SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng, hành vi đạo đức cho học sinh lớp Một - Năm học 2018-2019 - Trương Thị Anh Thi

Đặc điểm tình hình trường tiểu học B Long An: Trường tiểu học B long An nằm ven theo bờ sông Kênh Xáng. Năm 1998 trường được xây dựng mới trên mặt bằng rộng với diện tích 4.632 mét vuông cặp theo lộ giao thông Long An- Châu Phong, toạ lạc trên tuyến dân cư thuộc ấp Long Hòa, Xã Long An, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học tập. Dân số thuộc địa bàn trường để phổ cập 4.974 người với 1.234 hộ dân. Năm học 2018-2019 toàn trường có 27 cán bộ, giáo viên và nhân viên. Có 418 học sinh được chia thành 14 lớp. Đa số người dân lao động nghèo, sống bằng nghề buôn bán nhỏ, làm thuê. Địa phương được chọn là xã điểm của tỉnh trong việc xây dựng nông thôn mới. Năm 2015 xã Long An được Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang công nhận đạt chuẩn. Trường tiểu học B Long An có những thuận lợi và khó khăn sau:

    1. Thuận lợi:

Về phía giáo viên, nhà trường:

- Được sự quan tâm của các cấp Uỷ Đảng, chính quyền địa phương và sự chỉ đạo chuyên môn của Phòng Giáo dục và Đào tạo.

- Các ngành đoàn thể, ấp, Cha mẹ học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động của nhà trường.

- Công tác tham mưu, phối hợp thực hiện có hiệu quả nên tổ chức được nhiều hoạt động giáo dục, các phong trào thi đua, hội thi do ngành phát động, duy trì khá tốt sĩ số ở các khối lớp.

- Nhà trường, ngành giáo dục quan tâm đến chất lượng giảng dạy của các thầy cô giáo bằng hình thức tổ chức hội thi “Giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi ...” của cấp trường, cấp thị xã, cấp tỉnh” để học tập rút kinh nghiệm lẫn nhau.

 - Trình độ chuyên môn của giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn. Đa số giáo viên tận tụy với nghề, tận tình trong công tác dạy và học, luôn giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Hầu hết giáo viên đều được tham gia học tập bồi dưỡng chuyên môn và tập huấn chuẩn kiến thức kĩ năng đáp ứng được công tác giảng dạy hiện nay.

      * Về phía học sinh:

         - Đa số học sinh nhà gần trường, thuộc địa phương.

- Nhà trường được học 2 buổi/ ngày nên có nhiều thời gian để rèn cho học sinh học tập được nhiều kết quả hơn.

- Học sinh lớp Một mới đi học nên các em rất thích học, ham học. 

- Phụ huynh cho con đến trường ở đầu năm cũng rất quan tâm đến việc học tập của con em mình, mua sắm sách vở, dụng cụ học tập đầy đủ.

- Nhà trường đầu tư cơ sở vật chất cho học sinh, bàn ghế đúng quy cách, đảm bảo đủ chỗ ngồi, chuẩn theo yêu cầu hiện nay.

docx 24 trang minhlee 06/03/2023 3980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng, hành vi đạo đức cho học sinh lớp Một - Năm học 2018-2019 - Trương Thị Anh Thi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_hanh_vi_dao_duc_cho_h.docx

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng, hành vi đạo đức cho học sinh lớp Một - Năm học 2018-2019 - Trương Thị Anh Thi

