SKKN Một số biện pháp rèn luyện giúp học sinh Lớp 1 viết đúng chính tả - Năm học 2018-2019 - Trần Thị Nở
* Đặc điểm tình hình trườngtiểu học B Long An:
Vài nét về trường:
Trường Tiểu học B Long An nằm ở ấp Long Hòa, Xã Long An, Thị Xã Tân Châu, Tỉnh An Giang. Năm học 2018-2019. Toàn trường có 411 HS được chia thành 14 lớp, hầu hết các em là con nhân dân lao động, phần đông cha mẹ các em đi làm trong các xí nghiệp ở Bình Dương TPHCM, số khác ở nhà làm ruộng lao động chân tay khoảng trên 8% là con thuộc hộ nghèo và cận nghèo.
1. Thuận lợi:
Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của ban ngành đoàn thể phòng Giáo dục Thị xã, Đảng ủy, chính quyền địa phương, ban đại diện cha mẹ học sinh nhiệt tình hỗ trợ, học sinh có tinh thần hiếu học, Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức học sinh, tập thể giáo viên, đoàn kết, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ.
Giáo viên: Phần lớn Giáo viên là người địa phương, có nhiều Giáo viên thâm niên lâu năm trong nghề, tất cả Giáo viên trong nhà trường đều có tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, có sự đa dạng xuất thân từ nhiều nguồn đào tạo khác nhau về tuổi đời, tuổi nghề cũng có nhiều khác biệt, về cá tính, năng lực, sở trường cũng khác nhau, nhưng do yêu cầu chung, dưới sư lãnh đạo của Đảng, cũng như ban giám hiệu nhà trường các giáo viên đã xây dựng thành một mái ấm đoàn kết, khắc phục được mặt hạn chế, phát huy những mặt tích cực cùng nhau gánh vác công việc chung để đẩy mạnh công tác hoạt động của nhà trường ngày càng tiến bộ, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục để sánh vai với các trường bạn. Lực lượng giáo viên trong nhà trường có tinh thần tự học, nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn.Nhà trường, ngành giáo dục quan tâm đến chất lượng giảng dạy của các thầy cô giáo bằng hình thức tổ chức hội thi “ Giáo viên dạy giỏi, Viết đúng- viết đẹp” của cấp trường, cấp thị xã, cấp tỉnh” để học tập rút kinh nghiệm lẫn nhau.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_ren_luyen_giup_hoc_sinh_lop_1_viet_dun.docx
Nội dung text: SKKN Một số biện pháp rèn luyện giúp học sinh Lớp 1 viết đúng chính tả - Năm học 2018-2019 - Trần Thị Nở
- - Nhà trường đầu tư cơ sở vật chất cho học sinh, bàn ghế đúng quy cách, đảm bảo đủ chỗ ngồi, chuẩn theo yêu cầu hiện nay. - Được sự quan tâm và chỉ đạo tốt của các cấp lãnh đạo về chuyên môn. Tổ chức bồi dưỡng giáo viên, cung cấp đủ tài liệu, phương tiện để nghiên cứu, học hỏi giảng dạy. Thiết bị đồ dùng dạy học đầy đủ. - Nhà trường, ngành giáo dục quan tâm đến chất lượng chữ viết đúng chính tả của các em ngay từ lớp Một. + Về phía giáo viên: - Giáo viên có tinh thần tự học, nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn. - Nhà trường, ngành giáo dục quan tâm đến chất lượng giảng của các thầy cô giáo bằng hình thức tổ chức hội thi “ Giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi, Viết đúng, viết đẹp” của cấp trường, cấp thị xã, cấp tỉnh” để học tập rút kinh nghiệm lẫn nhau. b. Khó khăn: Qua khảo sát các em vào đầu năm chúng tôi nhận thấy các em học sinh lớp 1 gặp rất nhiều khó khăn. - Các em từ mẫu giáo (còn có cả các em không qua mẫu giáo)vào lớp 1 nên chữ chưa thống nhất. Có em không biết viết, hoặc chỉ viết chữ in, chưa xác định đúng được dòng kẻ, viết không đúng mẫu chữ, ngồi viết chưa đúng tư thế vì còn mãi chơi, nghịch. - Các em chưa xác định được điểm đặt bút, điểm dùng bút khi viết chữ. - Chưa xác định được khoảng cách viết giữa các con chữ và các chữ trong từ. - Các em viết sai về độ cao, thế chữ chưa đúng mẫu. - Viết nối giữa các con chữ (ch, tr, nh, ph, ng, ngh, gh, gi) chưa đẹp. - Mặt khác các em chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học nhiều hơn, phải viết nhiều các em mỏi tay dẫn đến nản trí khi viết. 3. 