SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học - Nguyễn Tấn Nhựt

   Trường có 01 điểm do 3 điểm trường trước đây hợp thành, nằm ven theo bờ sông Kênh Xáng. Năm 1998 trường được xây dựng mới trên mặt bằng rộng cặp theo lộ giao thông Long An - Châu Phong, tọa lạc trên tuyến dân cư thuộc Ấp Long Hòa, xã Long An, từ đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học tập. Dân số sinh sống trong địa bàn khá đông, đa số người dân lao động nghèo, sống bằng nghề buôn bán nhỏ, làm ruộng, làm thuê. Thực hiện chương trình, mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, địa phương được chọn là xã điểm của tỉnh trong việc xây dựng nông thôn mới. Năm 2015 xã Long An được UBND tỉnh An Giang công nhận đạt chuẩn.

   1. Thuận lợi:

+ Được sự quan tâm của cấp Ủy Đảng, chính quyền địa phương và sự chỉ đạo chuyên môn của Phòng GD&ĐT.

+ Công tác tham mưu, phối hợp thực hiện có hiệu quả nên tổ chức được nhiều hoạt động giáo dục, các phong trào thi đua, hội thi do ngành phát động, duy trì khá tốt sĩ số ở các khối lớp.

+ Các ngành, đoàn thể, ấp, cha mẹ học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động của nhà trường; Xã hội hóa giáo dục có chuyển biến tích cực.

+ Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao.

+ Được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đạt chuẩn, tạo điều kiện phấn đấu để nhà trường đạt chuẩn quốc gia theo lộ trình.

  2. Khó khăn:

+ Một bộ phận cha mẹ học sinh còn nghèo, thường xuyên làm ăn xa nên học sinh nghỉ dài ngày ảnh hưởng chất lượng học tập.

+ Một số giáo viên vận dụng việc đổi mới phương pháp dạy học hiệu quả chưa cao nhất là phương pháp bàn tay nặn bột, ứng dụng công nghệ thông tin, hình thức tổ chức chưa được phong phú để nâng cao hiệu quả giảng dạy.

+ Đa số học sinh sống ở địa bàn nông thôn nên kĩ năng sống của các em có nhiều mặt còn hạn chế.

     - Tên sáng kiến:  Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học 

     - Lĩnh vực: Chuyên môn

doc 27 trang minhlee 06/03/2023 10680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học - Nguyễn Tấn Nhựt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_song_cho_hoc_sinh_tieu_hoc.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học - Nguyễn Tấn Nhựt

