SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi con em dân tộc tại trường Mầm non số 2 xã Ta Gia và trường Mầm non số 2 xã Mường Kim

doc 27 trang BÁCH HẢI 17/06/2025 180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi con em dân tộc tại trường Mầm non số 2 xã Ta Gia và trường Mầm non số 2 xã Mường Kim", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_nang_cao_chat_luong.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi con em dân tộc tại trường Mầm non số 2 xã Ta Gia và trường Mầm non số 2 xã Mường Kim

  1. I. THÔNG TIN CHUNG: 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi con em dân tộc tại trường Mầm non số 2 xã Ta Gia và trường Mầm non số 2 xã Mường Kim”. 2. Tác giả: Họ và tên: Trần Thị Đào Năm sinh: 03/03/1972 Nơi thường trú: Khu 4 - thị Trấn Than Uyên - huyện Than Uyên - tỉnh Lai Châu Trình độ chuyên môn: Đại học mầm non. Chức vụ công tác: Hiệu Trưởng. Nơi làm việc: Trường Mầm non số 2 xã Ta Gia - huyện Than Uyên. Điện thoại: 01632063299; 01689642708. Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 34% Họ và Tên: Hà Thị Thiên Ngày tháng năm sinh: 26/8/1984 Nơi thường trú: Bản Nà Chằm - xã Mường Cang - huyện Than Uyên - tỉnh Lai Châu Trình độ chuyên môn: Đại học mầm non. Chức vụ công tác: Phó Hiệu Trưởng. Nơi làm việc: Trường Mầm non số 2 xã Ta Gia - huyện Than Uyên. Điện thoại: 0981144984; 0979884833. Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 33% Họ và Tên: Đỗ Thị Mơ Ngày tháng năm sinh: 06/06/1976 Nơi thường trú: Thôn giao thông - xã Mường Cang - huyện Than Uyên - tỉnh Lai Châu Trình độ chuyên môn: Đại học mầm non. Chức vụ công tác: Phó Hiệu Trưởng. 1
  2. Nơi làm việc: Trường Mầm non số 2 xã Mường Kim - huyện Than Uyên. Điện thoại: 0963002950. Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 33% 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục mầm non. 4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 09/2015 đến tháng 3/2017. 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường Mầm non số 2 xã Ta Gia và trường Mầm non số 2 xã Mường Kim - huyện Than Uyên. Địa chỉ: Xã Ta Gia và xã Mường Kim huyện Than Uyên - tỉnh Lai Châu II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN: 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến: Giáo dục Mầm non đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người. Nó là nền móng đầu tiên để trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt: Đức, trí, thể, mĩ... Trong đó “Rèn kỹ năng sống cho trẻ” là một trong những điều kiện vô cùng cần thiết, có tính thiết thực trong cuộc sống và hoạt động hàng ngày của trẻ. Giúp trẻ phát triển tốt về các hành vi ứng xử trong giao tiếp, các kỹ năng tự phục vụ, trẻ được trải nghiệm, làm quen và vận dụng vào thực tế cuộc sống. Sự phát triển đó không những là động lực cho sự hoàn thiện trí tuệ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển tâm sinh lý của trẻ. Vì ở lứa tuổi này mọi việc trẻ đều đang ở trạng thái bắt trước, học theo. Trẻ còn non nớt dễ bị chi phối bởi các tác động bên ngoài (nhất là các tác động xấu), dễ bị phát triển lệch lạc, chưa thể tự mình tìm hiểu vấn đề mà trẻ cần phải có sự chỉ bảo, định hướng đúng đắn của giáo viên và người lớn. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Mầm non giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách xử lý các tình huống trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ, đặt nền tảng cho trẻ trở thành người có trách nhiệm và có cuộc sống hài hòa trong tương lai. Chính nhà trường và gia đình là môi trường rèn 2
