SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt Lớp 1 cho học sinh dân tộc Thái trường Tiểu học xã Mường Mít

docx 24 trang BÁCH HẢI 17/06/2025 120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt Lớp 1 cho học sinh dân tộc Thái trường Tiểu học xã Mường Mít", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_day_hoc_mon_tieng.docx

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt Lớp 1 cho học sinh dân tộc Thái trường Tiểu học xã Mường Mít

  1. I. THÔNG TIN CHUNG 1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 cho học sinh dân tộc Thái trường Tiểu học xã Mường Mít. 2. Đồng tác giả: - Họ và tên: Phan Thị Cửu Năm sinh: 15/9/1980 Nơi thường trú: Khu 5A - Thị trấn Than Uyên - Huyện Than Uyên Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ công tác: Hiệu trưởng Nơi làm việc: Trường Tiểu học xã Mường Mít Điện thoại: 0984 659 578 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 40% - Họ và tên: Nguyễn Thị Như Quỳnh Năm sinh: 24/11/1985 Nơi thường trú: Khu 6 - Thị trấn Than Uyên - Huyện Than Uyên Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường Tiểu học xã Mường Mít Điện thoại: 0969 659 258 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 30% - Họ và tên: Đào Minh Thành Năm sinh: 21/07/1981 Nơi thường trú: Khu 5A - Thị trấn Than Uyên - Huyện Than Uyên Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường Tiểu học xã Mường Mít Điện thoại: 0935 634 888 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 30% 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn Tiểu học 1
  2. 4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 15 tháng 09 năm 2016 đến ngày 05 tháng 03 năm 2018. 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường Tiểu học xã Mường Mít Địa chỉ: Xã Mường Mít - Huyện Than Uyên - Tỉnh Lai Châu II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến: 1.1. Sự cần thiết của việc thực hiện sáng kiến Xã Mường Mít có 100% là bà con dân tộc Thái. Các em học sinh trước khi bước vào lớp 1 cơ bản đã hoàn thành chương trình giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi, các em đã được làm quen với môi trường xung quanh, với tự nhiên và xã hội. Các em đã tiếp xúc với bảng chữ cái và bảng chữ số của chương trình giáo dục mầm non. Tuy nhiên, một số dân tộc nói chung và dân tộc Thái nói riêng, mỗi dân tộc có tiếng nói và bản sắc văn hóa riêng. Đặc biệt, khi giao tiếp trong cộng đồng của mỗi dân tộc, thường sử dụng tiếng nói riêng (tiếng mẹ đẻ), có hoặc rất ít khi sử dụng tiếng Việt (tiếng phổ thông) để giao tiếp. Chính vì lẽ đó, các em học sinh người Thái trước khi bước vào lớp 1, trong giao tiếp việc sử dụng tiếng Việt rất ít, có học sinh nhút nhát không hiểu và không nghe được tiếng Việt. Ngay từ khi các em bắt đầu học những chữ cái đầu tiên, các em học sinh dân tộc Thái phát âm lẫn giữa các âm của tiếng Việt theo đặc thù rất riêng biệt như phát âm b thành v; t thành th; l thành đ; sai dấu ngã thành dấu sắc (ngỗng đọc viết thành ngống..) và khó phát âm một số vần như en, eng, ay, ây. Khi các em không được sửa kịp thời, các em luôn đọc và viết không đúng trong suốt quãng đời sau này