SKKN Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh ở trường Tiểu học B Long An - Năm học 2017-2018 - Võ Kim Điền

1. Thuận lợi:

- Được sự quan tâm của cấp Ủy Đảng, chính quyền địa phương và sự chỉ đạo chuyên môn của Phòng GD&ĐT;

- Công tác tham mưu, phối hợp thực hiện có hiệu quả nên tổ chức được nhiều hoạt động giáo dục, các phong trào thi đua, hội thi do ngành phát động, duy trì khá tốt sĩ số ở các khối lớp;

- Các ngành, đoàn thể, ấp, CMHS tham gia tích cực vào các hoạt động của nhà trường; Xã hội hóa giáo dục có chuyển biến tích cực;

- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Được đầu tư xây dựng CSVC đạt chuẩn, tạo điều kiện phấn đấu để nhà trường đạt chuẩn quốc gia theo lộ trình.

2. Khó khăn:

- Một bộ phận CMHS còn nghèo, thường xuyên làm ăn xa nên học sinh nghỉ dài ngày ảnh hưởng chất lượng học tập.

- Tên sáng kiến/đề tài giải pháp: Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học B Long An.

- Lĩnh vực: Quản lý.

doc 23 trang minhlee 06/03/2023 11360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh ở trường Tiểu học B Long An - Năm học 2017-2018 - Võ Kim Điền", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_ren_luyen_ky_nang_song_cho_hoc_sinh_o.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh ở trường Tiểu học B Long An - Năm học 2017-2018 - Võ Kim Điền