  3. luyện tốt nhất, giáo viên và cha mẹ là những người trực tiếp hướng dẫn tốt nhất các kỹ năng sống cho trẻ. Thực trạng về vấn đề rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi con em dân tộc ở trường Mầm non số 2 xã Ta Gia và trường Mầm non số 2 xã Mường Kim đã được quan tâm nhưng hiệu quả chưa cao, giáo viên vẫn đang thực hiện nhưng hình thức và phương pháp chưa đổi mới, chưa phong phú, trẻ thực hiện chưa thành thạo các kỹ năng cơ bản như: tự rửa tay, rửa mặt, tự mặc và cởi quần áo, trẻ chưa mạnh dạn trong giao tiếp với người lạ. Nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng sống cho trẻ Mầm non nói chung, trẻ mẫu giáo 5 tuổi con em dân tộc nói riêng là hết sức cần thiết. Chúng tôi đã không ngừng suy nghĩ và sáng tạo để tìm ra những biện pháp chỉ đạo tốt nhất, phù hợp với độ tuổi và tâm sinh lý của trẻ. Vậy làm thế nào để rèn kỹ năng sống cho trẻ đạt kết quả cao. Chúng tôi đã quyết tâm đi sâu vào nghiên cứu và lựa chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi con em dân tộc trường Mầm non số 2 xã Ta Gia và trường Mầm non số 2 xã Mường Kim” với mong muốn các cháu trở thành một thế hệ tốt theo hướng tích cực cho tương lai của đất nước. 2. Phạm vi triển khai thực hiện: - Cán bộ, giáo viên, trẻ mẫu giáo 5 tuổi con em dân tộc trường Mầm non số 2 xã Ta Gia và trường Mầm non số 2 xã Mường Kim. - Thời gian thực hiện từ tháng 9/2015 đến tháng 3/2017. 3. Mô tả sáng kiến: 3.1. Đặc điểm tình hình: Trường Mầm non số 2 xã Ta Gia có 7 thôn bản, 6 điểm trường, trung tâm được đặt ở điểm trường bản Gia. Nhà trường có tổng số 27 cán bộ, giáo viên, nhân viên: trong đó cán bộ quản lý 03, nhân viên 03, giáo viên 21; trình độ đại học 7, cao đẳng 02, trung cấp 16, chưa qua đào tạo 02. Cơ sở vật chất và trang thiết bị đồ dùng đảm bảo cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Về học sinh nhà trường có 11 lớp/270 trẻ, 99,6% các cháu là dân tộc thiểu số: trong đó có 76 trẻ mẫu giáo 5 tuổi. 3
  4. Trường mầm non số 2 xã Mường Kim có 12 thôn bản, 9 điểm trường, rung tâm được đặt ở bản Nà Khương. Nhà trường có tổng số 44 cán bộ, giáo viên, nhân viên: trong đó cán bộ quản lý 4, nhân viên 6, giáo viên 34; trình độ đại học 9, cao đẳng 7, trung cấp 24, sơ cấp 01, chưa qua đào tạo 03. Cơ sở vật chất và trang thiết bị đồ dùng đảm bảo cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Về học sinh nhà trường có 17 lớp/438 trẻ, trong đó có 116 trẻ mẫu giáo 5 tuổi. Các cháu đến lớp được học theo chương trình giáo dục mầm non mới, trẻ có nề nếp, được cung cấp đầy đủ các kiến thức kỹ năng cơ bản. Cán bộ, giáo viên nhân viên luôn luôn gương mẫu nhiệt tình trong công tác, tập thể nhà trường phát huy được tinh thần đoàn kết nội bộ, trong các năm học nhà trường luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương, các bậc phụ huynh tham gia nhiệt tình vào các hoạt động, phong trào của trường lớp, có ý thức kết hợp với giáo viên để chăm sóc giáo dục trẻ. Bên cạnh đó nhà trường còn một số giáo viên hạn chế về chuyên môn, giáo viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp, nội dung giáo án các môn học lồng ghép tích hợp chưa phong phú, việc rèn kỹ năng sống cho trẻ chưa được thường xuyên nên các kỹ năng rửa tay, rửa mặt, gấp chăn, quần áo, tự mặc quần áo,... chưa thành thạo. Cơ sở vật chất ở một số điểm bản còn học nhà tạm, đồ dùng phục vụ cho trẻ còn thiếu thốn như: Khăn mặt, bàn chải đánh răng,... đa số do phụ huynh tự đóng góp. Chính vì thế là cán bộ quản lý trong nhà trường chúng tôi luôn băn khoăn, trăn trở trong công tác chỉ đạo giáo viên thực hiện rèn kỹ năng sống cho trẻ như thế nào là tốt nhất, đạt hiệu quả cao nhất. 3.2. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến: Thực tế trong nhà trường việc rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi đã được thực hiện nhưng hình thức, phương pháp nội dung chưa phong phú và đa dạng nên kết quả trên trẻ đạt chưa như mong muốn. Giáo viên rèn kỹ năng sống qua các biện pháp: - Biện pháp 1: Lên kế hoạch rèn kỹ năng sống cho trẻ. 4