của con người. Môn Tiếng Việt lớp 1 tập trung dạy học sinh các kỹ năng nhận biết, đọc, viết tiếng Việt thông qua các việc (phần chiếm lĩnh ngữ âm, phần tập viết, viết chính tả). Các kỹ năng đọc, viết được hình thành từ đầu năm học, khi học sinh học từ quyển 1 đến quyển 2 – sách Công nghệ giáo dục. Đây là giai đoạn quan trọng quyết định đến khả năng đọc viết tốt ở cuối năm học (học quyển 3 sách Công nghệ) và sau này. Để nói và viết tiếng Việt chuẩn, môn Tiếng Việt lớp 1 2
  3. đóng vai trò hết sức quan trọng, là cơ sở để các em học các lớp cao hơn, học được các môn học khác. Với sự phát triển của công tác giáo dục và đào tạo hiện nay, để đáp ứng nhu cầu về cán bộ cho cơ sở, đặc biệt quan tâm đến vùng sâu, vùng xa, rất nhiều giáo viên là bà con dân Thái được đào tạo và trở về địa phương công tác. Hiện nay nhà trường có 16 giáo viên là người Thái, đang giảng dạy ở khối 1 là 3 đồng chí. Dù đã được đào tạo bài bản song còn nhiều giáo viên là người dân tộc Thái cũng còn hạn chế về nói và viết tiếng Việt, việc nói ngọng hoặc phát âm chưa đúng khi giảng dạy, ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành tiếng Việt của các em nhất là khi các em bắt đầu học đọc và viết tiếng Việt. Chính vì các lý do trên, tôi đã đã chọn vấn đề “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 cho học sinh dân tộc Thái trường Tiểu học xã Mường Mít” làm đề tài nghiên cứu. 1.2. Mục đích của việc thực hiện sáng kiến Để nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 1 đối với học sinh dân tộc Thái, nhóm tác giả đã nghiên cứu đề xuất một số biện pháp nhằm mục đích: Giúp cho mỗi giáo viên lớp 1 có phương pháp, hình thức giảng dạy phù hợp với đặc điểm của học sinh theo đặc thù vùng miền. Mỗi giáo viên tìm thấy nét riêng biệt trong phát âm, trong việc viết chính tả của riêng từng lớp, riêng từng học sinh Thái, mỗi giáo viên có cách rèn kỹ năng đọc, viết cho các em. Thông qua các hoạt động dạy học, từng bước nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, tăng cường rèn kỹ năng nói, viết đúng tiếng Việt. Thông qua việc giảng dạy của giáo viên giúp các em không chỉ nói viết chính xác tiếng Việt mà còn tự tin trong việc đọc, viết và làm cơ sở để học tốt các môn học khác trong chương trình và học tốt hơn ở các lớp trên. 2. Phạm vi triển khai thực hiện: Nghiên cứu và thực hiện sáng kiến từ ngày 15/9/2016 đến hết 9/3/2018 và áp dụng nghiên cứu ở các lớp 1A1, 1A2 trường Tiểu học xã Mường Mít. 3. Mô tả sáng kiến: 3.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 3
  4. 3.1.1. Hiện trạng của học sinh lớp 1 trường Tiểu học xã Mường Mít. Năm học 2017 – 2018, trường Tiểu học xã Mường Mít có 4 lớp/69 học sinh ở 4 điểm trường khác nhau, trong đó lớp 1A1 có 19 học sinh học ở trung tâm, lớp 1A2 có 29 học sinh học ở điểm trường bản Mường. Trong 48 học sinh của hai lớp 1A1, 1A2 có 15/48 học sinh đã được cha mẹ đưa ra huyện để mua sắm và vui chơi trong các dịp lễ, tết, bên cạnh đó, còn rất nhiều học sinh chưa bao giờ ra khỏi xã Mường Mít. Trong các năm qua, điều kiện kinh tế, văn hóa xã nhà đã được nâng lên, nhưng nhiều học sinh hoàn cảnh gia đình còn rất khó khăn và éo