  1. nhân từ các giáo viên bộ môn để cùng với giáo viên đó đề ra các biện pháp thích hợp nhằm giúp các em có kết quả học tập tốt hơn. Hơn nữa thông qua việc phối hợp với các giáo viên bộ môn trong trường để phát hiện về năng khiếu để từ đó phát hiện và bồi dưỡng kịp thời giúp các em phát triển một cách hoàn thiện hơn. + Phối hợp với Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh: Giáo viên Tổng phụ trách Đội giúp các em học sinh tham gia sinh hoạt sao nhi đồng tạo nhiều sân chơi lành mạnh. Hình thành thói quen ở các em như: “Mình vì mọi người, mọi người vì mình” và thực hiện tốt phong trào “ nuôi heo đất”, “ kế hoạch nhỏ”, “Giúp bạn nghèo vui xuân đón tết” nhằm giáo dục các em thông qua các hoạt động giúp đỡ bạn nghèo, lá lành đùm lá rách. Bên cạnh đó còn thực hiện tốt kế hoạch của xã đoàn phối hợp với Đoàn, Đội của trường trao quà yêu thương cho học sinh nhân ngày “lễ noel” đó cũng là khích lệ tinh thần giúp các em thích thú và phấn đấu trong học tập. Sau đây là ảnh của các em nhận quà noel của lớp Một A: 3.3.10. Xây dựng và tổ chức các hoạt động ngoại khóa xoay quanh nội dung bài học đạo đức: 13
  2. - Cho các em tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao, sinh hoạt cộng đồng trò chơi dân gian do địa phương tổ chức dành cho thiếu nhi, giúp các em trở nên mạnh dạn, hoạt bát, tạo tinh thần đoàn kết, yêu cuộc sống. Đặc biệt là tổ chức cho các em tham gia những cuộc vận động phòng chống tệ nạn xã hội, bạo lực trường học, tuyên truyền về an toàn giao thông. Qua đó mà các em có được những kiến thức xã hội cần thiết hình thành nên ý thức kỉ cương, tuân thủ pháp luật. - Tổ chức trồng cây xanh để làm đẹp cảnh quang, cho các em dọn dẹp, làm sạch những nơi công cộng, với những công việc vừa sức để các em có thói quen bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh nơi công cộng. - Tôi giáo dục các em học sinh lớp Một hằng năm các ngày lễ lớn của dân tộc như ngày 30/4 là Ngày giải phóng miền Nam, Thống nhất Đất nước và ngày 27/ 7 Ngày Thương binh - Liệt sĩ thì các anh chị học từ lớp Ba trở lên phối hợp cùng với nhà trường và địa phương tổ chức cho học sinh thăm viếng, quét dọn nghĩa trang liệt sĩ, di tích lịch sử. Tổ chức thăm mẹ Việt Nam anh hùng, các chú bác cựu chiến binh. Qua những hoạt động như vậy mặc dù các em còn nhỏ nhưng cũng giúp các em có hiểu biết thêm về lịch sử địa phương, về những tấm gương, con người anh hùng Qua đó mà xây dựng ở các em tình yêu quê hương, niềm tự hào sâu sắc về lịch sử và đặc biệt là hình thành ý thức sống tốt để thể hiện lòng biết ơn. Sau đây là hình ảnh học sinh cùng với thầy và cô, chú ở Xã thăm gia đình người thân của “ Bà mẹ Việt Nam anh hùng” để giới thiệu cho những học sinh lớp Một xem: - s - Ngoài ra tôi giúp các em sưu tầm thêm sách, truyện giúp các em có thêm kiến thức về đạo đức. 17
  3. Cần tạo sự liên hệ chặt chẽ giữa giáo viên với phụ huynh. Để có thể biết rõ về môi trường mà các em sinh sống, những nhân tố tích cực hay tiêu chuẩn tồn tại ở phía ngoài nhà trường, ở gia đình tác động đến việc học tập và ý thức đạo đức ở các em. Qua đó mà cùng gia đình tìm cách khắc phục, xây dựng môi trường ngoài nhà trường lành mạnh để các em rèn luyện đạo đức. + Về Xã hội: Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu cuộc sống ngày càng cao. Có những hình thức vui chơi giải trí lành mạnh giúp con người thoả mãn các nhu cầu vật chất lẫn tinh thần nhưng phải ngăn ngừa các hình thức vui chơi giải trí không lành mạnh làm ảnh hưởng không tốt đến việc học tập, nhân cách của học sinh. IV- Hiệu quả đạt được: 1. Những điểm khác biệt trước và sau khi áp dụng sáng kiến: a. Trước khi áp dụng sáng kiến: + Đối với học sinh: - Lớp học chưa đi vào nề nếp ổn định, chưa thật sự thích học và tự