SKKN Một số phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Lớp 4 - Năm học 2016-2017 - Lê Minh Trung

Trường Tiểu học B Long An nằm ven theo bờ sông Kênh Xáng. Trường được xây dựng mới trên mặt bằng rộng cặp theo lộ giao thông Long An - Châu Phong, tọa lạc trên tuyến dân cư thuộc Ấp Long Hòa, xã Long An, từ đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học tập.

    1. Thuận lợi:

    a). Giáo viên :

           - Đội ngũ giáo viên an tâm công tác, có nhiều cố gắng thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học. Giáo viên đứng lớp đều đạt trên chuẩn.

           - Chấp hành kĩ luật tốt, đoàn kết giúp nhau trong công tác.

           - Được sự đồng tình ủng hộ của cha mẹ học sinh cùng giáo viên chăm lo giáo dục.

   b). Học sinh :

           - Đa số học sinh nằm trong địa bàn nên đảm bảo về giờ giấc.

           - Phụ huynh học sinh rất quan tâm đến việc học của con mình.

   2 Khó khăn:

    a). Giáo viên :

           - Trình độ chuyên môn không đồng đều dẫn đến hiệu quả giảng dạy chưa cao.

           - Một vài giáo viên chưa nhiệt tình trong công tác dẫn đến hiệu quả giáo dục chưa cao.

    b). Học sinh :

           - Một số học sinh gia đình chưa quan tâm nên việc kết hợp giáo dục chưa đạt hiệu quả cao.

           - Còn một số học sinh gia đình nghèo thường nghỉ học theo cha mẹ làm thuê ảnh hưởng đến chất lượng học tập.

           - Một số em còn chưa hoàn thành môn học, việc phụ đạo học sinh còn khó khăn do trí nhớ của các em  hay quên.

           - Nhiều học sinh viết chữ không đúng mẫu, khó rèn lại chữ viết.

- Tên sáng kiến: Một số phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 4

- Lĩnh vực: Chuyên môn

doc 15 trang minhlee 06/03/2023 5880
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Lớp 4 - Năm học 2016-2017 - Lê Minh Trung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_ket_qua_thuc_hien_sang_kien_mot_so_phuong_phap_giao_duc.doc

Nội dung text: SKKN Một số phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Lớp 4 - Năm học 2016-2017 - Lê Minh Trung

