SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Chính tả cho học sinh lớp Một - Năm học 2017-2018 - Trương Thị Anh Thi

     *Đặc điểm tình hình trường tiểu học B Long An:

           Trường tiểu học B long An nằm ven theo bờ sông Kênh Xáng. Năm 1998 trường được xây dựng mới trên mặt bằng rộng với diện tích 4.632 mét vuông cặp theo lộ giao thông Long An- Châu Phong, toạ lạc trên tuyến dân cư thuộc ấp Long Hòa, Xã Long An, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học tập. Dân số thuộc địa bàn trường để phổ cập 4.974 người với 1.234 hộ dân. Năm học 2017-2018. Toàn trường có 26 cán bộ, giáo viên và nhân viên. Có 411 học sinh được chia thành 14 lớp. Đa số người dân lao động nghèo, sống bằng nghề buôn bán nhỏ, làm thuê. Địa phương được chọn là xã điểm của tỉnh trong việc xây dựng nông thôn mới. Năm 2015 xã Long An được Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang công nhận đạt chuẩn. Bên cạnh đó trường cũng có những thuận lợi và khó khăn sau:

1. Thuận lợi:

 Năm học 2017- 2018 tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương về “ Đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Được sự quan tâm của các cấp Uỷ Đảng, chính quyền địa phương và sự chỉ đạo chuyên môn của Phòng Giáo dục và Đào tạo. Công tác tham mưu, phối hợp thực hiện có hiệu quả nên tổ chức được nhiều hoạt động giáo dục, các phong trào thi đua, hội thi do ngành phát động, duy trì khá tốt sĩ số ở các khối lớp. Các ngành đoàn thể, ấp, Cha mẹ học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động của nhà trường. Đa số giáo viên tận tụy với nghề, tận tình trong công tác dạy và học, luôn giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Hầu hết giáo viên đều được tham gia học tập bồi dưỡng chuyên môn và tập huấn chuẩn kiến thức kĩ năng đáp ứng được công tác giảng dạy hiện nay.

           2. Khó khăn:

Một bộ phận Cha mẹ học sinh còn nghèo, thường xuyên làm ăn xa nên học sinh nghỉ dài ngày ảnh hưởng chất lượng học tập. Một số giáo viên vận dụng việc đổi mới phương pháp dạy học hiệu quả chưa cao nhất là phương pháp bàn tay nặn bột, hình thức tổ chức chưa được phong phú để nâng cao hiệu quả giảng dạy.

      - Tên sáng kiến:  Một số biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Chính tả cho học sinh lớp Một.

     - Lĩnh vực: Chuyên môn

doc 23 trang minhlee 06/03/2023 2720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Chính tả cho học sinh lớp Một - Năm học 2017-2018 - Trương Thị Anh Thi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_phan_mon_chinh_ta.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Chính tả cho học sinh lớp Một - Năm học 2017-2018 - Trương Thị Anh Thi

