SKKN Một số biện pháp nâng cao thành tích tham gia Hội khỏe phù Đổng cấp Thị xã của trường Tiểu học B Long An - Năm học 2017-2018 - Dương Văn Giang
Trường Tiểu học B Long An được hình thành theo Quyết định số 11/QĐ-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2009 của UBND thị xã Tân Châu, tọa lạc trên tuyến dân cư thuộc Ấp Long Hòa, xã Long An, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. Trường có 01 điểm do 3 điểm trường trước đây hợp thành, nằm ven theo bờ sông Kinh Xáng. Năm 2000 trường được xây dựng mới trên mặt bằng rộng cặp theo lộ giao thông Long An - Châu Phong, từ đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học tập. Cơ cấu tổ chức: Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 25, được biên chế thành 06 tổ gồm: Tổ Văn phòng, tổ khối 1, tổ khối 2, tổ khối 3, tổ khối 4, tổ khối 5. Các tổ chức Đảng, đoàn thể gồm: Chi bộ nhà trường, Công đoàn cơ sở, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh. Cơ sở vật chất: Trường có 30 phòng: 15 phòng học, trong đó 02 phòng cho các lớp mẫu giáo mượn, 15 phòng chức năng. Các trang thiết bị phục vụ cho quản lý, dạy học theo quy định điều lệ.
1. Thuận lợi:
Có đủ phòng học cho học sinh, phòng học đúng quy cách 48 m2/ phòng, bình quân mỗi học sinh 1,65 m2. Có thư viện độc lập tổ chức cho học sinh, giáo viên đọc sách, hoạt động có hiệu quả. Các khối phòng học, văn phòng, thư viện, … bố trí hợp lí, hài hòa, phù hợp cảnh quan chung. Có sân tập an toàn cho học sinh. Có sân chơi an toàn, không có yếu tố gây tai nạn, thương tích cho học sinh. Có nguồn cấp nước hợp vệ sinh ổn định. Có hệ thống thoát nước, không có tình trạng ngập úng, bụi rậm. Khuôn viên nhà trường sạch sẽ, có trồng cây xanh, hoa kiểng tạo bóng mát và cảnh quan đẹp mắt. Lớp học đủ ánh sáng, được trang trí đẹp mắt, thân thiện, phù hợp việc dạy và học.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_thanh_tich_tham_gia_hoi_khoe.doc
Nội dung text: SKKN Một số biện pháp nâng cao thành tích tham gia Hội khỏe phù Đổng cấp Thị xã của trường Tiểu học B Long An - Năm học 2017-2018 - Dương Văn Giang
- Thực hiện tập luyện đúng kế hoạch, trong quá trình tập luyện chú ý đến thể lực của VĐV để đảm bảo sức khỏe cho đến khi diễn ra thời gian thi đấu. Rút kinh nghiệm từ giải đấu HKPĐ cấp trường, Ban huấn luyện cần hình thành và phát triển những kỹ năng mà các em còn thiếu hụt, hoàn chỉnh về kỹ - chiến thuật. Từ những biện pháp trên, qua mỗi lần tập luyện và thi đấu các em cải thiện được thành tích cá nhân. Thông qua giải pháp này, chúng tôi hình thành một đội tuyển có chiều sâu về trình độ chuyên môn, tâm lý thi đấu vững vàng và đã đạt những thành công bước đầu và đó cũng là tiền đề để tuyển chọn đội tuyển tham gia HKPĐ cấp tỉnh. 3.3.3. Phương pháp dạy kĩ thuật cơ bản Dạy kĩ thuật nhằm hình thành kĩ năng-kĩ xảo vận động các động tác cho người tập. Cần hiểu rằng kĩ năng-kĩ xảo vận động là mức độ nắm vững kĩ thuật động tác tới mức có thể thực hiện việc điều khiển động tác đó một cách tự động và toàn bộ trình tự thực hiện động tác được ổn định trước những nhân tố bất lợi khác nhau như: mệt mỏi, thay đổi cảm xúc, thời tiết Nhiệm vụ chung của dạy học kĩ thuật là làm cho người học nắm vững kĩ thuật và trong quá trình đó người học hiểu được động tác, nắm vững kĩ thuật vận động, phù hợp với thực tế để hoàn thiện ở mức cao nhất. Việc đạt được thành tích thể thao cao phụ thuộc chủ yếu vào trình độ chuẩn bị kĩ thuật toàn diện của VĐV, bởi vì nói chung, trình độ huấn luyện