SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao chất lương hiệu quả công tác giáo viên chủ nhiệm lớp Một - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Được

1. Thuận lợi:

- Cơ sở vật chất là yếu tố quá trình đế tạo nên thắng lợi: lớp học rộng, đủ kích thước, ánh sáng, bàn ghế, (2 em / bộ bàn ghế), đúng quy cách. Học sinh nhìn chung đầy đủ sách học, đồ dùng học tập,sách tham khảo. Đời sống tương đối ổn định, tổ chức được 100% số học sinh học cả 2 buổi/ ngày.

- Nhà trường (Ban giám hiệu, giáo viên) chú ý quan tâm đặc biệt đối với lớp Một.Cha mẹ học sinh nhìn chung nhiệt tình, chăm lo cho con cái được chu đáo hơn.

- Bản thân giáo viên giảng dạy nhiệt tình, cẩn thận kiên trì, tỉ mỉ, chu đáo, tất cả vì học sinh thân yêu.

2. Khó khăn:

* Giáo viên

Tranh ảnh còn hạn chế. Giáo viên còn tự làm thêm đồ dùng dạy học để tạo thêm cho sinh động cho tiết dạy, nên còn mất thời gian đầu tư.

Đèn chiếu, máy tính trang bị trong phòng học chưa có, mỗi lần dạy phải kết nối mất nhiều thời gian.

* Học sinh: 

Trình độ học sinh trong lớp không đồng đều. Bên cạnh những em phát triển học tốt, tiếp thu nhanh vẫn còn một số em chưa hoàn thành về đọc, phát triển chậm về trí nhớ, học trước quên sau, chậm tiến. 

Do đặc trưng vùng miền nên các em chủ yếu phát âm sai: r, d, gi, ch, tr…. 

Đa số cha mẹ làm mướn, con em ở lại với ông, bà chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình, chưa tạo đều kiện tốt kèm cặp con em mình học bài, đọc bài ở nhà.

Tên sáng kiến: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng hiệu quả công tác giáo viên chủ nhiệm lớp Một.

- Lĩnh vực: Chuyên môn

docx 19 trang minhlee 06/03/2023 3920
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao chất lương hiệu quả công tác giáo viên chủ nhiệm lớp Một - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Được", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_hieu_qua_cong_ta.docx

Nội dung text: SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao chất lương hiệu quả công tác giáo viên chủ nhiệm lớp Một - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Được