  1. Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh tiểu học xuất phát từ sự hiểu biết và ý thức của mỗi con người. Học sinh cần sự hiểu biết và tự ý thức để phát triển nhân cách theo hướng tích cực. Muốn như vậy, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh cần được xem trọng, cần được thực hiện trước tiên trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh. Chắc chắn rằng, giáo dục kĩ năng sống là yếu tố góp phần tích cực cho sự thành công trong sự nghiệp rèn đức cho học sinh của ngành giáo dục. b. Trang trí “Lớp học thân thiện”. Trong những năm qua Bộ GD&ĐT đã phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” rộng khắp trên cả nước. Ở trong môi trường đó, các em được học tập và sinh hoạt trong một bầu không khí thân thiện, gần gũi như ở gia đình, điều đó góp phần giúp các em hứng thú trong học tập và đem lại hiệu quả cao trong giáo dục. Nơi đó trường học, lớp học được các em coi như ngôi nhà chung, ngôi nhà thứ hai của mình và các em thấy được mỗi ngày đến trường, đến lớp là một ngày vui, bản thân các em thêm yêu trường, yêu lớp, gắn bó với ngôi nhà chung đó. Lớp học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực cuả học sinh, tăng cường giáo dục các kĩ năng sống cho các em. Trong môi trường phát triển toàn diện đó, học sinh hứng thú học tập, biết rèn luyện kĩ năng và phương pháp học tập, trong đó đặc biệt là phát huy khả năng tự tìm hiểu, khám phá, tư duy sáng tạo.Chính vì vậy để giáo dục, rèn kĩ năng sống cho học sinh thành công tôi luôn quan tâm đến việc trang trí “ Lớp học thân thiện”. Để việc làm trên đạt hiệu quả tôi đã làm các công việc sau: - Xây dựng nội quy lớp học: Giáo viên thông báo cho học sinh nội dung chính của năm học; nhắc lại nhiệm vụ của học sinh trong Điều lệ trường tiểu học; học sinh chia nhóm thảo luận; các nhóm chia sẻ ý kiến; giáo viên và cả lớp xem xét tìm ra những ý kiến chung của tất cả học sinh; thống nhất và xây dựng thành nội quy của lớp; viết và trang trí nội quy lớp. Việc làm này hết sức có ý nghĩa, đó là: học sinh được tham gia, được cung cấp thông tin, được bày tỏ ý kiến của mình, ý kiến của các em được lắng nghe và tôn trọng. Giúp các em hiểu, tôn trọng và thực hiện tốt nội quy do chính các em đề ra. Giúp các em rèn kĩ năng giao tiếp, bày tỏ ý kiến và tham gia quá trình ra quyết định. Phát huy tinh thần tập thể, nâng cao tinh thần trách nhiệm cho học sinh. Làm tốt điều này, chúng ta đã khơi dậy sự tự tin trong mỗi em học sinh. Khi đó các em sẽ đạt tới nhiều đỉnh cao trong học tập. - Đưa cây xanh vào lớp học: Theo tôi, lớp học thân thiện phải có cây xanh, bởi lẽ một lớp học xanh mát, ngập tràn sắc màu thiên nhiên, sẽ giúp các em có một tâm trạng vui tươi nhẹ nhàng với mỗi ngày đến lớp. Nhìn ở phương diện khoa học: cây cỏ, lá hoa được ví như lá phổi thanh lọc những khí chất độc hại cho cơ thể. Ở góc độ đời sống tinh thần, màu xanh thiên nhiên có tác dụng giúp tâm hồn thư giãn, sảng khoái. Nguyễn Tấn Nhựt 17
  2. Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh tiểu học Học sinh chăm sóc cây xanh đầu giờ học. c.Thường xuyên củng cố các mối quan hệ trong nhà trường và ngoài xã hội. Trong môi trường giáo dục, chúng ta cần phải xây dựng cho được các mối quan hệ giữa thầy và trò, trò vói trò, thầy với phụ huynh, mối quan hệ : Gia đình - Nhà trường - Xã hội Giáo dục cũng giống như một mạng lưới các mối quan hệ, nó đòi hỏi tất cả mọi người phải phối hợp vớii nhau để tạo ra kết quả tốt nhất. Những gì làm cho giáo dục trở nên tốt đẹp hơn chính là các mối quan hệ tích cực, hợp tác và tôn trọng lẫn nhau. Nhận thức được tầm quan trọng đó bản thân tôi đã thực hiện một số biện pháp sau: * Xây dựng mối quan hệ giáo viên và học sinh. Việc thay đổi phương pháp giảng dạy theo đường hướng “Lấy người học làm trung tâm” giúp các thầy cô có được mối quan hệ thân thiện với học sinh vì sinh được xem là nhân vật trung tâm của quá trình giáo dục. Các em được tôn trọng và được tự do bày tỏ ý kiến cá nhân mình. Mối quan hệ thầy trò sẽ gần gũi hơn, thoải mái hơn. Người thầy cần học cách lắng nghe ý kiến của học sinh và biết chấp nhận những ý kiến “đối lập” và cũng có thể hoàn thiện kiến thức thêm