SKKN Một số biện pháp để xây dựng thư viện đạt chuẩn - Dương Thị Ngọc Ánh

Từ Trường Tiểu học C Long An trước đây nay trở thành Trường Tiểu học B Long An từ năm 2009 khi Tân Châu trở thành thị xã. Trường tập trung tại một điểm, cơ sở vật chất, phòng học của nhà trường cũng như thư viện khi mới thành lập còn gặp nhiều khó khăn. Phòng thư viện chỉ là một phòng tạm bằng gỗ, lộp tôn. Thời tiết nắng nóng, bạn đọc không thể nào ngồi trong phòng đọc sách được. Trường Tiểu học B Long An là một trường học thuộc vùng nông thôn, địa bàn xã Long An. Tuy nhiên năm 2015 xã Long An được công nhận xã nông thôn mới phải thực hiện và đạt được những tiêu chí của cấp trên. 

1. Thuận lợi 

- Xã Long An trở thành xã nông thôn mới, được cấp trên đầu tư cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị đạt chuẩn cho các trường trong địa bàn xã Long An nói chung, Trường Tiểu học B Long An nói riêng. Dãy phòng chức năng của trường và phòng thư viện được xây dựng đúng chuẩn, tạo không gian thoải mái cho các em khi đến thư viện.

- Đang nằm trong quy hoạch trường đạt chuẩn quốc gia, được đầu tư về nhiều mặt nên thư viện có được sự chuyển biến tốt trong thời gian sắp tới. Cần tập trung nguồn lực, cơ sở vật chất, kinh phí…để thực hiện mô hình thư viện đạt chuẩn. Ngoài ra, hiện nay chúng ta đang triển khai các đề án để thư viện phát huy tác dụng, tạo điều kiện để sách báo đến với học sinh một cách gần hơn.

- Được sự ủng hộ nhiệt tình của Ban giám hiệu, quý thầy cô và học sinh toàn trường.

- Cán bộ thư viện được đào tạo chính quy, trình độ Đại học, có tâm quyết, trách nhiệm trong công việc được giao.

- Đội ngũ cộng tác viên thư viện hăng hái, linh hoạt.

docx 22 trang minhlee 06/03/2023 6500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp để xây dựng thư viện đạt chuẩn - Dương Thị Ngọc Ánh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_de_xay_dung_thu_vien_dat_chuan_duong_t.docx

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp để xây dựng thư viện đạt chuẩn - Dương Thị Ngọc Ánh

