SKKN Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Tiểu học - Năm học 2017-2018 - Trần Thị Nở

Vài nét về trường: Trường Tiểu học B Long An nằm ở ấp Long Hòa, xã Long An, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. Năm học 2017-2018 toàn trường có 411  học sinh được chia thành 14 lớp, hầu hết các em  là con nhân dân lao động, phần đông cha mẹ các em đi làm trong các xí nghiệp ở Bình Dương Thành Phố Hồ Chí Minh, số khác ở nhà làm ruộng lao động chân tay khoảng trên 8%  là con thuộc hộ nghèo và cận nghèo. Bên cạnh đó trường cũng có những thuận lợi và khó khăn sau:

1. Thuận lợi:

Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của ban ngành đoàn thể Phòng Giáo dục thị xã, Đảng ủy, chính quyền địa phương, ban đại diện cha mẹ học sinh nhiệt tình hỗ trợ, học sinh có tinh thần hiếu học. 

Giáo viên: Phần lớn là người địa phương giảng dạy lâu năm, đều có tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, các giáo viên đã xây dựng thành một mái ấm đoàn kết, khắc phục được mặt hạn chế, phát huy những mặt tích cực cùng nhau gánh vác công việc chung để đẩy mạnh công tác hoạt động của nhà trường ngày càng tiến bộ, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục để sánh vai với các trường bạn. Lực lượng giáo viên trong nhà trường có tinh thần tự học, nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn.

      2. Khó khăn:

Bên cạnh một số thuận lợi cũng có những mặt khó khăn tồn tại như công tác giáo dục học sinh tại trường cũng còn gặp nhiều hạn chế vì số học sinh hằng năm không ổn định.

- Địa bàn nhà trường phụ trách không hoàn toàn thuộc khu vực thuận lợi, phần lớn các em là con em nhân dân lao động , phải bươn chải kiếm sống từng ngày nên các em không được gia đình quan tâm đúng mức, những công việc hàng ngày của các em tự do, tùy tiện, không được ai bảo ban, chăm sóc. Bên cạnh đó việc học tập của các em không được ai nhắc nhở, dạy dỗ vì đa số các em sống cùng ông bà nên có sự hạn chế không quan tam đến việc học của các em. 

- Tên sáng kiến: Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Tiểu học.

-  Lĩnh vực: Chuyên môn.

doc 17 trang minhlee 06/03/2023 5980
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Tiểu học - Năm học 2017-2018 - Trần Thị Nở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_dao_duc_cho_hoc_sinh_o_truong.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Tiểu học - Năm học 2017-2018 - Trần Thị Nở

