SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Tiểu học, học tốt môn Âm nhạc - Năm học 2018-2019 - Phạm Thế Huyền

 - Trường Tiểu học B Long An nằm trên trục lộ giao thông xã nông thôn mới giữa xã Long An và xã Châu Phong, trực thuộc ấp Long Hòa và ấp B2 nên rất thuận lợi cho việc đi học của các em học sinh.

 1. Thuận lợi:

- Giáo viên:

 + Được trau dồi và học hỏi kinh nghiệm với các đồng nghiệp

 + Có phòng chức năng nghệ thuật, phục vụ tốt cho giảng dạy bộ môn.

 + Giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn theo yêu cầu của ngành.

- Học sinh:

 + Đa số học sinh đều say mê và ham học bộ môn âm nhạc.

 + Những học sinh có năng khiếu luôn phát huy tính tích cực được khả năng âm nhạc của mình.

 2. Khó khăn:

 -Giáo viên : Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của con mình, ảnh hưởng đến  việc học tập bộ môn, còn xem nhẹ môn phụ.

 -Học sinh : Một số em còn thụ động trong khi học hát.

  Tên sáng kiến: Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học, học tốt bộ môn âm nhạc.

. Lĩnh vực chuyên môn.

docx 19 trang minhlee 06/03/2023 2320
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Tiểu học, học tốt môn Âm nhạc - Năm học 2018-2019 - Phạm Thế Huyền", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_tieu_hoc_hoc_tot_mon_am.docx

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Tiểu học, học tốt môn Âm nhạc - Năm học 2018-2019 - Phạm Thế Huyền