tin trong học tập. Các em luôn có sự ngây thơ hồn nhiên một cách vô thức, chưa ý thức được những việc làm đúng hay sai, tác phong sinh hoạt ở nhà của các em ra sao thì mang vào lớp như thế ấy do đó trong giờ học có thể cười đùa vô thức hay nói những lời lẽ khó nghe đối với bạn bè cùng tuổi hoặc đối với thầy cô giáo. Một số học sinh chưa có thói quen tốt trong việc chào hỏi khách lạ đến trường. - Việc giữ vệ sinh cá nhân, bảo quản sách vở, đồ dùng học tập còn hạn chế. - Tham gia các họat động chưa đều, thiếu tích cực khi thực hiện các nhiệm vụ được giao. -Ý thức về vệ sinh môi trường, an toàn giao thông, phải tiến hành nhắc nhở thường xuyên. + Đối với bản thân: Thực hiện công tác chủ nhiệm lớp còn rất nặng nề, các yêu cầu đề ra các em thực hiện rất chậm hoặc không hoàn thành và việc quản lí lớp học chưa vào nề nếp, chất lượng học tập của lớp đạt kết quả chưa cao. b. Sau khi áp dụng sáng kiến: + Đối với học sinh: Các em đã nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường. Qua đó việc giáo dục đạo đức trong nhà trường có những chuyển biến rõ rệt, có ý thức cao trong học tập và rèn luyện như: - Học sinh tích cực rèn luyện thân thể và tham gia các buổi thể dục chính khóa và ngoại khóa, luôn giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp, biết thực hiện nếp sống lành mạnh, văn hóa, có kỷ luật, trung thực, đúng mực trong các mối quan hệ giao tiếp với thầy cô, bạn bè, gia đình và những người xung quanh. - Có thái độ đúng đắn rõ ràng, không đồng tình với những biểu hiện sai trái. Tích cực tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức, sẵn sàng giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. 19
  4. - Được học sinh yêu mến, được đồng nghiệp, tổ chuyên môn, Ban giám hiệu đánh giá cao về chuyên môn. - Học sinh ham thích trong giờ học. - Đặc biệt, bản thân đạt rất nhiều phong trào do trường và ngành tổ chức ngày càng có sự chuyển biến rõ rệt qua từng năm điều đó được thể hiện rõ trong các hội thi như sau: Viết Đạt giáo viên Đạt giáo viên chủ Đồ dùng dạy Sáng kiến đúng, dạy giỏi. nhiệm lớp giỏi. học viết Năm học Cấp Cấp Cấp Cấp Cấp đẹp Cấp Cấp Cấp Cấp Cấp thị thị thị trườn thị cấp trường trường tỉnh trường tỉnh xã trường xã xã xã g Được Giải 2015- 2016 Giải B x x x x x x công A nhận Giải Giải Giải 2016- 2017 Giải B x x x x B A B Giải 2017- 2018 Giải B x x x x B 2. Lợi ích thu được khi đề tài sáng kiến áp dụng: + Đối với giáo viên: - Góp phần nâng cao chất lượng và nề nếp học sinh ngày càng tốt hơn, giúp cho giáo viên việc xác định không chỉ dạy văn hóa mà còn dạy cho các em về cách làm người là một vấn đề hết sức cần thiết và quan trọng. Để đáp ứng được mục tiêu giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, đó là “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho xã hội. Giúp cho giáo viên có nhận thức đầy đủ hơn về công tác giáo dục đạo đức học sinh hiện nay trong trường tiểu học, góp phần phát huy các giá trị đạo đức truyền thống, hình thành nhân cách, hành vi thói quen tốt cho học sinh, tạo mọi điều kiện để các em phát triển toàn diện trong môi trường an toàn, thân thiện, chính các em cảm nhận được tình yêu thương, sự quan tâm, chia sẻ của mọi người đối với bản thân và phải làm gì để xứng đáng hơn, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi. - Tạo được lòng tin của phụ huynh dành cho bản thân và nhà trường. - Góp phần khẳng định tầm quan trọng của ngành học cấp Tiểu học trong quá trình rèn luyện và phát triển nhân cách con người. + Đối với học sinh: Các em có ý thức trong việc học, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè nhận thấy những điều chưa hay, chưa tốt, nói chuyện trả lời tròn câu, biết dạ thưa khi nói chuyện hoặc chào người lớn tuổi, nói lời cảm ơn. Đặc biệt một số em rất bướng bỉnh dần dần các em có ý thức tốt biết vâng lời dạy bảo của thầy, cô để sớm khắc phục sửa chữa để trở thành người con ngoan, trò giỏi. Các em còn biết được một số việc như: Không vứt rác, khạc nhổ nơi 21