  1. thức học tập, thề hiện thái độ học tập đúng đắn tự rèn luyện nề nếp học tập ở lớp củng như ở nhà . -Xây dựng cho các em ý thức học tập đầy đủ, đúng giờ khi nghỉ học phải viết đơn xin phép. Xây dựng phong trào hoạt động đội có nề nếp. Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên tổng phụ trách tổ chức các hoạt động Đội, sao nhi đổng cho phong phú đa dạng bởi đây là hoạt động rất phù hợp với lứa tuổi của học sinh Tiểu học. Hoạt động này nếu làm tốt sẽ có tác dụng rất lớn trong giáo dục đạo đức cho học sinh. -Tư duy của học sinh Tiểu học là tư duy trực quan hình ảnh. Vì vậy để giờ dạy thành công, học sinh dễ hình thành các biểu tượng về hành vi đạo đức thì việc chuẩn bị đồ dùng dạy học là vô cùng cần thiết. Nhà trường đã đầu tư mua sắm thiết bị dạy học như máy chiếu, tranh ảnh minh họa cho các giờ dạy. Giáo viên tự làm đồ dùng dạy học đơn giản. Lập tủ sách măng non đầu tư thêm sách, báo, tranh ảnh thiếu nhi phụ vụ cho các môn học. e.6. Giáo viên là tấm gương sáng cho học sinh noi theo: Thực hiện cuộc vận động của ngành“ Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Nhận thức sâu sắc về việc nêu gương trước học sinh nên khi được giao trách nhiệm chủ nhiệm một lớp, tôi thấy rõ trách nhiệm của mình là chịu hoàn toàn trách nhiệm trước nhà trường về lớp mình phụ trách, chịu trách nhiệm về mọi quyền lợi cũng như nghĩa vụ học tập, rèn luyện của từng học sinh trong lớp. Vì vậy, tôi đề ra các biện pháp giáo dục đạo đức, phải có tình thương và trách nhiệm cao thì mới có thể hoàn thành tốt công tác của mình. Để học sinh nghe và làm đúng những yêu cầu của giáo viên, trước hết các em phải có niềm tin yêu vào cô. Do đó, không chỉ có năng lực là đủ mà phải thực sự gương mẫu, là tấm gương sáng về mọi mặt để các em noi theo. Đây quả là một thử thách lớn cho bản thân phải tự cố gắng để vượt qua những trở ngại của chính mình để mẫu mực trước học sinh, tạo dựng niềm tin yêu ở các em. Sự mẫu mực không phải chỉ trong chuyên môn nghiệp vụ mà cả trong lời ăn tiếng nói, cử chỉ tiếp xúc, trò chuyện với các em, việc làm trong cuộc sống hằng ngày. Chỉ cần một sơ suất nhỏ như thiếu công bằng, thiếu tôn trọng các em thì sẽ tạo ra sự nghi ngờ trong suy nghĩ, trong sự tín nhiệm của các em đối với mình và thế là khoảng cách giữa học sinh và giáo viên sẽ ngày càng xa hơn. Đặc biệt là trong cách xử lý công việc hàng ngày, giáo viên không nên tuỳ tiện, mà phải thấu đáo, nói đi đôi với làm, làm đến nơi đến chốn và thật thấu tình đạt lý. Có như thế mới thuyết phục được học sinh, mới tập hợp được các em xung quanh mình cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ của thầy trò. e.7. Phối hợp với tổ chuyên môn: Khi họp tổ chuyên môn, tôi luôn trao đổi và lắng nghe những kinh nghiệm hay từ các đồng nghiệp, đem những kinh nghiệm đó áp dụng vào thực tế lớp mình có chọn lọc cho phù hợp với tình hình lớp. Khi phát hiện những trường hợp cá biệt trong lớp cần sớm đưa ra bàn bạc trong tổ để tổ tư vấn, hỗ trợ thêm nhằm đưa ra những giải pháp, biện pháp tốt nhất giáo dục các em. 7
  2. + Ngoài ra còn tổ chức tốt các ngày chủ điểm trong năm gắn với kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc, thông qua đó giáo dục truyền thống cách mạng, lòng tự hào dân tộc và tinh thần yêu quê hương đất nước của học sinh. Tổ chức các hoạt động tập thể trong phạm vi toàn trường tạo điều kiện để các em hình thành các mối quan hệ, gắn bó với nhau vì quyền lợi, niềm vinh dự, tự hào về lớp mình, rất có ý nghĩa và tác dụng sâu sắc đến nhận thức, tình cảm của học sinh. e.10. Tổ chức các hoạt động liên kết cộng đồng và xã hội để tiện lợi giáo dục đạo đức các em. - Đây là việc làm rất có ý nghĩa nhằm hướng các em có cái nhìn xa và rộng về phía cộng đồng, nắm bắt được tinh thần và ý thức trách nhiệm với xã hội. - Phối hợp cùng với nhà trường và địa phương tổ chức cho học sinh thăm viếng, quét dọn nghĩa trang liệt sĩ, di tích lịch sử. Tổ chức thăm, gặp mặt với mẹ Việt Nam anh hùng, các chú bác cựu chiến binh. Qua những hoạt