SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 3 học tốt phép chia - Năm học 2018-2019 - Phan Thị Tuyết Mai

II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị:

* Thuận lợi:

- Nhà trường được sự quan tâm của chính quyền địa phương, của hội cha mẹ học sinh.

- Cơ sở vật chất khang trang phục vụ tốt cho việc dạy và học.

- BGH nhà trường nhiệt tình, sáng tạo luôn chỉ đạo sát sao việc dạy và học.

- Đội ngũ giáo viên luôn xem việc đổi mới phương pháp dạy học là nhiệm vụ trọng tâm. Coi trọng việc dạy cho học sinh có phương pháp học tập đúng, rèn kĩ năng thực hành ứng dụng trong cuộc sống.

- Học sinh ngoan, có ý thức vươn lên trong học tập.

Bên cạnh những thuận lợi trên nhà trường gặp phải không ít khó khăn.

* Khó khăn:

- Dân cư sống chủ yếu bằng nghề nông. Đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn. Chính điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc học cũng như chất lượng học tập của các em.

- Nhiều gia đình đi làm ăn xa gửi con cho ông bà chăm sóc, nên việc quán xuyến việc học hành của con cháu còn hạn chế.

- Do tâm lí của học sinh tiểu học còn ham chơi nên việc học hành của các em nếu không có sự giám sát chặt chẽ của gia đình thì khó có hiệu quả cao.

- Đa số học sinh nhất là học sinh ở dạng hoàn thành, chưa hoàn thành thường gặp khó khăn và nhầm lẫn trong việc thực hiện phép chia (chia hết và chia có dư).

- Học sinh chưa nắm vững các bảng chia, nên khi thực hiện tính chia các em thường tìm thương bằng cách đọc nhẩm rà dần từ bảng nhân có thừa số là số chia.

Từ những thuận lợi và khó khăn nêu trên tôi tìm ra một số biện pháp giúp các em học tốt phép chia.

* Tên sáng kiến: Một số kinh nghiệm“Giúp học sinh lớp 3 học tốt phép chia”

* Lĩnh vực: Chuyên môn

 

docx 15 trang minhlee 06/03/2023 5160
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 3 học tốt phép chia - Năm học 2018-2019 - Phan Thị Tuyết Mai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_3_hoc_tot_phep_chi.docx

Nội dung text: SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 3 học tốt phép chia - Năm học 2018-2019 - Phan Thị Tuyết Mai