kĩ thuật có ảnh hưởng lớn đến sự điêu luyện chiến thuật. Để đạt được điều đó cần phải: Nắm vững tất cả các động tác kĩ thuật và biết thực hiện các động tác kĩ thuật đó.Về vấn đề này một trong các chỉ tiêu đánh giá trình độ điêu luyện kĩ thuật là trình độ huấn luyện kĩ thuật toàn diện của vận động viên. Hoàn thiện việc nắm vững các phương pháp thực hiện các kĩ thuật động tác được sử dụng nhiều trong thi đấu và vận dụng chúng trong các tình huống thi đấu cụ thể. Vấn đề này chỉ có trình độ điêu luyện kĩ thuật được thực hiện như tính hiệu quả của việc nắm vững kĩ thuật thể thao. Thực hiện ổn định các động tác kĩ thuật trong điều kiện đua tranh với đối thủ và sự tác động của các yếu tố khác nhau. Trong trường hợp này chỉ số ổn định của kĩ thuật được biểu hiện. Việc nắm vững mỗi một động tác kĩ thuật và các phương pháp thực hiện động tác đó tuỳ thuộc vào các đặc điểm cá nhân người học, sự đa dạng trong vốn kĩ năng vận động của các vận động viên và trình độ tập luyện các thành phần kĩ thuật. Quá trình hình thành kĩ năng- kĩ xảo vận động bao gồm một số giai đoạn tương ứng với các giai đoạn dạy học động tác( có ba giai đoạn): Hình thành kĩ năng ban đầu phù hợp với việc nắm vững các khâu cơ bản của kĩ thuật động tác. Làm chính xác trình tự thực hiện động tác. Củng cố và hoàn thiện kĩ thuật động tác. a. Giai đoạn giảng dạy ban đầu Mục tiêu của giai đoạn giảng dạy ban đầu là làm cho người học nắm vững khâu cơ bản của kĩ thuật động tác ở những nét chung và thực hiện được động tác theo yêu cầu cơ bản. Giai đoạn này có ý nghĩa rất quan trọng vì tạo ra nền móng để đạt tới trình độ điêu luyện kĩ thuật của vận động viên. Đây là giai đoạn hình thành kĩ năng ban đầu để thực hiện những nét chính của động tác. Những nét đặc trưng của cơ chế sinh lí hình thành kĩ năng là sự lan toả các phản xạ vận động, sự căng thẳng cơ bắp không cần thiết do sự khuyếch tán của các quá trình hưng phấn ở vỏ bán cầu đại não. Nhiệm vụ của giai đoạn này là: Giảng dạy những phần chính của động tác mà người học chưa Trang 7
- tác kĩ thuật đó và nhất là làm phức tạp hoá các điều kiện thực hiện nó (Ưu tiên phương pháp tập luyện biến đổi) hoặc bằng cách áp dụng các phương pháp phù hợp (Phương pháp thi đấu). c. Giai đoạn củng cố-hoàn thiện kĩ năng-kĩ xảo vận động Giai đoạn ba của việc hình thành kĩ năng -kĩ xảo vận động thể hiện đặc trưng bởi tính ổn định của trình tự thực hiện động tác được xây dựng trong quá trình tái hiện nhiều lần một động tác trong các điều kiện khác nhau. Thực hiện động tác một cách tự động hoá và mang tính bền vững, khả năng biến dạng cao. Giai đoạn này phải giải quyết các nhiệm vụ sau: - Củng cố kĩ năng hoàn thành các động tác kĩ thuật đã học và thực hiện các động tác kĩ thuật đó phù hợp tối đa với các đặc điểm cá nhân của người tập. - Xác định các dạng kĩ thuật thực hiện có hiệu quả nhất( kĩ thuật sở trường). - Tăng cường độ số lượng các dạng động tác kĩ thuật, biết tự biến đổi từ dạng kĩ thuật này sang dạng kĩ thuật khác một cách linh hoạt, điêu luyện. - Nắm vững các động tác kĩ thuật đặc thù để hoàn thành chức năng của mình trong đội hình chiến thuật của đội khi thi đấu. - Thực hiện kĩ thuật các dạng động tác một cách tin tưởng và ổn định khi có các yếu tố cản trở tác động từ bên ngoài và sự tích cực hoạt động chống lại của phía đối phương. - Thực hiện động tác kĩ thuật trong điều kiện mệt mỏi và căng thẳng tâm lí. Hoàn thiện kĩ thuật động tác phải được tiến hành trong điều kiện sát thực với điều kiện thi đấu, yêu