1 Tiến trình thực hiện - Mục tiêu phân môn Chính tả, không tách rời việc xác định mục tiêu và nhiệm vụ dạy Tiếng việt ở tiểu học.Theo tôi xác định được mục tiêu của phân môn Chính tả là phải cụ thể đúng hướng, đó là điều kiện quyết định sự lựa chọn nội dung và phương pháp dạy Chính tả. Phân môn Chính tả giải quyết vấn đề dạy cho trẻ biết chữ để học tiếng, dùng chữ để học các môn khác và để sử dụng trong giao tiếp. - Vì vậy để giúp học sinh nâng cao chất lượng phân môn Chính tả thì bản thân tôi rèn cho học sinh có ý thức, thói quen và hoàn thiện kĩ năng viết đúng, viết đẹp nhằm nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt. Ngoài ra, phải dành nhiều thời gian kiểm tra chữ viết của học sinh và kịp thời uốn nắn sửa sai cho từng học sinh. - Bên cạnh đó, trong giảng dạy tôi luôn không ngừng tìm tòi, học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, tích lũy kinh nghiệm hữu hiệu nhất để sớm rèn cho các em viết chữ đúng, viết chữ đẹp. Và để làm được điều đó tôi tiếp tục mạnh dạn nghiên cứu vấn đề này để có thêm một số kinh nghiệm trong việc rèn chữ viết đúng và đẹp cho học sinh lớp Một. Đồng thời giúp học sinh có vốn kĩ năng ban đầu thuận lợi cho việc học tốt môn Chính tả ở những lớp trên. - Vận dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học linh hoạt gây hứng thú học tập cho các em. 5
- 3.3.3. Tổ chức cho học sinh các hoạt động vui chơi thư giản học mà vui- vui mà học: Vui- chơi là một nhu cầu cần thiết đối với học sinh Tiểu học, có thể nói nó quan trọng như ăn, ngủ hay học tập trong đời sống của các em. Chính vì thế trong các tiết dạy tôi luôn tranh thủ tổ chức tạo mọi điều kiện cho các em vui chơi đang xen trong các giờ học. Học sinh lớp 1 cần rất nhỏ tuổi, các em còn mải chơi chưa xác định được nhiệm vụ học tập của mình. Vì vậy, giáo viên phải là người hướng dẫn học sinh vào quá trình học tập để các em chủ động tìm tòi, khám phá chếm lĩnh các tri thức. Chính vì thế cần tổ chức cho học sinh: “học mà vui- vui mà học” qua các hình thức và phương pháp khác nhau. Đối với học sinh lớp 1, việc viết bài chính tả là một việc làm căng thẳng đối với các em. Các em phải tập trung, chú ý nhiều giác quan để viết liền mạch bài viết. Để gây hứng thú cho học sinh, để học sinh thấy thoải mái, thích thú, tiết học sôi nổi, đạt hiệu quả học tập, qua đó các em ghi nhớ kiến thức một cách chủ động có hiệu quả. VD: dạy bài chính tả nghe- viết Kể cho bé nghe. + Hướng dẫn viết tiếng khó: ầm ĩ, chăng dây, quay tròn, nấu cơm. Sau khi học sinh đọc phân tích tiếng, những từ nói trên tôi cho học sinh thi viết (nghe- viết) cho học sinh thi đua sau đó học sinh tự nhận xét bài của bạn. + Bài tập 3: điền chữ ng- ngh Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát SGK trang 114 điền chữ thích hợp để có từ ứng với tranh SGK (làm việc các nhân). Sau đó chữa bài. Cuối cùng tôi đưa ra hai bài tập ghi ở bảng phụ để cũng cố. Bài tập: 7
