SKKN Một số giải pháp tổ chức nuôi dưỡng đối với học sinh bán trú không được hưởng chế độ theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP tại trường PTDTBT Tiểu học số 1 xã Ta Gia, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu

doc 24 trang BÁCH HẢI 17/06/2025 440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp tổ chức nuôi dưỡng đối với học sinh bán trú không được hưởng chế độ theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP tại trường PTDTBT Tiểu học số 1 xã Ta Gia, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_to_chuc_nuoi_duong_doi_voi_hoc_sinh_ba.doc

Nội dung text: SKKN Một số giải pháp tổ chức nuôi dưỡng đối với học sinh bán trú không được hưởng chế độ theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP tại trường PTDTBT Tiểu học số 1 xã Ta Gia, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu

  1. I. THÔNG TIN CHUNG 1. Tên sáng kiến: Một số giải pháp tổ chức nuôi dưỡng đối với học sinh bán trú không được hưởng chế độ theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP tại trường PTDTBT Tiểu học số 1 xã Ta Gia, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu. 2. Nhóm tác giả: 2.1. Đỗ Thế Bằng Năm sinh: 15/04/1979 Nơi thường trú: Khu 5B, thị trấn Than Uyên, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu Trình độ chuyên môn: Đại học Tiểu học Chức vụ công tác: Hiệu trưởng Nơi làm việc: Trường PTDTBT Tiểu học số 1 xã Ta Gia Điện thoại: 0868.218.366 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 35% 2.2. Vũ Văn Hoàng Năm sinh: 26/7/1980 Nơi thường trú: Khu 6, thị trấn Than Uyên, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu Trình độ chuyên môn: Đại học Tiểu học Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường PTDTBT Tiểu học số 1 xã Ta Gia Điện thoại: 0986.194.078 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 35% 2.3. Hà Văn Hải Năm sinh: 04/09/1979 Nơi thường trú: Khu 6, thị trấn Than Uyên, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu Trình độ chuyên môn: Đại học Mỹ thuật Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường PTDTBT Tiểu học số 1 xã Ta Gia Điện thoại: 0988.466.513 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 30%
  2. 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Bán trú. 4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Trong năm học 2017-2018 và các năm tiếp theo (khi chưa có chế độ hỗ trợ) nhằm mục đích: Nuôi dưỡng học sinh đảm bảo các hoạt động bán trú nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đảm bảo các tiêu chí xây dựng trường chuẩn Quốc gia đóng góp vào công tác xây dựng nông thôn mới của địa phương. 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: trường PTDTBT Tiểu học số 1 xã Ta Gia. Địa chỉ: xã Ta Gia, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến * Sự cần thiết Trường PTDTBT Tiểu học số 1 xã Ta Gia được chia tách từ trường Tiểu học xã Ta Gia. Căn cứ Công văn số 1587/UBND-VX ngày 30/12/2010 của UBND tỉnh Lai Châu về việc triển khai thực hiện và thành lập và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú và Công văn số 1248/SGDĐT-KHTC ngày 31/12/2010 của Sở GD&ĐT Lai Châu về việc triển khai thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú, trường được chuyển đổi sang mô hình trường bán trú từ năm học 2011-2012 đến nay. Hàng năm PTDTBT Tiểu học số 1 xã Ta Gia luôn duy trì hơn 170 học sinh bán trú. Tuy nhiên theo Quyết định 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020, nhà trường có 69 học sinh ở Bản Hỳ không được hưởng chế độ nuôi dưỡng bán trú. Nếu trả 69 học sinh về bản Hỳ học thì tăng 3 lớp cũng như số giáo viên dạy, đồng nghĩa nhà nước sẽ chi trả thêm ngân sách cho giáo viên đứng 3 lớp trên. Mặt khác, theo Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” nhà trường không được bổ sung thêm biên chế.