  1. Trường Tiểu Học B Long An Sáng Kiến Kinh Nghiệm Âm Nhạc -Nhưng tốt hơn hết, là giáo viên nên ghi sẵn phần đệm của bài hát vào bộ nhớ của đàn và trực tiếp hát mẫu cho các em nghe, thậm chí còn cần phải thể hiện cả các động tác phụ hoạ cho lời ca của bài hát mà sau này khi học xong bài hát này các em có thể thực hiện được như giáo viên đã làm mẫu. Làm như vậy, các em sẽ cảm nhận được giai điệu, tính chất của bài. Hơn nữa, việc giáo viên làm mẫu trực tiếp còn gây được sự hứng thú chú ý hơn cho các em. Các em còn nhỏ, khả năng nhận thức chủ yếu theo bản năng và cảm tính. Do đó, cho các em nghe hát mẫu và đọc lời ca của bài hát là việc làm không thể thiếu được, ở giai đoạn này việc giải nghĩa và luyện đọc những từ khó sẽ giúp các em hiểu được ý nghĩa của lời ca. Việc đọc lời ca theo tiết tấu sẽ giúp các em phần nào cảm nhận được tính chất nhịp điệu của bài, người giáo viên chỉ cần hướng dẫn rõ thêm một chút là các em có thể hình dung được những chỗ ngân hay nghỉ sau mỗi câu của bài hát. -Để các em đọc đúng tiết tấu và ngắt cuối câu, giáo viên chỉ bảng phụ và đọc mẫu hướng dẫn các em đọc theo mẫu. -Khi tập hát, cần tới sự đồng đều hoà giọng chính xác và diễn cảm với những trạng thái khác nhau và đặc biệt là hát rõ lời giáo viên luôn phải đặt ra kế hoạch hướng dẫn các em thực hiện tốt. -Việc lấy giọng một bài hát cụ thể, phù hợp đúng tầm cữ chung cho cả lớp là hết sức quan trọng, điều đó giúp các em dễ dàng điều khiển giọng hát của mình đúng cao độ của bài. -Để các em cảm nhận giai điệu, của từng câu hát, không nhất thiết giáo viên lúc nào cũng phải hát mẫu, việc hát mẫu tốt nhất là chỉ dùng để trình bày toàn bài hát vào đầu tiết học giúp các em cảm nhận giai điệu, tiết tấu của bài hoặc dùng để sửa lỗi từng câu hát cho các em, việc dùng tiếng đàn (Piano) để đàn lên giai điệu của câu hát đó, các em nghe cảm nhận giai điệu sau đó tự hát lời ca theo giai điệu đó là tốt nhất. Việc các em tự thực hiện, sẽ giúp cho tai nghe của mình phát triển nhanh hơn. Hơn nữa sự cảm nhận giai điệu và thể hiện giai điệu đó thành câu hát của chính các em sẽ dễ dàng chuẩn xác hơn. Sau mỗi câu hoặc mỗi đoạn, giáo viên nên tấu đàn, hát mẫu lại cho các em nghe và kiểm tra so sánh giai điệu của bài. Việc tập hát từng câu và kết nối theo lối móc xích, sẽ giúp các em mau nhớ lời ca và hát chuẩn xác giai điệu hơn. Việc củng cố luyện tập từng đoạn của bài hát ngoài việc giúp các em cảm nhận giai điệu và lời ca ra Phạm Thế Huyền 9 Năm học: 2018-2019
  2. Trường Tiểu Học B Long An Sáng Kiến Kinh Nghiệm Âm Nhạc những từ trong bài các em hát chưa đúng để sửa chữa cho các em. Khi các em thực hiện đúng cao độ của các câu hát trong bài, việc tiếp theo là giúp các em luyện tập, củng cố. Giáo viên cần đưa ra những yêu cầu, phải nêu rõ những nhiệm vụ mà các em phải thực hiện khi luyện tập. Việc luyện tập bắt đầu từ từng nhóm rồi từng bàn thậm chí từng cá nhân. Giáo viên lắng nghe, chữa từng lỗi sai sót nhỏ của các em, cũng có thể dùng đàn tấu các câu các em hát chưa đúng đó để các em nghe và tự sửa lỗi cho mình. Việc luyện tập hay sửa lỗi cho học sinh phải thực hiện một cách tổng quát, mặc dù ở thời điểm đó có thể chỉ sửa lỗi cho 1 em. VD: Trong bài “ Em vẫn nhớ trường xưa” câu hát thứ hai các em hay hát sai cao độ như sau: + Hát đúng bản nhạc: + Hát sai bản nhạc: - Như vậy, các tiếng “ Nhịp cầu tre lối về nhà em” các em đã hát chênh lên một cung, tức là nhầm với câu hát thứ nhất của bài. Giải quyết vấn đề này, giáo viên chỉ cần đàn đúng theo bản nhạc cho học sinh nghe khoảng 3 lần, sau đó hát mẫu lại câu hát đó và bắt nhịp cho tập lại theo đúng bản nhạc. Cũng có thể đàn theo cao độ các em hát sai và đàn theo đúng bản nhạc để các em so sánh nhiều lần. Làm như vậy sẽ giúp các em tự nhận biết và sửa lỗi cho mình. -Việc củng cố lại bài hát không chỉ ở việc hát lại lời hát mà còn thực hiện theo một số phương pháp khác, như gõ đệm nhạc cụ nhẩm theo tiết tấu, giáo viên đàn giai điệu, học sinh gõ, nhẩm theo tiết tấu. Nhắc lại tính chất nhạc điệu của bài. Hát, gõ đệm nhạc Phạm Thế Huyền 11 Năm học: 2018-2019
