SKKN Lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Ngữ văn ở Trung học cơ sở - Năm học 2018-2019 - Trịnh Thúy Hằng

1. Thuận lợi

- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương nên trường học ngày càng khang trang, thoáng mát, cảnh quan sư phạm đẹp tạo tâm lí phấn khởi, thoải mái cho giáo viên và học sinh trong hoạt động giảng dạy.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư khá đầy đủ, các phòng bộ môn: tin học, tiếng Anh, thư viện,…. hoạt động hiệu quả đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

- Trường có sân bóng chuyền, sân cầu lông nên giáo viên và học sinh có điều kiện vui chơi, luyện tập để rèn luyện sức khỏe sau những giờ học tập căng thẳng, mệt mỏi.

- Ban giám hiệu nhà trường cùng với các đoàn thể của trường luôn quan tâm đến hoạt động chuyên môn và đời sống đội ngũ giáo viên, nhân viên của trường tạo nên tập một tập thể vững mạnh và đoàn kết.

- Đội ngũ giáo viên của trường đều là những người trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc và có chuyên môn vững. 

- Đa số học sinh của trường đều có tinh thần và ý thức học tập khá tốt. Nhiệt tình tham gia vào các phong trào, hoạt động của nhà trường tổ chức.

2. Khó khăn

- Vì trường thuộc địa bàn nông thôn nên phần đông gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn, kinh tế gia đình không đủ sống nên ba mẹ thường đi làm ăn ở xa, các em phải ở với ông bà hoặc người thân trong gia đình đã phần nào ảnh hưởng đến việc học tập của các em.

- Bên cạnh những học sinh có tinh thần và ý thức học tập tốt thì vẫn còn một bộ phận học sinh không có thức học tập, thường xuyên vi phạm nội quy của trường.

- Do thiếu sự kiềm cặp của gia đình nên một số học sinh thường xuyên tụ tập ở một số nơi (quán cà phê, tiệm nét,…) nên các em dễ bị lôi kéo, lợi dụng vào những việc xấu.

- Một số gia đình vì hoàn cảnh nào đó mà chưa có sự quan tâm sát sao đến việc học tập của con em, thậm chí là phó mặc cho nhà trường, cho các em tự quyết nên ngày qua ngày lực học của các em ngày càng giảm sút.

doc 31 trang minhlee 07/03/2023 5940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Ngữ văn ở Trung học cơ sở - Năm học 2018-2019 - Trịnh Thúy Hằng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_long_ghep_tam_guong_dao_duc_ho_chi_minh_trong_day_hoc_n.doc

Nội dung text: SKKN Lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Ngữ văn ở Trung học cơ sở - Năm học 2018-2019 - Trịnh Thúy Hằng