  1. Kết quả thực hiện sáng kiến một số biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh dung, đồng thời phải hiểu về tâm lý lứa tuổi, phải có cái nhìn tinh tế. Cùng đó, giáo viên chủ nhiệm cần am hiểu và biết cách tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Đối với học sinh có những biểu hiện lệch lạc về nhân cách giáo viên chủ nhiệm chính là người cùng với gia đình có những biện pháp “kéo” em về với “cái thiện”. Thầy, cô giáo chủ nhiệm là cầu nối quan trọng để kết nối giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Làm chủ nhiệm là một nghệ thuật, đòi hỏi người giáo viên phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo về lời ăn, tiếng nói, tác phong làm việc cho đến trình độ chuyên môn; quan hệ với trò như người thân để trò cảm thấy vừa gần gũi, vừa đáng tin cậy; kiên trì giáo dục học sinh theo kiểu mưa dầm lâu thấm đất. Trước đây, giáo viên chủ nhiệm chủ yếu là định hướng, hướng dẫn hành vi đạo đức cho HS. Hiện nay giáo viên chủ nhiệm không chỉ làm công tác chuyên môn mà còn phải có tình cảm để giải quyết những tình huống phát sinh của học sinh trong lớp. Vì thế ngoài việc phải đảm bảo nội dung lên lớp vừa tạo sự hấp dẫn, sáng tạo, mới mẻ, gây hứng thú học tập cho HS. Và điều không thể thiếu là người giáo viên chủ nhiệm phải có tâm huyết với nghề và tình yêu thương đối với HS. Vậy để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học thông qua công tác chủ nhiệm lớp thì mỗi người giáo viên chủ nhiệm cần: - Tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các hình thức dạy học của mình, qua các giờ sinh hoạt để giáo dục đạo đức và nhân cách cho HS. - Xây dựng hành vi giao tiếp giữa “Thầy với thầy, trò với trò, thầy với trò” rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hoá, lên án mọi hành vi bạo lực học đường và xã hội. - Thường xuyên liên hệ với cha mẹ HS, kịp thời nắm bắt thông tin, cùng kết hợp với cha mẹ HS rèn cho HS kĩ năng ứng xử văn hoá, rèn luyện sức khoẻ phòng chống bạo lực. - Nâng cao ý thức tự nguyện, tự giác, tự chủ phát huy được tính tích cực trong việc rèn luyện kĩ năng sống của thầy cô giáo và học sinh. Giáo dục cho HS nhận biết được lợi ích của việc rèn luyện kĩ năng về mọi mặt: cho bản thân, gia đình, xã hội và đất nước. Đồng thời biết quan tâm chia sẻ đến mọi người. - Tổ chức lớp cũng nên đổi mới: lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó cần thay đổi theo từng tháng để từng học sinh biết được các công việc của người lãnh đạo, các khó khăn gặp phải và xử lí ra sao. Đồng thời biết cảm thông với công việc của người chỉ huy. Qua đó, rèn cho các em những kĩ năng chỉ huy - lãnh đạo cần thiết. - Giáo viên chủ nhiệm phải thực sự đổi mới phương pháp trong việc thực hiện công tác chủ nhiệm lớp, tạo điều kiện để HS rèn luyện và tự rèn luyện. Coi trọng tự rèn luyện của HS và động viên kịp thời. Vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho HS còn cần đến vốn sống, tình thương và nhân cách của người thầy. Học kiến thức ở thầy trước hết là ở tấm gương sống của thầy. Vì vậy để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh HS trước hết “Mỗi Võ Kim Điền Tiểu học B Long An Trang 17
  2. Kết quả thực hiện sáng kiến một số biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh môn nghiệp vụ, người giáo viên phải có vốn kiến thức tâm lý học, hiểu được tâm sinh lý của trẻ. Từ đó sẽ tìm ra được những phương pháp hiệu quả để giáo dục trẻ. Việc dạy “chữ” cần luôn song hành với việc dạy “làm người”, và phải được xuất phát ngay từ những tình huống, những việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống thực tế của học sinh. Ngay trong những giờ học ngoài việc đảm bảo mục tiêu kiến thức kĩ năng của bài, giáo viên cần chú ý đến rèn kĩ năng sống cho học sinh. Học sinh được rèn kĩ năng sống qua nội dung kiến thức của bài, qua lĩnh hội kiến thức pháp luật, qua tham gia các hoạt động học tập trong lớp, hoạt động ngoài giờ do giáo viên tổ chức. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động của học sinh là giúp học sinh có nhiều cơ hội để rèn kĩ năng sống. Học sinh được học tập sinh hoạt vui chơi, rèn luyện trong môi trường gia đình, nhà trường, xã hội; vì vậy cần thực hiện tốt gắn kết 3 môi trường để giáo dục học sinh. Phối kết hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể để giúp đỡ, tư vấn, tạo điều kiện cho học sinh tích lũy có thêm kĩ năng sống và rèn kĩ năng sống được tốt hơn. b. Sau khi áp dụng sáng kiến. b.1. Kết quả trên học sinh : - 100% học sinh đều được cô giáo và cha mẹ tạo mọi điều kiện khuyến khích khơi dậy tính tò mò, phát triển trí tưởng tượng, năng động, mạnh dạn, tự tin, 100% học sinh được rèn luyện khả năng sẵn sàng học tập ở trường hiệu quả ngày càng cao. - 100% học sinh có thói quen lao động tự phục vụ, được rèn luyện kỹ năng tự lập; kỹ năng nhận thức; kỹ năng vận động nhỏ, vận động thông qua các hoạt động hàng ngày trong cuộc sống của học sinh; ngoài ra có 70% học sinh được rèn kỹ năng tự kiểm soát bản thân, phát triển óc sáng tạo, tính tự tin thông qua các hoạt động năng khiếu vẽ, thể dục và các môn học khác. - 100% trẻ được rèn luyện kỹ năng xã hội; kỹ năng về cảm xúc, giao tiếp; chung sống hòa bình, và tuyệt đối không xảy ra bạo hành trẻ em ở trường cũng như ở gia đình. - 100 % trẻ được giáo dục, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, được bảo vệ sức khỏe, được bảo đảm an toàn, phòng bệnh, được theo dõi cân đo bằng biểu đồ phát triển. - 70% trẻ luôn có kết quả tốt trong học tập thông qua kết quả học tập cũng như bảng theo dõi ở mỗi lớp, sau mỗi giai đoạn, qua kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng sau mỗi chủ đề đối với từng học sinh: Mạnh dạn tự tin: 90%; kỹ năng hợp tác: 93%; kỹ năng giao tiếp 90%; tự lập, tự phục vụ: 99%; lễ phép: 100%; kỹ năng vệ sinh: 92%; kỹ năng thích khám phá học hỏi: 86%; kỹ năng tự kiểm soát bản thân: 90%. - Học sinh đi học đều hơn, đạt tỷ lệ chuyên cần đạt từ 99% trở lên và ít gặp khó khăn khi đến lớp, có kỹ năng lao động tự phục vụ cho bản thân, biết thương yêu bạn bè trong cùng một mái trường, biết giúp đỡ bạn cùng tiến. Qua khảo sát (lần 2) ở lớp 4B (cuối học kì 1) với chủ đề “Kĩ năng của em”; kết quả so với đầu năm thì các em tiến bộ rất nhiều. Cụ thể như sau: Tổng số học Kĩ năng tốt Có hình thành kĩ năng Kĩ năng chưa tốt sinh SL % SL % SL % Võ Kim Điền Tiểu học B Long An Trang 19