  1. + Đối với thể thơ lục bát : Dạy bài 74: uôt- ươt ( Tiếng việt 1 – Tập 1 ) có đoạn thơ ứng dụng : Tôi hướng dẫn các em hiểu: + Các chữ cái đầu tiên ở mỗi dòng thơ phải viết hoa hoặc in hoa. + Cuối đoạn thơ có dấu chấm. + Tôi phải giúp học sinh hiểu số chữ ở từng dòng thơ và cách trình bày khác với bài trước: Dòng 6 chữ phải lùi vào 2 ô so với lề vở và dòng 8 chữ phải lùi vào 1 ô so với lề vở. Vì vậy, ngay từ các bài học vần tôi giới thiệu cho học sinh, cách trình bày cách viết hoa (viết hoa tên riêng ) cách ghi dấu chấm, cách ghi dấu phẩy hay cả cách ghi dấu chấm hỏi có trong bài. Do đó khi sang viết chính tả bài đầu tiên học sinh viết đó là bài trường em, học sinh phải chép một câu ở đoạn một và một câu trong đoạn hai của bài, học sinh không hiểu cách trình bày một bài viết có nhiều đoạn. Chính vì thế, ngay từ bài tập đọc, tôi hướng dẫn học sinh xác định rõ đoạn 1, đoạn 2 của bài tập đọc sau đó cho học sinh nhắc rõ từng đoạn như thế học sinh cũng phần nào hiểu về cách trình bày hết đoạn 1 sang đoạn 2 ta phải xuống dòng, viết lùi vào 2 ô và viết hoa con chữ đầu tiên. Những bài chính tả đầu tiên, tôi luôn luôn có bảng chép mẫu bài viết. Ví dụ: Khi dạy bài “Tặng cháu” tôi chuẩn bị bảng như sau: * Bài viết đúng, đẹp các con chữ đều, chuẩn là bài để học sinh nhìn mẫu viết theo: 11
  2. + Giáo dục tính cẩn thận khi viết. Một số em muốn viết nhanh viết cẩu thả cho xong bài nhưng không thể chấp nhận được với bất kì lớp nào, nhất là lớp Một. Với học sinh lớp Một, tôi thường phải giáo dục các em tính tỉ mỉ, cẩn thận, giáo dục qua các bài học, qua các gương trong thực tế ngay từ thời gian đầu để học sinh không có thói quen viết ngoáy. Nếu có, tôi phải giúp học sinh dần dần khắc phục nhược điểm này, để khắc phục được lỗi trên, nhìn chung tôi phải ân cần, dịu dàng uốn nắn, kể cả lỗi do vụng về mà để vở bị dơ bẩn hay quăn mép. Riêng với lỗi viết ngoáy tôi nghiêm khắc hơn để đưa học sinh vào nề nếp. Tôi luôn nhắc nhở học sinh : “Các con luôn phải ghi nhớ dòng chữ ghi ngay góc lớp”. Từ đó, để các em luôn có tính tự giác. Đối với học sinh lớp Một thì tôi phải “ Vừa dạy, vừa dỗ”. e.5 ) Dạy kết hợp với luyện phát âm: Để cho học sinh viết đúng chính tả, tôi phải chú ý luyện phát âm và phân tích cách phát âm cho các em dễ phân biệt các thanh, các âm đầu, âm chính, âm cuối.Vì chữ quốc ngữ là chữ ghi âm, phát âm thế nào thì ghi chữ lại như thế ấy.Vì vậy trong suốt quá trình lên lớp ở tất cả các môn học và cả khi giao tiếp, tôi luôn luôn chú ý nhắc nhở rèn cách phát âm cho các em, gợi ý và làm mẫu để các em biết đọc và viết đúng. Tôi thường tổ chức các hình thức đố vui ngắn ( nêu âm, vần để học sinh phát âm đúng) đại diện mỗi nhóm chú ý những em chưa hoàn thành phát âm, có tuyên dương khích lệ tinh thần học tập ở mỗi tiết học. e.6) Dạy phối hợp với sự nghe-viết của học sinh: - Đa số học sinh mới làm quen với việc nghe-viết: Cho nên khi đọc bài cho các em viết giọng đọc của giáo viên là rất cần thiết. Trước khi đọc cho học sinh viết tôi cần chọn vị trí nhất định không di chuyển tới lui, tránh sự phân tán của các em. - Tôi phải đọc với giọng chính xác, phát âm chuẩn rõ ràng kết hợp theo dõi tốc độ viết của học sinh để điều chỉnh cách đọc như: Đối với các học sinh chưa hoàn thành viết chậm thì tôi cần đánh vần, đọc từng con chữ ghép lại cho học sinh viết hoặc viết tiếng đó lên bảng để học sinh viết lại. Ví dụ: Những tiếng mang thanh ngã thì tôi sẽ đọc hơi dài, còn thanh hỏi thì đọc hơi ngắn. Những tiếng có âm cuối là n hoặc ngh thì sẽ đọc khác nhau bằng hơi nhẹ hơi nặng an, an. 13