  1. [?] Em nghĩ như thế nào khi hiện nay có rất nhiều bạn tiêu xài rất hoang phí trong khi hoàn cảnh gia đình thì không được khá giả? Giả sử em thấy các bạn mình xài những chiếc điện thoại thông minh, đắt tiền mà bản thân em cũng rất thích nhưng hoàn cảnh gia đình em thì rất khó khăn, ba mẹ không đủ khả năng mua cho em chiếc điện thoại như bạn của mình thì em sẽ làm như thế nào? [?] Ngày nay, xã hội ngày phát triển và song song đó là những thử thách, những cám dỗ. Vậy Theo em, chúng ta cần có những phẩm chất đạo đức nào để vượt qua những thử thách và những cám dỗ đó? Để làm được điều đó thì mỗi chúng ta cần phải cố gắng học tập và rèn luyện theo gương Bác như thế nào? Sau khi học sinh phát biểu suy nghĩ của mình về các câu hỏi trên, giáo viên có thể chất lại vấn đề: Ngày nay, đất nước của chúng ta đang trên đà phát triển, cuộc sống của người dân cũng từng bước thay đổi. Nhiều gia đình có điều kiện nên chăm lo cho con cái mình khá đầy đủ về vật chất như: điện thoại, xe gắn máy, máy tính bảng, laptop, Nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều gia đình khó khăn, mà ba mẹ phải đi làm thuê làm mướn ở phương xa nhưng các em lại bắt chước những cách ăn mặc lố lăng, không phù hợp với lứa tuổi và đua đòi theo chúng bạn mua sắm những thứ không cần thiết trong khi hoàn cảnh kinh tế gia đình không cho phép. Đến khi ba mẹ trách mắng thì các em lại hờn giận, thậm chí là bỏ nhà đi. Đó là một thực trạng đáng buồn. Trước những cám dỗ của xã hội ngày nay, đứng giữa ranh giới cái tốt và cái xấu, các em sẽ lựa chọn cách sống như thế nào để được mọi người yêu quý, tin tưởng là điều mà chúng ta có thể làm được nếu như mỗi chúng ta biết học tập và làm theo gương Bác. 3.2.4/ Đối với học sinh lớp 9 Đây là lứa tuổi mà các em có nhiều thay đổi về mặt cơ thể và tâm sinh lý một cách rõ nét nhất. Các em bắt đầu có những nhận thức, suy nghĩ và định hướng cho tương lai của mình. Song song đó, các em cũng có những biểu hiện nổi loạn, bất cần và cũng muốn khẳng định mình. Và thực tế hiện nay là không ít các em học sinh đang thay đổi theo chiều hướng ngày một phù phiếm và có khuynh hướng xa rời những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Vì vậy, việc tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho lứa tuổi này là rất cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với các em học sinh lớp 9. Vì sau năm học này, các em sẽ tiếp tục bước vào môi trường học tập mới có phần có khăn hơn so với bậc Trung học cơ sở. 17
  2. (Nhà sàn Bác Hồ ) (Tủ áo của Bác Hồ) 19
  3. Cuối cùng, tôi hệ thống hóa kiến thức bằng việc cho học sinh kể một mẩu chuyện về phong cách sinh hoạt của Bác Hồ. Riêng tôi sẽ kể cho các em mẩu chuyện với nhan đề là “Kiên trì chống lại tuổi già và bệnh tật”. Câu chuyện kể về những năm gần cuối đời của Bác Hồ. Năm 1967, Bác Hồ đã già yếu nhưng ngày ba bận Bác vẫn tự mình đi bộ từ nhà sàn đến nhà ăn. Một phần Bác không muốn làm phiền anh em phục vụ. Mặt khác, Bác muốn đặt ra cho mình một kỉ luật, buộc mình phải vận động, rèn luyện chống lại sự suy yếu của tuổi già. Các đồng chí phục vụ Bác rất áy náy. Phần thương Bác vất vả ngày nắng, còn ngày mưa lo cho Bác chẳng may vấp ngã thì rất nguy hiểm cho Bác. Vì sau những trận mưa to con đường từ nhà sàn đến nhà ăn đều bị ngập nước. Nhưng đến giờ ăn dù đang còn mưa, Bác vẫn xoăn quần đi sang nhà ăn. Nhìn ống chân Bác gày gò, nổi gân xanh các anh em thương Bác vô cùng nhưng không sao thuyết phục được Bác cho phép dọn cơm bên nhà sàn. Bác nói: “Các chú muốn chỉ một người vất vả hay muốn cho nhiều người cũng phải vất vả vì Bác”. Có hôm trời mưa, Bác không muốn