SKKN Một số kinh nghiệm hạn chế học sinh bỏ học, chưa hoàn thành chương trình lớp học - Năm học 2018-2019 - Võ Thành Xương

1. Thuận lợi:

- Được sư quan tâm và chỉ đạo sâu sát của ngành.

- Đa số giáo viên tận tụy với nghề, tận tình trong công tác dạy và học, luôn giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Hầu hết giáo viên đều được tham gia học tập bồi dưỡng chuyên môn và tập huấn chuẩn kiến thức kĩ năng đáp ứng được công tác giảng dạy hiện nay.

- Học sinh có đủ sách giáo khoa tối thiểu theo yêu cầu

- Trang thiết bị và cơ sở vật chất được đầu tư trang bị tương đối đầy đủ.

- Một số giáo viên có tay nghề và am hiểu về máy vi tính có điều kiện thuận lợi tiếp cận với các phần mềm dạy học hiện đại.

- Học sinh phần lớn được cha mẹ quan tâm nên thuận lợi trong việc phối hợp.

- Tổ chuyên môn được tách riêng biệt nên thuận tiện trong sinh hoạt trao đổi chuyên môn.

2. Khó khăn:

- Học sinh thuộc gia đình nghèo, cận nghèo và khó khăn không được cha mẹ quan tâm thường giao khoáng cho trường.

- Tổ chuyên môn chưa đề ra chương trình kế hoạch cụ thể và hiệu quả nhất về kế hoạch phụ đạo học sinh chưa hoàn thành.

- Học sinh trong địa bàn thường nghỉ học theo mùa vụ vì phải làm tiếp cha mẹ.

- Nhận thức của một số phụ huynh còn hạn chế nên rất khó khăn trong việc vận động học sinh trở lại lớp theo kế hoạch đề ra.

- Một số đồ dùng học tập của học sinh sử dụng lâu nay bị hư hỏng, mất mát nhiều bổ sung chưa kịp thời nên giáo viên gặp khó khăn trong quá trình lên lớp.

- Năng lực của giáo viên chưa đồng đều, tất cả giáo viên đều soạn bài trên máy vi tính nhưng số giáo viên biết áp dụng được công nghệ thông tin, thiết kế bài giảng điện tử vào giảng dạy trên lớp còn hạn chế.

- Trường có 2 khối lớp thực hiện theo môn hình trường học mới (VNEN) là khối lớp 5 và 4, vẫn còn nhiều khó khăn trong công tác quản lí, chuyên môn do đội ngũ giáo viên dạy lớp 4 VNEN chưa được tập huấn kĩ ở khối lớp 5, các giáo viên này chủ yếu là giáo viên được tập huấn VNEN lớp 3 của các năm học trước hoặc được dự giờ vài tiết của đồng nghiệp đã có kinh nghiệm dạy ở lớp VNEN của 2 năm học trước.

- Tên sáng kiến: Một số kinh nghiệm hạn chế học sinh bỏ học, chưa hoàn thành chương trình lớp học

- Lĩnh vực: Chuyên môn

docx 25 trang minhlee 06/03/2023 5340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm hạn chế học sinh bỏ học, chưa hoàn thành chương trình lớp học - Năm học 2018-2019 - Võ Thành Xương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_kinh_nghiem_han_che_hoc_sinh_bo_hoc_chua_hoan_th.docx

Nội dung text: SKKN Một số kinh nghiệm hạn chế học sinh bỏ học, chưa hoàn thành chương trình lớp học - Năm học 2018-2019 - Võ Thành Xương

