SKKN Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp - ứng xử cho học sinh Lớp 3 trong các môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp - Năm học 2017-2018 - Lê Thị Việt Chương

1. Tóm tắt tình hình đơn vị

             Trường Tiểu học B Long An được thành lập theo Quyết định số 11/QĐ-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thị xã Tân châu. Trường có một điểm do ba điểm trường trước đây hợp thành, nằm ven bờ sông Kênh Xáng. Năm 2000 trường được xây dựng mới trên mặt bằng rộng cặp theo lộ giao thông Long An - Châu Phong, tọa lạc trên tuyến dân cư thuộc ấp Long Hòa, xã Long An, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học tập. Dân số thuộc địa bàn trường để phổ cập 4974 người với 1234 hộ dân; năm học 2017 - 2018 toàn trường có 26 cán bộ, giáo viên và nhân viên, có 411 học sinh được chia thành 14 lớp; đa số người dân lao động nghèo, sống bằng nghề buôn bán nhỏ, làm thuê. Thực hiện chương trình, mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, địa phương được chọn là xã điểm của tỉnh trong việc xây dựng nông thôn mới. Năm 2015 xã Long An được Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. 

2. Thuận lợi

           - Học sinh có nhiều cơ hội rèn luyện và trải nghiệm kỹ năng giao tiếp - ứng xử ở trường và cộng đồng.

           - Trường Tiểu học B Long An đang triển khai mô hình trường học mới, do vậy sẽ có nhiều hoạt động trong và ngoài giờ học nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh, trong đó có năng lực giao tiếp - ứng xử.

           - Nhà trường rất quan tâm tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh thực hiện các hoạt động nhằm phát triển toàn diện cho học sinh.

doc 23 trang minhlee 06/03/2023 3060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp - ứng xử cho học sinh Lớp 3 trong các môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp - Năm học 2017-2018 - Lê Thị Việt Chương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_ren_luyen_ky_nang_giao_tiep_ung_xu_cho.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp - ứng xử cho học sinh Lớp 3 trong các môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp - Năm học 2017-2018 - Lê Thị Việt Chương

