SKKN Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tập đọc Lớp 3 - Năm học 2018-2019 - Phạm Thị Mừng

II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị:

* Đặc điểm tình hìnhchung

- Trường Tiểu học B Long An nằm trên địa bàn xã Long An diện tích trường khá rộng lớp học được mở rộng thu hút nhiều học sinh trên địa bàn và một bộ phận nhỏ học sinh trái địa bàn. Năm 2016-2017 xã được công nhận là xã nông thôn mới và như vậy trường cũng được công nhận là trường Chuẩn Quốc Gia. Tạo điều kiện cho sư quan tâm giúp đỡ chính quyền địa phương, còn được sự ủng hộ nhiệt của quý cha mẹ học sinh. 

a) Thuận lợi: 

- Được sự quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện của Phòng Giáo dục để giáo viên được bồi dưỡng  trình độ chuyên môn nghiệp vụ,  đều đạt chuẩn và trên chuẩn , được dự học tập, bồi dưỡng chuyên môn phục vụ cho việc giảng dạy .

- Thực hiện giảng dạy phân môn Tập đọc theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành .

- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tương đối đầy đủ để phục vụ việc dạy- học

- Giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao, luôn quan tâm đến học sinh.

- Sự nhận thức trong phụ huynh có thay đổi nên bước đầu đã có sự  quan tâm và đầu tư cho việc học của con em.

- Đa số các em nhà gần trường nên tạo điều kiện cho các em tỉ lệ đi học đều khá cao.

- Mỗi học sinh đều có sách giáo khoa nên có điều kiện luyện đọc ở nhà.

- Học phân môn Tập đọc lớp 3 trên cơ sở kế thừa phân môn Tập đọc lớp 2 nên học sinh quen cách học.

c) Khó khăn:   

- Phần lớn học sinh là con của nông dân nên việc quan tâm của cha mẹ còn hạn chế nên việc học của học sinh hoàn toàn dựa vào giáo viên là nhiều. Nên việc học ở nhà các em ít tự học.

- Giáo viên còn nhiều lúng túng trong việc dạy học theo đối tượng học sinh nhằm đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng.

- Trình độ của học sinh không đồng đều, học sinh chưa tự giác tự học ở nhà, đọc bài còn chậm , nhiều em mức độ chú ý trong giờ học chưa cao.

- Một số lớp sĩ số học sinh đông, nên học sinh ít có cơ hội được rèn đọc so với lớp có sĩ số ít học sinh.

- Tên sáng kiến: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tập đọc lớp 3 

- Lĩnh vực: Chuyên môn

docx 15 trang minhlee 06/03/2023 4360
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tập đọc Lớp 3 - Năm học 2018-2019 - Phạm Thị Mừng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot_mon_tap_doc_lop.docx

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tập đọc Lớp 3 - Năm học 2018-2019 - Phạm Thị Mừng

