thấy rằng việc học sinh học bộ môn này cũng như khi làm dạng bài tập trắc nghiệm khách quan còn là một vấn đề khó khăn đối với các em. Phải chăng các em tập chung cho các môn khác như Văn, Toán vì đây là những môn có liên quan thi vào cấp III hay Hóa học là bộ môn khó học?. Đó cũng chỉ là những câu hỏi mang tính chất dự đoán nhưng trong bất cứ giá nào thì cũng phải tạo cho học sinh những hứng thú trong học tập bộ môn này. Muốn vậy thì người thày phải biết thiết kế, tổ chức một giờ dạy như thế nào cho hợp lý và mang lại hiệu quả cao cho người học đồng thời phải rèn được những kỹ năng trong việc giải các dạng bài tập trong đó bài tập trắc nghiệm khách quan là một ví dụ vì đây không chỉ đơn thuần là trắc nghiệm khách quan mà là rèn luyện cho các em có một tư duy sáng tạo trong quá trình giải bài tập dạng này. Chính vì đặc thù của dạng bài tập này như vậy giáo viên có điều kiện tạo hứng thú cho học sinh, từ đó làm cho học sinh hứng, say mê với bộ môn khoa học này hơn. 3. Nội dung sáng kiến 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu trên đối tượng học sinh lớp 8, 9 của trường THCS 3. 2. Phạm vi nghiên cứu: Các bài dạy trong chương trình hóa học lớp 8, 9 3.3. Một số phương pháp giải bài tập trắc nghiệm: Để hướng dẫn học sinh giải nhanh bài tập trắc nghiệm theo tôi cần có những vấn đề cần chú ý sau đây: Một số phương pháp giúp học sinh làm bài tập trắc nghiệm môn Hóa học. 5
  3. - Tôi xin trình bày theo 2 cách để thấy rõ được vai trò của phương pháp đường chéo. * Cách 1: Theo phương pháp đại số. 60.20% - Khối lượng của NaOH có trong 60(g) dd NaOH 20% là: 12(g) 100% 40.15% - Khối lượng của NaOH có trong 40(g) dd NaOH 15% là: 6(g) 100% - Khối lượng chất tan sau khi trộn là: 12 + 6 = 18(g) - Khối lượng dung dịch sau khi trộn là: 60 + 40 = 100(g) - Nồng độ % của đ dịch sau khi trộn là: Áp dụng công thức m C% ct .100% m dd 18 Thay số ta có: C% .100% 18%. 100 Vậy chọn đáp án B. * Cách 2: Áp dụng theo phương pháp đường chéo ta có. 20% 20% - C C m dd C C 60 C 15% 15% C - 15% 1 2 m C C 40 20% C dd2 1 60(20% - C) = 40(C - 15%) C = 18% Ví dụ 2: Cần pha bao nhiêu gam dd NaCl 20% vào 400(g) dd NaCl 15% để được dung dịch NaCl 16%. A. 100 B. 150 C. 200 D. 250 * Cách 1: Theo phương pháp đại số. - Gọi a (g) (a>0) là số gam dd NaCl cần pha. a.20% - Khối lượng NaCl có trong a(g) dd NaCl 20% là: 0,2a(g) 100% 400.15% - Khối lượng NaCl có trong 400(g) dd NaCl 15%% là: 60(g) 100% - Khối lượng chất tan sau khi trộn 2 dung dịch là: (0,2a + 60)(g) - Khối lượng dung dịch sau khi trộn 2 dung dịch là: (a + 400) (g) Một số phương pháp giúp học sinh làm bài tập trắc nghiệm môn Hóa học. 7
  4. - Nếu áp dụng theo phương pháp bảo toàn nguyên tử thì sẽ đơn giản và ngắn hơn rất nhiều: t0 Phương trình: FeO + CO  Fe + CO2(1) t0 Fe2O3 + 3CO  2Fe + 3CO2(2) - Theo phương trình 1 và 2 ta thấy số nguyên tử O có trong CO bằng số nguyê tử O có trong 2 ôxit sắt. Vì thế khối lượng của ôxi trong 2 oxit sắt được tính như sau: - Bài ra có số mol của CO là: 0,2(mol). Khối lượng của ôxi là: 0,2.16 = 3,2 - Do số nguyên tử O trong oxit sắt bằng số nguyên tử trong oxi nên khối lượng cũng bằng nhau và bằng 3,2(g). - Khối lượng sắt thu được là: 17,6 - 3,2 = 14,4(g) Vậy chọn đáp án C Ví dụ 2: Để khử hoàn toàn 3,04g hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 cần 0,05(mol)H2. Mặt khác hoà tan hoàn toàn 3,04g hỗn hợp X trong dung dịch H 2SO4 đặc thu được thể tích SO2(Sản phẩm khử duy nhất) ở đktc là: A. 448ml B. 224ml C. 336ml D. 112ml. Giải: Thực chất phản ứng khử các oxit sắt trên là: t0 H2 + O  H2O. 0,05mol 0,05mol. Đặt số mol của hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 lần lượt là x, y, z ta có: nO = x + 4y + 3z = 0,05 mol (1) 3,04 0,05.16  n 0,04(mol) Fe 56 x + 3y + 2z = 0,04 mol (2) Từ (1) và (2) ta có: x + y = 0,02 Mặt khác: 2FeO + 4H2SO4  Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O x x/2 2Fe3O4 10H2SO4  3Fe2(SO4)3 + SO2 + 10H2O y y/2 x y 0,2 Tængsè n SO 0,1(mol) 2 2 2 VËy V 0,1.22,4 224ml SO2 Một số phương pháp giúp học sinh làm bài tập trắc nghiệm môn Hóa học. 9