  3. Thực hiện theo Kế hoạch số 34-KH/HU ngày 21/10/2016 của Huyện ủy Than Uyên về việc ban hành Kế hoạch nâng cao chất lượng giáo dục vùng đặc biệt khó khăn huyện Than Uyên giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch số 422/KH- PGD&ĐT ngày 20/9/2017 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Than Uyên về việc thực hiện Quyết định số 1844/QĐ-UBND về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Quyết định số 1071/QĐ-UBND về nâng cao chất lượng giáo dục vùng đặc biệt khó khăn của UBND tỉnh tại huyện Than Uyên năm học 2017- 2018 trường PTDTBT Tiểu học số 1 xã Ta Gia đã quan tâm chỉ đạo quyết liệt trong công tác huy động học sinh ra lớp, nâng cao tỷ lệ chuyên cần, chất lượng học sinh. Đặc biệt nhà trường phấn đấu năm học 2017-2018 đạt mức chất lượng tối thiểu để xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia vào năm học 2019-2020. Vì vậy, công tác nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường được đặt lên hàng đầu. Đứng trước tình trạng trên không nuôi dưỡng được học sinh bán trú bản Hỳ, phải đưa học sinh về điểm bản học nhà trường sẽ không đủ số lớp học, số giáo viên giảng dạy, tỷ lệ chuyên cần không đảm bảo, sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Nhưng nếu tiếp tục nuôi dưỡng học sinh bán trú như đã thực hiện thì kinh phí cũng không phải là nhỏ. Trước thực trạng này, với góc độ trách nhiệm là những người làm công tác giáo dục, người trực tiếp nuôi dưỡng các em chúng tôi nhận thấy rằng: cần phải tìm ra các giải pháp phù hợp, sát với điều kiện thực tế của ngành và địa phương để chỉ đạo và thực hiện. Với kinh nghiệm được đúc rút trong quá trình chỉ đạo, thực hiện nuôi dưỡng bán trú từ nhiều năm trước và thực tế của đơn vị, nhóm tác giả mạnh dạn đưa ra sáng kiến “Một số giải pháp tổ chức nuôi dưỡng đối với học sinh bán trú không được hưởng chế độ theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP tại trường PTDTBT Tiểu học số 1 xã Ta Gia, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu”. * Mục đích của việc thực hiện sáng kiến Khắc phục những khó khăn về kinh phí để đưa ra các giải pháp mới thiết thực, hiệu quả nhằm nuôi dưỡng đảm bảo học sinh không được hưởng chế độ
  4. theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và đáp ứng mục tiêu xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia vào năm học 2019-2020. 2. Phạm vi triển khai thực hiện Tập trung vào các giải pháp nuôi dưỡng học sinh không được hưởng chế độ theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP tại trường PTDTBT Tiểu học số 1 xã Ta Gia, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu. 3. Mô tả sáng kiến 3.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến a) Hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp mới Trong những năm qua Thực hiện Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT ngày 02/8/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú, Quyết định số 85/2010/QĐ- TTg ngày 21/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững tại 61 huyện nghèo, trong những qua trường PTDTBT Tiểu học số 1 xã Ta Gia đã làm tốt công tác nuôi dưỡng, tuyên truyền vận động học sinh ra ở bán trú, xây dựng môi trường học tập tự giác, góp phần nâng cao tỉ lệ huy động học sinh ra lớp, tỉ lệ chuyên cần và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đã đề ra. b) Một số ưu điểm của giải pháp cũ Nhà trường đã đưa ra nhiều giải pháp chỉ đạo công tác nuôi dưỡng học sinh bán trú đem lại hiệu quả: Công tác quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng, rèn kỹ năng sống tự phục vụ cho học sinh và giáo dục học sinh có nề nếp đem lại hiệu quả tốt hơn. Thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến và nấu ăn. Đảm bảo việc công khai chế độ khẩu phần ăn của học sinh, niêm yết cụ thể hàng ngày. Các hoạt động ngoài giờ học của học sinh thực hiện có nề nếp, đúng thời gian biểu, học sinh có kỹ năng và ý thức lao động tự phục vụ tốt.
