SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại Trường Tiểu học thị trấn Than Uyên

doc 25 trang BÁCH HẢI 17/06/2025 360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại Trường Tiểu học thị trấn Than Uyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_giao_duc.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại Trường Tiểu học thị trấn Than Uyên

  1. I. THÔNG TIN CHUNG 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại Trường Tiểu học thị trấn Than Uyên” 2. Đồng tác giả Họ và tên: Nguyễn Lệ Thủy Năm sinh: 26 - 12 - 1975 Nơi thường trú: Khu 6 thị trấn Than Uyên- huyện Than Uyên- tỉnh Lai Châu Trình độ chuyên môn: Đại học tiểu học Chức vụ công tác: Hiệu trưởng Nơi làm việc: Trường Tiểu học thị trấn Than Uyên Điện thoại: 0974869002 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 50% Họ và tên: Nguyễn Thị Hạnh Năm sinh: 04 - 09 - 1978 Nơi thường trú: Khu 5B thị trấn Than Uyên- huyện Than Uyên- tỉnh Lai Châu Trình độ chuyên môn: Đại học tiểu học Chức vụ công tác: Phó Hiệu trưởng Nơi làm việc: Trường Tiểu học thị trấn Than Uyên Điện thoại: 01693304243 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 50% 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động của các câu lạc bộ (chuyên môn tiểu học). 4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 3 năm 2018 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến Tên đơn vị: Trường Tiểu học thị trấn Than Uyên. Địa chỉ: Khu 6 thị trấn Than Uyên – huyện Than Uyên – tỉnh Lai Châu Điện thoại: 02313784274 - 1 -
  2. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến 1.1. Sự cần thiết Trong chương trình giáo dục hiện nay, cùng việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học thì đổi mới các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một trong những biện pháp tích cực góp phần để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện trong các nhà trường. Trường Tiểu học thị trấn Than Uyên của chúng tôi là trường học 2 buổi trên ngày, nên thời lượng học tập của học sinh nhiều với lượng kiến thức lớn; nhà trường còn tổ chức ăn bán trú tại trường cho học sinh vào buổi trưa nên thời gian ở trường của các em chiếm phần lớn trong ngày; trường có số lượng học sinh đông, trong đó nhiều học sinh thiếu hụt nhiều kỹ năng sống cơ bản và kiến thức thực tiễn trong cuộc sống, chưa có kiến thức về vệ sinh phòng bệnh, ... Mặt khác, một số cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường chưa quan tâm nhiều đến các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, thường coi đây là công việc của Tổng phụ trách đội, thường thực hiện một cách thụ động theo chỉ dẫn, yêu cầu, mới chỉ đầu tư vào việc dạy học mà chưa chủ động trong các hoạt động này. Còn đối với phụ huynh và cộng đồng, họ mới chỉ quan tâm tới hoạt động học của con em mà chưa chú ý đến các hoạt động rèn luyện khác, một trong số đó còn có tâm lý phó mặc cho nhà trường, cho giáo viên. Với những lý do trên, chúng tôi thấy cần tập trung nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để bổ trợ thêm kiến thức đồng thời tạo không khí vui tươi, thoải mái giúp học sinh yêu trường, mến lớp, tích cực học tập; để các em được trải nghiệm thực tế, giúp các em có hiểu biết cơ bản về cuộc sống và thế giới xung quanh, từ đó các em biết quan sát, phân tích, tổng hợp, viết cảm nhận, biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông, rèn kỹ năng sống và vận dụng thực tế vào bài học; tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp sẽ giúp kết nối trách nhiệm của nhà trường, giáo viên, phụ huynh và cộng đồng từ đó thực hiện tốt hơn việc phối hợp ba môi trường giáo dục và thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục một cách rộng rãi. - 2 -