  3. Trường Tiểu Học B Long An Sáng Kiến Kinh Nghiệm Âm Nhạc gõ theo tiết tấu, cũng có thể cho học sinh tập đọc bằng tên gọi các hình nốt: đơn, đen, trắng. Đôi khi để đỡ nhàm chán có thể thay bằng tiếng trống: Tùng, rinh -Việc giúp học sinh tập đọc một bài tập đọc nhạc muốn thu được kết quả cũng phải được thực hiện đúng các bước theo trình tự nhất định. Sau khi giới thiệu bài tập đọc nhạc, nếu như ở tập hát, bước đầu tiên là luyện thanh thì ở tập đọc nhạc sẽ phải là luyện tập cao độ. Cho các em đọc lại cao độ của các nốt nhạc không chỉ giúp các em khởi động giọng mà còn giúp các em nhớ vị trí các nốt trên khuông và cảm nhận cao độ các nốt so với nhau. Muốn các em thực hiện tốt bài tập, giáo viên phải đưa ra yêu cầu để các em tìm hiểu, nhận xét bài nhạc, về cao độ gồm nốt gì? Về trường độ gồm hình nốt gì? Trong bài có sử dụng các ký hiệu âm nhạc nào? Mục tiêu của giai đoạn này là làm thế nào để các em nắm và thể hiện được tiết tấu chủ đạo của bài. Việc thể hiện tiết tấu phải được kết hợp theo nhiều hình thức, có thể là vừa đọc vừa vỗ tay, vừa đọc vừa gõ đệm nhạc cụ. Hình thức thể hiện cũng có thể là cả lớp, theo tổ nhóm, cá nhân xen kẽ. Khi các em đã thực hiện tốt tiết tấu của bài, giáo viên đàn để các em nghe và cảm nhận giai điệu theo tiết tấu. Đây là lúc bắt đầu tập đọc bài nhạc. Giáo viên nên đọc mẫu trước 2 hoặc 3 lần để các em so sánh với cao độ của đàn. Tập đọc từng câu theo đàn, giáo viên sửa lỗi truyền miệng. Luyện tập củng cố theo nhóm, tổ hoặc cá nhân. Khi các em đọc đúng cao độ, trường độ của bài, mới chuyển sang ghép lời ca. Để các em có cảm nhận tốt hơn trong việc ghép lời ca với nhạc, giáo viên nên dành khoảng 2 phút cho các em tự ghép lời. Sau đó, giáo viên đàn giai điệu và hát mẫu lời ca để các em nghe, so sánh. Giáo viên bắt nhip, học sinh đọc lại nhạc và ghép lời ca. Giáo viên đàn lại từng câu, sửa lỗi cho các em. Giai đoạn này đòi hỏi sự kết hợp luyện tập nhịp nhàng giữa đọc nhạc, hát lời và gõ đệm nhạc cụ. Cuối cùng là việc đánh giá, đây là giai đoạn động viên khích lệ các em học tập. Phải thường xuyên động viên học sinh, việc động viên có thể bằng lời hoặc bằng điểm số(mang tính khích lệ) ngay cả khi các em thực hiện bài đọc chưa thật tốt. -Phương pháp luyện tập củng cố bài tập đọc nhạc rất đa dạng. Xin đưa ra một biện pháp nữa rất hữu hiệu, có thể nói là “Một mũi tên trúng hai đích” mà tôi đã áp dụng tại trường Tiểu học B Long An, đó là luyện tập bài tập đọc nhạc trên đàn Organ. Đối với những trường học 2 buổi/ ngày, theo đúng yêu cầu của Bộ đề ra, học sinh phải được làm quen với ít nhất một loại nhạc cụ. Cây đàn Organ là hoàn Phạm Thế Huyền 13 Năm học: 2018-2019
  4. Trường Tiểu Học B Long An Sáng Kiến Kinh Nghiệm Âm Nhạc cho học sinh nắm được, đặc biệt là việc làm mẫu phải dễ hiểu để các em nắm được cốt lõi của vấn đề. Hơn nữa, các bài tập ghi nhạc thực hành phải đơn giản, giáo viên đàn phải thật rõ ràng, thậm chí lúc đầu giáo viên còn phải vừa đàn vừa gõ phách giúp các em phân biệt trường độ các nốt nhạc. +Phương pháp kể chuyện âm nhạc: -Kể chuyện Âm nhạc tưởng chừng như hết sức đơn giản. Trọng thực tế, để truyền đạt một giờ kể chuyện Âm nhạc có kết quả đòi hỏi giáo viên phải vận dụng rất nhiều phương pháp, kỹ năng giảng dạy. Không những vậy, mà giờ kể chuyện Âm nhạc còn đòi hỏi phải có một công tác chuẩn bị thật chu đáo, đó là đọc, tìm hiểu thật kỹ nội dung chuyện cần kể để từ đó có thể đặt ra được những câu hỏi cho các em trả lời nhằm khai thác chủ đề của chuyện. Kể chuyện, không giống như đọc chuyện, chỉ cần đủ chữ và thêm một chút thể hiện nhấn nhá giọng là được. Kể chuyện âm nhạc ngoài việc nhớ và kể đúng nội dung của chuyện, còn đòi hỏi phải có một chất giọng truyền cảm, hấp dẫn và phải biết thêm thắt những từ ngữ vào giọng kể cho câu chuyện