  1. Sáng kiến: Một số biện pháp để xây dựng thư viện đạt chuẩn Với không gian thoáng mát lại được đọc truyện vì thế vừa tăng thêm vẻ đẹp cho trường vừa giúp các em ham thích hơn trong phong trào đọc sách, mở mang tri thức và còn thực hiện tốt cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” nhằm khuyến khích văn hóa đọc đối với học sinh. Để quản lí tốt sách theo loại hình hoạt động này, các trường cần phân công các cộng tác viên trực theo dõi việc mượn, trả và thay sách hằng ngày ở các ống sách này. Trong khoảng thời gian ra chơi tuy ít giờ nhưng các em đã tích trữ được một lượng kiến thức hiếm có cho bản thân. Lượng kiến thức đó có thể giúp các em sử dụng ở mọi lúc mọi nơi bên cạnh đó sách trong thư viện được sống ở mọi không gian và mọi thời điểm. Học sinh đến với thư viện xanh sẽ không cảm thấy tẻ nhạt vì được sống trong không gian vui nhộn, tràn ngập hình ảnh và màu sắc, thư viện được trang trí thật lung linh. Đến với thư viện xanh các em không còn bỡ ngỡ mà vẫn tìm lại được cảm giác như khi còn học ở trường mầm non. Điều này rất quan trọng đối với tâm lí học sinh tiểu học, vì từ sự quen thuộc ấy, các em sẽ dễ dàng thích nghi hơn với môi trường học tập mới. Để đảm bảo tính khách quan và thường xuyên của hoạt động này, Cán bộ Thư viện phải luôn luân chuyển sách, báo – tạp chí với nguồn thông tin mới cho các em, giúp hoạt động thư viện đi vào chiều sâu. 3.3.5. Biện pháp 5: Xây dựng văn hóa đọc trong nhà trường. Song song với việc hoạt động của thư viện, nhà trường cần phải phát huy hơn nữa vai trò của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong việc đọc sách. Họ phải là Trường Tiểu học B Long An Dương Thị Ngọc Ánh 11
  2. Sáng kiến: Một số biện pháp để xây dựng thư viện đạt chuẩn . Trường Tiểu học B Long An Dương Thị Ngọc Ánh 13
  3. Sáng kiến: Một số biện pháp để xây dựng thư viện đạt chuẩn thú, nhu cầu đọc của học sinh nên chưa phát huy hiệu quả các phong trào hoạt động của thư viện. b. Sau khi áp dụng sáng kiến: - Trường nằm trong quy hoạch đạt chuẩn Quốc gia, được đầu tư về nhiều mặt nên thư viện có được sự chuyển biến tốt trong thời gian sắp tới. Cần tập trung nguồn lực, cơ sở vật chất, kinh phí để thực hiện mô hình thư viện đạt chuẩn. Ngoài ra, hiện nay chúng ta đang triển khai các đề án để thư viện phát huy tác dụng, tạo điều kiện để sách báo đến với học sinh một cách gần hơn. - Khi áp dụng sáng kiến thì công tác phục vụ bạn đọc có sự chuyển biến, vốn tài liệu của thư viện được khai thác sử dụng và bản thân tôi là cán bộ thư viện có thể tìm hiểu và nắm được nhu cầu đọc, nhu cầu tin của người đọc và chính điều đó là cơ sở để tổ chức các hoạt động thư viện có hiệu quả, nâng cao nhu cầu đọc sách của các em. - Phụ trách thư viện tôi hiểu rằng nhiệm vụ của thư viện là cung ứng cho giáo viên và học sinh đầy đủ các loại sách giáo khoa, sách tham khảo, sách báo cần thiết có tác dụng nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, cuối cùng là tôi có thể thống kê số lượt bạn đọc bằng một con số thiết thực. - Làm tốt khâu nghiệp vụ này là người cán bộ thư viện đã góp phần rất lớn vào việc hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh. Tạo ra môi trường giáo dục hết sức thuận lợi, giúp cho các em đến với một sân chơi bổ ích và thú vị với nhiều hoạt động khác nhau của thư viện. - Nắm bắt được nhu cầu của bạn đọc cũng như nhu cầu của chính bản thân mình để có hướng phục vụ tốt hơn. Đã đến lúc thư viện phải trở thành niềm tự hào của các trường học, là tâm điểm của mọi hoạt động trong nhà trường, là nơi kiểm nghiệm đáng tin cậy của giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập. - Thư viện xanh (thư viện ngoài trời) là một địa điểm đọc hợp lí giúp cho học sinh cũng như giáo viên chủ động khám phá và tìm tòi kiến thức, phát huy tối đa nguồn tài sản vô giá của thư viện, làm