  1. quá số bị chia thì phải rút bớt chữ số đã dự đoán ở thương, nếu tích còn kém số bị chia quá nhiều thì phải tăng chữ số ấy. Như vậy, muốn ước lượng thương cho tốt, học sinh phải thuộc các bảng nhân chia và biết nhân nhẩm trừ nhẩm nhanh. Bên cạnh đó, các em cũng phải biết cách làm tròn số thông qua một số thủ thuật. Cách làm như sau: * Làm giảm số bị chia ở mỗi lần chia: Nếu số bị chia mà khi chia cho số chia không có trong bảng chia thì ta làm giảm số bị chia (tức là bớt đi 1; 2 hoặc 3 đơn vị ở số bị chia để chia). Ví dụ 1: Muốn ước lượng 17 : 8 = ? Ta làm giảm xuống 1 đơn vị lá 16 : 8 được 2, sau đó thử lại 2 x 8 = 16 để có kết quả 17 : 8 = 2. Trên thực tế việc làm giảm số đó 1, 2 hoặc 3 đơn vị để thử chọn khi chia giúp tìm thương đúng cho mỗi lần chia. Ví dụ 2 : 258 : 4 = ? - Lần chia thứ nhất : Lấy 25 : 4, 25 : 4 không có trong bảng chia 4, giảm 25 đi 1 đơn vị ta được 24, 24 : 4 = 6, 6 x 4 = 24, 25 – 24 = 1 - Lần chia thứ hai : Hạ 8, thành 18, 18 : 4 không có trong bảng chia 4, giảm 18 đi 1 đơn vị là 17 : 4 không có trong bảng chia 4, tiếp tục giảm 17 đi 1 đơn vị ta được 16 : 4 = 4, 4 x 4 = 16, 18 – 16 = 2, dư 2 Trong thực tế, các việc làm trên được tiến hành trong sơ đồ của thuật tính chia (viết ) với các phép thử thông qua nhân nhẩm và trừ nhẩm. Nếu học sinh chưa nhân nhẩm và trừ nhẩm thành thạo thì lúc đầu có thể cho các em làm tính vào nháp, hoặc viết bằng bút chì, nếu sai thì tẩy đi rồi điều chỉnh lại. Để việc giảm số được đơn giản, ta cũng có thể chỉ yêu cầu học sinh làm giảm số bị chia ở mỗi lần chia theo đúng quy tắc: giảm lần lượt 1, 2, 3, đơn vị. Chẳng hạn: Trong ví dụ 2 nếu ta giảm số bị chia từ 18 thành 17 thì kết quả ước lượng không được, nên phải giảm tiếp. Nếu học sinh hiểu vấn đề thì giáo viên hướng dẫn các em ước lượng một lần chuẩn như ở ví dụ 2 : 18 : 4 ( ta lấy 16 : 4 = 4 ). 3.3.3. Lựa chọn phương pháp phù hợp. Dựa trên định hướng đổi mới về phương pháp dạy học Toán 3 mỗi giáo viên phải đưa ra những phương pháp dạy học tối ưu nhất sao cho: - Dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên, học sinh hoạt động và tự phát hiện, tự giải quyết nhiệm vụ của bài để chiếm lĩnh tri thức mới đồng thời thiết lập được mối quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thức đã học. - Tổ chức cho học sinh vận dụng kiến thức mới trong sự đa dạng và phong phú của các bài tập thực hành, luyện tập. - Giáo viên xác định rõ kiến thức kĩ năng cần thực hành. - Nêu ra tình huống có vấn đề, hướng dẫn giải quyết vấn đề. - Tổ chức cho mỗi học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng thu được trong thực hành, luyện tập ở nhiều hình thức khác nhau. 3.3.4. Rèn kĩ năng cho học sinh thông qua hệ thống bài tập. Các dạng bài tập khi học phép chia ở lớp 3: * Dạng 1: Các bài tập dạng chia trong bảng. Đây là loại bài đặc trưng của phép chia. Nó có vị trí đặc biệt quan trọng trong dạy học toán nói chung và dạy học toán lớp 3 nói riêng. Các bảng chia có thể coi là “con đường độc đáo” để dẫn học sinh tới kho tàng tri thức về phép chia. Khi học về loại bài này học sinh cần: - Thuộc bảng chia. - Biết chia nhẩm trong phạm vi bảng chia và giải các bài toán có lời văn liên quan đến bảng chia. Phan Thị Tuyết Mai Tiểu học B Long An Trang 7
  2. + Nêu các thành phần của phép tính (12 là số bị chia, x là số chia, 2 là thương) + Tìm thành phần gì? (số chia) + Cách tìm số chia? (Lấy số bị chia chia cho thương) 12 : x = 2 x = 12 : 2 x = 6 Ví dụ 2: Bài tập 2 trang 120 Tìm x: x x 7 = 2107 ; 8 x x = 1640 ; x x 9 = 2763 + Học sinh đọc yêu cầu bài toán + Nêu các thành phần của phép tính (x là thừa số, 7 là thừa số, 2107 là tích) + Tìm thành phần gì? (Tìm thừa số) + Cách tìm thừa số? (Lấy tích chia cho thừa số đã biết) x x 7 = 2107 x = 2107 : 7 x = 301 Dạng 4: Các bài tập dạng tính giá trị của biểu thức (có liên quan đến phép chia). Ở dạng này, cần hướng dẫn học sinh: - Đọc kĩ bài - Trong biểu thức có phép