  1. Kỹ năng biểu lộ thái độ tình cảm - Giáo viên cần khuyến khích học sinh biết trao đổi; giáo viên cần lắng nghe, định hướng để học sinh có cơ hội trải nghiệm mình; hướng dẫn học sinh biết nói những lời nhận xét, biết đặt mình trong hoàn cảnh của người khác. Việc trao đổi này sẽ cho các em ý tưởng về quan điểm của người khác. Việc làm này góp phần hình thành thái độ tự tin, kỹ năng giao tiếp, sự cảm thông, trân trọng giá trị của bản thân cũng như của người khác. Ví dụ: Một học sinh không mang đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập khi đến lớp, giáo viên cần cho học sinh nêu được: + Lý do vì sao em không mang đồ dùng đến lớp. + Em sẽ làm gì nếu em là giáo viên chủ nhiệm trong hoàn cảnh đó? + Nếu em là cha mẹ thì sao? - Giáo viên cần phối hợp với cha mẹ học sinh, yêu cầu cha mẹ các em tìm hiểu lý do, khuyến khích rằng con có khả năng làm được việc đó hơn là la mắng, đánh đập. Học sinh sẽ cảm thấy tự tin hơn khi có cơ hội được trình bày vấn đề của mình. c.5. Giao tiếp - ứng xử trong những tình huống của cuộc sống thực (ngoài xã hội) * Đối với giáo viên và xã hội: - Cần định hướng cho học sinh: trong giao tiếp hàng ngày ta thường dùng những nghi thức lời nói, đó là: + Lời đề nghị khi yêu cầu, mong muốn được giúp đỡ. + Lời từ chối khi không đồng ý, không muốn hoặc không thể thực hiện đúng yêu cầu của người khác. 15
  2. khả năng giao tiếp - ứng xử linh hoạt, đúng mực với các bạn, với thầy cô, Cho nên khi sử dụng biện pháp này cần chú ý: + Sách phải được sự cho phép lưu hành nội bộ của ngành Văn hóa thông tin. + Nội dung sách, báo phải phù hợp với lứa tuổi, gần gũi với cuộc sống, gần gũi với thiên nhiên. + Nội dung cô động, xúc tích, dễ hiểu. - Ở lớp học thầy - trò chúng tôi có trang trí góc thư viện xanh với những quyển sách chứa đựng nhiều hình thức giáo dục đạo đức và vốn tri thức cao tạo điều kiện cho các em ham đọc sách, mở rộng hiểu biết, phát triển khả năng đọc cho các em. Từ đó giúp các em giao tiếp - ứng xử tốt, rèn kỹ năng cho học sinh có trách nhiệm bảo quản tài sản chung, gọn gàng, ngăn nắp. Học sinh tham gia đọc sách, báo vào giờ ra chơi c.7. Phối hợp với Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh - Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là một tổ chức của lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng có vai trò rất lớn trong việc tập hợp, tổ chức sinh hoạt, giáo dục thiếu niên nhi đồng theo những chương trình nội dung bổ ích, góp phần hình thành và phát triển phẩm chất, lý tưởng cho học sinh. - Trong hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp - ứng xử, nhà trường và giáo viên cần phát huy vai trò tổ chức Đội của nhà trường trong rèn luyện kỹ năng giao tiếp - ứng xử cho học sinh tiểu học thông qua các phong trào, các hoạt động theo chủ đề, chủ điểm của Đội. - Hằng năm, để tạo cho các em có nhiều hoạt động ý nghĩa, Liên đội của trường đã tổ chức nhiều chương trình như: văn nghệ, các trò chơi dân gian, tổ chức các cuộc thi, tuyên truyền về an toàn giao thông, Qua các hoạt động đó các em có thêm cơ hội được giao lưu, tìm hiểu, học cách làm việc nhóm, mở rộng vốn sống thực tế, tăng khả năng thuyết trình trước đám đông. Từ đó sẽ giúp các em tự tin, có khả năng giải quyết các vấn đề nảy sinh và đặc biệt là tạo được sự linh hoạt trong giao tiếp. c.8. Tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa giáo viên với cha mẹ học sinh 17
  3. - Xử lý tình huống, vận dụng thực hành các nội dung học tập có liên quan đến nhiệm vụ các em còn bỡ ngỡ, lúng túng. * Sau khi áp dụng đề tài sáng kiến: Trong quá trình thực hiện các biện pháp giúp các em thực hiện tốt nhiệm vụ ở lớp tôi đạt nhiều kết quả tốt. Đặc biệt là công tác giáo dục kĩ năng giao tiếp - ứng xử cho học sinh. Cụ thể như sau: - Học sinh tự tin về khả năng giao tiếp của mình, hiểu được các quy tắc giao tiếp chung như chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, nói lời yêu cầu đề nghị, biết cách xử lý phù hợp, bày tỏ suy nghĩ của mình, bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ, với một số người gần gũi các em như: thầy cô giáo, bạn bè, người thân trong gia đình, Biết lắng nghe, tôn trọng những ý kiến đóng góp của bạn bè, người thân và có hành vi tự uốn nắn kịp thời, tích cực. - Trong học tập các em tham gia xây dựng bài sôi nổi, biết bày tỏ quan điểm của mình, biết giúp bạn sửa chữa khuyết điểm để cùng tiến bộ, thành lập nhóm bạn gần nhà cùng học tập, học sinh hoàn thành tốt giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành, tham gia hoạt động nhóm mạnh dạn và luân phiên cử nhóm trưởng, thư kí để hoạt động. - Hoạt động ngoại khóa: các em biết phát biểu ý kiến của mình, biết tham gia thảo luận, mạnh dạn vui chơi, ra câu đố ; biết múa hát tập thể các bài theo quy định; biết chơi các trò chơi truyền thống (nhảy bao, kéo co, nhảy dây, đổ nước vào chai, ). - Nhiều em tích cực tham gia các phong trào chung của Đoàn - Đội như: múa hát văn nghệ, tham gia chương trình phát thanh măng non - Tham gia đầy đủ các phong trào, hội thi do nhà trường tổ chức. - Trong các tiết học đạo đức các em chủ động tiếp thu kiến thức mới, xử lý các tình huống đạo đức có liên quan tốt. - Học sinh hiểu biết một cách vững chắc về những chuẩn mực đạo đức, hành vi đạo đức để có những thói quen tốt về đạo đức trong mọi quan hệ và mọi tình huống. - Các em biết hoà mình vào tập thể lớp, trường. Có trách nhiệm với tập thể bằng những hành động của mình. - Qua quá trình được uốn nắn, giáo dục, động viên, các em đã có ý thức tự giác hơn. Có tinh thần tự giác trong học tập, xây dựng được thái độ học tập đúng đắn. - Những biểu hiện tích cực như: quan tâm giúp đỡ bạn; giao tiếp - ứng xử lịch sự, văn hóa; những việc làm tốt được thể hiện nhiều hơn đối với các em. - Có ý thức tự quản tốt, tình trạng gây gỗ đánh nhau không còn diễn ra trong lớp. - Có ý thức bảo vệ của công, xây dựng môi trường xanh-sạch-đẹp, góp phần xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. 19