cho số lượng sách trong thư viện được luân chuyển thường xuyên liên tục, vòng quay của sách tăng lên đáng kể, hình thành cho học sinh có thói quen đọc sách, thói quen đến thư viện, rèn luyện năng lực ngôn ngữ, khai thác triệt để nguồn tài liệu quý giá nhằm nâng cao tri thức. Đọc sách sẽ giúp các em sống tốt trong xã hội, lễ phép kính trọng người lớn, thầy cô giáo, tăng cường khả năng giao tiếp đối với bạn bè, mở mang trí tuệ, hiểu biết xã hội, về thiên nhiên, con người, nhìn xa, trông rộng. Học được những điều hay lẽ phải, hiểu được những điều xấu xa để phòng tránh. Với không gian thư viện mở khi đến với thư viện, song song với việc đọc sách các em còn thoả trí khám phá và sáng tạo. Qua mỗi câu truyện, mỗi tấm gương, mỗi hình ảnh gần gũi, mỗi bức tranh đẹp, sẽ giúp các em say mê đọc sách, yêu sách và thích đến với thư viện hơn. Đọc sách đúng cách còn phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, tăng trí tưởng tượng của các em. Một hướng tiếp cận khác của thư viện trường học là hỗ trợ việc dạy và học tích cực của giáo viên và học sinh. Đến với thư viện trường học các em hoàn toàn có thể chủ động lựa chọn các hoạt động: như vẽ tranh theo truyện, sáng tác Trường Tiểu học B Long An Dương Thị Ngọc Ánh 15
  4. Sáng kiến: Một số biện pháp để xây dựng thư viện đạt chuẩn hợp với tự học, không ngừng tìm tòi say mê, có tính sáng tạo trong học tập thông qua sách báo. Chất lượng hoạt động thư viện trường học là cơ sở quan trọng để đánh giá chất lượng giáo dục. Sáng kiến về một số biện pháp để xây dựng thư viện đạt chuẩn nhằm nâng cao nhu cầu đọc sách cho học sinh tiểu học là việc làm hết sức cần thiết của cán bộ thư viện, bởi lẽ các em sẽ đọc được những quyển sách, báo hay và nhiều thì giúp các em hướng tới Chân – Thiện – Mĩ, đem lại cho các em nhiều kiến thức quý báo. Trong thời đại ngày nay, thời đại mà công nghệ thông tin đang ngày càng chiếm ưu thế thì việc đọc sách ngày càng phải phát huy, phải giữ gìn, bởi đọc sách làm con người thông thái sáng suốt hơn. Đặc biệt trong môi trường giáo dục thì việc đọc sách nhiều là điều thật sự cần thiết đối với mỗi học sinh trong quá trình học tập, nghiên cứu. Và đó cũng chính là điều mà tôi mong muốn bạn đọc hãy đến với sách nhiều hơn và hãy thật sự quan tâm tới chính bản thân mình bởi “Đọc sách là cách học tốt nhất”. Thời gian không ngừng trôi, kiến thức có thể bị con người lãng quên theo năm tháng, nhưng nó vẫn được in lại trong các quyển sách. Thực tế hiện nay thư viện Trường Tiểu học B Long An đã đạt chuẩn, thu hút các em đến với sách nhiều hơn là hoạt động mang tính lâu dài và bền vững, bởi biện pháp này chủ yếu nhằm tạo không gian gần gũi, gợi hứng thú để học sinh tìm sách mà đọc, tạo cho các em lòng ham muốn đọc sách, báo, từ đó hình thành cho các em thói quen đọc sách, báo. Biện pháp trên đã tạo được bước chuyển biến mạnh mẽ về bộ mặt hoạt động của thư viện cũng như công tác quản lý cán bộ thư viện. Có được sự thành công ấy là nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ thư viện - người thực hiện đề tài với Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm, toàn thể học sinh Trường Tiểu học B Long An, hơn hết là sự quan tâm chỉ đạo và tạo mọi điều kiện thuận lợi của Ban Giám hiệu nhà trường. Điều ấy đã tiếp thêm sức mạnh, sự tự tin, chủ động sáng tạo hơn trong hoạt động thư viện của người thủ thư để góp phần cùng với nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh một cách toàn diện. VI. KẾT LUẬN Hồ Chủ tịch đã từng bôn ba ở nước ngoài nhiều năm, người đã từng là bạn đọc của một số thư viện, tiêu biểu là Thư viện quốc gia Pháp và Thư viện Đại học Phương Đông. Nhờ sử dụng sách báo tại các thư viện này mà Người đã có nhiều tư liệu quý báu để viết sách, báo và nâng cao kiến thức, lý luận cách mạng. Với Bác, tác dụng của sách báo và thư viện không