  1. - Tôi cũng tìm hiểu cách đọc của các em qua giờ viết chính tả, độ viết sai lỗi là bao nhiêu của các em. Khi đó kịp thời khắp phục những lỗi sai của các em cũng tạo tiền đề cho các em sau này đọc không còn sai nữa. 3.2. Thời gian thực hiện: - Thì chúng ta đã biết, trong chương trình sách giáo khoa môn Tiếng Việt, đặt biệt là môn Tập đọc xuất hiện xuyên suốt từ đầu năm cho đến cuối năm học. Phân môn Tập đọc trong Tiếng Việt là một trong những phân môn quan trọng bởi có đọc tốt thì mới học tốt Tiếng Việt. Đọc tốt ở phân môn Tập đọc là các em được củng cố khắc sâu thêm những tri thức, kỹ năng học tốt ở những phân môn khác của Tiếng Việt và các môn học khác. Chức năng của phân môn Tập đọc là luyện đọc: rèn cho học sinh đọc đúng, đọc trôi chảy, tiến tới đọc hay (đọc diễn cảm). Thông qua đọc đúng, đọc hay học sinh cảm thụ được cái hay cái đẹp của bài văn, bài thơ. Những biện pháp trên đã được tôi áp dụng từ năm 2017 – 2018 cho đến năm học này và nhận được nhiều kết quả khả quan. 3.3. Những biện pháp và quá trình tổ chức: 3.3.1. Xác định tấm quan trọng của phân môn Tập đọc: Giáo viên cần nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn Tiếng việt. Trong đó, Tập đọc là một phân môn “then chốt” như thế nào? Chuẩn kiến thức , kĩ năng cần đạt sau một tiết Tập đọc là những gì? Vận dụng phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học nào phù hợp với từng đối tượng học sinh để bài học đó đạt kết quả cao? Bài tập đọc cần giáo dục những kĩ năng sống gì cho học sinh? Đó là những câu hỏi mà người giáo viên cần trả lời trước khi soạn kế hoạch bài học cho một tiết Tập đọc. 3.3.2. Nắm bắt các quy trình giảng dạy tiết Tập đọc: Giáo viên cần thực hiện quy trình tiết Tập đọc một cách linh hoạt, sáng tạo. Quy trình cơ bản của tiết Tập đọc lớp 3: 1) Kiểm tra bài cũ: Cho học sinh đọc bài tập đọc, đọc thuộc lòng bài thơ hoặc kể lại nội dung câu chuyện đã học ở tiết trước; giáo viên có thể hỏi thêm nội dung đoạn, bài học sinh vừa đọc để củng cố kĩ năng đọc- hiểu. 2) Bài mới: a) Giới thiệu bài b) Luyện đọc: - Giáo viên đọc mẫu toàn bài. - Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ + Hướng dẫn học sinh đọc từng câu: Giáo viên cho học sinh đọc nối tiếp câu lượt 1, sửa lỗi phát âm của học sinh, cho học sinh luyện đọc một số từ khó, dễ lẫn do phát âm địa phương). Trang 5
  2. (2) Đọc to, rõ ràng nhưng chưa rành mạch. (3) Đọc nhỏ, “thêm, bớt ” từ, đọc còn ê a, đọc sai từ, đọc không trôi chảy Đối với dạng đối tượng giáo viên không mất nhiều thời gian để rèn đọc đúng cho các em và cũng không chỉ dừng lại ở yêu cầu đọc đúng mà còn có thể nâng lên yêu cầu bước đầu đọc hay, đọc diễn cảm. Riêng hai dạng đối tượng còn lại giáo viên cần phải vừa kiên trì, nhẫn nại, không được buông thả trong việc rèn đọc cho các em vừa tạo điều kiện để học sinh được đọc nhiều ở lớp, luôn động viên, khuyến khích, tạo cho các em sự tự tin trong học tập, nhất là trong lúc đọc. Đối với những học sinh đọc “thêm, bớt “ từ thì yêu cầu các em đọc lại 2 -3 lần câu đó để các em tự phát hiện từ các em đã đọc dư hoặc thiếu. Riêng các em đọc sai từ cần lưu ý xem do đọc nhầm hay đọc vẹt đồng thời cho các em phân tích, đánh vần lại từ đó để các em sửa nhanh hơn. Thực tế một giờ tập đọc giáo viên rất ngại việc rèn đọc đối với các em đọc ngọng hoặc đớt vì sợ mất thời gian nên dẫn đến tình trạng giáo viên ít gọi các em đọc. Đối với những học sinh này người giáo viên phải cặn kẽ, tỉ mỉ như những em ngọng âm t, th, a (Ví dụ: “Chúng tôi” thì đọc là “Chúng côi”, “thầm thì ” đọc là “hầm hì”, “Anh ấy” thì đọc là “ăn ấy” .) , hướng dẫn các em nghe và xem giáo viên đọc: chẳng