SKKN Một số giải pháp giúp học sinh Lớp 5 học tốt môn Thể dục - Năm học 2018-2019 - Võ Thị Trúc Giang

* Sơ lược tình hình đơn vị:

a. Thuận lợi

- Được sự hướng dẫn, chỉ đạo của Ban Giám Hiệu nhà trường trong công tác giảng dạy.

- Được sự giúp đỡ nhiệt tình của các đồng nghiệp, có điều kiện trao đổi tay nghề.

- Sân bãi phục vụ cho việc ngoài trời khá tốt. Đồ dùng dạy học được trang bị đầy đủ.

- Đa số học sinh có trang bị đồ thể dụng cũng như giầy thể thao phục vụ cho việc học thể dục.

b. Khó khăn

- Sân tập là sân đất còn bị bụi vào mùa gió nhiều.

- Một số học sinh chưa trang bị được đồ thể dục cũng như giày thể dục trong các giờ thể dục ảnh hưởng đến chất lượng học của tiết thể dục.

* Tên sáng kiến: “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt môn Thể dục”.     

* Lĩnh vực: Chuyên môn thể dục

doc 15 trang minhlee 06/03/2023 2920
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp giúp học sinh Lớp 5 học tốt môn Thể dục - Năm học 2018-2019 - Võ Thị Trúc Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_hoc_tot_mon_the_du.doc

Nội dung text: SKKN Một số giải pháp giúp học sinh Lớp 5 học tốt môn Thể dục - Năm học 2018-2019 - Võ Thị Trúc Giang