  3. Bảng ghi nhớ về Luật chính tả được đặt gần bảng lớp, để hằng ngày nhắc nhở các em: Ngoài ra tôi vận dụng một số “mẹo luật” giúp học sinh ghi nhớ khi viết chính tả để giúp học sinh viết đúng giữa ch và tr, giữa s và x, giữa thanh hỏi và thanh ngã. * Viết là ch với những từ chỉ đồ vật, con vật những đại từ chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình chứ không bao giờ viết là tr. Ví dụ: Chỉ đồ vật: chổi, chén, chăn, chảo, chiếu, chum, chai, chuông, Chỉ con vật: chó, chuột, chuồn chuồn, châu chấu, chồn, chào mào. Quan hệ thân thuộc trong gia đình:cha, chú, chị, cháu, Hay trong chữ âm tiết có oa, oe, thì âm tiết đó có thể âm đầu viết ch.(không viết tr ) * Để phân biệt âm đầu giữa s và x: Đa số các từ chỉ tên cây và tên con vật đều bắt đầu bằng s: + Đa số các từ chỉ tên cây đều bắt đầu bằng s: Sả, sồi, sứ, sung, sắn, su su, sầu đâu, sầu riêng, + Đa số các từ chỉ tên con vật đều bắt đầu bằng s: sam, sâu, sên, sếu, sò, sóc, sói, sứa, sáo sậu, sư tử, san hô * Để phân biệt dấu giữa thanh hỏi và thanh ngã: + Các từ gồm hai tiếng đều mang thanh hỏi: tỉ mỉ, thỉnh thoảng, đủng đỉnh, bải hoải, huỷ bỏ, lủng củng, tủm tỉm, chỉ bảo, rỉ rả, bẩn thỉu, bảng lảng, cẩu thả, + Các từ gồm hai tiếng đều mang thanh ngã : lã chã, rỗi rãi, cãi vã, lỗ lã, lẽo đẽo, dễ dãi, kì lưỡng, lễ mễ, lãng đãng, lẫm chẫm, lỗ chỗ. 15
  4. em chưa hoàn thành trong nhóm viết chưa đúng các thì những em hoàn thành và hoàn thành tốt giúp đỡ.” Ví dụ: Ngày hôm sau viết bài chính tả nghe viết bài “ Cái Bống ” Bạn Hoàn Hảo chọn ra những tiếng khó viết: khéo, sảy, sàng, đường, trơn, gánh, chạy, cơn, ròng yêu cầu bạn Quốc Vĩ, bạn Gấm, bạn Thiện, bạn Phụng luyện đọc thật nhiều lần sau đó đọc bài cho bạn viết vào bảng con hoặc vào vở ( Quan tâm bạn Quốc Vĩ , bạn Thiện học còn chậm). Các nhóm khác cũng thực hiện tương tự. Trong các tiết sinh hoạt lớp cuối tuần tôi thường dành khoảng vài phút để tổng kết đánh giá nhóm thực hiện tốt tuyên dương những em có tiến bộ. e.12) Phương pháp nêu gương: Khơi dậy niềm đam mê luyện viết đúng viết đẹp. Tôi suy nghĩ mọi việc thành công đều bắt đầu bằng đam mê, luyện viết đúng viết đẹp, tôi phải có nhiều biện pháp để thu hút sự chú ý của các em bằng cách cho các em xem các bài mẫu của các học sinh lớp Một các năm trước bài viết đúng chính tả và đẹp. Từ đó hướng cho các em biết yêu cái đẹp, yêu nét chữ đẹp của bạn, của mình và cảm thấy được niềm vinh hạnh khi được sở hữu nét chữ đẹp từ đó các em quyết tâm rèn luyện. Đây là điều quan trọng không thể thiếu trong quá trình truyền đạt cho học sinh và mang lại sự thành công . Tôi treo bài mẫu học sinh năm trước ở dưới góc lớp để các em quan sát và học tập. e.13) Tuyên dương, khen thưởng những học sinh có tiến bộ trong học tập: 17
  5. * Đối với học sinh: - Sau khi thực hiện các biện pháp trên tôi nhận thấy, chất lượng môn Chính tả của lớp tôi đã có những chuyển biến rõ rệt, số em chậm không biết viết từ nhiều âm, vần và các dấu thanh giảm xuống đáng kể. Những em viết chữ không đúng mẫu và trình bày không định quy thì các em cũng tiến bộ. - Theo thống kê kết quả học sinh của lớp tôi viết chính tả có tiến bộ tăng dần qua từng năm học cụ thể là: Tổng HTT Tỉ lệ HT Tỉ lệ CHT Tỉ lệ số Đầu HKII 31 5 16,12% 17 54,83% 9 29,03% 2014- 2015 Cuối năm 31 8 25,80% 19 61,29% 4 12,90% Tổng số HTT Tỉ lệ HT Tỉ lệ CHT Tỉ lệ Đầu HKII 33 7 21,21% 20 60,60% 6 18,18% 2015- 2016 Cuối năm 33 9 27,27% 22 66,66% 2 6,06% Tổng số HTT Tỉ lệ HT Tỉ lệ CHT Tỉ lệ Đầu HKII 24 8 33,33% 12 50% 4 16,66% 2016- 2017 Cuối năm 24 10 41,66% 13 54,16% 1 4,166% Đến học kỳ I năm học 2017- 2018 các em chưa học phân môn Chính tả nhưng ở phần học âm, học vần các em nghe viết phần từ ứng dụng cũng khá tốt tôi nghĩ sang phần viết chính tả học kỳ II các