động như vậy học sinh có hiểu biết thêm về lịch sử địa phương, về những tấm gương, con người anh hùng Qua đó mà xây dựng ở các em tình yêu quê hương, niềm tự hào sâu sắc về lịch sử và đặc biệt là hình thành ý thức sống tốt để thể hiện lòng biết ơn. - Cho các em tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao, sinh hoạt cộng đồng trò chơi dân gian do địa phương tổ chức dành cho thiếu nhi, giúp các em trở nên mạnh dạn, hoạt bát, tạo tinh thần đoàn kết, yêu cuộc sống. Đặc biệt là tổ chức cho các em tham gia những cuộc vận động phòng chống tệ nạn xã hội, bạo lực trường học, tuyên truyền về an toàn giao thông. Qua đó mà các em có được những kiến thức xã hội cần thiết hình thành nên ý thức kỉ cương, tuân thủ pháp luật. 9
  3. các học sinh phải đạt được theo từng lứa tuổi. Phụ huynh trao đổi với giáo viên về việc rèn luyện đạo đức của từng em. Với những học sinh có cá tính khác biệt giáo viên cần trao đổi cụ thể với gia đình để kết hợp với gia đình các em có những biện pháp cụ thể, có thể mềm dẻo nhưng thật kiên quyết với những em có hành vi không đúng. - Giáo viên sử dụng phiếu thông tin để thông báo cho các em học sinh về tình hình học tập và rèn luyện, ý thức của từng em. e.12. Giáo dục đạo đức cho học sinh bằng việc liên kết giữa 3 môi trường, gia đình và trường học và xã hội: + Tại nhà trường: - Thầy cô giáo phải tạo sự hứng thú, hấp dẫn, cuốn hút học trò để có sự tập trung thực sự, có cách ứng xử khéo léo, tạo sự gần gũi đối với các em. Biết hướng học sinh đi từ bài học đến thực tế khách quan. Quá trình giảng dạy cần tìm hiểu tâm lý, cách ứng xử của mỗi học sinh với bạn bè, thầy cô để biết được những bài học đạo đức có thực sự đi vào lòng các em hay chưa. Bằng cách tổ chức các chương trình ngoại khoá với nội dung phong phú : + Xây dựng mô hình những cuộc thi kể chuyện đạo đức, tiểu sử các anh hùng lịch sử - danh nhân dân tộc. Kết hợp với việc đưa ra những câu hỏi tình huống cho học sinh, giáo viên qua đó mà phân tích định hướng cho các em hiểu. + Tổ chức nhiều trò chơi tập thể, trò chơi dân gian, xây dựng tiểu phẩm từ những câu chuyên đạo đức, tổ chức những buổi lao động vệ sinh nhà trường, lớp học chăm sóc cây xanh trong khuôn viên nhà trường nhằm giúp học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh tập thể, trường học, ý thức bảo vệ môi trường. Đồng thời tổ chức cho các em đi viếng nghĩa trang liệt sĩ, thăm di tích lịch sử, để các em có dịp hiểu thêm về lịch sử địa phương, nếu những dự định về chương trình ngoại khoá được tổ chức một cách khoa học và thường xuyên thì sẽ giúp các em thích thú học hỏi, tìm hiểu và những góc cạnh của đạo đức con người như “Uống nước nhớ nguồn”,hội thi kể chuyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh hằng năm vào ngày sinh nhật Bác ý thức cộng đồng – dân tộc giúp các em từ thích thú đến hiểu sâu sắc những chuẩn mực đạo đức. Sau đây là ảnh chụp Hội thi kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: 11
  4. ra sao thì mang vào lớp như thế ấy do đó trong giờ học có thể cười đùa vô thức hay nói những lời lẽ khó nghe đối với bạn bè cùng tuổi hoặc đối với thầy cô giáo các em. b. Sau khi áp dụng sáng kiến: * Đối với học sinh: - Các em đã nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường. Qua đó việc giáo dục đạo đức trong nhà trường có những chuyển biến rõ rệt, có ý thức cao trong học tập và rèn luyện như: + Học sinh tích cực rèn luyện thân thể và tham gia các buổi thể dục chính khóa và ngoại khóa, luôn giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp, biết thực hiện nếp sống lành mạnh, văn hóa, có kỷ luật, trung thực, đúng mực trong các mối quan hệ giao tiếp với thầy cô, bạn bè, gia đình và những người xung quanh. + Có thái độ đúng đắn rõ ràng, không đồng tình với những biểu hiện sai trái. Tích cực tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức, sẵn sàng giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. + Chuyên cần, trung thực trong học tập, luôn khiêm tốn và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, mạnh