cầu ngưới tập thực hiện động tác kĩ thuật với tốc độ nhanh nhất, chuẩn xác nhất trong điều kiện thi đấu có đối kháng, kể cả ở trạng thái mệt mỏi và căng thẳng tâm lí cao. Để hoàn thiện kĩ thuật động tác, cần sử dụng các bài tập khác nhau, phối hợp các động tác và luân phiên chúng trong một trình tự nhất định ở các điều kiện thi đấu thay đổi. Sử dụng rộng rãi các bài tập thi đấu (Trong đó có trò chơi vận động), thi đấu tập luyện, thi đấu giao hữu. Cần sử dụng đa dạng, hợp lí và sáng tạo trong các phương pháp, biện pháp để tạo khả năng tối đa cho việc hoàn thiện kĩ thuật động tác. Trình độ phát triển thể lực và các khả năng cần thiết tạo nên những điều kiện thuận lợi để nắm vững các kĩ thuật động tác trong. Vì vậy, trong quá trình dạy học kĩ thuật cần đảm bảo các điều kiện sau: - Phát triển các tố chất thể lực chuyên môn, chủ yếu là tốc độ co cơ. - Phát triển sức nhanh của các phản ứng phức tạp, định hướng thị giác, quan sát, tư duy chiến thuật và các phẩm chất tâm lí - ý chí có ảnh hưởng nhiều đến kết quả thực hiện động tác. d. Dạy học chiến thuật Trong dạy học, huấn luyện thể dục thể dục thể thao, không những dạy cho người học có trình độ điêu luyện về kĩ thuật mà còn hướng cho họ biết nhìn nhận chính xác cục diện trận đấu. Biết đánh giá đúng thực lực trận đấu về cả hai phía. Phát hiện được điểm mạnh, điểm yếu của đối phương cũng như của mình. Từ đó, tổng hợp, phân tích, để đưa ra được một chiến thuật đúng đắn của mình nhằm đánh bại đối phương. Trên cơ sở kĩ thuật cơ bản điêu luyện, cho người tập luyện và đấu tập theo những mánh chiến thuật cơ bản thường dùng trong thi đấu một cách thuần thục. Để người tập hiểu và vận dụng thành thạo khi thi đấu cũng như hiểu và thực hiện đúng ý đồ chỉ đạo. Nên tổ chức tập trong mọi điều kiện khác nhau và được đấu tập nhiều. Dạy học chiến thuật ít nhiều vẫn sử dụng các phương pháp trong dạy kĩ thuật cơ bản. Nhưng tập trung vào phương pháp tập luyện nâng cao và thi đấu là chính. Điểm chính của dạy học chiến thuật là trên cơ sở các phương pháp trên giúp người học Trang 9
- 30m với tốc độ trung bình nghỉ 3 - 5 phút nhau chạy hết quãng đường và đổi ngược lại. Từ điểm xuất phát theo Nhảy dây di chuyển 20m. 3 - 5 lần quãng khẩu lệnh thực hiện nhanh 4 nghỉ 3 - 5 phút vượt qua đích quy định trước. Chạy tốc độ cao từ điểm Chạy lên cầu thang nhà 3 3lần quãng nghỉ xuất phát đến điểm cuối. 5 tầng 3 - 5 phút Sau đó chạy xuống bình thường. 2 tay trụ vào vật cố định Thực hiện kéo dây cùng đá chân thuận làm trụ chân 30 cái quãng nghỉ lăng chân từ sau, ra trước, 6 lăng kéo dây cao su về 2 - 4 phút lên trên đùi vuông góc với trước. thân người. 3.3.6. Tham gia thi đấu: Để chuẩn bị tham gia thi đấu tốt HKPĐ cấp thị xã, việc phân công trách nhiệm cụ thể (có quyết định thành lập đoàn của Hiệu trưởng ký). Đây cũng là cơ sở để giáo viên làm việc có tinh thần trách nhiệm hơn nhằm mang lại kết quả tốt cho đơn vị trường. Trước khi đưa học sinh tham gia thi đấu. Việc quan trọng là tập trung toàn bộ VĐV, Ban giám hiệu gặp gỡ động viên tinh thần các em, tạo tâm lý thoải mái trước khi các em tham gia thi đấu. Đến nơi thi đấu, trưởng đoàn tập trung VĐV – HLV phổ biến cụ thể những qui định về sinh hoạt trong suốt thời gian thi đấu (có giám sát theo dõi cụ thể). Trong thời gian chính thức thi đấu, việc quan trọng góp phần thành công, ảnh hưởng đến thành tích của VĐV là chiến thuật thi đấu và tâm lý. Vì vậy, cần tạo cho các em tâm lý thoải mái, đưa ra chiến thuật hợp lý cho từng VĐV. Khâu này