  3. Là những cán bộ quản lý nhà trường, trước những lý do trên, chúng tôi đã quyết định lựa chọn nghiên cứu chuyên đề “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại Trường Tiểu học thị trấn Than Uyên” để đẩy mạnh các hoạt động nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. 1.2. Mục đích Để học sinh được vui chơi, rèn năng lực tổ chức và tham gia các hoạt động tập thể, rèn kỹ năng sống, tạo môi trường vui tươi, lành mạnh để học sinh học mà chơi, chơi để học . Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm, huy động sự tham gia, đóng góp, tích cực hóa các hoạt động của cán bộ, giáo viên, nhân viên với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Huy động sự đóng góp, tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa ba môi trường giáo dục nhà trường - gia đình - xã hội trong công tác tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp. 2. Phạm vi triển khai thực hiện Năm học 2016-2017: 25 lớp/ 724 học sinh trường Tiểu học thị trấn Than Uyên. Năm học 2017-2018: 26 lớp/ 795 học sinh trường Tiểu học thị trấn Than Uyên. 3. Mô tả sáng kiến 3.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 3.1.1. Hiện trạng về việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh ở Trường Tiểu học thị trấn Than Uyên Trường Tiểu học thị trấn Than Uyên là trường học đóng tại trung tâm huyện, điểm có học sinh tham gia học tập xa nhất cách trường khoảng 2500m. Đối tượng học sinh trong nhà trường gồm 10 dân tộc khác nhau cùng tham gia học tập (dân tộc Kinh, Thái, Tày, Cao Lan, HMông, Nùng, Lào, Dao, Mường, San Chí). Với số lượng học sinh 795 em gồm nhiều thành phần dân tộc khác nhau, diện tích nhà trường hẹp nên việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp còn gạp những khó khăn nhất định. - 3 -
  4. Trong những năm qua, để đáp ứng yêu cầu đổi mới hoạt động ngoài giờ lên lớp, chúng tôi đã chỉ đạo tổ chức một số hoạt động như: một số hoạt động biểu diễn văn nghệ, thi vẽ tranh, trò chơi, tổ chức cho học sinh thăm viếng nghĩa trang, thăm gia đình liệt sĩ tại địa phương, thăm quan địa danh cách mạng,... Các hoạt động bước đầu đã tạo được những tác động đến việc giáo dục và rèn luyện với học sinh trong nhà trường nhưng cũng mới chỉ dừng lại ở mức múa hát tập thể, biểu diễn văn nghệ, chơi trò chơi, một số cuộc thi vào các dịp kỉ niệm, các ngày lễ, ... Những hạt động này chưa tạo được cơ hội cho nhiều học sinh tham gia cũng như chưa phát huy được sự sáng tạo của các em; việc rèn được nhiều kỹ năng sống cũng như bổ sung kiến thức thực tiễn cho học sinh còn ít; chưa gắn hoạt động với trách nhiệm của giáo viên cũng như sự tham gia, ủng hộ của phụ huynh và cộng đồng. Những kết quả có được như trên là nhờ vào việc áp dụng một số biện pháp trong công tác hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, cụ thể: Biện pháp 1: Tổ chức hoạt động vui chơi trong các buổi Sinh hoạt dưới cờ. Ở biện pháp này, trong mỗi tiết chào cờ đầu tuần, chúng tôi dành khoảng 1/3 thời gian cho Tổng phụ trách đội tổ chức một số hoạt động như: truyền thông về An toàn giao thông, phòng tránh bệnh học đường; một số tiết mục văn nghệ; giải câu đố hoặc chơi một số trò chơi vận động: kéo co, nhảy bao bố,... Biện pháp 2: Tổ chức một số hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao và một số cuộc thi trong dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn. Với biện pháp này, Tổng phụ trách Đội dựa trên kế hoạch nhà trường đã xây dựng, lựa chọn hoạt động phù hợp với các ngày lễ lớn như: ngày khai giảng, ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26-3, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22-12,... bằng những hoạt động: biểu diễn văn nghệ, thi vẽ tranh, thi cầu lông, đá cầu, bật xa, cờ vua,... hay hoạt động viếng nghĩa trang, thăm gia đình mẹ liệt sĩ, thăm nhà văn hóa Bản Lướt. Từ đó, lên kế hoạch cụ thể, thông báo đến các lớp và hướng dẫn, tổ chức thực hiện. - 4 -