  1. bản đúng các động tác của bài thể dục. Ngoài việc thực hiện đúng quy trình, vận dụng linh hoạt các phương pháp để nâng cao chất lượng dạy học nội dung bài thể dục. Muốn vậy, trước khi lên lớp giáo viên phải nghiên cứu kĩ và tập luyện để làm mẫu đúng các động tác. - Khi dạy động tác mới, giáo viên cần nêu đúng tên động tác, khi làm mẫu phải giải thích để học sinh biết được những điểm cơ bản, sau đó cho các em làm theo. Đối với một số động tác khó, giáo viên cần cho học sinh tập trước một số lần đối với cử động khó, sau đó kết hợp tập toàn bộ các cử động khác theo nhịp của động tác. Ví dụ: Đối với nhịp 1, 2 của động tác thăng bằng, giáo viên nên cho học sinh tập động tác đơn lẻ trước, chưa yêu cầu học sinh phải nhớ trình tự động tác mà chỉ cần các em thực hiện được động tác. - Khi học sinh đã tập được động tác, giáo viên cần tổ chức các hình thức tập luyện phong phú sao cho phù hợp, hấp dẫn và sinh động để học sinh hứng thú tập luyện. Cần động viên rằng “Phải mạnh dạn hỏi giáo viên khi chưa hiểu bài”, xen kẽ giữa các lần tập giáo viên cần nhận xét và trực tiếp sửa sai cho những em thực hiện chưa đúng động tác. - Khi ôn tập động tác, giáo viên luôn luôn thay đổi các hình thức tập luyện để học sinh không bị nhàm chán. Trước hết, giáo viên cho cả lớp ôn lại, nêu những cử động khó trọng tâm của động tác, sau đó chia tổ và phân khu vực cho học sinh tập luyện. Giáo viên nên kết hợp cho học sinh tập luyện với hình thức thi đua hoặc tổ chức trò chơi để kích thích các em tích cực tập luyện. c) Khi dạy bài rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản: - Các bài tập thể dục rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản nhằm xây dựng những tư thế đúng, điều chỉnh kĩ năng chưa hợp lí của học sinh, góp phần phát triển cơ thể hài hòa và cân đối. Giáo viên cần tập trung rèn luyện cho học sinh tư thế đúng ngay từ ban đầu, sửa chữa những nhược điểm hoặc tư thế không chính xác, nhắc nhở kịp thời khi học sinh thực hiện từng động tác của tư thế chân, tay ở những biên độ và phương hướng khác nhau. - Khi dạy học, giáo viên cần gọi tên và chỉ dẫn động tác, sau đó cho các em tập dưới sự điều khiển của giáo viên một số lần, xen kẽ có nhận xét, sửa sai. Chia tổ cho học sinh tự quản tập luyện, giáo viên thường xuyên quan sát và nhắc nhở các em thực hiện cho đúng động tác. Cho một số học sinh hoặc từng tổ lên trình diễn báo cáo kết quả tập luyện, giáo viên và học sinh khác quan sát, nhận xét và đánh giá. d) Khi dạy trò chơi vận động: - Những trò chơi được giới thiệu trong chương trình Thể dục lớp 5 nhằm phát triển các tố chất thể lực và kĩ năng vận động của học sinh. Ở lớp 5 học sinh sẽ được học mới 8 trò chơi vận động, phần lớn các trò chơi là những hoạt động tập thể nên chủ yếu chỉ yêu cầu học sinh biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi là đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của bài học. - Những trò chơi trong chương trình môn học được trình bày cụ thể về cách chơi, luật chơi và gợi mở theo những chủ đề khác nhau nhằm mục đích giúp học sinh vừa chơi vừa liên hệ thực tế với cuộc sống và thế giới xung quanh. Trong quá trình chơi, giáo viên có thể sáng tạo hay điều chỉnh một số yêu cầu cho thêm phần phong -7-
  2. Ảnh 2: Bật xa tiếp sức - Luyện tập bật nhảy: Có thể tổ chức trò chơi bật xa tiếp sức. Ảnh 3: Trò chơi ai chạy nhanh nhất - Luyện tập chạy nhanh: Có thể chạy thi, chạy tiếp sức giữa hai đội dưới hình thức trò chơi. Với các hình thức thay đổi trên sẽ làm cho học sinh không cảm thấy chán nản. Trong quá trình dạy học, nếu các em có dấu hiệu mệt mỏi giáo viên cần thay đổi nội dung để tạo lại sự hứng thú, lấy lại tâm lý trạng thái vui tươi, có thể cho chơi một số trò chơi nhỏ hay kể một câu chuyện ngắn gọn về tinh thần tập luyện thể thao, lời kêu gọi tập luyện thể dục của Bác Hồ Dụng cụ học tập rất quan trọng, nên áp dụng triệt để vì nó dễ tạo nên hưng phấn. Cho nên mỗi nội dung, mỗi tiết học, giáo viên nên thay đổi dụng cụ như: Bóng đá, bóng chuyền, ném bóng, nhảy dây Để tìm hiểu tình hình học sinh một cách toàn diện, trong mỗi lớp học, tìm hiểu khả năng vận động của các em có sức khỏe tốt, có sức khỏe yếu hay bệnh tật để có hình thức bồi dưỡng tập luyện khác nhau. Đối với học sinh yếu, khuyết tật, không để các em nghỉ, mà giáo viên phải tổ chức riêng cho các em tập với cường độ nhẹ hoặc cho các bạn có sức khỏe tốt giúp đỡ các bạn yếu, giáo viên nên động viên, khích lệ các em này. Tạo điều kiện cho các em, chẳng hạn như cho các em này làm trọng tài trong các trò chơi, các hoạt động thi đua hoặc áp dụng phương pháp tập luyện bằng cách “phục hồi chức năng” với hình thức nhẹ nhàng, nội dung phù hợp để các em -9-