tôi luôn nhắc nhở HLV, VĐV trong đoàn thực hiện cho tốt. Thời gian diễn ra HKPĐ, những thông tin về chuyên môn cũng như những vấn đề liên quan, người phụ trách trực tiếp nội dung được phân công, báo cáo tình hình cho Trưởng đoàn hoặc Phó đoàn. Đồng thời trưởng đoàn và phó đoàn thường xuyên liên lạc để biết những thông tin. Qua những thông tin được cung cấp, nếu có vấn đề gì ảnh hưởng đến thành tích hoặc ngoài chuyên môn thì sẽ có hướng giải quyết và động viên kịp thời. Nhờ đó sẽ tạo tâm lý tốt cho HLV và VĐV tiếp tục thi đấu. IV. Hiệu quả đạt được: 1. Những điểm khác biệt trước và sau khi áp dụng sáng kiến; Nội dung Trước khi áp dụng sáng kiến Sau khi áp dụng sáng kiến Hầu hết các em không nắm Kết quả đạt được giúp học sinh kỹ thuật động tác, thực hiện tư tiếp thu được nhiều kiến thức và khả thế sai, dẫn đến chơi không được năng thực hiện đúng kỹ thuật các Các kỹ các môn dễ dẫn đến tình trạng môn, phát triển cơ thể toàn diện, xây thuật cơ các em lười tập luyện, hiệu quả dựng được thói quen ham thích bản huấn luyện không cao luyện tập thể dục thể thao, có tác phong lành mạnh, đúng đắn, trật tự, kỷ luật, thúc đẩy các mặt đức dục, trí dục phát triển Trang 11
- Cấp Môn Năm 2013-2014 Năm 2015 - 2016 tham dự Tổ chức thi đấu lấy giải Tổ chức thi đấu lấy giải Đá cầu nhất nhì ba nhất nhì ba Cấp Tổ chức thi đấu lấy giải Tổ chức thi đấu lấy giải Bóng bàn trường nhất nhì ba nhất nhì ba Tổ chức thi đấu lấy giải Tổ chức thi đấu lấy giải Điền kinh nhất nhì ba nhất nhì ba Đá cầu 2 vàng, 1 bạc, 2 đồng 1 vàng Cấp thị Bóng bàn 2 vàng, 2 đồng 1 vàng, 3 bạc xã Điền kinh không 1 đồng Đá cầu Không tổ chức 4 vàng, 2 bạc, 2 đồng Cấp tỉnh Bóng bàn 2 vàng, 2 bạc 3 vàng, 2 đồng Cấp Đá cầu Không tổ chức 2 đồng quốc gia V. Mức độ ảnh hưởng: 1. Khả năng áp dụng giải pháp: Qua việc thực hiện sáng kiến với các biện pháp trên và những kết quả đã đạt được, tôi nhận thấy việc việc tuyển chọn, huấn luyện và xác định trình của học sinh là một vấn đề cần thiết. Thông qua việc tuyển chọn, huấn luyện và xác định trình độ kỹ thuật để có những phương hướng giải quyết kịp thời sửa chữa sai lầm, đồng thời đề ra biện pháp khắc phục, nâng cao chất lượng thi đấu của học sinh. Sau khi thực hiện đề tài, qua lý luận và thực tiển áp dụng tại đơn vị, tôi nhận thấy đã đạt được kết quả khả quan không chỉ phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, nâng cao trình độ, kỹ thuật, kỹ xão mà còn giúp học sinh tự tìm ra phương pháp rèn luyện thể chất và sự ham thích hợp, tích cực tập luyện làm cho không khí nhà trường thêm tươi vui, lành mạnh và đề tài này có thể áp dụng rộng rãi trong tỉnh, đặt biệt là ở các trường tiểu học khi cho học sinh tập luyện tham gia Hội Khỏe Phù Đổng. 2. Những điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp: Đối với bản thân: Cần phải có nhiều thời gian nghiên cứu chuyên môn sâu hơn thông qua đồng nghiệp, giáo trình, sách, báo, internet, để có thể hiểu rõ các kỹ thuật cơ bản, luật thi đấu, tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, để trang bị cho mình những kiến thức nền tảng cơ bản thật sự vững vàng và có thể truyền đạt cho các em. Trong công tác tuyển chọn và huấn luyện cần phải xây dựng được kế hoạch cụ thể từng phần. Và áp dụng những kiến thức khoa học mà mình đã được học vào quá trình huấn luyện cũng như tuyển chọn. Phương pháp huấn luyện cần hợp lý, phù hợp với lứa tuổi tiểu học tránh tình trạng luyện tập quá sức, không phù hợp ảnh hưởng sức khỏe học sinh. Đối với học sinh: Trang 13