  1. - Trong líp cã häc sinh ch­a häc tèt, gi¸o viªn liªn hÖ víi phô huynh häc sinh hoÆc ®Õn nhà t×m hiÓu nguyªn nh©n. - §èi víi häc sinh cã hoµn c¶nh khã kh¨n gi¸o viªn t×m hiÓu tËn t×nh, ®Ò tim ra biÖn ph¸p hç trî gióp ®ç c¸c em. - Gi¸o viªn ph¶i th­êng xuyªn chÊm tr¶ bµi ®Çy ®ñ ®Ó n¾m ®­îc t×nh h×nh häc tập cña c¸c em kÞp thêi uèn n¾n, gióp c¸c em thấy ®­îc lçi cña m×nh tõ ®ã cã h­íng kh¾c phôc. Gi¸o viªn cÇn häc hái ph­¬ng ph¸p gi¶ng d¹y học tÝch cùc ®Ó gi¶ng d¹y cã hiÖu qu¶ . - NhËn ®ì ®Çu häc sinh chưa hoàn thành. - Trong qu¸ tr×nh d¹y häc, gi¸o viªn lµ ng­êi ®iÒu khiÓn, tæ chøc h­íng dÉn häc sinh häc tËp: häc sinh ph¶i biÕt tù gi¸c häc tËp ®Ó chiÕm lÜnh kiÕn thøc. V× vËy gi¸o viªn ph¶i biÕt ¸p dông c¸c h×nh thøc häc tËp nhằm ph¸t huy tÝnh tÝch cùc cña häc sinh - D¹y ®Çy ®ñ c¸c m«n häc qua giê thÓ duc, giê häc lµm thñ c«ng, mĩ thuật, âm nhạc, gióp c¸c em bít c¨ng th¼ng ®Ó häc tèt c¸c m«n kh¸c ®ång thêi gióp c¸c em khoÎ m¹nh, khÐo lÐo h¬n. 3.3.6. Rèn giữ vở sạch – viết chữ đẹp: - Đây là biện pháp một trong những phần quan trọng trong công tác chủ nhiệm như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “ Chữ viết là biểu hiện nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, tính kỷ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy cô và bạn đọc bài vở của mình”. Vì vậy tôi hướng dẫn các em tư thế ngồi viết, cách đặt tay khi viết, hướng dẫn cách cầm bút đúng, cách để vở và trình bày vở, rèn giữ vở sạch, viết chữ đẹp. Trước hết để giúp học sinh giữ được vở sạch, viết chữ đẹp thì tôi phải làm gương cho học sinh noi theo. Tất cả sách giáo khoa và sổ bài soạn tôi đều bao bọc, trình bày rõ ràng. Chữ mẫu của giáo viên được coi như “khuôn vàng, thước ngọc”, chuẩn mực để học sinh noi theo. Đặc biệt là học sinh lớp Một lứa tuổi này hay “bắt chước” và làm theo mẫu. Giáo viên viết như thế nào thì học sinh viết như thế ấy. Vì vậy tôi rất coi trọng việc trình bày trên bảng hoặc viết vào vở của học sinh tôi viết rất cẩn thận, đúng độ cao, đúng khoảng cách, nét chữ viết rõ ràng, đặt dấu thanh đúng vị trí. Do vậy tôi thường xuyên phải tự luyện chữ sao cho đúng và đẹp. Mỗi năm học tôi đều có vở tập viết của mình viết sẵn, vừa để luyện chữ vừa thuận tiện cho việc hướng dẫn và làm mẫu cho học sinh tập viết. Sau đây là cách hướng dẫn của tôi như sau: + Hướng dẫn học sinh giữ vở sạch: Vào đầu giờ tôi yêu cầu các em rửa tay và lau khô tránh làm bẩn vở. Đối với những em hay ra mồ hôi tay thì khi viết dùng một tờ giấy lót hoặc có khăn sạch để lau, để tránh mồ hôi làm lem nhem mực, bẩn vở. Vở phải luôn giữ sạch, có đủ bìa nhãn (Giấy nhãn dán phía trên bên góc phải) không bỏ vở, xé trang, không bôi mực ra vở, không làm quăn mép vở + Hướng dẫn rèn viết đúng viết đẹp: Đối với học sinh lớp Một muốn viết chữ đẹp là yêu cầu khó nhưng cần thiết phải thực hiện ngay từ đầu. Tôi hướng dẫn cho các em viết đều nét, đúng độ cao, đúng khoảng cách, nét chữ viết rõ ràng, đặt dấu thanh đúng vị trí. Muốn thực hiện được điều đó trước hết tôi nắm chắc kiến thức, viết tốt mẫu chữ quy định mẫu chữ hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sau đây là mẫu chữ cái viết thường trong trường Tiểu học mà tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu để hướng dẫn các em và các em phải nắm được thì viết chữ mới đúng mẫu: Trang 9
