SKKN Một số biện pháp nhằm giúp học sinh giải tốt các dạng bài toán chuyển động đều ở Lớp 5 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Đắc Tài

1. Thuận lợi:

- Phần đông học sinh ở địa phương, thuận lợi cho việc theo dõi học tập.

- Cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học tương đối đủ.

- Các đoàn thể, phụ huynh học sinh giúp đỡ học sinh nghèo không có vở để học.

- Chính quyền địa phương rất quan tâm đến việc học.

- Ngành giáo dục rất quan tâm và chỉ đạo tốt về chuyên môn.

- Giáo viên đã quán triệt được tinh thần đổi mới phương pháp dạy học "Tích cực hóa hoạt động của học sinh". Giáo viên biết sắp xếp dành nhiều thời gian cho học sinh làm việc với sách giáo khoa, bài tập.

- Trong khi truyền đạt nội dung mới của bài, giáo viên biết kết hợp nhiều phương pháp dạy học như: phương pháp trực quan, giảng giải, vấn đáp, ... để dẫn dắt học sinh tới kiến thức cần đạt.

2. Khó khăn:                                                     

- Phần đông gia đình học sinh nghèo, cha mẹ ít quan tâm hoặc đi làm ăn xa nên ảnh hưởng đến chất lượng học tập.

- Giáo viên và học sinh đều phụ thuộc vào tài liệu có sẵn là sách giáo khoa. Việc sử dụng tài liệu giảng dạy cho đồng đều học sinh học sinh ở lớp, làm cho những học sinh hoàn thành tốt không có hứng thú trong giờ học. Ngược lại đối với học sinh chưa hoàn thành thì lượng bài tập đó là quá nhiều, các em không thể làm hết bài tập đó ở trên lớp.

- Ngay từ lớp 1, 2, 3 các em đã gặp các bài toán dùng đến sơ đồ đoạn thẳng nhưng giáo viên thường vẽ tóm tắt trên bảng để hướng dẫn mà chưa yêu cầu đến kĩ năng vẽ sơ đồ, đây là một số mặt còn hạn chế của giáo viên. Lên lớp 4, đại lượng toán học cần biểu thị bằng đoạn thẳng đa dạng hơn. Lên lớp 5, giải các dạng bài toán chuyển động đều, đại lượng toán học cần biểu thị phức tạp hơn, học sinh càng lúng túng hơn trong việc tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng để tìm ra cách giải.

         3. Tên sáng kiến: Một số biện pháp nhằm giúp học sinh giải tốt các dạng bài toán chuyển động đều ở lớp 5.

4. Lĩnh vực: Chuyên môn

docx 19 trang minhlee 06/03/2023 3300
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm giúp học sinh giải tốt các dạng bài toán chuyển động đều ở Lớp 5 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Đắc Tài", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nham_giup_hoc_sinh_giai_tot_cac_dang_b.docx

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp nhằm giúp học sinh giải tốt các dạng bài toán chuyển động đều ở Lớp 5 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Đắc Tài