le: mới có 18/48 = 37% gia đình học sinh đã có ti vi, đài, đầu đĩa; có 26/48 học sinh đang ở với ông bà đã già yếu do cha mẹ đi làm ăn xa; có 21/48 học sinh thường xuyên ở lán nương, chỉ khi đi học các em mới ghé qua nhà. Chính vì thế, nhiều học sinh khi bước vào lớp 1 rất nhút nhát, chưa bạo dạn trong giao tiếp. Khi các em bước vào lớp 1, cơ bản 100% học sinh đã hoàn thành chương trình giáo dục Mầm non, tuy nhiên ở cấp học này các em vừa được học, vừa chơi, thời lượng học chữ ít, mới học thuộc và nhận biết bảng chữ cái. Thời gian dành cho đọc, rèn đọc ít, mới chỉ tập tô nên phát âm của nhiều học sinh chưa chuẩn, các em còn nói ngọng, đọc lẫn giữa các chữ cái, đặc biệt là mắc một số lỗi sai về địa phương. Vào giữa tháng 9, chúng tôi đã khảo sát không chính thức chất lượng môn Tiếng Việt cả khối 1 để làm thực nghiệm ở 2 lớp 1A1, 1A2 và 2 lớp đối chứng 1A3 và 1A4 kết quả khảo sát như sau: * Kết quả khảo sát 2 lớp thực nghiệm: Điểm Tiếng Việt (đọc) Điểm Tiếng Việt (viết) TS Lớp Điểm Điểm 7 trở Điểm Điểm 7 5-6 5-6 HS dưới 5 lên dưới 5 trở lên TS % TS % TS % TS % TS % TS % 1A1 19 8 42 7 37 4 21 7 37 7 37 5 26 1A2 29 11 38 10 34 8 28 8 28 12 41 9 31 Cộng 48 19 40 17 35 12 25 15 31 19 40 14 29 4
  5. * Kết quả khảo sát 2 lớp đối chứng: Điểm Tiếng Việt (đọc) Điểm Tiếng Việt (viết) TS Điểm Điểm 7 trở Điểm Điểm 7 Lớp 5-6 5-6 HS dưới 5 lên dưới 5 trở lên TS % TS % TS % TS % TS % TS % 1A3 9 4 44 4 44 1 12 4 44 4 44 1 12 1A4 12 5 41 4 33 3 26 4 33 5 41 3 26 Cộng 21 9 43 8 38 4 19 8 38 9 43 4 19 Từ kết quả khảo sát trên cho thấy học sinh đọc, viết chưa đạt còn chiếm tỷ lệ cao (chiếm 38 đến 40%) số lượng học sinh. Trong năm học 2016– 2017, để góp phần nâng cao chất lượng cho khối 1, đặc biệt quan tâm khắc phục các lỗi sai theo phương ngữ địa phương, nhóm tác giả đã đưa ra một số biện pháp cũng như cách thức thực hiện như sau: Biện pháp 1: Tuyên truyền cho đội ngũ về trách nhiệm nâng cao chất lượng giảng dạy. Nội dung: Tuyên truyền cho giáo viên nói chung và giáo viên giảng dạy khối 1 nói riêng về việc nâng cao chất lượng của lớp, khối là việc làm quan trọng, từ đó mỗi giáo viên cần nâng cao tinh thần học hỏi, tự bồi dưỡng, trau dồi nghiệp vụ, hoàn thành cam kết trách nhiệm. Cách thực hiện: Tuyên truyền để giáo viên dạy khối 1 ý thức tự nghiên cứu các bài dạy khối 1 môn Tiếng Việt trước khi lên lớp, tự chuẩn bị đồ dùng dạy học hỗ trợ - chữ mẫu; trao đổi với đồng nghiệp trong khối, các vấn đề về chuyên môn, tự lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp. Nhà trường thường xuyên kiểm tra đánh giá ý thức trách nhiệm lên lớp của giáo viên, quan tâm tới việc giáo viên rèn đọc, viết chưa đúng của học sinh. Biện pháp 2: Khảo sát, phân loại học sinh Nội dung: Tổ khối ra đề kiểm tra, tổ chức khảo sát chất lượng học sinh đầu vào. Từ đó, có cơ sở xây dựng phương án dạy học phù hợp với học sinh. Cách thực hiện: Bước vào dạy học tuần 3 của chương trình, yêu cầu tổ khối ra đề khảo sát chất lượng khối 1 chung cùng toàn trường, đánh giá học sinh 5