- + các âm chính viết ie, yê, uô, ươ ghi dấu thanh trên chữ cái sau: Ví dụ: tiết, thuyền, buổi, Điều mà giáo viên cần chú ý là giáo viên đang đọc văn bản của bài viết thì giáo viên phải hết sức tập trung và quan sát phát hiện kịp thời hiện tượng học sinh vội vả ghi lại lời giáo viên đọc. Kinh nghiệm cho rằng ở học sinh lớp 1 sự vội vã như vậy không thể đem lại kết quả tốt. Chính vì thế đòi hỏi giáo viên không chỉ dạy mà phải biết bao quát lớp học phải thống nhất một tiến trình một bài dạy môn chính tả sao cho phù hợp với học sinh lớp mình. 3.3.6 Tổ chức hình thức học nhóm hiệu quả đôi bạn giúp nhau cùng tiến bộ. - Ngoài ra trong giờ học tôi còn tổ chức cho học sinh hình thức học nhóm rất có hiệu quả “ Đôi bạn giúp nhau cùng tiến bộ”. + Những học sinh đọc- viết đúng l- n hoặc ch- tr sẽ giúp đỡ các bạn đọc, viết sai nên ở gần nhau càng tốt. + Học sinh viết chữ đẹp sẽ giúp đỡ cho học sinh viết sai nét, sai chính tả. Để thực hiện có hiệu quả giáo viên cần chủ động xếp học sinh ấy ngồi gần nhau đề các em tự sữa, khi nói khi viết cho nhau và cả khi trò chuyện cùng nhau trong lúc ra chơi. Xưa có câu học thầy không tày học bạn và thua mày một vạn không bằng thua bạn một ly chính vì vậy khi giáo viên giúp học sinh hiểu rõ điều này trong học tập thì tổ chức cho học sinh cùng nhau học hỏi, cùng nhau thi đua rèn luyện đề cùng nhau rèn luyện, đó là việc làm tốt nên làm. Sau từng tuần, từng tháng giáo viên tổng kết tuyên dương từng em, từng đôi bạn. Nhận xét mang tính khuyến khích, động viên các em là chính. 3.3.7 Đầu tư, chỉnh trang rèn nề nếp tác phong cho học sinh khi ngồi viết chính tả: 9
- 3.3.8. Đề cao sự gương mẫu của giáo viên trong nhận xét chấm sửa bài chính tả khoa học và thẩm mĩ : Việc chấm và sữa bài chính tả cho các em rất quan trọng giúp các em tự nhìn vào đó thấy được lỗi sai của mình, nhớ viết đúng và để tránh không lập lại ở các giờ chính tả sau. Có nhiếu hình thức chấm sữa bài nhưng khi dạy tôi thường áp dụng các biện pháp như sau: + Sau khi đọc bài xong , tôi thường đọc chậm lại cho học sinh soát lại bài, sau đó cho học sinh tự đổi vở cho nhau (2 học sinh ngồi cạnh nhau) theo sự chỉ đạo của giáo viên, nếu phát hiện lỗi sai của bạn, kịp thời bảo bạn sữa lại ngay. Sau khi các em thực hiện xong tôi cho các em nêu kết quả của mình khi tự kiểm tra lỗi của bạn. Tôi hỏi sau khi các bạn kiểm tra bài của bạn xong, em thấy có bài nào không viết sai lỗi, hoặc bài nào sai 2,3 lỗi không? Bài nào sai nhiều lỗi nhất? Từ việc các em tự chữa lỗi cho nhau tôi thấy các em có những điểm tích cực như sau: - Các em được tiếp xúc với bài chính tả 1 lần nữa qua đó góp phần cũng cố những kiến thức mà các em vừa được giáo viên hướng dẫn. - Với sự hướng dẫn của giáo viên, tôi thấy học sinh tự phát hiện ra lỗi chính tả. Từ đó các em có điều kiện tái hiện quy tắc viết đúng chính tả cho mỗi trường hợp. Nên góp phần cũng cố khắc sâu hơn cho học sinh những khả năng chính tả. - Thông việc tự sũa lỗi của các em, nhằm giáo dục các em tính cẩn thận, chính xác, không để sai sót đồng thời kết hợp giáo dục lòng trung thành của các em, sai lỗi nào bảo bạn sữa lỗi đó. - Để thực hiện mục tiêu này, giáo viên phải tiến hành thường xuyên ở các tiết dạy 11
- Nét chữ chưa Sai cách ghi Sai khoảng cách độ Năm học Tổng chuẩn dấu thanh cao các con chữ số HS SL TL SL TL SL TL 2016-2017 1 24 8 33,3% 41,67% 6 25% 0 2017-2018 24 6 25% 7 29,17% 4 16,67% 2018-2019 (cuối 31 5 16,12% 4 12,9% 3 9,6% HKI) Đến học kỳ I năm học 2018- 2019 các em chưa học phân môn Chính tả nhưng ở phần học âm, học vần các em nghe viết phần từ ứng dụng cũng khá tốt tôi nghĩ sang phần viết chính tả học kỳ II các em sẽ viết bài tốt hơn. * Đối với bản thân: - Luôn tâm huyết, hết lòng với nghề - Rèn đọc chuẩn, rèn chữ viết của mình, thường xuyên tự học hỏi rèn luyện mình để luôn thật sự là tấm gương cho học sinh noi theo. - Dự