  1. kiện cho các em mạnh dạn, tự lập, tự khẳng định và phát huy mạnh hơn qua việc học nhóm. Ví dụ: Khi dạy bài: “Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị” môn Luyện từ và câu: Bản thân cho học sinh chuẩn bị những hộp thư: Yêu cầu, đề nghị và tổng kết lại vào cuối tiết. Em nào nêu được nhiều câu yêu cầu, đề nghị lịch sự nhất sẽ được tuyên dương. Không những vậy bản thân tổ chức cho các em trao đổi : “Theo em, như thế nào là lịch sự khi yêu cầu, đề nghị?” “Em đã lịch sự khi yêu cầu đề nghị chưa?” qua đó các em sẽ bộc lộ những suy nghĩ của mình. Rèn kĩ năng sống có hiệu quả còn được bản thân vận dụng khá nhiều trong trong các môn học thông qua xử lí tình huống hay các trò chơi học tập có nội dung gần gũi với cuộc sống hằng ngày của các em. Ví dụ: Trong môn Khoa học. Ở bài: "Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?” bản thân cho học sinh thảo luận nhóm, chơi trò chơi “đi chợ” và lên thực đơn cho các bữa ăn trong một ngày: Sáng, trưa, tối dưới sự trợ giúp của giáo viên. Sau khi học sinh nhận xem thực đơn của nhau, học sinh sẽ khắc sâu kiến thức về một bữa ăn đầy đủ cần đảm bảo các chất. Các em làm việc tích cực, vui vẻ, tự mỗi em nói được tiếng nói, suy nghĩ của mình với bạn bè, với thầy cô một cách tự tin, mạnh dạn. Việc rèn luyện các kĩ năng này đã tạo ra được thói quen tốt cho bản thân mỗi em, các em tham gia một cách chủ động tích cực vào quá trình học tập, tạo điều kiện cho các em chia sẻ những kinh nghiệm, ý kiến hay để giải quyết một vấn đề nào đó. Hiệu quả đào tạo kĩ năng sống không đo đếm được bằng những con số chính xác nhưng được thể hiện bằng những biểu hiện cụ thể: các em có ý thức, thái độ khác với mọi người trong gia đình; luôn hoà đồng với bạn bè; tự tin khi nói năng, đó chính là hiệu quả từ đào tạo kĩ năng sống. Việc sinh hoạt theo nhóm tạo môi trường làm việc thân thiện, giúp các em cải thiện hành vi giao tiếp thông qua các hoạt động trao đổi diễn ra thường xuyên. Các em trở nên thân thiện, từ đó giúp bầu không khí học tập, lao động trở nên sôi động hơn. Tham gia sinh hoạt theo nhóm giúp các em học sinh hưng phấn hơn trong học tập và tạo nên cách ứng xử hợp lý trong mọi tình huống. Khi sinh hoạt nhóm phải luôn đưa ra nhiều tình huống tạo sự phát triển tư duy cho các em. Đó cũng là cách tạo sự gần gũi giữa các em với nhau. Ngoài ra, bản thân cũng chú ý rèn luyện sức khoẻ và ý thức bảo vệ sức khoẻ, kĩ năng phòng chống tai nạn giao thông và các thương tích khác qua các môn học: Ai cũng biết rằng sức khỏe là tài sản vô cùng quý báu của mỗi con người. Học tập tốt, đạo đức tốt là những điều học sinh phải đạt được thì rèn luyện sức khỏe tốt cho học sinh là điều phải được đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên có được một sức khỏe tốt và bảo vệ được nó thì thật không dễ. Dù vậy không có nghĩa là không làm được, nhiều khi sức khỏe của các em phụ thuộc vào những điều rất giản dị. Đó chính là giáo dục một lối sống khoa học. Bản thân rèn luyện sức khoẻ cho các em qua các tiết sau: Ở môn Khoa học: Chương “Con người và sức khỏe” các bài: “Con người cần gì để sống? Vai trò của các chất dinh dưỡng có trong thức ăn; Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng; Phòng bệnh béo phì; Phòng tránh tai nạn đuối nước; ” giáo dục các em hiểu rằng ăn uống đủ chất và hợp lí giúp cho chúng ta 7
  2. tốt các phong trào. ( Nhiều bạn “Nhặt được của rơi đem trả người đánh mất” và được tuyên dương trước cờ, ). Giáo viên cần tạo các tình huống chơi trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của các em. Vì đối với học sinh bậc học tiểu học trò chơi có một vai trò rất quan trọng trong việc rèn kĩ năng sống cho các em. Các em lớn lên, học hành và khám phá thông qua trò chơi. Các hành động chơi đòi hỏi các em phải suy nghĩ, giải quyết các vấn đề, thực hành các ý tưởng. Không những thế, bản thân còn khuyến khích các em cùng chia sẻ những cảm nhận, những suy nghĩ, những quan sát của mình với thầy với bạn một cách thoải mái, tự nhiên không gò bó, áp đặt. Hoặc ở những giờ sinh hoạt lớp, giờ ra chơi bản thân cùng các em tham gia những trò chơi dân gian, trò chơi giúp các em phát triển trí tuệ (Cờ vua, ô ăn quan), Ngoài ra, Giáo viên cần tranh thủ đọc sách cho các em