  6. không chính thức bằng điểm số. Phân loại các nhóm đối tượng học sinh ở các lớp. Biện pháp 3: Nâng cao hiệu quả dạy học buổi 2 Nội dung: Trong các tiết ôn Tiếng Việt, giáo viên ngoài việc củng cố kiến thức cơ bản thông qua các hình thức học tập khác nhau, giáo viên tập trung rèn các học sinh chưa đạt yêu cầu và nâng cao chất lượng cho các nhóm học sinh khác. Cách thực hiện: Đối với buổi 2 giáo viên tập trung ôn các kỹ năng nghe, đọc, viết thông qua từng dạng bài phù hợp và kiến thức phù hợp cho các nhóm đối tượng học sinh qua đó chú ý rèn các học sinh còn nói ngọng theo phương ngữ địa phương, kiểm tra đánh giá thường xuyên, từ đó tự điều chỉnh hoạt động dạy học các tiết tiếp theo. Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt động vui chơi lồng ghép trong các tiết. Nội dung: Tạo không gian học tập, không khí học tập để học sinh thích học tập và tham gia chủ động vào các hoạt động, qua đó củng cố kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Việt cho học sinh. Cách thực hiện: Giáo viên tổ chức trò chơi giữa tiết học để tránh căng thẳng cho học sinh tạo sự gần gũi giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên với học sinh. 3.1.2. Ưu điểm của biện pháp cũ Qua một năm áp dụng các biện pháp cũ, chúng tôi đã thu được một số kết quả nhất định, học sinh đi học tương đối đầy đủ (tỉ lệ chuyên cần cao), giáo viên đã chủ động trong công tác nghiên cứu chương trình, xác định nội dung dạy học buổi 2, dạy học tương đối sát đối tượng trong quá trình lên lớp, đã quan tâm sửa lỗi cho học sinh. Học sinh dần dần tự tin, chủ động tham gia học tập, giao tiếp của học sinh có tiến bộ nhất định, đọc, viết của học sinh có sự nâng lên. 3.1.3. Nhược điểm của biện pháp cũ Đối với các biện pháp đã áp dụng trong năm học trước có ưu điểm, song bên cạnh đó có biện pháp không còn phù hợp với thực tế và chưa khắc phục các điểm riêng biệt của học sinh dân tộc Thái, các biện pháp đã áp dụng chưa sát đối tượng học sinh lớp 1. Biện pháp 1: Tuyên truyền cho đội ngũ về trách nhiệm nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên 6
  7. Với biện pháp này, đây là sự chỉ đạo chung và là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi giáo viên. Tuy nhiên, chưa chỉ rõ bồi dưỡng nội dung, kiến thức, kỹ năng gì để gắn với việc giảng dạy, rèn kỹ năng học sinh dân tộc Thái. Biện pháp 2: Khảo sát, phân loại học sinh Đây là biện pháp cần thiết mà trước khi bước vào giảng dạy mỗi giáo viên cần tổ chức thực hiện. Tuy nhiên khảo sát chưa đi sâu để xác định, phân loại học sinh gặp khó khăn khi đọc, nói, viết tiếng Việt một cách cụ thể. Biện pháp 3: Nâng cao hiệu quả dạy học buổi 2 Việc dạy học buổi sáng mới chỉ hướng dẫn cho học sinh lĩnh hội kiến thức, kỹ năng cơ bản, chưa có thời gian rèn kỹ năng đọc, viết cho các em, vì vậy, buổi 2 là thời gian giúp giáo viên nâng cao chất lượng. Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện, giáo viên chưa xác định được nội dung sát với học sinh, hình thức tổ chức chưa thật sự linh hoạt nên chưa phát huy được hiệu quả. Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt động vui chơi lồng ghép trong các tiết. Tổ chức các hoạt động vui chơi là cần thiết trong tất cả các tiết học, các lớp giúp học sinh hứng thú, nhằm thu hút học sinh đến trường, tránh sự mệt mỏi căng thẳng cho các em. Tuy nhiên, mới chỉ tổ chức trò chơi giãn tiết, chưa đưa vào củng cố, khắc sâu kiến thức trong bài dạy, chưa phát huy tính tích cực, chủ động cho học sinh. Trong quá trình chỉ đạo nâng cao chất lượng nói chung và chất lượng lớp 1 nói riêng, chúng tôi đã triển khai một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh khối 1 là học sinh dân tộc Thái, nhưng có biện pháp đến thời điểm hiện tại không còn phù hợp với hiện tại, có biện pháp chưa sát với thực tế, chưa giải quyết triệt để các lỗi sai cơ bản của học sinh dân tộc Thái. Chính vì vậy, chúng tôi đã kế thừa và đề xuất một số biện pháp mới đưa vào thực nghiệm ở hai lớp 1A1 và 1A2 trong năm học 2017- 2018. 3.2. Mô tả biện pháp sau khi có sáng kiến 3.2.1. Tính mới của biện pháp Các biện pháp mới giúp cho giáo viên phân loại đối tượng học sinh, đặc biệt chú trọng phân loại các lỗi sai cơ bản của học sinh người dân tộc Thái nói 7
  8. chung đặc biệt là các em ở khối 1 nói riêng – khối đặt nền móng cho các khối tiếp theo. Từ việc xác định các lỗi sai cơ bản của học sinh lớp 1, chúng tôi đã kết hợp các kỹ thuật phát âm và kinh nghiệm thực tế chủ động trong việc thay đổi phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, cách thức rèn từng nhóm lỗi trong việc đọc, từ việc đọc đúng các em viết đúng tiếng Việt, giúp học sinh đọc thông, viết thạo chính xác tiếng Việt làm tiền đề học lên lớp 2,3,4,5 một cách chủ động. Qua các tiết học, các em được rèn kỹ năng nói, viết đúng chính tả, tăng cường về khả năng giao tiếp tiếng Việt cho học sinh, giúp học sinh tự tin, rút ngắn khoảng cách giữa các dân tộc. Qua các hoạt động của giáo viên, không chỉ bổ trợ cho học sinh các kỹ năng đọc, nói, viết mà còn giúp giáo viên - đặc biệt là các giáo viên là người Thái bổ sung kiến thức và tự bồi dưỡng kỹ năng nói, viết chuẩn tiếng Việt. 3.2.2. Sự khác biệt của biện pháp mới so với biện pháp cũ Các biện pháp cũ mang tính chỉ đạo chung chung, nó còn là nhiệm vụ mỗi giáo viên cần thực hiện, các biện pháp có thể áp dụng cho tất cả các lớp, chia mang tính riêng biệt, không sát thực tế. Nhưng các biện pháp mới tập trung vào vấn đề trọng tâm xác định lỗi cơ bản của học sinh dân tộc Thái trong việc nói, viết tiếng Việt. Xác định cách thức tiến hành, phương pháp, hình thức giảng dạy và rèn các lỗi cơ bản của các em, giúp học sinh tự tin khi đọc, nói, viết tiếng Việt, là cơ sở cho các em học tốt các môn học khác, làm cơ sở học lên lớp cao hơn. 3.2.3. Các biện pháp mới áp dụng Biện pháp 1: Khảo sát đặc điểm học sinh các lớp, xác định khó khăn cơ bản của học sinh lớp 1 là người dân tộc Thái. * Nội dung: Đối với môn Tiếng Việt lớp 1, chúng tôi nắm bắt đặc điểm học sinh các lớp thực nghiệm về số lượng, chất lượng môn Tiếng Việt (ở thời điểm đầu năm là đọc các chữ cái tiếng Việt, nhận biết chữ cái, giao tiếp của học sinh, đặc biệt quan tâm các lỗi sai cơ bản trong việc nói, đọc các chữ cái của tất cả học sinh lớp 1A1, 1A2). * Cách thực hiện 8