  2. đặc biệt là làm tốt công tác phối hợp với các ban ngành trong và ngoài nhà trường để vận động, động viên các em đến lớp. Ví dụ: Em Nguyễn Thị Diễm Phương thường thường xuyên nghỉ học, em này theo đi cha mẹ buôn bán, có nguy cơ bỏ học. Nhưng với lòng kiên trì thường xuyên liên hệ với gia đình để giải thích về tầm quan trọng của việc học tập, cuối cùng em này cũng được cha mẹ cho đi học lại. 3.3.8. Giáo viên là tấm gương sáng cho học sinh noi theo: Thực hiện cuộc vận động của ngành“ Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Nhận thức sâu sắc về việc nêu gương trước học sinh nên khi được giao trách nhiệm chủ nhiệm một lớp, tôi thấy rõ trách nhiệm của mình là chịu hoàn toàn trách nhiệm trước nhà trường về lớp mình phụ trách, chịu trách nhiệm về mọi quyền lợi cũng như nghĩa vụ học tập, rèn luyện của từng học sinh trong lớp. Vì vậy, tôi đề ra các biện pháp giáo dục đạo đức, phải có tình thương và trách nhiệm cao thì mới có thể hoàn thành tốt công tác của mình. Để học sinh nghe và làm đúng những yêu cầu của giáo viên, trước hết các em phải có niềm tin yêu vào cô. Do đó, không chỉ có năng lực là đủ mà phải thực sự gương mẫu, là tấm gương sáng về mọi mặt để các em noi theo. Đây quả là một thử thách lớn cho bản thân phải tự cố gắng để vượt qua những trở ngại của chính mình để mẫu mực trước học sinh, tạo dựng niềm tin yêu ở các em. Sự mẫu mực không phải chỉ trong chuyên môn nghiệp vụ mà cả trong lời ăn tiếng nói, cử chỉ tiếp xúc, trò chuyện với các em, việc làm trong cuộc sống hằng ngày. Chỉ cần một sơ suất nhỏ như thiếu công bằng, thiếu tôn trọng các em thì sẽ tạo ra sự nghi ngờ trong suy nghĩ, trong sự tín nhiệm của các em đối với mình và thế là khoảng cách giữa học sinh và giáo viên sẽ ngày càng xa hơn. Đặc biệt là trong cách xử lý công việc hàng ngày, giáo viên không nên tuỳ tiện, mà phải thấu đáo, nói đi đôi với làm, làm đến nơi đến chốn và thật thấu tình đạt lý. Có như thế mới thuyết phục được học sinh, mới tập hợp được các em xung quanh mình cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ của thầy trò. 3.3.9. Công tác phối hợp giáo dục - Phối hợp với giáo viên bộ môn: Ngay từ khi bước vào lớp Một, ngoài cô giáo chủ nhiệm lớp các em còn được học các thầy cô bộ môn như Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục, Thủ công. Vì vậy tôi đã thường xuyên kết hợp với giáo viên bộ môn rèn các nền nếp để các em học tập tốt - Phối hợp thường xuyên với phụ huynh học sinh: Tôi thường xuyên phối hợp cùng với phụ huynh rèn nền nếp cho học sinh. Hằng ngày kiểm và chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập theo thời khoá biểu. Giáo dục có ý thức gọn gàng, ngăn nắp khi học tập, vui chơi. Tôi cho số điện thoại của tôi, của trường và xin số điện thoại của phụ huynh để tiện việc liên lạc trong việc học của các em. Bàn bạc một số giải pháp nhằm giúp các em học tốt, giáo dục đạo đức ở gia đình. Cùng chi hội phụ huynh của lớp giúp đỡ học sinh gặp khó khăn - Phối hợp với Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh: Giáo dục các em thông qua các hoạt động giúp đỡ bạn nghèo, lá lành đùm lá rách Bên cạnh đó còn thực hiện tốt kế của xã đoàn phối hợp với Đoàn, Đội của trường trao quà yêu thương cho học sinh nhân ngày “lễ noel” đó cũng là khích lệ tinh thần giúp các em thích thú và phấn đấu trong học tập. 3.3.10. Xây dựng, hình thành và giáo dục nhân cách cho trẻ thông qua giờ chơi i.) Trang 11