giờ thăm lớp học hỏi các đồng nghiệp cũng như tự học trong các tài liệu, luôn sử dụng đồ dùng trong các giờ học một cách có hiệu quả. Tránh dạy chay hoặc sử dụng đồ dùng mang tính hình thức. - Tôi luôn đầu tư nghiên cứu tìm ra nhiều phương pháp dạy để cuốn hút học sinh ham thích trong giờ học. - Theo dõi sự tiến bộ của học sinh chưa hoàn thành viết chính tả để tuyên dương hoặc khen thưởng giúp các em có sự tiến bộ rõ rệt. - Không ngừng nghiên cứu nâng cao trình độ về ngữ âm Tiếng việt và vận dụng nhiều phương pháp giải nghĩa từ chính xác, dễ nhớ. 2. Lợi ích thu được khi đề tài sáng kiến áp dụng * Đối với học sinh: - Đa số các em đọc bài trôi chảy, phát âm chuẩn. Phong trào thi kể chuyện Bác Hồ cấp trường năm học 2017- 2018 có 1em đạt giải khuyến khích. - Các em biết yêu quý Tiếng việt và chữ viết của Tiếng việt được thể hiện qua bài viết rõ ràng, sạch sẽ, chữ viết đẹp và đúng chính tả. - Các em chưa hoàn thành có ý thức tự giác trong học tập. Biết lắng nghe sự góp ý của cô và của bạn để sửa sai để ngày học càng tiến bộ hơn. - Với quá trình rèn luyện kỹ năng viết đúng, viết đẹp. Học sinh lớp tôi đã nắm vững các quy tắc viết chữ, các em viết thành thạo, chính xác, chất lượng môn chính tả đã được nâng cao và có ý thức giữ gìn sách vở cẩn thận. Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp loại đạt: 24 em, chưa đạt 1 em. Phong trào học sinh thi “ Viết đúng, viết đẹp” cấp trường 2 em đạt giải: 1em đạt giải A, 1em đạt giải C. * Đối với giáo viên 13
- - Đối với ngành: Cần duy trì tổ chức các hội thi “Viết đúng viết đẹp” cho giáo viên và học sinhTiểu học. VI. Kết luận: Qua 3 năm thực hiện ở các lớp 1 bản thân tôi phụ trách có những tiến bộ rõ nét,số lỗi chính tả giảm dần. Qua các lần kiểm tra định kỳ các em có sự tiến bộ rõ ràng trong môn Chính tả.Các em đã viết đúng và sạch sẽ , rõ ràng thể hiện trên từng trang vở, từng bài thi.Tuy chưa tuyệt đối đúng chính tả 100% nhưng có nhiều khả quan hơn. Một số em chưa hoàn thành đã biết phát hiện lỗi của các bạn, biết đặt dấu thanh chuẩn xác hơn và có ý thức viết chữ ngay ngắn thẳng hàng sạch đẹp. Sau một thời gian nghiên cứu tổng kết, bản thân tôi đã chú trọng nâng cao chất lượng viết đúng, viết đẹp cho học sinh bằng những việc làm thường xuyên, liên tục. Trong quá trình rèn viết đúng, viết đẹp người giáo viên giữ vai trò tổ chức, hướng dẫn học sinh chủ động thực hành một cách có sáng tạo. Rèn viết đúng, viết đẹp là đặc thù của phân môn chính tả. Viết đúng, viết đẹp góp phần nâng cao chất lượng của môn Tiếng Việt nói riêng và tất cả các môn học nói chung, đó là giáo dục các em về nhân cách, về nhận thức và óc thẩm mỹ góp phần phát triển trí tuệ và năng lực của học sinh Tiểu học. Tuy nhiên để thành công trong việc rèn cho học sinh viết đúng, viết đẹp, người giáo viên cần có lòng nhiệt tình, có lòng yêu nghề, mến trẻ. Ngoài ra phải luyện cho mình cách phát âm chuẩn, chữ viết phải rõ ràng, sạch đẹp, chuẩn chính tả. Đồng thời người giáo viên phải là tấm gương sáng để học sinh soi vào, học tập. Khi dạy học, người giáo viên phải biết kết hợp rèn cho học sinh có ý thức viết đúng, viết đẹp trong tất cả các bài viết, các quyển vở ghi chứ không chỉ trong vở chính tả. Đặc biệt trong phần luyện đọc, luyện viết, chấm bài, chữa lỗi phải luôn luôn nhắc nhở để học sinh ghi nhớ: "Tiếng Việt rất phong phú". Các em viết chữ đúng, đẹp là đã góp phần bảo vệ và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật. Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Người viết sáng kiến Trần Thị Nở 15