  5. Giải quyết được các khó khăn về tài chính khi đưa học sinh từ điểm lẻ về trung tâm học. Đem lại hiệu quả trong việc huy động các nguồn lực xã hội hóa giáo dục. c) Một số hạn chế trong việc thực hiện giải pháp cũ Trong những năm qua nhà trường đã bám vào các giải pháp để duy trì về hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng cho học sinh bán trú. Tuy nhiên các giải pháp đã thực hiện trong những năm qua chỉ áp dụng cho những học sinh được hưởng chế độ bán trú. Nếu cứ áp dụng những giải pháp cũ để thực hiện thì không đem lại hiệu quả cho số học sinh không được hưởng chế độ bán trú. Các giải pháp cũ đã thực hiện song vẫn chưa đem lại hiệu quả thiết thực nhất là số lượng học sinh bán trú đông, số học sinh không được hưởng chế độ muốn duy trì công tác chăm sóc, nuôi dưỡng kinh phí không phải là nhỏ. Cho nên nếu duy trì những giải pháp cũ đó sẽ không khắc phục được tình trạng thiếu nguồn kinh phí để chăm sóc, nuôi dưỡng cho học sinh và duy trì tỷ lệ chuyên cần cũng như đẩy mạnh chất lượng giáo dục toàn diện. Theo Quyết định 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020, bản Hỳ xã Ta Gia không thuộc thôn bản đặc biệt khó khăn. Việc đã quen được hưởng những chính sách của nhà nước nay có sự thay đổi ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của đại đa số phụ huynh học sinh. Việc duy trì chế độ nuôi dưỡng của học sinh không được hưởng chế độ theo nghị định 116 cần sự giúp đỡ, quan tâm của tất cả các lực lượng xã hội hóa giáo dục, phải được sự đồng thuận của các cấp và phải có sự nỗ lực không ngừng của những người trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng trong trường bán trú để đảm bảo đáp ứng một phần nhu cầu cho các em. * Nguyên nhân của những hạn chế Chính sách có sự thay đổi: Chính phủ ban hành Nghị định số 116/NĐ-CP ngày 18/07/2016 quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn, Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/9/2016. Đối chiếu
  6. với các quy định nêu tại Nghị định này thì Quyết định số 582/2017/QĐ-TTCP có hiệu lực từ ngày 28/4/2017 phê duyệt một số xã, bản không thuộc xã, bản vùng III. Theo đó nhà trường có 69 học sinh ở Bản Hỳ không được hưởng chế độ nuôi dưỡng bán trú. sẽ không được hưởng chế độ bán trú. Nhận thức của nhân dân: theo quy định tại Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo thì tất cả các xã thuộc các huyện nghèo đều được hưởng các cơ chế, chính sách quy định như đối với xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 giai đoạn II. Chính vì vậy nhân dân vẫn nghĩ và đã đi sâu vào tiềm thức là con em mình luôn được hưởng chế độ, không phải nộp gì hết khi đến trường. Công tác tuyên truyền còn hạn chế do thiếu kinh nghiệm và thiếu kiến thức của một số cán bộ người địa phương. Việc cập nhật một số văn bản mới về chế độ, chính sách của người học chưa kịp thời, thiếu nghiên cứu sâu nên công tác tuyên truyền hiệu quả thấp. Các giải pháp cũ đã đưa ra chưa cụ thể và chưa vận dụng vào thực tế cho đối tượng học sinh không được hưởng chế độ bán trú nên không phù hợp. Sau khi áp dụng “Một số giải pháp tổ chức nuôi dưỡng đối với học sinh bán trú không được hưởng chế độ theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP tại trường PTDTBT Tiểu học số 1 xã Ta Gia, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu” bước đầu đã đem lại hiệu quả rõ rệt. 3.2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến a) Tính mới của giải pháp Trên cơ sở kế thừa những ưu điểm của các giải pháp cũ đồng thời đưa ra các giải pháp mới mang tính thiết thực, sáng tạo, khoa học, sát với điều kiện thực tế của ngành và địa phương nhằm khắc phục những hạn chế của các giải pháp cũ để nuôi dưỡng đảm bảo học sinh không được hưởng chế độ theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tạo nên sự đồng thuận, chung tay góp sức của toàn thể học sinh, phụ huynh, giáo