  3. đạo đức. Nếu các em gái không biết nôi dung sinh hoạt của chúng tôi thì bất kỳ một sự quan tâm nào của các bạn trai cũng sẽ được tiếp nhận với tình cảm biết ơn. 3.3.12. Thực hiện tốt tiết sinh hoạt lớp: Tiết sinh hoạt lớp là một khâu rất quan trọng trong công tác chủ nhiệm lớp. Hàng tuần tôi tiến hành tiết sinh hoạt chủ nhiệm vào tiết 3 chiều thứ sáu và tôi là chỗ dựa tin cậy nhất cho các em khi gặp khó khăn trong quá trình học tập cũng như trong cuộc sống. Vì vậy buổi sinh hoạt lớp tạo cho học sinh một tâm lý thoải mái gần gũi sẵn sàng chia sẻ với giáo viên những vướng mắc khó khăn của mình trong quá trình học tập và cuộc sống. Do đó ở tiết sinh hoạt chủ nhiệm tôi thực hiện đổi mới nội dung sinh hoạt lớp: tổng kết ưu điểm khuyết điểm đánh giá việc học tập của lớp cũng như đề ra những biện pháp khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm, từ đó xây dựng phương hướng cho tuần tới. Tiết sinh hoạt chủ nhiệm không nặng nề mà rất cần sự góp ý phê bình, góp ý chân tình trên tinh thần xây dựng làm cho tập thể lớp tốt hơn và làm cho các em cảm nhận được sự thân thiện, gần gũi. Học trò lớp tôi rất thích và háo hức chờ đón cuối tuần có tiết sinh hoạt lớp, các em được tự do bình bầu chọn bạn thực hiện tốt được các mặt trong tuần để phát phiếu khen thưởng. Những em được khen là có tiến bộ từng mặt như về học tập, đạo đức, phong trào, thực hiện nội quy, rèn chữ- giữ vở hay chỉ là có tiến bộ hơn tuần trước, đôi bạn nào có tiến bộ trong tuần đều được phát phiếu khen thưởng đó là niềm động viên to lớn làm cho các em hòa nhập với lớp, tin vào chính mình, tạo hứng thú, tinh thần tích cực thi đua đối với học sinh và phấn đấu liên tục để đạt kết quả tốt nhất. Mỗi phiếu khen thưởng mỗi loại tôi in theo sĩ số lớp. Tuy nhiên sử dụng phiếu khen thưởng không phải là suốt cả năm mà tôi cần có sự thay đổi thường xuyên về nội dung phiếu, về tiêu chí cần đạt được, về cách khen thưởng đối với từng loại phiếu. Có như thế mới kích thích được sự hứng thú, tiến bộ ở học sinh Trang 13
  4. * Trước khi áp dụng sáng kiến: - Lúc chưa áp dụng các biện pháp trên thì tôi nhận thấy: + Đối với học sinh: Kết quả học tập đạt chưa cao vì còn nhiều em chưa có ý thức trong việc học tập nên lớp học chưa có nền nếp cũng như chưa có ý thức cao trong sinh hoạt tập thể. + Đối với bản thân: Thực hiện công tác chủ nhiệm lớp còn rất nặng nề, các yêu cầu đề ra các em thực hiện rất chậm hoặc không hoàn thành và việc quản lí lớp học chưa vào nền nếp, chất lượng học tập của lớp đạt kết quả chưa cao. + Đối với tổ chuyên môn: Trong tổ chưa trao đổi kinh nghiệm tốt trong công tác chủ nhiệm lớp nên biện pháp giáo dục các em chưa mang tính khả thi nên việc quản lí lớp học của cả khối chưa vào nền nếp học tập tốt và chất lượng học tập đạt kết quả chưa cao. Kết quả cụ thể như sau: - Kết quả công tác giảng dạy: Tổng số Duy trì sĩ Lên lớp Ở lại lớp Huy động Năm