  1. 2018 - 2019 Báo cáo sáng kiến nhau hơn. Những em Chưa hoàn thành thường hay nhút nhát, rụt rè nay không còn nữa mà trở nên mạnh dạn, tự tin hơn. Từ đó các em ham thích đến lớp, hòa nhập với bạn bè, việc học của các em ngày càng tiến bộ và hạn chế bỏ học hoặc nghỉ học. Ảnh minh họa: Đôi bạn học tập 3.5.7. Giúp bạn nghèo vượt khó: - Đây là một công việc hết sức quan trọng đối với một giáo viên chủ nhiệm lớp để hạn chế học sinh bỏ học - Chưa hoàn thành chương trình lớp học vì nếu học sinh không có đầy đủ dụng cụ học tập thì các em tiếp thu bài còn rất nhiều hạn chế dẫn đến các em học Chưa hoàn thành. Từ đó các em chán nản bỏ học giữa chừng. - Vào ngay đầu năm học thường có 1 tuần lễ dự trữ. Giáo viên chủ nhiệm phải tìm hiểu nắm được một số em có hoàn cảnh nghèo đặc biệt (mồ coi cha mẹ, cha mẹ li dị ). Từ đó lên danh sách cho những em này được nhận dụng cụ học tập, quần áo đồng phục của nhà trường, hội khuyến học và các chính quyền địa phương giúp đỡ. Giáo viên quan sát những gì em còn thiếu thì giáo viên mua tặng cho các em ngay để các em có có sự tự tin trong học tập, các em yên tâm đến trường, không còn mặc cảm vì nhà nghèo. Ngoài ra, vào dịp Tết Nguyên Đán giáo viên chủ nhiệm vận động các em trong lớp gây quỹ “Giúp bạn nghèo vui xuân”. Công việc này rất có hiệu quả và giáo viên chủ nhiệm là người tham gia đóng quỹ đầu tiên. Từ đó các em rất tích cực đóng góp, những em có hoàn cảnh khá giả thì các em đóng góp nhiều hơn những bạn khác. Giáo viên lấy những số tiền đó mua bánh, nước ngọt Tuy không nhiều nhưng các em rất vui khi nhận được quà Tết. Từ những việc làm trên giáo viên 13 Người thực hiện: Võ Thành Xương
  2. 2018 - 2019 Báo cáo sáng kiến Ví dụ: Một số loại phiếu khen thưởng Tặng thưởng Em rất đáng khen Vì em tích cực Tặng thưởng phát biểu Em nghiêm túc xây dựng bài khi chào cờ Em rất ngoan. Tặng thưởng Em bỏ rác đúng nơi quy định Rất đáng khen! Khen tặng TặngVì em thưởng xếp Vì hàngem đi tốt học Tặng thưởng chuyên cần Vì tích cực tham gia Em rất chăm chỉ. các phong trào Rất đáng khen! 15 Người thực hiện: Võ Thành Xương
  3. 2018 - 2019 Báo cáo sáng kiến Tặng thưởng Tặng thưởng Em nhặt của rơi trả lại bạn Em rất mạnh dạn trong giao tiếp Em tuyệt vời! Ảnh minh họa: Tiết sinh hoạt lớp 3.5.9. Phối hợp với phụ huynh học sinh: - Việc học của học sinh phụ thuộc rất nhiều từ phía gia đình học sinh, gia đình thiếu quan tâm trong việc giáo dục, chăm lo cho con em mình. Thêm vào đó là những tác động xấu của xã hội đã lôi kéo các em như: trốn học đi chơi game dẫn đến lơ là việc học, không có kiến thức cơ bản gây ra chán học rồi bỏ học. Một gia đình êm ấm, hòa thuận, cha mẹ biết chăm lo cho con cái, tạo điều kiện thuận lợi để con học hành, biết giáo dục con ích lợi của việc học thì học sinh học rất tốt. Ví dụ: Một học sinh làm mất sách, không có sách để đi học, học sinh sẽ sợ đi học vì không có sách chép bài, không làm bài được. Nếu cha mẹ kịp thời mua sách cho con, yêu cầu con cẩn thận hơn thì học sinh đó sẽ vui vẻ đi học. Nếu cha mẹ la mắng hoặc không 17 Người thực hiện: Võ Thành Xương
  4. 2018 - 2019 Báo cáo sáng kiến Quan hệ cơ bản nhất của giáo viên và học trò là quan hệ hợp tác làm việc: giáo viên giao việc- học trò làm; giáo viên hướng dẫn- học trò thực hiện. Khi giao việc, giáo viên chỉ nói một lần, nhưng chỉ nói khi lớp trật tự. Với cách làm này, tự nhiên thầy sẽ trở nên nói ít, học trò sẽ làm nhiều. Đối với một học sinh quậy phá hay lơ là trong học tập giáo viên không phạt ngay mà chờ đến hết buổi học gặp riêng các em để hỏi cho rõ nguyên nhân. Lần đầu các em vi phạm, giáo viên nhẹ nhàng nhắc nhở. Nếu lần thứ hai, các em vẫn tái phạm, giáo viên phải đến nhà tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ, giáo