  5. Năm học 2017-2018, để nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, chúng tôi đã chỉ đạo Tổng phụ trách đội đổi mới hình thức tổ chức theo hướng tích cực, tổ chức hoạt động theo nhiều hình thức tập trung vào phát huy sự chủ động, sáng tạo, linh hoạt của cán bộ, giáo viện, nhân viên, học sinh; huy động tham gia của chính quyền địa phương, phụ huynh và các lực lượng xã hội với các hoạt động phong phú như: Múa hát, diễn kịch, tiểu phẩm, giải câu đố, chơi trò chơi, vẽ theo chủ đề, tăng cường Tiếng Anh, sinh hoạt Câu lạc bộ, tham quan, trải nghiệm với các hoạt động như: bày mâm ngũ quả, làm món ăn ngày tết, nặn bánh trôi, ... Thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng các hoạt động ngoài giờ lên lớp, trong năm học chúng tôi đã thực hiện cải tiến các biện pháp cũ và bổ sung thêm 3 biện pháp mới, cụ thể: Biện pháp 1: Khảo sát nhu cầu tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp của học sinh. Biện pháp 2: Nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp qua các hoạt động Sinh hoạt dưới cờ. Biện pháp 3: Nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp qua hoạt động Câu lạc bộ. Biện pháp 4: Nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp qua hoạt động trải nghiệm thực tế. 3.1.2. Ưu điểm của biện pháp cũ Biện pháp 1: Tổ chức hoạt động vui chơi trong các tiết Sinh hoạt dưới cờ. Học sinh thể hiện năng khiếu văn nghệ của mình trước các bạn và thầy cô trong nhà trường. Học sinh tham gia những hoạt động vui chơi, thường xuyên rèn luyện sự khéo léo qua các trò chơi vận động cùng bạn. Tạo cơ hội rèn luyện một số kỹ năng và giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường, bảo vệ của công, ... Tạo không khí vui tươi, thoải mái mở đầu cho một tuần học mới. Biện pháp 2: Tổ chức một số hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao và một số - 5 -
  6. cuộc thi trong dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn. Tạo hứng thú, thu hút sự chú ý của một số học sinh được tham gia, tạo được không khí thi đua sôi nổi, hào hứng giữa học sinh các lớp, các khối trong nhà trường Tạo cơ hội để học sinh thể hiện năng khiếu trước mọi người giúp phát triển hơn cho các em khả năng vốn có của bản thân, tiếp thêm niềm đam mê đồng thời các em có cơ hội chứng tỏ và tự khẳng định bản thân để tự tin hơn trong các hoạt động và trong cuộc sống. Học sinh được tìm hiểu truyền thống của địa phương, của dân tộc từ đó biết trân trọng, phát huy các giá trị truyền thống đó. 3.1.3. Nhược điểm của biện pháp cũ Biện pháp 1: Tổ chức hoạt động vui chơi trong các tiết Sinh hoạt dưới cờ. Thời gian dành cho các hoạt động của học sinh trong tiết học còn ít. Các hoạt động chưa phong phú. Chưa huy động được sự tham gia của nhiều học sinh, mới chỉ tập trung vào nhóm học sinh có năng khiếu. Thực hiện theo ý chủ quan của Tổng phụ trách đội. Biện pháp 2: Tổ chức một số hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao và một số cuộc thi trong dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn. Hoạt động lặp đi lặp lại, chưa kích thích sự sáng tạo của thầy cô, học sinh. Các hoạt động khi tổ chức mới chỉ tập trung vào một nhóm học sinh tiêu biểu, tích cực, trách nhiệm. Chưa tạo được nhiều các hoạt động cũng như cơ hội rèn kỹ năng sống cho mọi đối tượng học sinh. Ít huy động sự sáng tạo của học sinh trong trải nghiệm. Những biện pháp chúng tôi đã chỉ đạo thực hiện ở trên chưa đạt được hiệu quả như mong muốn và còn tồn tại những hạn chế là do nguyên nhân sau: Hoạt động được xây dựng chủ yếu dựa trên lựa chọn theo ý chủ quan của Ban giám hiệu cũng như Tổng phụ trách mà chưa có sự khảo sát, lấy thông tin - 6 -