học Ghi chú học sinh số (%) (%) (%) (%) 2016-2017 23 100% 100% 0 100 % 2017-2018 26 100% 100% 0 100% - Kết quả bồi dưỡng học sinh tham gia các phong trào của trường, ngành tổ chức : Học sinh đều không đạt. * Sau khi áp dụng sáng kiến: Sau khi thực hiện những biện pháp trên, qua ba năm học 2015- 2016, 2016- 2017, 2017- 2018, lớp đạt được những kết quả như sau: + Đối với học sinh: Nhìn chung các em đều rất ngoan, từng học sinh trong ban cán sự lớp đem lại hiệu quả cao trong việc quản lí về nền nếp do đó lớp học đã vào nền nếp nên chất lượng học tập của lớp đạt kết quả khá tốt và các em cũng đạt được các hội thi do nhà trường và ngành tổ chức. Ngoài ra các em còn có ý thức và tích cực tham gia các phong trào do nhà trường và Đoàn, Đội, phát động. Kết quả cụ thể như sau: - Kết quả công tác giảng dạy: Trang 15
  5. học đúng, dạy giỏi. nhiệm lớp giỏi. viết đẹp cấp trường Cấp Cấp thị Cấp Cấp Cấp Cấp Cấp thị Cấp trường xã trường thị xã tỉnh trường xã tỉnh 2015- x X x Giải C 2016 2016- x x x Giải C 2017 2017- Giải KK x x X Giải C 2018 - Từ việc đạt được kết quả cao hơn so với năm học trước, tôi thấy rất phấn khởi và hào hứng trong việc thực hiện các phương pháp giảng dạy của mình và không ngừng học hỏi thêm kinh nghiệm để đạt được kết quả cao hơn nữa. - Tích lũy được một số kinh nghiệm quý báu cho bản thân nhằm vận dụng cho suốt quá trình giảng dạy của mình. * Lợi ích thu được khi sáng kiến áp dụng: Công tác chủ nhiệm lớp là một trong những nhiệm vụ bắt buộc mà người giáo viên tiểu học nào cũng cần phải thực hiện. Đây là vị trí quan trọng trong việc thực hiện giáo dục toàn diện học sinh, qua đó tạo mối liên kết chặt chẽ giữa nhà trường- gia đình và xã hội. - Đối với giáo viên: Nhẹ nhàng trong quản lí lớp, học sinh tự quản trong lớp cũng như các hoạt động ngoài giờ học. - Đối với học sinh: Các em thích thú say mê tập trung trong học tập, có ý thức vươn lên, biết sống vì mọi người. - Đối với tổ chuyên môn: Trong các giờ sinh hoạt tổ chuyên môn, tôi đã đề xuất ý kiến của mình về các biện pháp rèn luyện cho học sinh như đã nói trên, nhằm áp dụng các biện pháp này trong kế hoạch rèn luyện, bồi dưỡng học sinh học chưa hoàn thành và rèn các em vào nền nếp, nên việc quản lí lớp học của cả khối đã vào nền nếp học tập tốt. Từ kết quả trên cho thấy số lượng học sinh học còn chậm trong tổ khối đã giảm đi rất nhiều, chất lượng học tập của học sinh ngày càng được nâng cao và đạo đức của học sinh trong tổ cũng được nâng dần đa số các em chăm ngoan có ý thức và tích cực tham gia các phong trào do nhà trường và Đoàn, Đội, tổ chức V.Mức độ ảnh hưởng: 1. Khả năng áp dụng giải pháp: Sáng kiến về công tác chủ nhiệm lớp hết sức quan trọng là trách nhiệm của giáo viên, học sinh và nhà trường do đó các trường tiểu học đều quan tâm. Vì vậy tôi nghĩ rằng đề tài này được áp dụng ở tất cả các trường tiểu học trong tỉnh, cả nước. 2. Những điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp đó. - Đối với học sinh: Các em luôn tự giác trong học tập, phải tự rèn luyện, tích cực hơn trong học tập, có ý thức vươn lên, biết sống vì mọi người. Trang 17
  6. Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Người viết sáng kiến Nguyễn Thị Được Trang 19