hạn khi đọc âm “a” các em phải mở rộng miệng hơi thoát ra mạnh ta sẽ phát âm đúng Thầy đọc mẫu trò đọc theo, cứ thế kiên trì dẫn dắt các em sẽ tiến bộ. Việc rèn đọc cho những học sinh này không chỉ trong một số tiết là xong mà có khi phải thực hiện trong cả một học kì hoặc cả năm học 3.3.5. Rèn đọc cho học sinh theo từng dạng bài: Các bài tập đọc trong sách Tiếng Việt lớp 3 có nhiều dạng bài (dạng văn xuôi, dạng thơ, dạng văn kể chuyện, dạng văn bản hành chính), mỗi dạng có các cách đọc khác nhau. Tùy theo từng dạng bài ta hướng dẫn học sinh cách đọc cho phù hợp. * Bài dạng văn xuôi: Trước hết giáo viên cần xác định từ và câu khó, câu dài để hướng dẫn học sinh. Đặc biệt lưu ý từ dễ đọc sai do đặc điểm phương ngữ. Ví dụ: học sinh thường đọc sai tiếng có phụ âm đầu: tr (tre, trên), th (thế, thì), s (sáng), r (rung rinh), v(và) ; tiếng có kết thúc âm cuối: t ( mặt), n (bàn,chín) ; tiếng có thanh ngã (bỡ ngỡ). Việc đọc từ dễ lẫn giáo viên cần cho học sinh tìm và phát hiện trong khi đọc câu vì có học sinh đọc từ thì đúng nhưng khi vào đọc câu, đọc đoạn thì sai. Việc hướng dẫn luyện đọc theo trình tự đọc câu- đoạn- bài. Bên cạnh việc đọc đúng giáo viên cần chú trọng hướng dẫn các em biết ngắt nghỉ hơi hợp lí vì bài văn xuôi thường có những câu dài. Khi đọc phải liền từ; ngoài việc ngắt, nghỉ hơi theo dấu câu thì dựa vào nghĩa để ngắt hơi giữa các cụm từ. Sau khi xác định ngắt giọng ở mỗi câu văn dài bao giờ giáo viên cũng phải nhấn mạnh cho các em thấy tầm quan trọng trong việc ngắt, nghỉ hơi Trang 7
  3. Ngoài ra giáo viên cần chú ý đến ngữ điệu đọc, giúp học sinh biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật, từng thời điểm giọng đọc có sự thay đổi phù hợp với nội dung câu chuyện, có lúc đọc nhanh, lúc đọc chậm. Ví dụ: Bài Tập đọc- kể chuyện: “Bài tập làm văn”, giọng nhận vật “ tôi ” đọc với giọng tâm sự nhẹ nhàng, hồn nhiên; giọng “mẹ” đọc dịu dàng. Hoặc bài : “ Trận bóng dưới lòng đường ”, đoạn 1, 2 đọc nhanh và dồn dập (tả trận bóng); đoạn 3,4 đọc chậm lại (hậu quả tai hại của trò chơi không đúng chỗ). Việc đọc diễn cảm tuy chưa là yêu cầu bắt buộc đối với học sinh lớp ba nhưng đối với dạng bài kể chuyện thì bước đầu giáo viên cần giúp cho học sinh biết đọc phân biệt lời nhân vật và thay đổi giọng đọc trong đoạn, bài để giúp học sinh kể chuyện tốt. * Bài dạng văn bản hành chính: Tùy vào từng thể loại mà giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc. Nhưng việc trước tiên vẫn là luyện đọc đúng; tiếp đến là xác định giọng đọc cho phù hợp thể loại văn bản. Ví dụ: Bài “ Thư gửi bà” bước đầu bộc lộ được tình cảm thân mật qua giọng đọc, thích hợp với từng kiểu câu. 3.3.6. Giáo viên cần linh hoạt, sáng tạo trong phần tổ chức luyện đọc lại: Luyện đọc lại là một khâu không thể thiếu trong quy trình một tiết tập đọc. Tuy nhiên nếu giáo viên tổ chức không khéo sẽ gây nhàm chán cho học sinh (nhất là các em học sinh giỏi)vì các em đã đọc rất nhiều ở phần trên, mất nhiều thời gian, hiệu quả tiết tập đọc không cao. Vì vậy tùy vào trình độ học sinh, điều kiện lớp học, thời gian, nội dung và thể loại của bài tập đọc mà giáo viên có thể linh hoạt tổ chức nhiều hình thức luyện đọc lại nhằm mục đích củng cố kĩ năng đọc cần đạt và bước đầu giúp học sinh giỏi làm quen đọc diễn cảm để cảm thụ sâu sắc hơn nội dung bài tập đọc. Ví dụ: Các bài thuộc dạng văn xuôi giáo viên có thể cho học sinh thi đọc đoạn văn mà học sinh thích; các bài thuộc dạng văn kể chuyện có thể cho học sinh đọc theo vai từng nhân vật; bài thuộc dạng thơ thì tổ chức cho học sinh thi học thuộc lòng một vài khổ thơ học sinh thích; Đối với bài dạng văn bản