  5. chức cấp trường hoặc cấp thị xã “Tổ chức kết hợp giáo dục” phải đảm bảo đúng đối tượng, đúng nội dung, kiến thức kĩ năng cũng như phù hợp tâm lí lứa tuổi. Đặc biệt người giáo viên là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. - Đối với phụ huynh học sinh: Thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm về tình hình học tập của con qua điện thoại hoặc gặp gỡ trực tiếp để có cách dạy các em ở nhà. Tạo cho các em tâm lý vui vẻ, thoải mái nhất khi đến trường. Hằng ngày chuẩn bị sách vở và đồ dùng cho con em theo thời khoá biểu và giáo dục gọn gàng, ngăn nắp khi học tập. Sinh hoạt điều độ, đúng thời gian biểu, tránh tình trạng vừa học vừa chơi. - Về phía nhà trường: Phối hợp với Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tạo nhiều sân chơi lành mạnh. Hình thành thói quen ở các em như: “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Giáo dục các em thông qua các hoạt động giúp đỡ bạn nghèo, lá lành đùm lá rách, đẩy mạnh trong phong trào thi đua xây dựng “ Trường học thân thiện – học sinh tích cực” do nhà trường và hoạt động Đội tổ chức. - Đối với ngành: Cần duy trì tổ chức các hội thi cho giáo viên và học sinh tiểu học. VI. Kết luận: Giáo dục kỹ năng, hành vi đạo đức, hình thành nhân cách, phát triển tư duy và nhận thức của học sinh là mục tiêu và là nhiệm vụ hàng đầu của nhà trường phổ thông. Giáo dục đạo đức phải làm ngay từ nhỏ, càng sớm càng tốt, nhưng phải phù hợp với trẻ. Tục ngữ có câu: "Dạy con từ thuở còn thơ". Giáo dục đạo đức phải làm sớm, bởi lẽ: Tuổi thơ trong trắng dễ hấp thụ cái mới, để được cảm hoá, thuyết phục. Những điều răn dạy ban đầu đến với trẻ bao giờ cũng in dấu ấn sâu đậm nhất. Trong tâm trí trẻ nếu không có giáo dục sớm, trẻ cũng tiếp thu một cái gì đó ngoài dự kiến của chúng ta. Những cái đó nếu là điều sai trái, việc giáo dục lại khó khăn gấp bội. Kinh nghiệm của ông cha xưa đã đúc kết: " Bé không vin, cả gãy cành!". Học sinh lớp 1 cũng không phải là quá bé, với vốn ngôn ngữ, kinh nghiệm đạo đức và kiến thức đã thu được ở gia đình, nhà trẻ, các lớp mẫu giáo, các em có thể tiếp thu các chuẩn mực đạo đức và kiến thức ban đầu ở dạng hành vi cụ thể không khó khăn, từ đó làm nẩy nở những tình cảm, thói quen đạo đức và những tư duy ban đầu của các em. Vì vậy đề tài giúp cho giáo viên có nhận thức đầy đủ hơn về công tác giáo dục kỹ năng, hành vi đạo đức cho học sinh hiện nay trong trường Tiểu học. Khi áp dụng sáng kiến vào thực tế thông qua quá trình giảng dạy, đạo đức của các em có nhiều tiến bộ và cải thiện hơn trước rất nhiều các em hiểu biết hơn, vâng lời thầy, cô giáo và có khả năng ứng xử tốt hơn phù hợp với trong mối quan hệ giữa thầy cô và bạn bè. Người thầy giáo, cô giáo hơn lúc nào hết khi bắt tay vào công tác giáo dục đạo đức đầy gian nan cần phải có nhiều tâm huyết với nghề, có tình yêu trẻ thực sự. Việc giáo dục đạo đức có muôn vàn cái khó phải vượt qua và đôi khi cũng thất bại qua nhiều thử nghiệm để tìm ra phương pháp giáo dục đúng đắn, thành công. Nhìn chung, việc giáo dục đạo đức học sinh không chỉ ngày một ngày hai là có kết quả như mong muốn, mà nó gắn liền với giáo viên suốt cả năm học: giáo viên không chỉ dạy chữ mà còn dạy người. Gia đình, nhà trường, xã hội luôn được coi là “tam giác đều” trong công tác giáo dục kỹ năng hành vi đạo đức, học tập cho học sinh có hiệu quả. Vì vậy, muốn giáo dục kịp thời, chấn chỉnh những sai lệch cho các em trong cuộc sống, trong học tập là việc làm không thể thiếu trong công tác phối hợp ba môi trường giáo dục. 23