nghe trong mọi tình huống như những lúc sinh hoạt đầu giờ, hoặc đọc sách các em nghe trong giờ sinh hoạt lớp.Tăng cường kể cho các em nghe các câu chuyện cổ tích, câu chuyện trong bài tập đọc, bài thơ, để qua đó rèn luyện đạo đức cho các em, giúp các em hoàn thiện mình, dạy các em yêu thương bạn bè, yêu thương con người. Tạo hứng thú cho các em qua các truyện bằng tranh tùy theo lứa tuổi, gợi mở tính tò mò, ham học hỏi, phát triển khả năng thấu hiểu ở trẻ. Ví dụ: Khi dạy bài Tập đọc “Chuyện cổ tích về loài người” – Tiếng Việt lớp 4 (tập 2). Giáo viên đặt những câu hỏi gợi mở như: Trong “câu chuyện cổ tích” này, ai là người được sinh ra đầu tiên? Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay mặt trời? Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay người mẹ? Bố giúp trẻ những gì? Thầy giáo giúp trẻ những gì? . Bên cạnh đó, để rèn kĩ năng tự phục vụ, biết lao động vừa sức, biết trang trí lớp học xanh - sạch - đẹp, giúp các em yêu trường, yêu lớp hơn, bản thân đã hướng dẫn các em vệ sinh lớp sạch sẽ, chăm sóc cây xanh của nhóm, lớp và nhà trường hàng ngày. *Biện pháp 4: Động viên, khen thưởng Một điều không thể thiếu để tạo sự hưng phấn, vui vẻ, phấn khởi, giúp các em có ý thức cao trong việc rèn luyện các kĩ năng bản thân luôn chú ý đến công tác động viên, khuyến khích, giúp đỡ, khen thưởng kịp thời. Để động viên, khuyến khích học sinh thực hiện tốt việc rèn luyện các kĩ năng, ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm học bản thân đưa ra kế hoạch rèn luyện cho các em lớp mình phụ trách. Trao đổi với Ban đại diện cha mẹ học sinh cùng phối hợp và dành một khoảng riêng để khen thưởng kịp thời động viên các em để tạo cho các em có một động cơ tốt trong việc duy trì thực hiện. Bản thân theo dõi hằng ngày, các em có biểu hiện tốt thì ghi vào sổ tay, trong tiết sinh hoạt cuối tuần cho các em bình chọn những bạn thực hiện tốt sẽ được khen thưởng. Vì vậy, các em thi đua nhau “ nói lời hay, làm việc tốt” và cuối tuần nào cũng có rất nhiều em được khen thưởng của lớp. Mỗi học kì, bản thân tổng kết một lần để khen thưởng những em đã đạt nhiều thành tích bằng những phần quà nhỏ. Các em rất vui và hãnh diện khi được nhận những món quà của thầy giáo tặng. Vì thế các em không ngừng thi đua cố 9
  3. Học sinh đọc nội dung bài học, yêu cầu bài. - Gợi ý học sinh nêu các kỹ năng thông qua bài học. Giáo viên cho học sinh nêu các yêu cầu, kỹ năng sau khi đọc trước bài học. - Hướng dẫn học sinh nắm được yêu cầu cần đạt sau bài học, từ đó xác định các kỹ năng cần đạt. Tạo ra hứng thú, cảm xúc, lưu ý đó phải là cảm xúc riêng, thật, phải có sự liên tưởng từ đó xác định những yêu cầu của kỹ năng cần đạt. - Giáo viên phải chuẩn bị các câu hỏi gợi ý hướng dẫn học sinh tự xác định các kỹ năng sống cần đạt. VD: + Bài yêu cầu gì? + Theo em cần phải làm gì để đạt được điều đó? + Trọng tâm bài ở chỗ nào? + Em cần có kỹ năng gì để thực hiện các vấn đề đó? + Sau khi đọc xong bài này em rút ra điều gì? + Em sẽ ứng dụng như thế nào, làm gì trong cuộc sống hằng ngày khi gặp trường hợp như trong bài? - Giáo viên cần chuẩn bị một giáo án lồng ghép thật cẩn thận (có nêu ra cụ thể các kỹ năng học sinh cần đạt sau khi học bài này; các kỹ thuật dạy học sử dụng trong bài dạy; các phương tiện cần thiết phục vụ cho tiết dạy, ) + Mối quan hệ giữa các biện pháp: Như vậy bằng nhiều hình thức khác nhau, bản thân luôn cố gắng rèn cho học sinh những kĩ năng cơ bản có hiệu quả, thể hiện rõ nét ở sự tiến bộ của học sinh trong nhận thức, trong cư xử, đối xử tốt với bạn bè, người lớn và linh hoạt xử lí trong mọi trường hợp. Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua học tập – sinh hoạt ở nhà trường là điều hết sức cần thiết cho tương lai các em. Để đạt được điều đó, giáo viên cần kiên trì, quyết tâm thực hiện từng bước và liên tục trong suốt quá trình giảng dạy. Qua từng tiết dạy, giáo viên hướng dẫn học sinh kĩ năng làm việc theo nhóm: biết cách phân công công việc, lắng nghe ý kiến người khác, tranh luận, biết chấp nhận đúng sai, thống nhất ý kiến, thực hiện đúng ý kiến đã thống nhất, Đây là kĩ năng hết sức cần thiết khi các em trưởng thành, làm việc trong tập thể. Trong sinh hoạt hằng ngày, giáo viên cần chú ý nâng dần kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức cho các em như biết sử dụng đúng các quy tắc: chào hỏi, xin phép, cảm ơn, xin lỗi, yêu cầu Biết cả thông cảm chia sẻ buồn vui với mọi người. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là điều rất cần thiết. Nó trang bị đầy đủ những kĩ năng cho các em để các em có được cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Đồng thời giúp những em có thói quen chưa tốt và hành vi tiêu cực trở thành con ngoan, trò giỏi và là người có ích cho xã hội sau này. IV. Hiệu quả đạt được: 1. Những điểm khác biệt trước và sau khi áp dụng sáng kiến: a. Trước khi áp dụng sáng kiến: Qua thực tế giảng dạy tôi thấy các em còn rụt rè, còn lơ mơ khi xử lý những tình huống của cuộc sống thực, thiếu tự tin trong giao tiếp, thiếu bản lĩnh vượt qua 11
  4. Trong từng tiết dạy giáo viên xác định khối lượng kiến thức cần giáo dục cho học sinh thông qua mục đích, yêu cầu của bài dạy. Khi giảng dạy lựa chọn nhiều phương pháp phù hợp, vận dụng việc đổi mới phương pháp trong giảng dạy đó là lấy học sinh làm trung tâm, khơi gợi cho học sinh tính chủ động, tự khám phá và tự tin trong mọi tình huống khi cần xử lí. Qua giáo dục kĩ năng sống cho học sinh giáo viên còn tự rèn luyện và bổ sung thêm kiến thức cho bản thân mình áp dụng vào đời sống thực từ đó tạo mối quan hệ giữa thầy và trò thêm thân thiết *Đối với tổ chuyên môn: Trong công tác giảng dạy giáo viên là người chỉ đạo nhưng lấy học sinh làm trung tâm dạy theo hướng phát huy tính tích cực hóa của học sinh. Giáo viên sử dụng linh hoạt trong sử dụng phương pháp và ứng xử sư phạm để thích ứng với đối tượng và hoàn cảnh là yếu tố quan trọng cho sự thành công của mỗi bài dạy. Phối hợp nhiều phương pháp sẽ giúp cho học sinh không nhàm chán và có hứng thú với môn học. Đặc biệt đối với những học sinh có kĩ năng sống chưa tốt. Giáo viên cần linh hoạt trong phương pháp dạy học sẽ giúp cho mọi học sinh có cơ hội phát huy khả năng sống của mình. Trong giờ học để tạo niềm tin cho các em phấn khởi tham gia tích cực các hoạt động phát triển năng lực nhận thức và tư duy sáng tạo để áp dụng vào đời sống thực * Đối với đơn vị, ngành: Trong mỗi tiết chào cờ đầu tuần cần tuyên dương, khen thưởng những học sinh có kĩ năng sống tốt. Đồng thời các đoàn thể trong và ngoài nhà trường cần hỗ trợ tiếp sức giáo viên chủ nhiệm khi có những học sinh chưa ngoan vi phạm nhiều lần thiếu xử lý những tình huống thực trong đời sống hàng ngày. V. Mức độ ảnh hưởng: a. Khả năng áp dụng giải pháp: Sau khi hoàn thành đề tài này, tôi đã trình bày sáng kiến những việc làm của bản thân để cùng thảo luận với các đồng nghiệp trong tổ chuyên môn. Được sự đồng ý, khuyến khích của Ban giám hiệu và các đoàn thể trong nhà trường, các đồng chí giáo viên lớp 4 đã đưa đề tài của tôi vào thử nghiêm ở lớp mình và đều thu được những kết quả đáng kể. Do vậy, hiện nay, chất lượng thực hiện kĩ năng sống của học sinh lớp 4 trường tôi có rất nhiều tiến bộ. Đề tài này có khả năng áp dụng vào các trường tiểu học trong tỉnh An Giang. b. Những điều kiện cần thiết để áp dụng: *Với giáo viên: - Phải có lòng say mê nghề nghiệp, luôn có ý thức tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo. - Nắm được mục đích, nội dung, phương pháp, yêu cầu cần giáo dục kĩ sống cho học sinh nói chung, của từng bài nói riêng. - Sử dụng linh hoạt, sáng tạo, đổi mới các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Cần tạo ra thói quen tiếp thu phương pháp học sáng tạo và tạo phong trào thi đua giữa các học sinh trong lớp với nhau. 13
  5. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phải đảm bảo các yếu tố: giúp học sinh hiểu biết về thể chất, tinh thần của bản thân mình; có hành vi, thói quen ứng xử có văn hóa, hiểu biết và chấp hành pháp luật, Tuy nhiên, giáo dục kỹ năng sống để đạt hiệu quả đòi hỏi nhiều yếu tố chứ không phải chỉ từ các bài giảng. Nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong các nhà trường chính là các thầy cô giáo. Đối với cộng đồng thì đó là các bậc phụ huynh, ông bà, họ hàng thân thích, những người lớn tuổi, Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật. Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Người viết sáng kiến Lê Minh Trung 15