hành chính thì phần luyện đọc lại cần tổ chức cho học sinh luyện đọc cả bài vì mỗi phần trong cấu trúc của một văn bản hành chính rất quan trọng không thể thiếu bất kì phần nào. Tóm lại phần luyện đọc lại cho dù được giáo viên tổ chức dưới hình thức nào cũng cần chú ý tới các em đọc yếu, các em chưa được tham gia đọc ở phần trên; trong khi học sinh đọc giáo viên cần quan tâm theo dõi, uốn nắn, sửa sai và phát huy khả năng đọc cho từng đối tượng học sinh. 3.3.7. Kết hợp với trò chơi: - Đây là một biện pháp mới giúp cho học sinh có hứng thú khi đọc bài. trong cuối mỗi tiết tập đọc giáo viên tổ chức cho học sinh đọc dưới hình thức chơi trò chơi bằng Trang 9
  4. 2.2. Sau khi áp dụng sáng kiến: Qua quá trình thực nghiệm đề tài, sau khi sử dụng các biện pháp trên tôi nhận thấy chất lượng học Tiếng Việt đặt biệt là tập đọc của HS tiến bộ rõ rệt. Các em thích thú, háo hức, chờ đợi đến phân môn Tập đọc để thể hiện mình trước bạn bè và thầy cô giáo. Hầu hết các em đọc to rõ, rành mạch. Thể hiện kĩ năng giao tiếp của các em tốt hơn. * Đối với học sinh: Kết quả thu được: Năm 2017 -2018: Thời gian Học sinh Hoàn thành Học sinhHoàn thành Học sinh chưa Hoàn tốt thành Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ(%) Số lượng Tỉ lệ (%) Cuối học kì I 11 33,33% 16 48,49% 6 18.18% Cuối năm học 33 100% Trang 11
  5. - Học sinh tích cực học tập hơn so với đầu năm, đặt biệt là với các em chưa hoàn thành. - Các em giao tiếp mạnh dạn hơn trên lớp và kể ngoài lớp học. - Các em có hứng thú khi đến trường cũng như khi tới lớp để tìm tòi các mới trong tri thức, trong cuộc sống. * Đối với giáo viên: - Qua quá trình nghiên cứu tôi thấy được nhiều điều bổ ích cho nghiệp vụ chuyên môn và cũng đáp ứng được yêu cầu thực tế trong giảng dạy - Giúp tôi chủ động hơn trong việc dạy. - Tôi cũng thấy tự tin hơn mỗi khi lên lớp giảng dạy. VI. Mức độ ảnh hưởng 1. Khả năng áp dụng giải pháp: Sau khi hoàn thành đề tài này, tôi trình bày những kinh nghiệm của mình cùng các đồng nghiệp trong khối. Với sự cho phép của cấp trên và các đồng nghiệp cùng khối áp dụng đề tài của tôi thử nghiệm trong quá trình lên lớp và cũng đạt kết quả khả quan. Sáng kiến này có thể áp dụng tất cả các trường Tiểu học trong toàn tỉnh để phát huy vai trò trong chuyên môn cũng như trong giảng dạy. 2. Những điều kiện cần thiết áp dụng giài pháp: 2.1 Đối với học sinh: - Tạo sự thích thú cho học sinh tham gia các hoạt động học tập. - Nắm vững những phương pháp mới để tạo cuốn hút học sinh say mê học môn Tập đọc. - Tạo sự tự tin cho các em khi thực hiện nhiệm vụ nào đó. - Hình thành cho các em khả năng tư duy, tính cẩn thận, sáng tạo. - Hình thành cho các em thói quen học tập, làm việc một cách khoa học hơn. 2.2 Đối với giáo viên: - Giáo viên phải tận tụy với nghề. - Nhận xét bài thường xuyên. - Đánh giá, kiểm tra, động viên học sinh kịp thời. - Giáo viên cần soạn bài kỹ. - Kịp thời động viên khi các em làm bài chưa tốt. - Luôn nghiên cứu các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. - Tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lý học sinh. Trang 13
  6. Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân về một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tập đọc lớp 3. Phát huy vai trò học tốt của các em. Trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những hạn chế, cũng rất mong được sự đóng góp ý kiến, chia sẽ nhiệt tình của các cấp trên và cùng các bạn đồng nghiệp, để sáng kiến được hoàn thiện hơn. Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật. Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Người viết sáng kiến Phạm Thị Mừng Trang 15