  1. Tóm tắt 40km C A B Ô tô Xe máy Giải Thời gian hai xe đi để đuổi kịp nhau là: 2 40 : (60 - 45) = 2 (giờ) 3 2 2 giờ = 2 giờ 40 phút 3 Thời điểm hai xe gặp nhau là: 12 giờ + 2 giờ 40 phút = 14 giờ 40 phút Quãng đường từ A đến địa điểm gặp nhau là: 2 60 x 2 = 160 (km) 3 Đáp số: 14 giờ 40 phút; 160km. Qua đó, học sinh đã nắm được cách giải thành thạo và biết cách vận dụng vào giải toán nâng cao đạt hiệu quả. Ví dụ 2: Lúc 7 giờ sáng Hồng đạp xe từ nhà lên huyện. Một giờ sau Hồng tăng vận tốc thêm 5 km/giờ. Cùng lúc đó bố đi xe máy đuổi theo Hồng với vận tốc gấp 3,5 lần vận tốc lúc đầu của Hồng. Khi lên đến huyện thì hai bố con gặp nhau. Tính quãng đường từ nhà lên huyện. Biết rằng tổng vận tốc của Hồng lúc đầu, vận tốc của Hồng sau khi tăng và vận tốc của bố là 60 km/giờ. Tóm tắt Vận tốc lúc đầu: 5km/giờ Vận tốc lúc sau: 60km/giờ Vận tốc của bố: Giải Vận tốc lúc đầu của Hồng là: (60 - 5) : (2 + 2 + 7) x 2 = 10 (km/giờ) Vận tốc của Hồng sau khi tăng là: 10 + 5 = 15 (km/giờ) Vận tốc của bố là: 10 x 3,5 = 35 (km/giờ) Khi bố xuất phát thì Hồng đã đi được quãng đường là: 10 x 1 = 10 (km) 9
  2. 2 156 : (30 + 35) = 2 (giờ) 5 2 2 giờ = 2 giờ 24 phút 5 Thời điểm hai người gặp nhau là: 7 giờ + 2 giờ 24 phút = 9 giờ 24 phút Quãng đường từ A đến chỗ gặp nhau là: 2 30 + 30 x 2 = 102 (km) 5 Đáp số: 9 giờ 24 phút; 102km. Sau khi học sinh học qua và nắm vững được cách giải ở loại toán này. Từ đó các em có thể áp dụng tốt các phương pháp để giải các bài tập ở dạng phức tạp. Ví dụ 1: Lúc 12 giờ trưa một ô tô khởi hành từ A đi về B. Cùng lúc đó một xe máy khởi hành từ B đi về A và hai xe gặp nhau tại điểm C cách A 180km. Tính vận tốc của mỗi xe, biết rằng vận tốc của ô tô lớn hơn vận tốc của xe máy là 15 km/giờ và quãng đường AB dài 300km. Giải Quãng đường xe máy đi đến chỗ gặp nhau là: 300 - 180 = 120 (km) Đến khi gặp nhau, tỉ số giữa quãng đường ô tô đi được và xe máy đi được là: 3 180 : 120 = 2 Trong cùng một thời gian, quãng đường và vận tốc là hai đại lượng tỉ lệ thuận. Suy ra 3 tỉ số giữa vận tốc của ô tô và vận tốc của xe máy là: . Ta có sơ đồ sau: 2 ? km/giờ Vận tốc của ô tô: Vận tốc của xe máy: 15km/giờ ? km/giờ Vận tốc của ô tô là: 15 : (3 - 2) x 3 = 45 (km/giờ) Vận tốc của xe máy là: 45 - 15 = 30 (km/giờ) Đáp số: 45 km/giờ và 30 km/giờ Qua đó, học sinh đã nắm được cách giải thành thạo và biết cách vận dụng vào giải toán nâng cao đạt hiệu quả. Ví dụ 2: 6 giờ kém 15 phút hai người đi ô tô cùng xuất phát từ hai địa điểm A và B, họ đi ngược chiều nhau. Đến 7 giờ 15 phút, quãng đường người đi từ B đã đi được ngắn 11
  3. Bài toán: Một chiếc ca nô chạy trên một khúc sông từ bến A đến bến B. Khi đi xuôi dòng thì mất 6 giờ. Khi đi ngược dòng thì mất 8 giờ. Biết rằng nước chảy với vận tốc 5 km/giờ, hãy tính khoảng cách AB. Giải Vận tốc khi xuôi dòng lớn hơn khi ngược dòng là: 5 + 5 = 10 (km/giờ) 6 Tỉ số thời gian xuôi dòng và ngược dòng là . Vì đi cùng một quãng sông nên tỉ số 8 6 8 vận tốc xuôi dòng và ngược dòng là: 1 : = 8 6 Ta có sơ đồ: Vận tốc xuôi dòng: Vận tốc ngược dòng: 10 km/giờ 10 Vận tốc ngược dòng là: x 6 = 30 (km/giờ) 8 6 Khoảng cách AB là: 30 x 8 = 240 (km) Đáp số: 240 km. Sau khi học sinh học qua và nắm vững được cách giải ở loại toán này. Từ đó các em có thể áp dụng tốt các phương pháp để giải các bài tập ở dạng phức tạp. Ví dụ 1: Một chiếc tàu thủy đi xuôi dòng từ A đến B rồi