  5. + Ưu điểm: Giáo viên có kế hoạch để rèn kỹ năng sống cho trẻ, kế hoạch lên theo từng lớp, trẻ hiểu được kỹ năng rửa tay, rửa mặt, biết tự vệ sinh cá nhân và lễ phép khi chào hỏi. + Hạn chế: Kế hoạch lên chưa chi tiết cụ thể, trẻ được thực hiện các kỹ năng tự phục vụ nhưng chưa thường xuyên, trẻ được lao động với các công việc đơn giản nhưng chưa có ý thức tự giác. Các kỹ năng tự phục vụ của trẻ đã làm nhưng hiệu quả chưa cao. - Biện pháp 2: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mọi lúc mọi nơi. + Ưu điểm: Giáo viên giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong các hoạt động hàng ngày, trẻ hiểu được các kỹ năng đơn giản, được thực hiện kỹ năng vệ sinh cá nhân, biết tự xúc cơm ăn. + Hạn chế: Giáo viên còn giáo dục trẻ các kỹ năng tràn lan, các hình thức phương pháp chưa đổi mới, hình ảnh minh họa chưa đa dạng phong phú, chưa phát huy được tính tích cực của trẻ, chưa thu hút được sự hứng thú tham gia lao động. - Biện pháp 3: Kết hợp với phụ huynh để rèn kỹ năng sống cho trẻ. + Ưu điểm: Phụ huynh đã có ý thức kết hợp cùng giáo viên để dạy trẻ kỹ năng sống, giáo viên trao đổi với phụ huynh về các kỹ năng dạy trẻ lao động tự phục vụ, trẻ đã thực hiện được một số công việc đơn giản như rửa tay, rửa mặt. + Hạn chế: Phụ huynh mới chỉ được nghe giáo viên trao đổi bằng lời nói, các kỹ năng chưa được trao đổi cụ thể, các hình thức hướng dẫn chưa phong phú, phụ huynh chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của việc trẻ được tự lao động nên vẫn còn nuông chiều, còn làm thay trẻ, trẻ đã làm được một số công việc đơn giản nhưng hiệu quả chưa cao. Sau thời gian thực hiện những giải pháp cũ hãy còn nhiều hạn chế, chúng tôi đưa ra một số giải pháp chỉ đạo giáo viên nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng rèn kỹ năng sống cho trẻ. Giáo dục và dạy trẻ dưới nhiều hình thức lồng ghép các hoạt động là cơ sở giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những kỹ năng sống tích cực trong trẻ. 5
  6. 3.3. Mô tả các giải pháp sau khi có sáng kiến: Để thực hiện tốt việc đổi mới công tác “rèn kỹ năng sống cho trẻ” được nâng cao và có kết quả như mong muốn tại trường Mầm non số 2 xã Ta Gia và trường Mầm non số 2 xã Mường Kim chúng tôi đề ra những giải pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện. Tính mới: Giáo viên tự tin khi thực hiện kế hoạch rèn kỹ năng cho trẻ một cách khoa học, không chồng chéo, đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, tạo tâm thế cho trẻ tự tin để tiếp thu kiến thức và thực hành một cách dễ dàng, hứng thú tham gia hoạt động. Trẻ được rèn luyện các kỹ năng sống thông qua các hoạt động trong ngày với hình thức đa dạng phong phú, tạo môi trường lành mạnh cho trẻ dễ dàng được học tập và trải nghiệm, trẻ có ý thức tự giác tham gia lao động. Tạo môi trường đa dạng cho trẻ được rèn luyện qua các hình ảnh phong phú hấp dẫn, thu hút trẻ tích cực tham gia lao động một cách sáng tạo, biết quan tâm chia sẻ những kinh nghiệm cho bạn bè. Trẻ tích cực được rèn luyện qua các kỹ năng cơ bản thông qua giáo viên và phụ huynh, bằng những hình thức hướng dẫn, làm mẫu, động viên khích lệ, tạo cho trẻ các kỹ năng, tự phục vụ, lễ giáo trong giao tiếp ứng xử và lao động. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống gắn với thực hiện chương trình giáo dục mầm non. Trong thực tiễn hàng ngày khi dạy trẻ kỹ năng sống giáo viên cần sử dụng mọi hình thức, phương pháp để nuôi dưỡng tính tò mò, thích khám phá và bắt trước của trẻ, tạo cơ hội cho trẻ sử dụng các giác quan để tìm hiểu và chia sẻ với thế giới muôn màu muôn sắc từ đó trẻ luôn đặt ra các câu hỏi: Ai đây? Cái gì? Con gì? Tiếng gì? Làm như thế nào?... Để giúp trẻ giải đáp các thắc mắc hàng ngày người lớn cần trả lời những câu hỏi của trẻ rõ ràng. Chính vì vậy mỗi giáo viên chăm sóc trẻ cần xác định những mục tiêu chung của chương trình trong đó có việc giáo dục kỹ năng sống là nhiệm vụ quan trọng. Để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ hiệu quả thì việc lên kế hoạch phù hợp với 6
  7. trẻ là vô cùng quan trọng nên chúng tôi chỉ đạo giáo viên nghiên cứu chương trình, yêu cầu trong độ tuổi, lựa chọn nội dung và lên kế hoạch cụ thể cho từng tháng rèn kỹ năng cho trẻ trong năm học. Ví dụ: Tháng Nội dung Biện pháp - Xây dựng nội quy, - Thông báo cho phụ huynh biết về nội quy, quy định của lớp, quy chế hoạt động của lớp, hình thức giáo dục 9 trang trí lớp. trẻ về kỹ năng sống. - Thống nhất nội dung rèn kỹ năng sống cho - Họp phụ huynh đầu trẻ giữa nhà trường và gia đình. năm học để thống - Hướng dẫn cho trẻ làm quen với một số kỹ nhất nội dung dạy trẻ. năng sống đơn giản hàng ngày. - Lồng ghép với nội dung tuyên truyền qua các bảng tuyên truyền tại các lớp. - Bồi dưỡng cho giáo viên về dạy trẻ có một - Tập huấn, bồi số thói quen tốt và các kỹ năng sống trong dưỡng cho giáo viên sinh hoạt hàng ngày. về nội dung rèn kỹ - Dạy trẻ lễ phép chào ông bà, cha mẹ, năng sống cho trẻ người lớn, bạn bè, biết cám ơn, xin lỗi khi trong các hoạt động. có hành vi sai, ... 10 + 11 - Lồng ghép kỹ năng - Trò chuyện với trẻ về việc giữ gìn vệ sinh sống cho trẻ mọi lúc cá nhân hàng ngày qua các hoạt động tăng mọi nơi. cường tiếng việt, ... - Dạy trẻ thông qua các hoạt động học, hoạt động chơi, vệ sinh, ăn, ngủ,... - Rèn cho trẻ tính tự tin, kỹ năng tự bảo vệ mình và thực hành trải nghiệm để có các kỹ năng qua các hoạt động chơi ở các góc. - Trẻ được thực hành khám phá trải nghiệm 7
  8. Dạy trẻ kỹ năng sống đơn giản về các kỹ năng sống hàng ngày. 12 trong hoạt động chơi - Trẻ biết thực hiện các kỹ năng giao tiếp ở góc phân vai qua các góc phân vai. chủ đề - Lồng ghép nội dung tuyên truyền các kỹ năng phát triển tình cảm xã hội qua nội dung các chủ đề, trang trí ở các góc và bảng tuyên truyền. - Hướng dẫn trẻ làm sách tranh về các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. - Vứt rác đúng quy định, không khạc nhổ Dạy trẻ trải nghiệm bừa bãi. qua hoạt động lao - Sắp xếp và lau đồ dùng đồ chơi gọn gàng động và thực hành, ngăn nắp. 01 + 02 trao đổi kinh nghiệm - Sử dụng tiết kiệm điện, nước khi dùng qua đồng nghiệp xong phải tắt điện và khóa vòi nước. - Chăm sóc cây xanh, không hái lá bẻ cành. - Dạy trẻ biết lao động tự phục vụ - Giáo viên trao đổi kinh nghiệm khi thực hiện giáo dục kỹ năng sống của trẻ trong quá trình hoạt động với đồng nghiệp. - Tiếp tục cho trẻ học và khám phá về các kỹ năng sống qua các hoạt động học, trò chơi ở các góc và mọi lúc mọi nơi. - Trẻ thể hiện được các kỹ năng sống qua - Trẻ thể hiện được các kỹ năng sống qua quá trình trẻ chơi và khám phá, trải nghiệm. - Hướng dẫn trẻ nhận biết và tránh xa những vật dụng nguy hiểm, những nơi nguy hiểm - Hướng dẫn trẻ khi đi chơi, đi học, ra ngoài Dạy trẻ khám phá và biết thưa gửi, xin phép. 8