  7. viên và các ban ngành, đoàn thể của xã trong việc giáo dục, nuôi dưỡng, chăm sóc và hướng dẫn các em. Tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ về nhận thức của tất cả phụ huynh khi cho con, em cắp sách đến trường. b) Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ Các giải pháp mới có tính đồng bộ, thiết thực, huy động sự sáng tạo, cố gắng nỗ lực khắc phục khó khăn để tổ chức thực hiện. Phát huy tinh thần trách nhiệm, sự đoàn kết trong tập thể nhà trường, sụ chung tay góp sức của chính quyền địa phương và bà con nhân dân nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của ngành và địa phương. Vận dụng tối đa công tác xã hội hóa giáo dục để duy trì mô hình trường bán trú đạt hiệu quả cao về công tác nuôi dưỡng cũng như các hoạt động giáo dục của nhà trường. c) Cách thực hiện Giải pháp thứ nhất: Tăng cường công tác tham mưu với cấp ủy đảng chính quyền, tuyên truyền, vận động học sinh không có chế độ ra ở bán trú. Sau khi nghiên cứu Nghị định số 116/NĐ-CP ngày 18/07/2016 của Chính phủ, ngay từ đầu tháng 8 năm 2017 Ban giám hiệu nhà trường đã tham mưu với chính quyền địa phương tổ chức họp với bà con nhân dân bản Hỳ. Ban đầu bà con cũng có nhiều ý kiến so sánh với các thôn bản khác trong xã Ta Gia, lo lắng liệu con em mình về ở chế độ nuôi dưỡng có đảm bảo không? Khẩu phần ăn có chênh lệch nhiều so với học sinh được hưởng chế độ không? Việc đồng thuận của nhân dân có ý nghĩa quyết định vì chúng tôi nói rõ việc bà con cùng chung tay với nhà trường trong việc nuôi dưỡng học sinh chứ không giống như các học sinh được hưởng 100% chế độ của nhà trường. Trong công tác tuyên truyền chúng tôi cố gắng giải thích cho phụ huynh hiểu được những khó khăn khi tổ chức nuôi dưỡng khi không có chế độ đồng thời đưa ra những giải pháp tổ chức nuôi dưỡng học sinh trong năm học. Chúng tôi cũng cho phụ huynh biết sẽ tổ chức nuôi dưỡng các em đảm bảo, không có sự so sánh, phân biệt, chênh lệch khẩu phần ăn so với những học sinh được hưởng chế độ.
  8. Chúng tôi đã cung cấp một số văn bản có liên quan đến việc không được hưởng chế độ của học sinh, cùng với các đoàn thể của xã nghiên cứu, xin ý kiến của lãnh đạo Đảng ủy, Ủy ban tìm hướng thuyết phục phụ huynh chung tay cùng với nhà trường. Cùng đề xuất phương án, động viên phụ huynh phối hợp cùng nhà trường đến trường nấu ăn, hướng dẫn học sinh trồng rau, chăn nuôi và ngủ cùng con em để phụ huynh nắm được cách giáo dục, nuôi dưỡng, chăm sóc và sinh hoạt hàng ngày của con em họ. Sau những ý kiến trái chiều của phụ huynh và sự chân tình của cán bộ, giáo viên, phụ huynh bị thuyết phục đáng kể khi chúng tôi đưa ra đề xuất trải nghiệm như vậy nên đã hài lòng, an tâm đưa con em đến ở bán trú. Đó là kết quả bước đầu để chúng tôi thực hiện đưa học sinh bản Hỳ về trung tâm ở bán trú, cũng là thành công bước đầu khi tiếng nói của nhà trường, của lãnh đạo các ban ngành đoàn thể xã thôi thúc sự chung tay của phụ huynh chăm lo cho con em đến trường.