  4. Biểu đồ hình cột đánh giá chất lượng giao tiếp - ứng xử của học sinh qua 3 năm giảng dạy 18 16 14 12 10 8 6 4 2 0 HS giao tiếp tốt Số HS chưa có Số HS chưa có kỹ năng giao tiếp, chưa kỹ năng diễn đạt, thể hiện mạnh dạn, tự tin 2015 - 2016 2016 - 2017 2017 - 2018 - Tăng so với cùng kỳ năm học trước. - Thực tế khẳng định: Khi nhiệm vụ được thực hiện tốt, tất cả học sinh đều có kỹ năng giao tiếp ứng xử đúng đắn, chuẩn mực sẽ góp phần cải thiện chất lượng học tập và các em đạt kết quả tốt trong các phong trào thi đua. - Đặc biệt hơn đầu năm học này lớp tôi có em Nguyễn Thanh Phong và em Trương Thị Mỹ Ngân từ một học sinh hết sức nhút nhát, rụt rè, vào đầu năm khi tôi gọi hai em này lên bảng, hai em không thể tự giới thiệu bất cứ một điều gì về bản thân và gia đình của mình. Nhờ áp dụng tốt các biện pháp nêu trên và có sự động viên tốt, quan tâm, theo dõi chặt chẽ của giáo viên chủ nhiệm cùng với Ban giám hiệu, thầy cô bộ môn, Đoàn-Đội và sự phối hợp của cha mẹ học sinh đến nay hai em đã có nhiều chuyển biến tích cực hiện tại hai em đã tự tin hơn khi giao tiếp với thầy cô. Tuy nhiên, sự linh hoạt, sức biểu lộ tình cảm, cảm xúc của em vẫn chưa bằng các bạn. 2. Lợi ích thu được khi đề tài sáng kiến áp dụng - Đối với học sinh: Góp phần nâng cao chất lượng học tập và khả năng giao tiếp -ứng xử, trả lời câu hỏi của người lớn, thầy cô (trình bày câu trả lời). Trong học tập các em sẽ mạnh dạn phát biểu bày tỏ quan điểm của mình, biết giúp bạn sửa chữa khuyết điểm. Giúp các em tự tin hơn trong cuộc sống. Học sinh tự có thể chiếm lĩnh được tri thức mới bằng cách thông qua các hoạt động: kể chuyện, quan sát tranh, xử lý tình huống, đóng vai, Giúp các em biết giao tiếp - ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ với người thân trong gia đình, với thầy cô bạn bè, với những người xung quanh, với cộng đồng, quê hương đất nước. - Đối với bản thân: Việc xác định không chỉ dạy văn hóa mà còn dạy cho các em về cách làm người là một vấn đề hết sức cần thiết và quan trọng. Để đáp ứng được mục tiêu giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, đó là “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho xã hội. Giúp cho giáo viên có nhận thức đầy đủ hơn về công tác giáo dục kỹ năng giao tiếp - ứng xử cho học sinh hiện nay trong trường tiểu học. Vận dụng các biện pháp giáo 21
  5. - Nêu gương người tốt việc tốt gần gũi với các em để học tập tiến bộ. - Giáo viên phải biết tổ chức, xây dựng được một tập thể lớp đoàn kết, luôn quan tâm chia sẻ, giúp đỡ bạn bè khi có khó khăn. - Trong đầu năm học, giáo viên phải xây dựng được kế hoạch năm học có biện pháp giáo dục cụ thể trong từng đối tượng học sinh (nhất là đối với học sinh cá biệt). - Đối với Đoàn - Đội hàng tuần, tiết chào cờ cho học sinh kể chuyện về “Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, từ đó cho học sinh liên hệ bản thân đã làm và chưa làm được gì, để từ đó động viên, khuyến khích các em học tập và làm theo. - Đối với Thư viện tổ chức tốt ngày hội đọc sách nhằm nâng cao kiến thức, phát triển tư duy, rèn luyện nhân cách con người giúp các em học sinh được tiếp cận với nhiều loại sách báo từ đó các em tìm được niềm vui trong đọc sách mà hình thành thói quen đọc sách bổ ích để mở rộng kiến thức, nuôi dưỡng tâm hồn, rèn luyện năng lực ngôn ngữ và giao tiếp - ứng xử đúng mực.Giáo dục các em đọc và làm theo sách, nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. VI. Kết luận - Việc rèn kỹ năng giao tiếp - ứng xử cho các em lớp 3 nói riêng và học sinh bậc tiểu học nói chung là một quá trình lâu dài, chắt lọc qua từng hành vi giao tiếp; không phải qua một việc làm, một môn học mà bao trùm toàn bộ các hoạt động của học sinh. Đòi hỏi người giáo viên phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, tìm hiểu nắm bắt đặc điểm tâm lý của học sinh. Giáo viên phải là người có lòng tự tin, trí sáng tạo, vốn sống, sự tích hợp trong các môn học và hoạt động giáo dục, năng lực chuyên môn; không phải ngày một - ngày hai làm được mà phải là quá trình: Nhận thức - Hình thành thái độ - Thay đổi hành vi và học sinh phải được trải nghiệm, tích hợp dần qua các tình huống thực tế trong môi trường giáo dục Nhà trường - Gia đình - Xã hội. Tùy từng đối tượng học sinh mà áp dụng cho phù hợp với tình hình thực tế của lớp mình và đối tượng học sinh. Thông qua giao tiếp, học sinh tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp, văn minh, lịch sự hơn; mạnh dạn, tự tin, hòa đồng trong mọi trường hợp. Học sinh biết nói nhiều lời hay - làm nhiều việc tốt, có thể là từ những việc nhỏ nhất, góp phần thúc đẩy sự phát triển nhân cách của mình. - Gắn nhà trường với đời sống cộng đồng, góp phần xây dựng các chuẩn mực văn hóa vì các em đều tham gia các hoạt động ngoài nhà trường trong hiện tại và tương lai. Tôi xin cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật. Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Người viết sáng kiến Lê Thị Việt Chương 23