nhờ tranh luận với học trò. Mối quan hệ giữa thầy và trò không chỉ là thầy nói trò nghe, thầy bảo trò làm mà là sự chia sẻ kiến thức khi thảo luận trên lớp và các hoạt động theo nhóm ngoài lớp học, khi cùng làm một bài tập sưu tầm hay nghiên cứu nhỏ ngoài lớp học. Mối quan hệ giữa học trò sẽ thân thiện hơn, gắn bó hơn do các em tham gia các hoạt động không chỉ vui chơi giải trí mà còn học tập với nhau, chia sẻ công việc và tri thức cùng với nhau. Vì vậy tôi luôn: - Tăng cường khen ngợi, hạn chế chê bai: Khen ngợi là việc làm không thể thiếu trong giáo dục, đặc biệt là giáo dục tiểu học. Khi học sinh làm được việc tốt thì phải khen ngợi ngay để khích lệ, động viên. Một lời khen có hiệu quả giáo dục gấp nhiều lần so với những lời chỉ trích, chê bai. Đặc biệt với học sinh cá biệt thì lời động viên, khen ngợi như là liều thuốc tinh thần giúp các em thay đổi hành vi theo hướng tích cực. Khen ngợi kịp thời không những làm thay đổi hành vi của học sinh theo hướng tích cực mà còn là động cơ thúc đẩy quá trình học tập của các em. Trong học tập, sự cần cù có phần bù đắp cho sự thiếu thông minh. Nếu khen ngợi, động viên kịp thời sẽ giúp học sinh ham thích và dẫn tới chăm chỉ trong học tập. Nếu phải cân nhắc giữa hai điểm số khi cho điểm học sinh thì bạn hãy chọn điểm cao hơn. Hãy chắp cho đứa trẻ đôi cánh, hãy tin ở các em, cho các em hy vọng. Sự thân thiện của giáo viên và học sinh là khâu then chốt, thể hiện qua việc: + Tận tâm trong giảng dạy và giáo dục các em. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, có vậy mới phát huy được tính tự giác tích cực của học sinh. Nguyễn Tấn Nhựt 19
  3. Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh tiểu học giao tiếp với bạn bè các em có thói quen xưng hô “ ông, bà, tao, mày, ”. Học sinh nam thì thích đi chân đất, hay văng tục, thiếu kiểm soát trong ngôn ngữ khi giao tiếp với bạn. Còn học sinh nữ thì thích chơi theo nhóm, có sự phân biệt trong mối quan hệ bạn bè, các em còn nổi cáu khi bạn chọc ghẹo Khi phát biểu, các em nói không rõ ràng, trả lời trống không, không tròn câu và ít nói lời cảm ơn, xin lỗi với thầy giáo, bạn bè. - 30,2% học sinh chưa có thói quen lao động tự phục vụ, rèn luyện kĩ năng tự lập; kĩ năng nhận thức; kĩ năng vận động nhỏ thông qua các hoạt động hàng ngày trong cuộc sống của học sinh. - 38,5% học sinh có kết quả chưa tốt trong học tập thông qua kết quả học tập cũng như bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục tiểu học ở mỗi lớp. - 42,1% học sinh chưa mạnh dạn, tự tin trong việc phát biểu xây dựng bài. - 31,2% học sinh chưa biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, có kĩ năng tự phục vụ bản thân. - 14% học sinh chưa lễ phép với thầy cô giáo, người lớn tuổi. -Thảo luận nhóm. Khảo sát qua quan sát HS thực hành thảo luận nhóm trong một số tiết học trên lớp. Thực hành thảo luận nhóm Biết cách lắng nghe, làm việc tích Chưa tập trung lắng nghe, làm việc TSHS cực chưa tích cực SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 31 16 51,61% 15 48,39% - Ứng xử với bạn khi chơi các trò chơi dân gian tập thể. Khảo sát qua quan sát thực tế, kết hợp với giáo viên chuyên,Tổng phụ trách đội đánh giá học sinh: Ứng xử tình huống trong chơi trò chơi tập thể Biết cách ứng xử hài hoà khá phù TSHS Hay tranh nhau, xô đẩy bạn khi chơi hợp SL % SL % 31 19 61,3% 12 38,7% b.Sau khi áp dụng sáng kiến: 1/ Kết quả từ phía học sinh: Hiệu quả rèn kĩ năng sống không đo đếm được bằng những con số chính xác nhưng được thể hiện bằng những biểu hiện cụ thể như: Khi về nhà, các em có ý thức, thái độ khác với mọi người trong gia đình. Với bạn bè hoà đồng vui vẻ. Khi nói năng tự tin, lịch sự, nhã nhặn với bạn bè, lễ phép với thầy cô. Các Nguyễn Tấn Nhựt 21