lại trở về A. Thời gian đi xuôi dòng hết 32 phút và đi ngược dòng hết 48 phút. Hỏi một cụm bèo trôi từ A đết B hết bao lâu? Giải 2 Tỉ số giữa thời gian tàu thủy đi xuôi dòng và thời gian đi ngược dòng là: 32 : 48 = 3 Vì trên cùng một quãng đường thì vận tốc và thời gian là hai đại lượng tỉ lệ nghịch 3 nên tỉ số giữa vận tốc xuôi dòng và vận tốc ngược dòng là . Mặt khác, hiệu của vận tốc 2 xuôi dòng và vận tốc ngược dòng bằng 2 lần vận tốc dòng nước. Ta có sơ đồ: Vận tốc xuôi dòng: 2v Vận tốc ngược dòng: d Dựa vào sơ đồ, ta suy ra vận tốc xuôi dòng của tàu thủy gấp 6 lần vận tốc dòng nước. 13
  4. Thời gian ca nô thứ nhất đi từ A đến C là: 10 giờ - 6 giờ = 4 giờ Thời gian ca nô thứ hai đi từ A đến C là: 4 giờ - 12 phút = 3 giờ 48 phút 3 giờ 48 phút = 3,8 giờ Vận tốc của ca nô thứ nhất là: 152 : 4 = 38 (km/giờ) Vận tốc của ca nô thứ hai là: 152 : 3,8 = 40 (km/giờ) Đáp số: 38 km/giờ và 40 km/giờ. IV. Hiệu quả đạt được: Từ những biện pháp tổ chức dạy học đã được áp dụng trong những năm qua, tôi thấy chất lượng học sinh được nâng lên qua từng năm học. 1. Trước khi áp dụng sáng kiến: - Qua nhiều năm giảng dạy ở khối 5, các đồng chí trong tổ khối chúng tôi còn nhiều hạn chế trong việc phát huy tiềm ẩn trong mỗi học sinh. Người giáo viên ít quan tâm tới việc khắc phục yếu kém cho học sinh trong môn toán nói chung và việc giải các bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng nói riêng chính là việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng thầy thiết kế, thầy chỉ giữ vai trò tổ chức, điều khiển và hướng dẫn học sinh tìm ra cách giải bài toán. - Từ việc dạy học theo kiểu áp đặt của thầy mà học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, các qui tắc, các công thức, mà thầy đưa ra học sinh có nhiệm vụ phải ghi nhớ. Do vậy học sinh nắm kiến thức không vững, không sâu, không hiểu được bản chất của vấn đề, chỉ biết áp dụng rập khuôn máy móc. Do đó những bài có cấu trúc hơi khác đi một chút là học sinh không làm được hoặc là làm sai. Mặt khác kiến thức do thầy áp đặt không phải do học sinh chiếm lĩnh nên rất chóng quên. - Là giáo viên trực tiếp đứng lớp, tôi nhận thấy còn nhiều hạn chế như khi dạy các bài toán giải bằng sơ đồ đoạn thẳng ở lớp 5, chỉ biết truyền thụ cho học sinh những kiến thức mới và giải các bài tập trong sách giáo khoa là coi như đạt yêu cầu đề ra. Bên cạnh đó, bản thân chưa rút ra được các qui tắc ứng với từng dạng bài toán, chính vì vậy mà học sinh không khắc sâu được kiến thức, chóng quên và đến lúc kiểm tra định kì gặp các dạng toán này, các em không nhớ cách giải. Từ đó làm bài đạt hiệu quả thấp đẫn đến tỉ lệ học sinh hoàn thành tốt đạt rất thấp khoảng 27%. 2. Sau khi áp dụng sáng kiến: - Nhờ sự tổ chức đa dạng các hình thức học tập, xây dựng cho các em có thói tự học. Nâng cao việc hợp tác trong học tập để các em đánh giá lẫn nhau trong quá trình giải toán, qua đó các em học được những cách giải hay và sáng tạo. Cũng từ đó giáo viên thấy được những sai sót mà điều chỉnh, sửa chữa những lỗi mắc phải của học sinh khi giải toán. - Để làm được điều đó, người giáo viên cần thể hiện tốt phương pháp dạy học theo hướng tích cực, nghiên cứu kĩ khi soạn bài cho từng đối tượng học sinh (hoàn thành tốt, hoàn thành, chưa hoàn thành) để trang bị cho cách truyền đạt kiến thức trong tiết dạy đạt được hiệu quả tốt hơn. Đồng thời quan tâm rèn luyện cho học sinh chưa hoàn thành có chiều hướng học tốt môn Toán. Động viên, khuyến khích học sinh tự giác học tập nhất là các em chậm tiến bộ. 15