chỉ giúp ích cho việc học tập, nâng cao trình độ mà trong những bối cảnh nhất định nó còn có sức công phá mạnh hơn cả đạn bom. Sau khi đã trở thành Chủ tịch nước, Bác Hồ cũng luôn quan tâm đến việc xây dựng tủ sách cho các em thiếu nhi. Bằng nhiều cách khác nhau, Người luôn cố gắng tạo mọi điều kiện để các em có sách đọc. Sách báo chính là một nguồn quan trọng cung cấp và phổ biến lý luận cách mạng cho quần chúng. Người đã nung nấu suy nghĩ về việc lập ra một thư viện trong nhà trường để cho các học trò có nhiều sách để đọc. Nhận thức Trường Tiểu học B Long An Dương Thị Ngọc Ánh 17
  5. Sáng kiến: Một số biện pháp để xây dựng thư viện đạt chuẩn thói quen, phát huy mọi tiềm năng của trẻ, hỗ trợ dạy và học tích cực, cải thiện môi trường tâm lý – xã hội trong nhà trường, tăng cường sự tham gia của giáo viên và học sinh có nhu cầu đến thư viện. Thưa các đồng chí, qua một thời gian công tác chưa lâu, tôi chưa có kinh nghiệm nhiều nên chưa dám đưa ra một giải pháp tối ưu. Song thiết nghĩ hiệu quả của việc nâng cao nhu cầu đọc sách trong thư viện cho học sinh tiểu học là rất lớn đối với tôi trong năm học qua. Bản thân tôi nhận thấy để thành công trong việc xây dựng thư viện đạt chuẩn thì cán bộ thư viện cần phải: - Nhận thức đầy đủ về vị trí, tầm quan trọng trong việc nâng cao nhu cầu đọc sách của bạn đọc và thấy hết trách nhiệm của mình trong việc vận động, tổ chức và hướng dẫn nhu cầu đọc sách, báo trong nhà trường. - Việc đọc sách báo trong nhà trường có tác dụng trau dồi, nâng cao kiến thức cho học sinh, rèn luyện tính tự học, tự tìm tòi của các em. - Ngược lại, người cán bộ thư viện phải là người ham đọc sách và phải nhận thức được nhu cầu đọc sách của từng người, ra sức rèn luyện, tu dưỡng về mọi mặt, phải là tấm gương tốt về việc tự học tự bồi dưỡng. Nhanh nhạy kịp thời phát hiện ra nhiều sách, báo mới hay phục vụ bạn đọc xứng đáng là linh hồn thư viện. Có như vậy thì thư viện mới có khả năng thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của học sinh, mới phát huy được tác dụng, mới thực sự là một phương tiện giáo dục không thể thiếu được trong nhà trường. Có như thế phong trào đọc sách mới được duy trì thường xuyên và phát triển liên tục hướng đến một thư viện tiên tiến. Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật. Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN Dương Thị Ngọc Ánh Trường Tiểu học B Long An Dương Thị Ngọc Ánh 19
  6. Sáng kiến: Một số biện pháp để xây dựng thư viện đạt chuẩn MỤC LỤC Trang I. Sơ lược lý lịch tác giả: 1 II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị 1 1.Thuận lợi 1 2.Khó khăn 2 Tên sáng kiến: 2 Lĩnh vực: 2 III. Mục đích yêu cầu của sáng kiến: 2 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến 4 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến 5 3. Nội dung sáng kiến 6 3.1. Tiến trình thực hiện 6 3.2. Thời gian thực hiện: 7 3.3. Biện pháp tổ chức: 8 3.3.1. Biện pháp 1: Bám sát vào các văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước 8 3.3.2. Biện pháp 2: Không ngừng hoàn thiện, bổ sung cơ sở vật chất trong đó một việc chú trọng là bổ sung sách báo kịp thời 9 3.3.3. Biện pháp 3: Tăng cường công tác tuyên truyền giới thiệu sách và hướng dẫn cách đọc sách. 10 3.3.4. Biện pháp 4: Xây dựng mô hình thư viện xanh (thư viện ngoài trời). 10 3.3.5. Biện pháp 5: Xây dựng văn hóa đọc trong nhà trường: 12 3.3.6. Biện pháp 6: Tranh thủ sự lãnh đạo, hỗ trợ phối kết hợp của các đoàn thể, vận động mọi người cùng làm công tác thư viện, sử dụng tốt mạng lưới tổ cộng tác viên thư viện trường học: .14 IV. Hiệu quả đạt được: 14 1. Những điểm khác biệt trước và sau khi áp dụng sáng kiến .14 a. Trước khi áp dụng sáng kiến: 14 b. Sau khi áp dụng sáng kiến: 15 2. Lợi ích thu được khi sáng kiến áp dụng. 16 Trường Tiểu học B Long An Dương Thị Ngọc Ánh 21