dục các em. Đối với học sinh chưa hoàn thành thì giáo viên sử dụng lời nói giảng dạy nhẹ nhàng để dẫn dắt các em vào bài học. Hàng ngày, giáo viên luôn khích lệ và biểu dương các em kịp thời. Nhưng trong khi khen, giáo viên cũng không quên chỉ ra những thiếu sót để các em khắc phục và ngày càng hoàn thiện hơn và tôi luôn thể hiện cho các em thấy tình cảm yêu thương của một người thầy đối với học trò. Biết sử dụng năng khiếu của mình làm tiết học thêm sinh động. Ví dụ: Tìm những câu chuyện vui kể cho các em hay pha một vài câu hài hước để học sinh cảm thấy thoải mái Để từ đó các em có ấn tượng tốt với trường lớp, thầy cô mà ham thích học tập. Vào giờ ra chơi giáo viên trò chuyện với những học sinh học chậm đặc biệt những em nhút nhát. Hỏi các em về chuyện gia đình, về chuyện học hành, để các em cảm thấy thân thiện với giáo viên hơn và qua đó sẽ hiểu được nguyên nhân vì sao các em học chậm, hiểu về tâm tư tình cảm, hoàn cảnh các em để có biện pháp dục tốt hơn. Ví dụ: Nhà em ở đâu? Bố mẹ làm gì ? Hôm nay ai chở em đi học? Hôm nay em có hiểu bài không? Có cần cô giúp gì không + Tạo mối quan hệ bạn bè thân thiết: - Là một giáo viên chủ nhiệm để xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiết, đoàn kết, gắn bó, sẵn sàng giúp đỡ nhau trong học tập, giáo viên luôn tạo ra các hoạt động, các vấn đề đòi hỏi sự hợp tác của nhiều học sinh. Cách làm cụ thể như sau: Ngay từ những ngày đầu năm học, giáo viên tổ chức các hoạt động cho học sinh giao lưu, tìm hiểu về nhau. Để giúp các em biết quan tâm, giúp đỡ nhau thì ban đầu trong mỗi ngày học, giáo viên dành ra một khoảng thời gian để trò chuyện cùng các em, hỏi các em có những gì vui, buồn, điều gì hay, chia sẻ với giáo viên và các bạn dần dần sau đó giáo viên cho các em tự đi tìm hiểu, chia sẻ với nhau. Qua những hoạt động đó tạo mối gắn kết các em lại thành một tập thể đoàn kết, thương yêu, quý mến nhau. Ngoài ra, còn tạo cho học sinh biết đối xử thân thiện, hòa nhã với nhau, xưng hô lịch sự, biết dùng lời hay ý đẹp để nói với nhau. Ví dụ: Uốn nắn học sinh xưng hô “mình – bạn”, hoặc “xưng hô tên” - Khi có chuyện xích mích giữa em này với em kia, giáo viên kịp thời can thiệp không để mâu thuẫn kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến tình bạn. Giáo viên gặp gỡ trao đổi riêng với từng học sinh hoặc nhóm học sinh. Sau đó phân tích rõ ai đúng, ai sai. 19 Người thực hiện: Võ Thành Xương
  5. 2018 - 2019 Báo cáo sáng kiến * Dạy học sinh học chậm theo nhóm đối tượng: + Đối với học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn: Người giáo viên thường xuyên gần gũi, tìm hiểu hoàn cảnh sống của học sinh để động viên, giúp đỡ về nhiều mặt: cung cấp thêm sách giáo khoa, vở bài tập, tập viết và một số dụng cụ học tập khác. Kêu gọi học sinh cả lớp có tinh thần đoàn kết giúp bạn vượt khó. Phối hợp với chi hội phụ huynh lớp, nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ những em gặp khó khăn để các em thấy thích thú hơn trong quá trình học tập. + Đối với các em có năng lực học tập tiếp thu bài chậm: Vào chiều ngày thứ ba người giáo viên giảng giải lại những kiến thức cơ bản mà học sinh học chậm chưa tiếp thu kịp trong giờ chính khóa, để các em có đủ tự tin hơn. + Đối với học sinh ham chơi, hay làm việc riêng trong giờ học: Giáo viên thường xuyên nhắc nhở kết hợp với ban cán sự lớp động viên các em tham gia tốt hơn trong giờ học như học theo nhóm, các giờ học tập ngoại khóa, + Đối với các em thiểu năng: Giáo viên thường xuyên theo dõi để nắm bắt được những hạn chế tồn tại của bản thân như nói ngọng, nói lắp, học trước quên sau để kịp thời uốn nắn, rèn luyện để các em đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng. * Dạy