tính gì? - Cách tính biểu thức có các phép tính đã nêu? - Trình bày đẹp Tôi chia dạng bài tập này thành 2 dạng nhỏ: Biểu thức không có dấu ngoặc Ví dụ: Bài tập 2 trang 81 Tính giá trị biểu thức 64 : 8 + 30 = 8 + 30 306 + 93 : 3 = 306 + 31 = 38 = 337 Biểu thức có chứa dấu ngoặc Ví dụ 1: Bài tập 3 trang 83 Tính giá trị biểu thức 64 : ( 8 : 4 ) = 64 : 2 72 : ( 2 x 4 ) = 72 : 8 = 32 = 9 Ví dụ 2: Bài tập 3 trang 163 Tính giá trị biểu thức (35281 + 51645) : 2 = 86926 : 2 (45405 – 8221) : 4 = 37184 : 4 = 43463 = 9296 Khi đã phân chia ra các dạng nhỏ, để giúp các em nắm các quy tắc tính cho từng dạng cụ thể. - Biểu thức chỉ có phép tính nhân và chia (ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải) - Biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia (ta thực hiện các phép tính nhân chia trước, rồi thực hiện các phép tính cộng trừ sau). Phan Thị Tuyết Mai Tiểu học B Long An Trang 9
  3. Để khắc phục những khó khăn của giáo viên trong dạy học nội dung phép chia ở lớp 3 thì mỗi giáo viên cần nắm vững trọng tâm đổi mới chương trính giáo dục phổ thông nói chung và định hướng đổi mới phương pháp dạy học toán nói riêng. Qua thực tế giảng dạy của bản thân và đồng nghiệp cùng với việc khảo sát chất lượng học sinh ở các năm học trước cho thấy muốn nâng cao chất lượng dạy học phép chia cho học sinh lớp 3 thì người giáo viên cần: + Phải chuẩn bị tốt bài dạy - Từ lập được kế hoạch dạy học (hàng năm, từng tuần, từ bài). Bài soạn nên viết dưới dạng tập trung vào tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh: Xác định rõ vị trí và vai trò giáo viên, học sinh, tài liệu và thiết bị dạy học (sách giáo khoa, vở bài tập, đồ dùng dạy học và đồ dùng học ) trong từng hoạt động dạy học chủ yếu. - Dự kiến một số phương án khai thác nội dung sách giáo khoa theo đặc điểm từng đối tượng học sinh của lớp. - Xác định rõ mức độ cần đạt của từng đối tượng học sinh. + Dạy học trên cơ sở tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh tạo điều kiện để học sinh phát triển giải quyết vấn đề của bài học rồi chiếm lĩnh kiến thức mới, dành thời lượng thích đáng cho thực hành luyện tập theo năng lực từng đối tượng học sinh. - Nhất thiết phải sử dụng đúng mức các thiết bị dạy học (Sách giáo khoa đặc biệt là hình minh họa trong sách, đồ dùng dạy học ) theo nội dung từng bài. - Linh hoạt dùng các hình thức tổ chức dạy học trong đó có dạy học cá nhân, dạy theo nhóm, theo lớp + Xây dựng môi trường học tập thân thiện có tính sư phạm cao. - Bố trí lớp học tạo tâm thế học tập cho học sinh. - Luôn tạo bầu không khí hợp tác và thân thiện giữa giáo viên với học sinh. - Khuyến khích sự tham gia của mỗi đối tượng học sinh trong các hoạt động học tập toán. Động viên và hướng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả học tập của bản thân, của bạn. Bên cạnh việc thực hiện tốt những điểm nêu trên người giáo viên còn cần phải biết phân loại nội dung dạy học phép chia thành từng tiểu loại nhỏ để ứng với mỗi loại có những phương pháp dạy học phù hợp, có như thế thì hiệu quả học tập của học sinh mới nâng cao. IV. Hiệu quả đạt được: 1. Nhữngđiểm khác biệt trước và sau khi áp dụng sáng kiến: * Trước khi áp dụng sáng kiến Trước khi chưa áp dụng những kinh nghiệm trên thì lớp tôi phụ trách năm học nào cũng có một số em còn quên nhớ khi thực hiện phép chia và khi áp dụng vào các dạng bài tập thì sẽ sai kết quả. * Sau khi áp dụng sáng kiến Qua thời gian kiên trì thực hiện, tôi thấy kết quả có tiến bộ rõ rệt. Tôi say sưa với bài giảng hơn, không khí lớp học nhẹ nhàng hơn, học sinh hăng hái phát biểu bài, ham thích làm bài tập ở nhà. Biết tự giác học tập và biết tìm sự hỗ trợ của bạn bè, thầy cô khi thực hiện bài khó. Đến cuối năm 2017 – 2018 kết quả đạt như sau: Chất lượng cuối học kì I Chất lượng cuối năm Tổng số Tổng số học Xếp loại Số lượng Xếp loại Số lượng học sinh sinh Phan Thị Tuyết Mai Tiểu học B Long An Trang 11