  5. t0 Phương trình: FeO + CO  Fe + CO2 (1) t0 Fe2O3 + 3CO  2Fe + 3CO2 (2) t0 Fe3O4 + 4CO  3Fe + 4CO2 (3) - Bài ra số mol của khí CO là: 0,1 (mol). Khối lượng của CO là: 0,1.28 = 2,8g - Theo phương trình 1, 2, 3 ta thấy tổng số mol của CO bằng tổng số mol của CO 2 ta có số mol của CO2 là 0,1 (mol). Khối lượng của CO2: 0,1.44 = 4,4g - Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: m m hh chất ban đầu + mCO = mFe + CO2 6,64 + 2,8 = mFe + 4,4  khối lượng sắt thu được là: mFe = 5,04g  Chọn đáp án B Ví dụ 2: Cho một luồng khí CO dư đi qua ống sứ chứa 5,64 gam hỗn hợp gồm: Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 (đun nóng). Sau khi phản ứng xẩy ra hoàn toàn, khí đi ra dẫn vào dụng dịch Ca(OH)2 dư thu được 8 gam kết tủa. Khối lượng của sắt thu được là: A. 4,36 gam B. 4,63 gam C. 3,46 gam D. 3,64 gam Giải: t0 Phương trình: FeO + CO  Fe + CO2 (1) t0 Fe2O3 + 3CO  2Fe + 3CO2 (2) t0 Fe3O4 + 4CO  3Fe + 4CO2 (3) CO2 + Ca(OH)2  CaCO3 + 2H2O (4) - Số mol của CaCO3 là: 0,8 (mol) - Theo phương trình (4) số mol CO2 = số mol của CaCO3 = 0,08 (mol) - Theo phương trình 1, 2, 3 ta thấy tổng số mol của CO bằng tổng số mol của CO 2 ta có số mol của CO2 là 0,8 (mol). Khối lượng của CO2: 0,08.44 = 3,52g - Khối lượng của khí CO là: 0,08.28 = 2,24g - Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: m m hh chất ban đầu + mCO = mFe + CO2 5,64 + 2,24 = mFe + 3,52  khối lượng sắt thu được là: mFe = 4,36g  Chọn đáp án A Một số phương pháp giúp học sinh làm bài tập trắc nghiệm môn Hóa học. 11
  6. năng thực hành của các em rất thuần thục từ đó thúc đẩy được sự ham học hỏi của các em hơn. Ngoài những phương pháp chủ yếu trên tôi còn sử dụng một số phương pháp khác để phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài như: Phương pháp nghiên cứu lí thuyết, Phương pháp đàm thoại, Phương pháp trao đổi hỏi ý kiến. Tuy nhiên ở mỗi một phương pháp nó lại có những thuận lợi và có những khó khăn nhất định trong qúa tình thu thập thông tin và các dữ liệu để nghiên cứu đề tài. IV. Hiệu quả đạt được: - Trước khi áp dụng đề tài thì tôi thấy răng mỗi khi ra đề kiểm tra với những câu hỏi trắc nghiệm đòi hỏi học sinh phải nhanh để trách mất thời gian thì học sinh lại rất lúng túng khi tìm được ra kết quả thì thời gian dành cho bài tự luận cũng không còn nhiều. Chính vì thế mà các em thường thiếu hụt thời gian mặc dù đề ra không phải là quá dài. Khi hướng dẫn các em một số phương pháp có thể giải nhanh được các bài tập thì mỗi khi có bài tập trắc nghiệm trong bài kiểm tra thì không còn là những nỗi lo cho các em đặc biệt là về mặt thời gian. Đồng thời cũng là điều kiện để rèn luyện khả năng tư duy cho học sinh khi giải các bài tập hoá học. - Có thể nói rằng việc áp dụng những phương pháp giải được nhanh các bài tập trong hoá học là rất quan trọng đặc biệt là dạng đề thi như hiện nay thì trắc nghiệm chiếm tới 40% . Mà bài tập trắc nghiệm có nhiều bài cũng cần phải giải thì mới tìm được kết quả. - Với kết quả khá khả quan tôi nghĩ rằng việc triển khai đề tài này không có gì là khó mà còn giúp học sinh khá nhiều trong việc rèn luyện tư duy cho học sinh và phát huy tính sáng tạo cho các em khi giải các dạng bài toán hoá học. Đặc biệt đối với những đồng chí giáo viên ôn thi đội tuyển thì việc áp dụng những phương pháp này là rất hữu ích và mang lại kết quả khá cao. V. Mức độ ảnh hưởng: Nếu đề tài này được áp dụng và giáo viên hướng dẫn học sinh một cách chi tiết thì nó sẽ góp phần rất lớn vào việc nâng cao chất lượng dạy học đặc biệt là dạy học theo phương pháp mới “ Lấy người học làm trung tâm”. Giáo viên không phải chủ động truyền đạt kiến thức mà chỉ giữ vài trò chỉ đạo học sinh giải quyết các tình huống, tức là học sinh tự tìm tòi, khám phá để chiếm lĩnh kiếm thức, đồng Một số phương pháp giúp học sinh làm bài tập trắc nghiệm môn Hóa học. 13
  7. Trong quá trình thực hiện đề tài chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót rất mong các em học sinh đặc biệt là các đồng nghiệp tham gia ý kiến đóng góp nhằm giúp tôi bổ xung thêm để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật. Một số phương pháp giúp học sinh làm bài tập trắc nghiệm môn Hóa học. 15