  3. Kết quả thực hiện sáng kiến một số biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh Hiệu quả lớn nhất là nhà trường đã huy động được sự tham gia của cha mẹ các em, của các tổ chức, các lực lượng xã hội trong việc giáo dục văn hóa, truyền thống cho học sinh, đồng thời đây là những cơ hội vàng dạy trẻ kỹ năng sống. Kinh nghiệm trên đã áp dụng rộng rãi ở tất cả các lớp trong khối 4 được các đồng nghiệp đồng tình ủng hộ. Học sinh trong khối ngoan hơn, tự giác chủ động, mạnh dạn hơn, đã thể hiện được cách xử lí trong ứng xử khá phù hợp. 2. Lợi ích thu được khi sáng kiến áp dụng: Rèn kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động, để học sinh tự cảm nhận, đánh giá, nhận xét qua các hành vi và từ đó hình thành các kỹ năng; thực hiện sự phối hợp trong và ngoài nhà trường làm tốt công tác xã hội hoá trong việc rèn kỹ năng sống cho học sinh. Giáo dục kỹ năng sống trong trường học góp phần rèn luyện, hình thành cho học sinh sống có trách nhiệm hơn và biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp, ứng phó với các sức ép, thách thức trong cuộc sống. Giáo dục kỹ năng sống còn tạo mối quan hệ thân thiện, cởi mở giữa thầy, trò, sự hứng thú tự tin, chủ động sáng tạo trong học tập, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Học sinh được giáo dục kỹ năng sống xác định được bổn phận và nghĩa vụ của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội. Giáo dục kỹ năng sống còn cần đến vốn sống, tình thương và nhân cách của người thầy. Học sinh học kiến thức ở thầy trước hết là ở tấm gương sống của người thầy. Vì vậy, trước hết “mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” mà ngành Giáo dục đang vận động. Kỹ năng sống cần cho suốt cả cuộc đời và luôn luôn được bổ sung, nâng cấp để phù hợp với sự thay đổi của cuộc sống biến động. Người trưởng thành cũng vẫn cần học kỹ năng sống. V- Mức độ ảnh hưởng: Khả năng áp dụng giải pháp: áp dụng tại khối 4, trường Tiểu học B Long An. VI- Kết luận. 1. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: Đào tạo ra được những thế hệ trẻ phát triển toàn diện, chuẩn bị tốt cho việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua các hoạt động trong nhà trường là điều cần thiết, có tác động tốt đến việc rèn kĩ năng sống cho HS, tác động tốt đến việc hình thành nhân cách của trẻ, mang tính nhân văn, giúp trẻ phát triển toàn diện trở thành những người công dân tốt phù hợp với quá trình phát triển của xã hội hiện nay. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học không thể hình thành trong “ngày một, ngày hai” mà đòi hỏi phải có cả quá trình: nhận thức - hình thành thái độ - thay đổi hành vi. Thay đổi hành vi, thái độ và giá trị ở từng con người là một quá trình khó khăn, không đồng thời. Do đó, các nhà giáo dục cần kiên trì chờ đợi và tổ chức các hoạt động liên tục để HS duy trì hành vi mới và có thói quen mới. Võ Kim Điền Tiểu học B Long An Trang 21
  4. Kết quả thực hiện sáng kiến một số biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh sẽ không làm được một điều gì cả. Sự bảo bọc thái quá sẽ dẫn các em đến ý nghĩ rằng bản thân các em không thể làm điều gì nên thân. Hãy nhớ: đừng bao giờ làm những gì mà trẻ có thể làm được. Không nên yêu cầu các em phục tùng theo ý người lớn ngay lập tức vì sự phục tùng một cách thái quá không có sự thoả thuận giữa các bên không tạo điều kiện phát triển tính tự lập ở các em. Không yêu cầu những điều không phù hợp với các em vì những yêu cầu ở các em phải thực hiện một hành vi chín chắn mà các em chưa có khả năng hoặc các em phải làm các yêu cầu không mang tính thống nhất và liên tục trong việc cho phép hoặc cấm đoán sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển nhận thức của học sinh. 3. Kiến nghị, đề xuất: 3.1. Về phía nhà trường: Theo phương châm giáo dục hiện nay là: “Học để biết, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” nên: Nhà trường luôn phát động phong trào này hơn nữa dưới nhiều hình thức với mong muốn nhà trường là cái nôi thứ hai của học sinh. Học sinh “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” và phong trào giáo dục của nhà trường ngày càng vững mạnh. 3.2. Về phía phụ huynh: Trước hết là cần hiểu rõ tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng sống cho con em, tạo một chỗ dựa vững chắc để trẻ chia sẻ, bày tỏ, luôn phối kết hợp với nhà trường trong việc giáo dục và rèn luyện cho các em, theo dõi mọi biểu hiện của trẻ để có sự giáo dục cho phù hợp. Việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh luôn được xem là chức năng, nhiệm vụ thường xuyên của đội ngũ giáo viên từ nhiều năm nay. Tuy nhiên việc rèn luyện cho các em học sinh vẫn còn thiếu những biện pháp cụ thể. Hưởng ứng cuộc vận động về chủ đề năm học, qua các buổi tập huấn về việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh của Phòng giáo dục – Đào tạo, của trường. Bản thân đã cố gắng áp dụng những kinh nghiệm, sáng tạo thêm những phương pháp mới nhằm nâng cao nhiều kĩ năng sống tốt cho học sinh từ môi trường giáo dục ở nhà trường, giáo dục và xây dựng cho các em có năng lực tốt, lối sống lành mạnh để các em có thể tự lập, tự tin hơn trong cuộc sống, đem lại niềm vui, hạnh phúc cho các em, gia đình và xã hội. Rất mong được nhận sự giúp đỡ, góp ý bổ sung của các cấp quản lý giáo dục và giáo viên đồng nghiệp để bản sáng kiến của tôi có thể áp dụng cho các năm học sau. Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật. Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Người viết sáng kiến Võ Kim Điền Tiểu học B Long An Trang 23