thêm sinh động, thu hút và để học sinh dễ nhớ. Đôi khi trong câu chuyện, để thêm sinh động, người kể còn phải hát thay các nhân vật trong chuyện -Việc chuẩn bị những bức tranh theo nội dung của chuyện cho học sinh tìm hiểu nội dung sẽ giúp học sinh nhanh nhớ được cốt chuyện và tạo cho câu chuyện thêm phong phú cũng như thu hút sự chú ý của các em hơn. -Sau khi giới thiệu khái quát về nội dung chuyện, giáo viên cho học sinh xem bức tranh và kể theo nội dung của chuyện. Trong khi kể, giáo viên có thể đặt câu hỏi cho các em trả lời để cùng khai thác và khắc sâu nội dung. Cần đặt câu hỏi ngắn gọn và dễ trả lời. -Ví dụ, trong câu chuyện: Nghệ sĩ Cao Văn Lầu( tiết 15), giáo viên có thể đặt câu hỏi dạng như sau: + Nghệ sĩ Cao Văn Lầu sinh ngày, tháng, năm nào? Quê quán của nghệ sĩ ở đâu? + Cao Văn Lầu là học trò của nghệ sĩ nào? + Em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của bài Dạ cổ hoài lang? -Khi học sinh đã nắm được nội dung của chuyện, giáo viên cho các em tập kể lại chuyện, có thể cho mỗi em kể lại một đoạn trên cơ sở quan sát tranh, càng nhiều em tham gia vào kể và nhắc lại các tình tiết của chuyện càng tốt. Sau khi cho các em kể lại chuyện, giáo viên khái quát lại toàn bộ nội dung chuyện và đặt câu hỏi cho các em Phạm Thế Huyền 15 Năm học: 2018-2019
  5. Trường Tiểu Học B Long An Sáng Kiến Kinh Nghiệm Âm Nhạc LỚP SỐ HS HOÀN THÀNH TỐT HOÀN THÀNH 5A 27 17 HS = 63.1 % 10HS = 36.9% 5B 30 18 HS = 60 % 12 HS = 40 % Điều đó được thể hiện rõ, qua thực tế kiểm tra chất lượng bộ môn, cùng với các phong trào văn hoá văn nghệ ngày càng phát triển . Tuy nhiên, khi vận dụng những phương pháp này, giáo viên cần tuỳ cơ ứng biến, sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh, từng đối tượng cụ thể, để thu được kết quả tốt nhất. Và điều quan trọng là, chúng ta cùng nhau xây dựng nên những phương pháp giảng dạy hay nhất, phù hợp nhất đối với bộ môn Âm nhạc cấp tiểu học. V.Mức độ ảnh hưởng : Trường Tiểu Học B Long An trước đây, không có giáo viên dạy chuyên âm nhạc, nên việc phát hiện năng khiếu ca hát và chất lượng học tập bộ môn năng khiếu, còn nhiều hạn chế, ngay từ khi tôi về, thì việc học tập và say mê bộ môn năng khiếu có chất lượng hơn. Bộ môn âm nhạc góp phần phát triển tư duy và sự sáng tạo của học sinh, đặc biệt là học sinh cấp tiểu học. Vì thế, qua các biện pháp nêu trên, đã làm cho việc học tập bộ môn của các em ngày càng say mê và hứng thú hơn với bộ môn âm nhạc. Thông qua đó, về việc giảng dạy và phát hiện năng khiếu của các học sinh, để bồi dưỡng và phát huy được tính tích Phạm Thế Huyền 17 Năm học: 2018-2019
  6. Trường Tiểu Học B Long An Sáng Kiến Kinh Nghiệm Âm Nhạc -Tăng cường dự giờ, học hỏi đồng nghiệp, lắng nghe những ý kiến chỉ đạo của các chuyên viên để rút ra phương pháp dạy tốt nhất, trong các giờ học nên có những sáng tạo để giờ học thêm hấp dẫn, chuẩn bị bài chu đáo khi lên lớp. -Thường xuyên đọc và nghiên cứu tài liệu có liên quan đến môn học. Trên đây là một số phương pháp mà tôi đã nghiên cứu và vận dụng trong quá trình giảng dạy thực tế ở các khối lớp. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp ý kiến của quí thầy cô, để việc giảng dạy phân môn Âm nhạc tiểu học trong nhà trường chất lượng ngày càng được nâng cao, giúp học sinh học tốt hơn. 3.Kiến nghị, đề xuất. Qua sáng kiến trên, nay tôi xin được đề xuất một số ý kiến, kiến nghị sau đây: -Trang bị thêm một số cây đàn organ để ngoài việc dạy hát, giáo viên còn dạy đàn cho học sinh, để phát triển thêm tính sáng tạo của các em. -Cần trang bị phòng cách âm, âm thanh, máy tính bàn, để thuận lợi hơn trong công việc giảng dạy, tập luyện ca múa nhạc, để nhằm phục vụ cho phong trào của Phòng giáo dục, của địa phương, của đơn vị được tốt hơn. Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật ! Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến. Người viết sáng kiến Phạm Thế Huyền Phạm Thế Huyền 19 Năm học: 2018-2019