học sinh học chậm theo từng môn học: + Đối với học sinh đọc sai, đọc chậm: Giáo viên dành nhiều thời gian nhất là buổi chiều, phụ đạo trái buổi, kiểm tra thường xuyên nhằm uốn nắn, sửa sai các vần, các phụ âm khó đọc để học sinh kịp thời chấn chỉnh và tự ghép phụ âm, vần dễ dàng hơn. Từ đó các em quen dần và nhớ lâu. + Đối với học sinh thường viết sai chính tả ( Học Kỳ II): Trước khi viết chính tả (nghe-viết) ở lớp thì các em phải dành nhiều thời gian đọc đoạn viết ở nhà. Để nhớ kĩ những từ khó viết. Đối với các bài viết có nội dung dài, giáo viên phải thường xuyên cho các em viết ít hơn so với yêu cầu của bài. Trong giờ viết chính tả, tôi thường chú ý, quan tâm đến các em như đọc chậm, nhắc nhở thêm cách viết một số âm vần khó. Sau khi chấm chữa bài xong để giúp cho học sinh nhận và nhớ kĩ những chữ viết sai, bằng cách cho viết lại một dòng chữ viết sai thành chữ viết đúng. + Đối với học sinh hụt hẫng kiến thức môn Toán: Những em hụt hẫng kiến thức tính toán theo chuẩn kiến thức, kĩ năng thì giáo viên phải thường xuyên ôn các em thành thạo các phép tính đơn giảng. Trong lớp học, giáo viên chọn một số bài tập theo chuẩn cho các em thực hành, đồng thời soạn thêm các bài theo dạng đó cho các em làm thêm vào buổi chiều, giúp các em tính toán được khi vận dụng. Ngoài ra, còn phân công các em học tốt giúp đỡ các bạn, để các em có sự chuẩn bị tốt, tự tin, phấn khởi trong mỗi tiết học môn Toán. * Dạy học sinh cá biệt về đạo đức: Tìm hiểu nguyên nhân qua gia đình: Gia đình có sự mâu thuẫn giữa bố và mẹ, gia đình thiếu quan tâm hoặc các em có những tính xấu mà gia đình chưa giáo dục được Giáo viên dùng phương pháp tác động tình cảm, nghiêm khắc đối với học sinh nhưng không cứng nhắc. Giáo viên không sử dụng phương pháp trách phạt, mà 21 Người thực hiện: Võ Thành Xương
  6. 2018 - 2019 Báo cáo sáng kiến tại trường tiểu học B Châu Phong Đầu Số học sinh giữa Số học cuối Số học sinh giữa Số học sinh năm HKI HKI HKII cuối năm 790 790 790 790 790 Bảng số liệu học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp học Năm học 2016 – 2017 tại trường tiểu học B Châu Phong Đầu năm Khảo sát Số học cuối Số học sinh giữa Số học cuối Đầu năm học HKI HKII năm 790 210/790 140/790 30/790 5/790 Sang năm thứ 2 bản thân chuyển công tác về trường tiểu học B Long An và vẫn áp dụng đạt hiêu quả rất khả thi cụ thể như sau: Bảng số liệu học sinh bỏ học năm học 2017 – 2018 tại trường tiểu học B Long An Đầu Số học sinh giữa Số học cuối Số học sinh giữa Số học sinh năm HKI HKI HKII cuối năm 410 410 410 410 410 Bảng số liệu học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp học Năm học 2017 – 2018 tại trường tiểu học B Long An Đầu năm Khảo sát Số học cuối Số học sinh giữa Số học cuối Đầu năm học HKI HKII năm 410 140/410 24/410 7/410 0/410 Nhìn lại kết quả trên, bản thân tôi rất vui mặc dù sáng kiến chỉ được thử nghiệm trong 2 năm học nhưng mang lại hiệu quả cao. Trong năm học 2016 – 2017 bản thân áp dụng tại trường tiểu học B Châu Phong tuy đến cuối năm học vẫn còn học sinh Chưa hoàn thành nhưng nhìn lại học sinh bỏ học không còn nữa. Sang năm học 2017 – 2018 bản thân chuyển công tác về trường tiểu học B Long an thì số học sinh bỏ học không còn nũa và học sinh chưa hoàn thành cuối năm cũng không còn. Vì vậy bản thân cảm thấy mình đã thực hiện tốt về công tác hạn chế được học sinh bỏ học, hoàn thành chương trình lớp học và đã hoàn thành được nhiệm vụ mà Đảng và Ngành 23 Người thực hiện: Võ Thành Xương
  7. 2018 - 2019 Báo cáo sáng kiến Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật. Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Người viết sáng kiến Võ Thành Xương 25 Người thực hiện: Võ Thành Xương