  7. về nhu cầu hoạt động của học sinh. Trách nhiệm chủ yếu của Tổng phụ trách đội nên các hoạt động ngoài giờ lên lớp còn đơn điệu, chưa huy động được sự tự nguyện, tích cực tham gia của giáo viên và học sinh trong nhà trường. Các hoạt động ngoài giờ chưa huy động nhiều được sự tham gia của phụ huynh và cộng đồng nên chưa tranh thủ được nhiều sự ủng hộ từ họ về công sức, kinh phí hoạt động. Trước thực trạng trên, theo nhận định của chúng tôi, với một trường đạt Chuẩn quốc gia mức độ 2 mà các hoạt động chỉ dừng lại ở đó sẽ chưa đáp ứng được nhu cầu của các em học sinh cũng như chưa tạo được một môi trường học tập thật sự tích cực, thân thiện; chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục toàn diện đối với lớp măng non của đất nước. Vì thế, chúng tôi, những cán bộ quản lý của nhà trường, luôn mong muốn cải thiện môi trường học tập, tạo không khí học tập tích cực, thi đua sôi nổi, giúp học sinh vừa học chữ, học kiến thức đồng thời rèn những kỹ năng sống, kỹ năng ứng phó với những tình huống thực tế, rèn luyện những phẩm chất, năng lực cho học sinh, ... để các em theo kịp xu thế phát triển toàn diện trong xã hội hiện đại. Để làm được điều đó chúng tôi đã đổi mới công tác chỉ đạo theo hướng: bám sát nhu cầu về hoạt động của học sinh; tăng cường các hoạt động mang tính sáng tạo, huy động nhiều nhất sự tham gia của các em học sinh, của giáo viên, phụ huynh và cả cộng đồng; các hoạt động phát huy năng khiếu, năng lực sở trường của học sinh; các hoạt động trải nghiệm thực tế; ... được quan tâm và chú trọng để nâng cao chất lượng của các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và phát huy cao nhất tác dụng của hoạt động này. 3.2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến 3.2.1. Tính mới và sự khác biệt của giải pháp mới 3.2.1.1. Tính mới Với công tác chỉ đạo: có kế hoạch xuyên suốt trong năm học; chủ động về thời gian, đối tượng và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong năm; tổng hợp được ý kiến của Ban Giám hiệu, tổ khối, tổng phụ trách, học sinh, phụ huynh; - 7 -
  8. thu thập, tổng hợp rõ hiệu quả của việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp qua từng thời điểm, với từng nội dung, yêu cầu; huy động sự sáng tạo của giáo viên. Với giáo viên: phát huy sự sáng tạo, năng lực tổ chức hoạt động; tinh thần hợp tác để tìm ra các biện pháp tổ chức, thực hiện; phối kết hợp với phụ huynh, học sinh để rèn kỹ năng; có thời gian để nghiên cứu để đổi mới, sáng tạo, chủ động trong tổ chức thực hiện. Về phía học sinh: qua việc đổi mới nội dung, hình thức tiết Sinh hoạt dưới cờ, thành lập các câu lạc bộ và tổ chức phong phú các hoạt động trải nghiệm, các em được tham gia theo nhu cầu với nhiều hoạt động đa dạng, phong phú với số lượng đông học sinh tham gia; được rèn các kỹ năng sống cơ bản, cần thiết để phát triển năng lực, phẩm chất cá nhân; được trải nghiệm những hoạt động thực tế diễn ra trong cuộc sống hàng ngày ở môi trường mới xung quanh mình; có thêm hiểu biết về môi trường xung quanh, về truyền thống lịch sử, văn hóa địa phương, về An toàn giao thông, về Vệ sinh an toàn thực phẩm, về phòng chống dịch bệnh, ... Huy động được sự tham gia, ủng hộ tích cực của các bậc phụ huynh, các lượng lượng xã hội và của cả cộng đồng trong mọi hoạt động và trong công tác giáo dục. 3.2.1.2. Sự khác biệt