  5. 1. Khả năng áp dụng giải pháp: Ba năm nay, tôi đã áp dụng đề tài này trong khối thống nhất nên dạy đạt hiệu quả cao. Tôi nghĩ rằng đề tài này có khả năng áp dụng cho học sinh khối lớp 5 trong các trường tiểu học ở tỉnh An Giang. 2. Những điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp đó: - Hiện nay, thời đại công nghệ tin học đang phát triển mạnh. Vì vậy người giáo viên cũng cần phải học hỏi thêm về tin học để áp dụng vào việc soạn giảng của mình qua các bài soạn trên mạng, giáo viên nghiên cứu rút ra cái hay đưa vào bài soạn của mình đạt hiệu quả cao hơn. - Điều cần thiết và không thể coi nhẹ là giáo viên phải dạy tốt lý thuyết, từ đó mới phát triển được các tư duy suy luận cho học sinh. Để rèn luyện kĩ năng giải toán cho học sinh thì trong quá trình giảng dạy giải toán phải liên kết và lựa chọn các phương pháp dạy tốt. Khi dạy học sinh lớp 5 giải toán, đặc biệt là giải toán bằng sơ đồ đoạn thẳng, với mỗi dạng toán giáo viên không chỉ giúp học sinh giải đúng các bài tập trong sách giáo khoa mà cần phải rèn khả năng giải dạng toán đó, đặt ra các tình huống để các em suy nghĩ, tìm tòi cách giải khác nhau. - Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ thông qua việc bồi dưỡng thường xuyên và hội nghị chuyên đề từng bước tháo gỡ những khó khăn nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy. - Nhà trường cần mở chuyên đề thảo luận về một cách dạy và học mang lại hiệu quả cao của một thành viên nào đó. - Nhà trường, tổ khối cần tổ chức được cho học sinh tham gia những hội thi về kiến thức đã học ở các phân môn của từng khối lớp. - Cần đầu tư cơ sở vật chất và các phương tiện dạy học, tài liệu tham khảo phục vụ kịp thời cho giáo viên dạy học. Từng bước hiện đại hóa các phương tiện dạy học trong nhà trường Tiểu học. VI. Kết luận: - Dạy các dạng bài toán chuyển động đều ở lớp 5 bằng sơ đồ đoạn thẳng nói riêng và bậc tiểu học nói chung rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển tư duy, trí tuệ, tư duy phân tích và tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa, rèn luyện tốt phương pháp suy luận lôgic. - Khi dạy môn Toán tự mình nghiên cứu học hỏi và rèn luyện cho bản thân. Ngoài ra còn học hỏi cùng đồng nghiệp trong sinh hoạt chuyên môn ở trường, liên trường. Nghiên cứu về phương pháp dạy học theo hướng tích cực, linh hoạt trong các tiết dạy nhằm giúp các em học tập hiệu quả hơn. - Do vậy, việc dạy môn Toán có hiệu quả giúp các em trở thành những con người linh hoạt, sáng tạo, làm chủ trong mọi lĩnh vực và trong cuộc sống thực tế hàng ngày. - Luôn quan tâm đến học sinh đặc biệt là học sinh chưa hoàn thành, tác động giúp đỡ kịp thời đến các em để các em ham mê học tập. Động viên khuyến khích các em tự rèn 17
  6. - Sách giáo khoa Toán 5 (Tập 1-2) - Toán chọn lọc lớp 4-5 - Các bài toán điển hình lớp 4-5 - Các bài toán về tỉ số và quan hệ tỉ lệ ở lớp 4-5 - 10 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Toán 4-5 - Kiến thức cơ bản Toán 5 - Luyện giải Toán 5 - Em muốn giỏi Toán 5 - Toán nâng cao lớp 5 - Bài tập phát triển Toán 5 - Hãy thử sức cùng Toán 5 - 50 đề ôn luyện Toán 5 - Tuyển chọn 405 bài tập Toán 5 - 500 bài toán cơ bản và nâng cao Toán 5 - Các phương pháp giải toán ở tiểu học. 19