em sẽ viết bài tốt hơn. * Đối với bản thân: - Là một giáo viên được học sinh yêu mến, được đồng nghiệp, tổ chuyên môn, ban giám hiệu đánh giá cao về chuyên môn. Hạn chế học sinh còn viết sai chính tả. - Tôi luôn đầu tư nghiên cứu tìm ra nhiều phương pháp dạy để cuốn hút học sinh ham thích trong giờ học. - Theo dõi sự tiến bộ của học sinh chưa hoàn thành viết chính tả để tuyên dương hoặc khen thưởng giúp các em có sự tiến bộ rõ rệt. - Không ngừng nghiên cứu nâng cao trình độ về ngữ âm Tiếng việt và vận dụng nhiều phương pháp giải nghĩa từ chính xác, dễ nhớ. 2. Lợi ích thu được khi đề tài sáng kiến áp dụng 19
  6. - Với các biện pháp đó, được áp dụng rộng rãi không những của tổ khối mà còn ở những lớp trên.Vì vậy cho thấy số lượng học sinh chưa hoàn thành toàn trường đã giảm đi rất nhiều, chất lượng chữ viết chính tả của học sinh toàn trường ngày càng được nâng cao. Ngoài ra, với việc rèn luyện thường xuyên bằng các biện pháp phù hợp nhằm đào tạo ra một đội ngũ học sinh viết đúng chính tả và đẹp để tham gia vào các hội thi viết chữ đẹp do nhà trường cũng như do cấp ngành tổ chức, đã đạt được kết quả rất cao và từ đó vị trí xếp hạng của nhà trường về phong trào viết chữ đẹp cấp ngành cũng ở vị trí khá cao so với các đơn vị bạn. - Chất lượng giảng dạy ngày càng cao, các giáo viên trong nhà trường có điều kiện học tập và trao đổi lẫn nhau để làm cho tổ khối ngày càng tiến bộ hơn. - Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp để cùng áp dụng sáng kiến có hiệu quả. - Tạo tinh thần đoàn kết của học sinh trong lớp cũng như trong nhà trường. - Là cơ sở tốt để thực hiện phong trào xây dựng “trường học thân thiện học sinh tích cực”. Nâng cao uy tín đối với các trường trên địa bàn. V. Mức độ ảnh hưởng: 1. Khả năng áp dụng giải pháp: Mục đích rèn học sinh viết đúng chính tả hết sức quan trọng là trách nhiệm của giáo viên, học sinh và nhà trường do đó các trường tiểu học đều quan tâm. Vì vậy tôi nghĩ rằng đề tài này được áp dụng ở tất cả các trường tiểu học trong tỉnh, cả nước. 2. Những điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp đó. - Đối với học sinh: Các em luôn tự giác trong học tập, phải tự rèn luyện, chăm sóc chữ viết của bản thân: viết đúng mẫu, đúng chính tả, sách vở luôn giữ sạch đẹp. - Đối với giáo viên: luôn có tính kiên trì, nhẫn nại, có ý thức rèn luyện rất cao. Nắm vững các phương pháp rèn luyện phù hợp với học sinh. Xây dựng được nề nếp lớp học thật tốt. Luôn đầu tư nghiên cứu tìm ra nhiều phương pháp dạy để cuốn hút học sinh ham thích trong giờ học. Cần sử dụng thường xuyên đồ dùng khi dạy học. Cần mạnh dạn ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.Tổ chức các trò chơi sinh động. Thường xuyên động viên, khích lệ học sinh học tập. - Đối với phụ huynh: Mua đầy đủ đồ dùng học tập cho các em. Tạo cho các em tâm lý vui vẻ, thoải mái nhất khi đến trường. - Đối với trường: Thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề đánh giá và rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng môn Chính tả. - Đối với ngành: Cần duy trì tổ chức các hội thi “Viết đúng viết đẹp” cho giáo viên và học sinhTiểu học. VI. Kết luận: - Qua việc áp dụng các biện pháp nêu trên nhìn chung về phía học sinh, chỉ trong một thời gian ngắn, các em có sự tiến bộ rõ rệt học sinh chăm ngoan học tập, luôn chú ý đến chữ viết, đến sách vở của mình. Các em có tư duy và vận dụng thực tiễn để áp dụng vào bài viết của mình. Sự cố công rèn luyện, phấn đấu của học sinh. - Giáo viên luôn quan tâm đến phong trào vở sạch - chữ đẹp, chấm chữa bài cho học sinh thường xuyên. - Để trở thành giáo viên giỏi không phải là dễ nhưng như vậy không có nghĩa là 21