  9. 3 + 4 thực hành các hành - Tập cho trẻ làm quen với các thao tác kỹ vi đúng sai, khám năng phòng chánh các tai nạn thông thường phá qua các tranh hàng ngày trẻ gặp. ảnh - Sưu tầm tranh ảnh về giáo dục kỹ năng sống của trẻ qua các hoạt động hàng ngày. - Lồng ghép nội dung tuyên truyền qua những hành vi đúng sai. - Tiếp tục cho trẻ học và khám phá về các Khảo sát đánh giá kỹ năng sống qua các hoạt động học, trò kết quả trẻ về kỹ chơi ở các góc và mọi lúc mọi nơi. 5 năng sống, trao đổi - Theo dõi sự tiến bộ của trẻ về thực hiện thông tin hai chiều các kỹ năng sống cơ bản hàng ngày. với phụ huynh về - Đánh giá kết quả trẻ qua phiếu kiểm tra về tình hình của trẻ kỹ năng sống. - Trao đổi với phụ huynh thông tin hai chiều về sự tiến bộ của trẻ thông qua giờ đón trẻ, nấu cơm, trả trẻ,... Xây dựng kế hoạch cụ thể có nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ giúp trẻ có nhiều cơ hội được trải nghiệm thông qua các hoạt động, bên cạnh đó trẻ còn được lĩnh hội các kỹ năng sống một cách nhẹ nhàng tự nhiên không cứng nhắc, trẻ được “Học mà chơi - chơi mà học” trẻ có kiến thức cơ bản về kỹ năng sống hàng ngày hình thành kỹ năng giao tiếp và các hành vi ứng xử ban đầu. Biện pháp 2: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ theo hình thức nêu gương, khích lệ qua tính thực, đoàn kết giúp đỡ bạn bè. Ở lứa tuổi mầm non trẻ rất thích được tuyên dương khích lệ trong mọi tình huống và trẻ hay bắt chước người lớn những hành vi, cử chỉ, việc làm, lời nói (nhất là bắt chước cô giáo) trong các tình huống, các hoạt động. Vì thế chúng tôi đã chỉ đạo giáo viên khi đến lớp cô luôn là tấm gương cho trẻ noi 9
  10. theo. Khi cô hoàn thành tốt công việc nào đó với thái độ vui vẻ, cô thường xuyên tạo những tình huống, giao việc để tạo cơ hội cho trẻ được tham gia làm việc. Qua đó đánh giá được mức độ hoàn thành công việc của trẻ. Nếu trẻ hoàn thành tốt công việc được giao thì đồng nghĩa với việc trẻ được khen, còn nếu trẻ không hoàn thành thì cô cũng không nên chê trẻ mà khéo léo động viên, khích lệ trẻ. Ví dụ: Trong giờ lao động vệ sinh môi trường chúng tôi chỉ đạo giáo viên phát động “phong trào thi đua làm việc tốt” như: Trẻ có ý thức vứt rác, nhặt rác, lá cây bỏ vào thùng rác đúng nơi quy định, trong những việc làm đó cán bộ, giáo viên trong nhà trường nhìn thấy sẽ khen ngợi trực tiếp để trẻ ghi nhớ và phấn khởi, sau đó tuyên dương trẻ vào cuối buổi học và nêu gương cuối tuần. Từ những việc làm thiết thực trên sẽ áp dụng để nhân rộng điển hình (như một quy luật lây lan) trẻ này nhìn thấy trẻ khác được tuyên dương sẽ bắt trước. Từ đó khi thấy rác trẻ sẽ tự động nhặt rác vì trẻ hiểu rằng: nhặt rác làm sạch sân trường, qua đó tác động tới thái độ và hành vi của trẻ quan tâm đến môi trường hơn. Ví dụ: Trong giờ học giáo viên cần chú ý động viên, khích lệ trẻ kịp thời khi trẻ ngoan, và giơ tay phát biểu. Những lời khen đúng lúc sẽ giúp trẻ thấy tự tin, vui hơn, và sẽ cố gắng hoàn thành công việc một cách vui vẻ và hứng thú. Có thể cô tặng cho trẻ một tràng pháo tay hay một món quà nhỏ để khích lệ trẻ cũng là cách giúp trẻ nhớ bài học lâu hơn. Với những trẻ vì một lí do nào đó mà không thực hiện nhiệm vụ thì giáo viên thường hay động viên theo hướng phát huy tính tích cực trong bản thân trẻ đó là “Cô tin con có thể làm được mà”. Ví dụ: Khi chơi trò chơi có một bạn bị ngã, bạn khác chạy lại nâng bạn lên lúc đó giáo viên nói cho cả lớp biết bạn rất ngoan vì bạn đã biết giúp đỡ, quan tâm tới bạn khác khi ngã, cả lớp cùng khen bạn bằng một tràng pháo tay. Ví dụ: Trong giờ hoạt động nêu gương bình cờ, có bạn trong lớp đứng lên nói: “Hôm nay con chưa ngoan vì con không ngủ trưa”. Khi đó giáo viên khích lệ trẻ qua câu nói “Phiếu Bé Ngoan còn được dành tặng cho cả những 10