các đồng chí phục vụ phải giặt nhiều, Bác cởi quần dài gập lại, cặp nách sang đó mới mặc vào lại. Bác coi mình cũng chỉ là một người phục vụ và xem các đồng chí phục vụ cũng như mình nên không muốn phiền ai. Tuy nhiên các đồng chí phục vụ Bác vẫn cố gắng tìm mọi cách để có thể thay đổi tình hình ấy. Một hôm, Bác gọi chị Trần Thị Lý, người con gái miền Nam vào ăn cơm với Bác. Hôm đó trời mưa rất to, đồng chí Vũ Kỳ cho dọn cơm ngay bên dưới nhà sàn để Bác cùng ăn cơm với chị Lý. Thương chị lý thương tật, đau yếu, đường mưa trơn đi lại khó khăn lần đầu tiên Bác đồng ý ở lại ăn cơm dưới nhà sàn. Hôm sau, các đồng chí phục vụ lại dọn cơm dưới nhà sàn mời Bác ăn. Nhưng Bác đã cho gọi đồng chí Vũ Kỳ đến và phê bình “ Các chú muốn để Bác hư thân đi có phải không?” Ý Bác đã rõ ràng. Bác muốn mỗi ngày ba bận, mỗi bữa ăn đi vòng hồ một lần như một kỉ luật để rèn luyện mình. Tuổi già cũng như trẻ thơ đều muốn được chiều chuộng. Nếu dễ dãi với mình và để cho người khác dễ dãi với mình, dần dẫn sẽ hư thân đi. (Theo lời kể của đồng chí Vũ Kỳ ) Qua mẩu chuyện này, tôi sẽ đặt ra một số câu hỏi để học sinh trả lời: [?] Mẩu chuyện cho em hiểu thêm đức tính gì của Bác Hồ? Đức tính ấy được thể hiện qua việc làm nào của Bác? 21
  4. IV. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: 1. Đối với bản thân Trong khoảng mười lăm năm làm giáo viên đứng lớp ở Trường THCS, bản thân tôi cũng rút ra cho mình những bài kinh nghiêm vô cùng quý giá từ thực tiễn giảng dạy. Ban đầu khi tôi còn là một giáo viên trẻ chưa có kinh nghiệm, thường xuyên chịu nhiều áp lực từ chuyện giảng dạy đến chuyện phải xử lí những học sinh cá biệt nên có đôi khi tôi cảm thấy mệt mỏi, chán nản, bế tắt muốn buông xuôi tất cả. Nhưng được sự quan tâm, động viên của Ban giám hiệu và các anh chị đồng nghiệp, tôi đã suy nghĩ rất nhiều và tìm cho mình những phương pháp giảng dạy mới mẻ, sáng tạo để thu hút sự chú ý của các em học sinh. Và giờ đây, tôi cũng đã gặt hái được những thành công trong sự nghiệp “trồng người” của mình. Cũng vì vậy mà tôi nghĩ rằng không có học sinh yếu kém mà chỉ có những học sinh chưa thật sự hứng thú với các môn học, hoặc do các em chưa nhận thức hết được tầm quan trọng và ý nghĩa của từng môn học. Vì vậy, các em thường có thái độ bất cần, bỏ mặc thậm chí là không quan tâm đến kết quả học tập. Dạy học Ngữ văn có lồng ghép tấm gương đạo đức HCM là phương pháp dạy học mà tôi rất tâm đắc. Vì bên cạnh việc truyền thụ cho học sinh những kiến thức về chuyên môn tôi còn giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh của mình bằng việc kể những câu chuyện về Bác Hồ mà tôi sưu tầm được để góp phần thay đổi những nhận thức, những suy nghĩ của học sinh theo chiều hướng tích cực hơn. Bên cạnh đó thì bản thân tôi cũng có cơ hội nhìn lại những thiếu sót của bản thân và từng bước tự hoàn thiện mình hơn. 2. Đối với học sinh Ngày nay, với sự quan tâm của xã hội, các em học sinh được học tập vui chơi trong điều kiện thuận lợi. Ngoài việc tiếp thu kiến thức do thầy cô truyền đạt ở lớp, các em còn được tiếp cận, tìm hiểu những tài liệu có liên quan đến nội dung bài học giúp các em hiểu được vấn đề một cách tường tận hơn nhờ vào sự phát triển của công nghệ thông tin. Vì vậy, nếu mỗi giáo viên làm tốt việc lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Ngữ văn thì chẳng những trang bị cho học sinh những hiểu biết hữu ích mà còn làm cho các em yêu thích môn văn hơn. Giờ đây khi đến tiết Ngữ văn, tôi không còn thấy những gương mặt uể oải, mệt mỏi và sự ngán ngẩm của các em mà 23