  9. Nhà trường và các ban ngành đoàn thể trong xã tuyên truyền, vận động nhân dân bản Hỳ đưa học sinh về ở bán trú. Kết quả sau tuyên truyền: 100% phụ huynh học sinh lớp 3,4,5 nhất trí cho con em mình về ở bán trú. Từ những việc làm này đã làm chuyển biến nhận thức bà con nhân dân về công tác xã hội hóa, cùng chung tay với nhà trường trong công tác nuôi dưỡng học sinh. Giải pháp thứ hai: Tổ chức hiệu quả các hoạt động tăng gia, chăn nuôi. Được sự quan tâm của Phòng Giáo dục và Đào tạo Than Uyên bố trí khu vực bán trú của nhà trường riêng biệt với diện tích rộng. Nhà trường bố trí vườn rau rộng hơn 800m2, khu chính được trồng các loại rau ngắn ngày theo mùa (chia làm 24 luống), khu vực xung quanh vườn trồng bí, trồng cây chùm mây, rau ngót và các loại rau gia vị. Vườn đảm bảo có các loại rau gối vụ theo các mùa. Khu vục chăn nuôi gồm 03 ngăn nuôi lợn, 01 ngăn nuôi gà, có đủ bể chứa phân của lợn gà, đảm bảo dễ làm vệ sinh hàng ngày.
  10. Hàng ngày theo kế hoạch thời gian biểu được phân công của nhóm thành viên trong ca trực đã sắp xếp hợp lý. Nhà trường đã phân công giao trách nhiệm cho 01 đồng chí Phó Hiệu trưởng chịu trách nhiệm chính, một đồng chí giáo viên làm Trưởng tiểu ban quản lý bán trú. Hai đồng chí chịu trách nhiệm giám sát, theo dõi, đôn đốc nhắc nhở và kiểm tra sát sao từng ngày, có lịch phân công nhiệm vụ và thời gian biểu cụ thể rõ ràng, trách nhiệm của từng thành viên trong ca trực. Cán bộ, giáo viên từng ca trực cùng với phụ huynh học sinh hướng dẫn các em trồng và chăm sóc rau, cách cho ăn, tắm rửa, vệ sinh chuồng trại vào mỗi buổi chiều. Vườn rau luôn được trồng các loại rau gối vụ để luôn duy trì tốt khẩu phần rau xanh các bữa ăn hàng ngày. Nguồn phân bón để phục vụ cho công tác trồng rau, các lớp huy động học sinh đem phân tại nhà để chăm sóc. Ngoài ra còn sử dụng phân chuồng đã được xử lý lấy hoai mục từ việc chăn nuôi lợn, gà của khu bán trú. Ngoài việc trồng những loại rau, nhà trường đã duy trì và mở rộng thêm việc chăn nuôi lợn, gà để có thêm thực đơn cho bữa ăn. Từ việc làm đó đã hình thành nên ý thức tự phục vụ bản thân hình thành nhân cách và phẩm chất đạo đức tốt, chăm học, chăm làm, phát huy tinh thần độc lập sáng tạo trong cuộc sống sau này. Đó chính là mục tiêu chính của nghị quyết số 29/NQ-TW về xây dựng giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách con người. Nhà trường luôn quan tâm chú ý đến chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, từ khâu chăm sóc đến khâu chế biến thực phẩm luôn chú ý theo hướng dẫn của bộ y tế về kiểm định 3 bước cũng như lưu mẫu thức ăn hàng ngày luôn thực hiện nghiêm túc. Để tăng năng suất thu nhập về các loại rau, nhà trường cùng với các tổ chức đoàn thể: Công đoàn, Đoàn thanh niên, các chi đội cùng tham gia thi đua trồng và chăm sóc rau, phân công chia luống cho các lớp, khuyến khích động viên các lớp có sản lượng rau nhiều nộp về nhà trường. Nên hầu hết số lượng rau thu mua của việc tăng gia sản xuất rẻ hơn giá thu mua thị trường.