  4. Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh tiểu học -Thảo luận nhóm. Khảo sát qua quan sát HS thực hành thảo luận nhóm trong một số tiết học trên lớp. Thực hành thảo luận nhóm Biết cách lắng nghe, làm việc tích Chưa tập trung lắng nghe, làm việc TSHS cực chưa tích cực SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 31 26 83,9% 5 16,1% - Ứng xử với bạn khi chơi các trò chơi dân gian tập thể.Khảo sát qua quan sát thực tế, kết hợp với giáo viên chuyên,Tổng phụ trách đội đánh giá học sinh: Ứng xử tình huống trong chơi trò chơi tập thể Biết cách ứng xử hài hoà khá phù TSHS Hay tranh nhau, xô đẩy bạn khi chơi hợp SL % SL % 31 27 87,1% 4 12,9% c.Lợi ích thu được sau khi áp dụng sáng kiến: * Đối với học sinh: - Các em biết giới thiệu về bản thân, về gia đình, về trường lớp học và bạn bè thầy cô giáo. - Biết chào hỏi lễ phép trong nhà trường, ở nhà và ở nơi công cộng. - Tích cực hoạt động nhóm trong học tập vui chơi và lao động. - Biết đưa ra ý kiến chia sẻ trong nhóm. - Ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung rất tốt. - Biết phân biệt hành vi đúng sai, phòng tránh tai nạn. * Đối với phụ huynh học sinh: - Cha mẹ luôn ủng hộ và tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục học sinh ở nhà trường, phối hợp chặt chẽ với giáo viên trong việc dạy trẻ các kĩ năng sống, trao đổi với giáo viên bằng nhiều hình thức thông qua sổ liên lạc, bảng đánh giá học sinh ở lớp hay liên lạc qua điện thoại. - Giao tiếp giữa cha mẹ và con cái tốt hơn, đa số cha mẹ chịu lắng nghe, ít la mắng, thay đổi trong cách rèn kĩ năng cho các em , phân việc làm vừa sức cho các em - Cha mẹ cảm thấy hài lòng với thành công của học sinh, tin tưởng vào kết quả giáo dục của nhà trường, chia sẻ những khó khăn của giáo viên, cung cấp vật liệu, phụ giúp giáo viên trang trí lớp và các hoạt động khác khi cần. * Đối với giáo viên: Nguyễn Tấn Nhựt 23
  5. Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh tiểu học đồng đều các lĩnh vực: thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm- xã hội và thẩm mĩ. Phát huy tính tích cực của các em, giúp các em hứng thú, chủ động khám phá tìm tòi, biết vận dụng vốn kiến thức, kĩ năng vào việc giải quyết các tinh huống khác nhau. - Cần giúp các em có được những mối liên kết mật thiết với những bạn khác trong lớp, các em biết chia sẻ chăm sóc, trẻ cần phải học về cách hành xử, biết lắng nghe trình bày và diễn đạt được ý của mình khi vào trong các nhóm học sinh khác nhau, giúp các em luôn cảm thấy tự tin khi tiếp nhận các thử thách mới. Điều này liên quan tới việc các em có cảm thấy thoải mái, tự tin hay không đối với mọi người xung quanh, cũng như việc mọi người xung quanh chấp nhận đứa học sinh đó như thế nào? - Thường xuyên liên hệ với phụ huynh để kịp thời nắm tình hình của các em, trao đổi với phụ huynh những nội dung và biện pháp chăm sóc và giáo dục các em tại nhà, bàn bạc cách giải quyết những khó khăn gặp phải. Học sinh: - Luôn có ý thức tự học, tích lũy vốn hiểu biết về cuộc sống, các tri thức văn hóa chung thông qua các môn học, đặc biệt phải có sự kiên trì luyện tập các kĩ năng của bản thân. - Tích cực trong mọi hoạt động ngoại khóa do nhà trường tổ chức . - Ngoài các kĩ năng được thầy cô rèn luyện trong trường, các em còn phải tích cực tìm đọc các loại sách liên quan đến rèn kĩ năng sống để tích lũy thêm vốn kiến thức cho bản thân. Thư viện: Tạo điều kiện để các em học sinh có thể đọc sách thường xuyên ngay tại phòng thư viện, thư viện xanh của trường hoặc ngay tại góc thư viện của mỗi lớp học. Thường xuyên thay đổi các đầu sách mới đặc biệt là các loại sách liên quan đến các nội dung rèn kĩ năng sống để tạo sự phong phú trong cách đọc của học sinh. Đoàn, đội: Đoàn phối hợp với Tổng phụ trách tổ chức các cuộc thi trò chơi dân gian, sưu tầm các bài hát, điệu múa thể loại dân ca cho học sinh phù hợp với lứa tuổi của học sinh tiểu học . Duy trì việc sinh hoạt ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm để học sinh được học được chơi. Đoàn thanh niên thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể vui chơi lành mạnh, bổ ích để trẻ được thực hành rèn kĩ năng sống. Nguyễn Tấn Nhựt 25
  6. Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh tiểu học TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- Bộ sách Thực hành kĩ năng sống lớp 1,2,3,4,5.-NXB Giáo dục Việt Nam. 2- Tài liệu tích hợp kĩ năng sống vào các môn học. 3- Kĩ năng giao tiếp- NXB Kim Đồng. 4- Bài tập rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 5.-NXB Giáo dục Việt Nam. 5-Một số tài liệu liên quan khác. Nguyễn Tấn Nhựt 27