  5. thể giáo viên trong tổ, mặt khác là do các giáo viên trong tổ thực hiện tốt việc lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Ngữ văn ở các khổi lớp * Bảng so sánh, đối chiếu kết quả trước và sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Nửa đầu học kỳ I (năm học 2017 – 2018) dựa theo danh sách xếp loại hạnh kiểm của giáo viên chủ nhiệm các lớp 6A1, 7A3, 7A4 (những lớp tôi được phân công giảng dạy môn Ngữ văn), tôi thống kê số liệu như sau: XẾP LOẠI HẠNH KIỂM LỚP SĨ SỐ TỐT KHÁ TB YẾU SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) 6A1 36 32 88,9 4 11,1 0 0 0 0 7A3 36 30 83,3 5 13,9 1 2,8 0 0 7A4 36 32 88,9 4 11,1 0 0 0 0 Bảng xếp loại hạnh kiểm sau kiểm tra học kỳ I (năm học 2017 – 2018) XẾP LOẠI HẠNH KIỂM LỚP SĨ SỐ TỐT KHÁ TB YẾU SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) 6A1 36 34 94,4 2 5,6 0 0 0 7A3 36 32 88,9 3 8,3 1 2,8 0 0 7A4 36 33 91,7 3 8,3 0 0 0 0 25
  6. gạo thì hiệu quả sẽ thiết thực hơn. Nếu mỗi giáo viên đều có tâm huyết với nghề, sự chịu khó và cộng thêm một chút sáng tạo trong cách dạy thì tôi tin rằng thì chất lượng giáo dục của nước nhà sẽ không ngừng được nâng cao. Đất nước ngày một phát triển thì việc giáo dục thế hệ trẻ càng trở nên khó khăn và thách thức đối với ngành giáo dục nói chung và bản thân người giáo viên nói riêng. Đó là một quá trình tổ chức có mục đích, có kế hoạch của toàn xã hội. Xã hội đổi mới đòi hỏi con người phải phát triển toàn diện từ trình độ, tài năng đến nhân cách, phẩm chất, đạo đức và cách ứng xử của mỗi người sao cho phù hợp với sự phát triển không ngừng của xã hội. VI. KẾT LUẬN Một giờ học văn không chỉ đơn thuần là khám phá vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm mà còn là giờ dạy để giáo viên bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh. Việc làm này không khó song cũng không hề đơn giản bởi giáo viên cùng lúc phải thực hiện hai mục tiêu quan trọng “vừa dạy chữ, vừa dạy người” trong một tiết học. Nhưng nếu mỗi giáo đều đặt chữ “Tâm” lên trên hết cùng với sự kiên trì và khéo léo của mình thì sẽ không có gì mà chúng ta không làm được. Một người giáo viên hết lòng vì học sinh, vì sự nghiệp “Trăm năm trồng người” thì phải tìm ra chỗ hạn chế của mình để khắc phục kịp thời. Xuất phát từ những suy nghĩ trên nên tôi đã tìm ra một phương pháp mới vừa đáp ứng yêu cầu dạy học hiện nay của Bộ giáo dục vừa để cho học sinh cảm thấy sự cần thiết của môn Ngữ văn đúng với quan niệm của người xưa luôn đặt Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín lên hàng đầu trong giáo dục con người. Khi tham gia nghiên cứu thực hiện đề tài này, tôi chỉ mong được chia sẻ với đồng nghiệp một vài phương pháp trong việc lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh Trung học cơ sở qua môn Ngữ văn. Bởi đây là lứa tuổi mà các em có khả năng tiếp thu nhanh chóng mọi vấn đề. Vì vậy, nếu người giáo viên biết tích hợp một cách khéo léo, hợp lí những bài học về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào bài dạy của mình thì sẽ có tác dụng rất tích cực. Và đây sẽ là những hành trang vô cùng quý giá trên con đường chinh phục tri thức của các em. Mặc dù trong qua trình giảng dạy, tôi còn gặp nhiều khó khăn, nhưng có khó khăn mới làm người ta trăn trở, suy nghĩ và tìm hướng giải quyết. Thật không còn niềm hạnh phúc nào hơn khi những 27
  7. MỤC LỤC Nội dung Trang I. Sơ lược lí lịch của tác giả1 II. Sơ lược đặc điểm tình hình của đơn vị1 III. Mục đích, yêu cầu đề tài, sáng kiến2 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm2 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến kinh nghiệm3 3. Nội dung sáng kiến5 IV. Hiệu quả đạt được 23 V. Mức độ ảnh hưởng 26 VI. Kết luận 27 29