Xây dựng nội dung nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, dựa trên tính hiệu quả của những giải pháp đã thực hiện, chúng tôi nhận thấy có một số khác biệt sau: Biện pháp cũ Biện pháp mới Biện pháp 1: Khảo sát nhu cầu tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp của học sinh - Khảo sát qua các phiếu hỏi nhanh để nắm bắt nhu cầu làm căn cứ xây dựng kế hoạch hoạt động cho cả năm và làm cơ sở đánh giá tính hiệu quả của sáng kiến. Biện pháp 1: Tổ chức hoạt động Biện pháp 2: Nâng cao chất lượng hoạt vui chơi trong các tiết Sinh hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp qua hoạt - 8 -
  9. dưới cờ. động Sinh hoạt dưới cờ. - 2/3 thời gian dành để lớp trực - 1/3 dành để nhận xét, đánh giá các hoạt tuần nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần, 2/3 thời gian dành cho học động trong tuần, 1/3 thời gian sinh hoạt động. dành cho học sinh hoạt động. - Tổng phụ trách đội là người tổ - Giáo viên và học sinh các khối lớp tổ chức chức thực hiện. thực hiện với sự tham gia của một số lực lượng như: Công an, Viện kiểm sát, Điện lực,... - Các hoạt động chính: học sinh - Các hoạt động chính: học sinh cùng giáo viên múa hát, chơi trò chơi. múa hát, chơi trò chơi, đóng tiểu phẩm, giải câu đố, tuyên truyền, giao lưu Tiếng Anh,... Biện pháp 2: Tổ chức một số Biện pháp 3: Nâng cao chất lượng hoạt hoạt động văn nghệ, thể dục thể động giáo dục ngoài giờ lên lớp qua hoạt thao và một số cuộc thi trong dịp động Câu lạc bộ. kỷ niệm những ngày lễ lớn. - Múa hát, thể thao, vẽ tranh. - Thành lập 4 câu lạc bộ theo các nhóm học sinh có cùng sở thích, năng khiếu như: Câu lạc bộ Mĩ thuật, Cờ vua, Tiếng Anh, Em yêu khoa học. - Tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ hàng tuần và giao lưu định kỳ. Biện pháp 4: Nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp qua hoạt động trải nghiệm thực tế. . - Bày cỗ Trung thu và xem múa lân. - Tổ chức thăm quan Bản Lướt, thủy điện Bản Chát, Bản văn hóa Cò Cai xã Ta Gia. - Thăm viếng nghĩa trang và tặng quà gia đình liệt sĩ. - Trải nghiệm công tác bán trú và giao lưu với - 9 -
  10. thầy cô giáo, học sinh Trường PTDTBT Tiểu học số 2 xã Ta Gia, huyện Than Uyên. - Làm món ăn ngày tết. - Nặn bánh trôi, bánh chay. 3.2.2. Các giải pháp mới áp dụng Với hiệu quả đạt được trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong năm học 2016-2017, năm học 2017-2018 này chúng tôi tiếp tục thực hiện việc đổi mới nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho các em học sinh Trường Tiểu học thị trấn Than Uyên với các biện pháp cụ thể như sau: 3.2.2.1. Biện pháp 1: Khảo sát nhu cầu tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp của học sinh Thực hiện biện pháp nhằm mục đích thu thập thông tin từ phía học sinh giúp cho lựa chọn các hoạt động để xây dựng kế hoạch phù hợp với nhu cầu của các em nhằm làm phong phú các hoạt động, phát huy sự tích cực, sáng tạo, không gây nhàm chán, huy động được số đông học sinh tham gia, tạo hứng thú cho học sinh. Với mục đích đó, tháng 9 năm học 2017-2018, chúng tôi đã có hệ thống phiếu hỏi cho học sinh từ khối 2 đến khối 5 để thu thập thông tin bằng cách yêu cầu học sinh điền vào phiếu sau: 1) Đánh dấu x vào ô trống ở câu trả lời mà em lựa chọn: a) Các hoạt động mà em yêu thích trong năm học 2016-2017 là: - Hoạt động trong tiết Sinh hoạt dưới cờ. - Hoạt động ở các Câu lạc bộ. - Tham gia biểu diễn văn nghệ, thi đấu thể thao. - Hoạt động tham quan, trải nghiệm. b) Em đã tham gia những hoạt động ngoài giờ lên lớp nào? - Hoạt động trong tiết Sinh hoạt dưới cờ. - Hoạt động ở các Câu lạc bộ. - Tham gia biểu diễn văn nghệ, thi đấu thể thao. - 10 -