  3. năng của kĩ thuật nhảy xa. Khi học sinh được tập luyện nhiều, nghĩa là khối lượng vận động tăng, có ảnh hưởng tốt đến việc rèn luyện thể lực cho học sinh. 6. Làm mẫu kết hợp sử dụng tranh kĩ thuật: Việc làm mẫu của giáo viên có tầm quan trọng đặc biệt và không thể thiếu khi lên lớp, nếu không làm mẫu chuẩn thì học sinh sẽ không nắm được kĩ thuật dẫn đến việc tập luyện sẽ không chính xác đặc biệt là khi dạy kĩ thuật mới. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân: • Trình độ chuyên môn. • Sức khỏe. • Năng khiếu thể thao của giáo viên. Vì những lí do trên nên việc làm mẫu của giáo viên còn gặp nhiều hạn chế nhất định như: • Làm mẫu không chuẩn. • Làm mẫu không rõ ràng, dứt khoát. • Không rõ kĩ thuật. - Để khắc phục những hạn chế đó, giáo viên có thể sử dụng tranh ảnh, kĩ thuật giới thiệu và phân tích để học sinh nhận biết kĩ thuật động tác dễ hơn. - Mặt khác, học sinh vừa học vừa đối chiếu với hình vẽ để tự sửa chữa những kĩ thuật còn chưa đúng của mình. Mặc dù hiệu quả cao nhưng giáo viên cũng không nên lạm dụng tranh vẽ mà phải suy nghĩ và tính toán xem sử dụng tranh kĩ thuật vào thời điểm nào, sửa dụng thế nào để phát huy được tác dụng của tranh kĩ thuật để học sinh có ấn tượng sâu và có hứng thú trong quá trình học tập. Ví dụ: Khi dạy bật cao, bật xa, nhảy xa đối với học sinh lớp 5. Trong phần cơ bản, khi giáo viên giảng dạy cần phân tích kĩ thuật động tác nhảy xa kết hợp tranh để học sinh nắm chắc tư thế và động tác. - Khi làm mẫu, giáo viên phải thực hiện đúng giúp học sinh nắm được yếu lĩnh cơ bản của động tác, học sinh có thể tập làm theo. Khi giảng dạy những động tác mới, phức tạp giáo viên phải làm mẫu hai ba lần. Làm mẫu lần thứ nhất cả động tác hoàn chỉnh với tốc độ bình thường đúng nhịp động tác, giúp học sinh có khái niệm sơ bộ với tồn bộ động tác và gây hứng thú học tập cho học sinh. - Khi làm mẫu lần 2 cố gắng thực hiện chậm, đối với những chỗ quan trọng, giáo viên có thể vừa làm động tác vừa nói để nhắc nhở sự chú ý của học sinh. Làm mẫu lần 3 như lần thứ nhất, làm mẫu với tốc độ bình thường phải hòan chỉnh, chính xác. Làm mẫu phải kết hợp giải thích, nhắc học sinh quan sát những khâu chủ yếu. Khi giảng dạy phải trình bày một cách rõ ràng, nhấn mạnh điểm chủ yếu, then chốt của động tác và có tác dụng kích thích sự hứng thú của học sinh thực hiện bài tập. Khi hướng dẫn học sinh bài thể dục phát triển chung, nên sử dụng hình thức làm mẫu “soi gương” nghĩa là đứng đối diện với học sinh, mặt và hướng động tác của giáo viên là mặt và hướng động tác của học sinh: Ví dụ: Muốn hướng dẫn học sinh làm động tác “Tay phải dang ngang, chân phải trên mũi bàn chân” thì giáo viên làm động tác ngược lại như: “Tay trái dang ngang, chân trái kiễng trên mũi bàn chân”. Cần chú ý tính tự nhiên của động tác và sự phối hợp nhịp nhàng của động tác. -11-
  4. - Với kết quả đạt được qua áp dụng kinh nghiệm cơ sở. Tôi muốn góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn thể dục cũng như góp phần nâng cao chất lượng học tập các môn học khác ở tiểu học. V. Mức độ ảnh hưởng: - Ngày nay khi xác định vai trò của hoạt động thể dục thể thao trong sự nghiệp giáo dục, các nhà giáo dục đã khẳng định rằng: “hoạt động thể dục thể thao giữ vai trò quản lý, điều khiển quá trính phát triển cá thể, cả năng lực lẫn tính cách trong lĩnh vực hoạt động vận động”. Luận điểm khoa học này đã đánh giá một cách khách quan vai trò nền tảng và động lực thể chất đối với mọi hoạt động và sáng tạo của cá nhân. Đồng thời cũng giúp chúng ta nhận thức sâu sắc hơn ý nghĩa của hoạt động thể dục thể thao trong sự phát triển hoàn thiện cả mặt sinh học lẫn mặt xã hội của một con người. - Hoạt động thể dục thể thao giúp cho học sinh hiểu được kĩ năng của môn học trong nhà trường, giúp các em có được sức khỏe thật tốt để thực hiện công việc khác. Rèn luyện cho các em thêm niềm tin và nghị lực trong cuộc sống, để mai sau các em có thể va chạm với cuộc sống không nao lòng, nản chí, bình tĩnh để đi đến một tương lai tươi sáng. - Sáng kiến đã được áp dụng có kết quả tại đơn vị nên có thể áp dụng cho tất cả giáo viên dạy thể dục ở các trường Tiểu học. VI. Kết luận: - Trong bất cứ một tiết học của bộ môn nào người thầy cũng phải nắm được đặc trưng của bộ môn đó, vận dụng những phương pháp đổi mới phù hợp để truyền thụ kiến thức cho học sinh tiếp thu một cách tốt nhất. - Thường xuyên vận dụng khích lệ tinh thần học tập của các em bằng nhiều hình thức có hướng dẫn thực hành dẫn dắt đi vào các trò chơi vận đông mà học sinh còn lúng túng. - Khai thác tốt nội dung, yêu cầu sách giáo viên và đối tượng học sinh trong việc sử dụng tốt các phương pháp sư phạm. - Kiên nhẫn học hỏi trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp. - Mạnh dạn thực hiện các giải pháp cải tiến cần thiết cho việc dạy học. - Đặc biệt đối với môn học thể dục người thầy cần phải có nhiều sáng tạo, luôn luôn làm mới phong phú về hình thức dạy học sẽ gây được sự hứng thú cho học sinh trong giờ học thể dục. - Đối với phần kết thúc của các nội dung, tôi hệ thống lại những kiến thức mà các em đã thực hiện, để tìm hiểu thêm về trình độ của các em có vận dụng tốt kiến thức và kỹ năng thưc hiện hay không. - Làm được như vậy học sinh sẽ tiếp thu bài học tốt, giờ học sôi nổi và học sinh rất thích thú khi được học cũng như tham gia vào các hoạt động vui chơi. Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật. -13-
  5. Mục Lục  Nội dung Trang I. Sơ yếu lý lịch1 II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị1 III. Mục đích yêu cầu của sáng kiến1 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến1 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến2 3. Nội dung của sáng kiến3 3.1. Tiến trình thực hiện3 3.2. Thời gian thực hiện4 3.3. Biện pháp tổ chức5 IV. Hiệu quả đạt được8 1. Những điểm khác biệt trước và sau khi áp dụng 12 sáng kiến 2. Lợi ích thu được khi áp dụng sáng kiến 12 V. Mức độ ảnh hưởng 13 1. Ý nghĩa của sáng kiến 13 2. Khả năng ứng dụng, triển khai 13 VI. Kết luận 13 -15-