  4. chất lượng dạy học trong nhà trường đáp ứng được lòng tin của nhân dân, của Đảng và Nhà nước. Với các kinh nghiệm trình bày ở trên, tôi nghĩ chúng ta sẽ giúp cho các em chậm chạp, hay quên, tự tin hơn, biết cách để làm bài. Các em sẽ ham học hơn và hạn chế được hiện tượng thiếu trung thực trong học tập, tránh được lên lớp non. Giáo viên, nhà trường, ngành sẽ giải được một bài toán khó về chất lượng dạy học. VI. Kết luận: Qua nghiên cứu đề tài này tôi thấy: Nếu giáo viên Tiểu học nắm vững bản chất toán học của các mạch kiến thức nói chung, của số học nói riêng; nắm được sự thể hiện các nội dung kiến thức đó trong sách giáo khoa thì chắc chắn việc dạy học sẽ tốt hơn. Vì vậy có hiểu đúng, chính xác kiến thức thì giáo viên mới truyền thụ cho học sinh kiến thức đúng được. Hơn nữa, bằng việc tìm hiểu cách sắp xếp nội dung dạy học trong sách giáo khoa, giáo viên sẽ thấy được mối liên hệ giữa các bài học. Từ đó chú ý huy động kiến thức học sinh đã có để học bài mới, đồng thời trang bị cho học sinh những lượng kiến thức cần thiết để làm cơ sở học các bài tiếp theo. Việc nắm được đặc điểm nhận thức của học sinh, các phương pháp dạy học phép chia các số tự nhiên; định hướng đổi mới phương pháp dạy học sẽ giúp giáo viên lựa chọn và vận dụng phương pháp dạy học đúng, hiệu quả và phát huy được tính tích cực trong học tập của học sinh. Với nội dung dạy phép chia ở lớp 3 cũng vậy để thực hiện được yêu cầu đề ra người giáo viên cần phải tìm hiểu lại nội dung và phương pháp dạy học về phép chia để: - Thấy được những điểm mới trong dạy phép chia ở lớp 3. - Thấy được những dụng ý trong cách sắp xếp từng bài học, từng nội dung học. - Nắm vững cách sắp xếp các bài tập trong từng bài học để có cách giảng dạy phù hợp. - Giáo viên cũng tìm ra các bài tập khó có cách hướng dẫn học sinh sao cho dễ hiểu nhất. * Giáo viên cũng cần đề ra phương pháp dạy học phù hợp cho các nội dung học. Đối với học sinh cần có sự quan tâm của giáo viên đến tất cả các đối tượng học sinh để các em đạt được mục tiêu giáo dục đề ra và phát triển được tư duy cho học sinh hoàn thành tốt, tạo điều kiện cho các em phát triển về mọi mặt. Nghiên cứu kĩ nội dung chương trình và phương pháp dạy học phép chia ở lớp 3 giúp giáo viên nâng cao trình độ về toán học và phương pháp dạy học qua nghiên cứu bài tập, các tài liệu có liên quan. Từ đó giúp cho việc giảng dạy đạt hiệu quả cao. Trên đây là kinh nghiệm mà bản thân tôi rút ra trong quá trình giảng dạy, để thực hiện nội dung đề tài này. Rất mong được đón nhận ý kiến đóng góp của quý thầy cô để tôi học tập thêm kinh nghiệm, nâng cao hiệu quả giảng dạy. Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật. Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Người viết sáng kiến Phan Thị Tuyết Mai Phan Thị Tuyết Mai Tiểu học B Long An Trang 13
  5. MỤC LỤC I. Sơ lược lý lịch tác giả. Trang 1 II. Sơ lược tình hình đơn vị. Trang 1 - Thuận lợi. - Khó khăn. III. Mục đích yêu cầu của sáng kiến Trang 2 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến. Trang 2 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến. Trang 3 3. Nội dung sáng kiến. Trang 4 3.1. Tiến trình thực hiện. Trang 4, 5 3.2. Thời gian thực hiện. Trang 6 3.3. Biện pháp tổ chức. Trang 6 3.3.1. Giúp học sinh học tốt bảng nhân chia. Trang 6 3.3.2. Hướng dẫn học sinh và rèn kĩ năng ước lượng thương. Trang 7 3.3.3. Lựa chọn phương pháp phù hợp. Trang 7 3.3.4. Rèn kĩ năng cho học sinh thông qua hệ thống bài tập. Trang 7,8,9,10 3.3.5. Cách khắc phục khó khăn trong dạy phép chia ở lớp 3. Trang 11 VI. Hiệu quả đạt được. Trang 11 1. Những điểm khác biệt trước và sau khi áp dụng sáng kiến. Trang 11 2. Lợi ích thu được khi đề tài sáng kiến áp dụng. Trang 12 V. Mức độ ảnh hưởng. Trang 12 1. Khả năng áp dụng sáng kiến. Trang 12 2. Những điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến. Trang 13 VI. Kết luận. Trang 13 Phan Thị Tuyết Mai Tiểu học B Long An Trang 15