dạn đấu tranh chóng thói lười biếng, ỷ lại. thiếu trung thực trong học tập Số liệu về năng lực và phẩm chất trong những năm qua: HS phẩm chất HS chưa mạnh dạn HS chưa đoàn kết Năm học Tổng đạo đức tốt tự tin khi giao tiếp giúp đỡ lẫn nhau số HS SL TL SL TL SL TL 2016-2017 24 15 62,5% 5 20,83% 4 16,67% 2017-2018 24 19 79,17% 3 12,5% 2 8,33% (cuối HKI) b. Đối với bản thân: - Từ khi vận dụng những kinh nghiệm và áp dụng vào thực tế, bản thân có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc giáo dục học sinh vi phạm. - Thắt chặt hơn mối liên hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội, giữa giáo viên với các bộ phận khác trong nhà trường. - Tạo được một không khí học tập sinh động, tích cực và có cảm giác an toàn cho học sinh. 13
  5. V. Mức độ ảnh hưởng: 1. Khả năng áp dụng sáng kiến: Qua một vài kinh nghiệm mà tôi rút ra được trong sáng kiến nhằm nâng cao giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường. Sau khi áp dụng kinh nghiệm vào thực tế tại đơn vị đã cho thấy khả năng ứng dụng đạt hiệu quả cao. Đồng thời các biện pháp trong sáng kiến này có thể áp dụng ở tất cả các trường tiểu học trong tỉnh, cả nước. 2. Những điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Đối với học sinh: Các em luôn tự giác trong học tập, phải tự rèn luyện, tích cực hơn trong học tập, có ý thức vươn lên, biết sống vì mọi người. - Đối với giáo viên:. Xây dựng được nề nếp lớp học thật tốt. Luôn đầu tư nghiên cứu tìm ra nhiều phương pháp dạy để cuốn hút học sinh ham thích trong giờ học. Cần phát hiện những học sinh có năng khiếu để có biện pháp bồi dưỡng thi các phong trào do ngành tổ chức cấp trường hoặc cấp thị xã “Tổ chức kết hợp giáo dục” phải đảm bảo đúng đối tượng, đúng nội dung, kiến thức kĩ năng cũng như phù hợp tâm lí lứa tuổi. Đặc biệt người giáo viên là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. - Đối với phụ huynh học sinh: Thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm về tình hình học tập của con qua điện thoại hoặc gặp gỡ trực tiếp để có cách dạy các em ở nhà. Tạo cho các em tâm lý vui vẻ, thoải mái nhất khi đến trường. Hằng ngày chuẩn bị sách vở và đồ dùng cho con em theo thời khoá biểu và giáo dục gọn gàng, ngăn nắp khi học tập. Sinh hoạt điều độ, đúng thời gian biểu, tránh tình trạng vừa học vừa chơi. - Về phía nhà trường: Phối hợp với Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tạo nhiều sân chơi lành mạnh. Hình thành thói quen ở các em như: “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Giáo dục các em thông qua các hoạt động giúp đỡ bạn nghèo, lá lành đùm lá rách, đẩy mạnh trong phong trào thi đua xây dựng “ Trường học thân thiện – học sinh tích cực” do nhà trường và hoạt động Đội tổ chức. VI. Kết luận: Đề tài giúp cho giáo viên có nhận thức đầy đủ hơn về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay trong trường Tiểu học. Vận dụng các biện pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng cụ thể; tính linh hoạt, sáng tạo để làm chuyển biến tình hình đạo đức của lớp mình. Đánh giá đúng đắn thực trạng, phân tích sâu sắc các nguyên nhân hạn chế, lường trước những tác hại sẽ xảy ra có tác động không tốt đến chất lượng giảng dạy, giáo dục của lớp, những ảnh hưởng tiêu cực đến nền tảng đạo đức chung của toàn trường. Mỗi thầy, cô giáo xem đây là vấn đề bức xúc, cần quan tâm đúng mức và luôn có giải pháp hiệu quả thường xuyên, liên tục, góp phần phát huy các giá trị đạo đức truyền thống, hình thành nhân cách, hành vi thói quen tốt cho học sinh, tạo mọi điều kiện để các em phát triển toàn diện trong môi trường an toàn, thân thiện, chính các em cảm nhận được tình yêu thương, sự quan tâm, chia sẻ của mọi người đối với bản thân và phải làm gì để xứng đáng hơn, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi. Đoàn Đội, cha mẹ học sinh và cộng đồng có sự phối hợp với giáo viên dạy lớp, chọn lọc những hình thức giáo dục phù hợp, hiệu quả cùng chung tay hình thành nhân cách thế hệ trẻ. 15