  9. Bước 1: Chúng tôi phối hợp giữa các lớp để phân loại đối tượng học sinh chính xác, cụ thể. * Khảo sát chất lượng không nhằm mục đích đánh giá điểm số mà nắm bắt kiến thức, kỹ năng môn Tiếng Việt, khả năng giao tiếp của học sinh. - Ngay từ đầu năm, nhóm tác giả kiểm tra học sinh đọc các chữ cái đã được học ở Mầm non chuẩn bị cho học sinh bước vào học âm và chữ (tài liệu Công nghệ giáo dục – quyển 1) theo yêu cầu như: + Đọc 29 chữ cái; + Tìm và phát âm 10 chữ cái bất kỳ. Qua khảo sát, nắm bắt một số lỗi địa phương khi đọc. 1A1 1A2 Nội dung TS Phát âm chưa TS Phát âm chưa HS chính xác HS chính xác Phát âm l thành đ và 6 15 ngược lại Phát âm b thành v và 8 12 Tiếng ngược lại 19 29 Việt Phát âm t thành th và 8 10 ngược lại Phát âm dấu thanh 5 6 ngã thành thanh sắc. Trong quá trình học âm và chữ, học sinh không chỉ đọc chưa đúng mà còn viết nhầm lẫn giữa các con chữ. Đến khi kết thúc quyển 1, học sinh học sang quyển 2 – học vần, trong quá trình đọc, viết học sinh nhầm lẫn, khó khăn khi phát âm ở một số vần 1A1 1A2 Nội dung Phát âm chưa Phát âm chưa TSHS TSHS chính xác chính xác Phát vần ay thành ây; âu 6 15 thành au Phát âm eng thành anh hoặc 8 12 Tiếng en hoặc ngược lại 19 29 Việt Phát âm at thành ac; uôt 8 10 thành uôc Phát âm ăt thành ăc; ât 5 6 thành âc 9
  10. Đây là bước rất quan trọng, việc phân loại đối tượng nhằm giúp chúng tôi nắm bắt nhóm đối tượng học sinh trong từng lớp về khả năng nhận thức, kỹ năng phát âm, kỹ năng viết của học sinh. Việc tổ chức phân loại học sinh được thực hiện ở nhiều thời điểm khác nhau (trước khi học âm, chữ - trong khi học các vần). Bước 2: Phân tích số liệu đã tổng hợp và các lỗi sai cơ bản học sinh mắc phải. Căn cứ vào kết quả khảo sát ở trên, chúng tôi phân tích kết quả khảo sát của lớp, phân các nhóm đối tượng học sinh, đặc điểm từng nhóm đối tượng, chưa đạt phần nào, yếu ở kỹ năng nào, mỗi nhóm lỗi có bao nhiêu học sinh là những học sinh nào, một học sinh mắc mấy nhóm lỗi... Phân tích nguyên nhân học sinh không thể phát âm đúng có thể tập trung một số nguyên nhân sau: + Học sinh bị dị tật bẩm sinh, lưỡi các em bị ngắn, đầy. Một số học sinh bị dị tật nói không tròn tiếng (có 1 học sinh lớp 1A1; có 01 học sinh – lớp 1A2), có học sinh ảnh hưởng tai nên không nghe rõ (1 em bị nặng tai). + Học sinh nghe được nhưng không có kỹ thuật phát âm (21 học sinh). + Học sinh lúc phát âm đúng, lúc phát âm sai do đọc nhanh không kiểm soát được kỹ năng đọc (8 học sinh). + Giáo viên phát âm sai nên học sinh phát âm sai (3 giáo viên người Thái). + Một số học sinh mắc tất cả các nhóm lỗi trên. Khi các em bước vào lớp 1 là bước ngoặt lớn trong cuộc đời. Môi trường học tập thay đổi một cách cơ bản. Trẻ chuyển từ hoạt động vui chơi sang học tập, hình thành tính kỷ luật, nền nếp, chấp hành nội quy học tập. Một số trẻ, đáp ứng ngay yêu cầu học tập, nói chuẩn, viết nhanh; bên cạnh đó còn nhiều học sinh nhút nhát, ít được giao tiếp ở nhà bằng tiếng phổ thông, ít được giao tiếp với môi trường bên ngoài, thường xuyên ở lán, nương cách biệt với mọi người nên ngại nói, dẫn đến phát âm nhầm, dẫn đến nói chưa đúng, viết cũng không chuẩn. Với số liệu đã tổng hợp về học sinh nêu trên cho thấy các em nói, phát âm chưa đúng rất nhiều, nếu không kịp thời uốn nắn, điều chỉnh ngay từ lớp 1, học 10