SKKN Giải pháp tổ chức tốt hoạt động vui chơi cho trẻ 4-5-6 tuổi tại Lớp mẫu giáo nhỡ Bản Lướt - Lớp mẫu giáo lớn Bản Là trường Mầm non xã Mường Kim
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giải pháp tổ chức tốt hoạt động vui chơi cho trẻ 4-5-6 tuổi tại Lớp mẫu giáo nhỡ Bản Lướt - Lớp mẫu giáo lớn Bản Là trường Mầm non xã Mường Kim", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
skkn_giai_phap_to_chuc_tot_hoat_dong_vui_choi_cho_tre_4_5_6.doc
Nội dung text: SKKN Giải pháp tổ chức tốt hoạt động vui chơi cho trẻ 4-5-6 tuổi tại Lớp mẫu giáo nhỡ Bản Lướt - Lớp mẫu giáo lớn Bản Là trường Mầm non xã Mường Kim
- I. THÔNG TIN CHUNG 1. Tên sáng kiến: Giải pháp tổ chức tốt hoạt động vui chơi cho trẻ 4-5-6 tuổi tại Lớp mẫu giáo nhỡ Bản Lướt - lớp mẫu giáo lớn Bản Là trường Mầm non xã Mường Kim. 2. Tác giả: 2.1 Họ và tên: Đỗ Thị Minh Thùy Năm sinh: 1989 Nơi thường trú: Khu 7B - thị trấn Than Uyên - huyện Than Uyên - tỉnh Lai Châu Trình độ chuyên môn: Đại học Mầm non Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường Mầm non xã Mường Kim - huyện Than Uyên - tỉnh Lai Châu - Tỷ lệ đóng góp: 35 % 2. 2 Họ và tên: Đoàn Thị Thanh Hải Năm sinh: 1983 Nơi thường trú: Khu 2 – thị trấn Than Uyên – huyện Than Uyên – tỉnh Lai Châu Trình độ chuyên môn: Đại học Mầm non Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường Mầm non xã Mường Kim – huyện Than Uyên – tỉnh Lai Châu Tỉ lệ đống góp: 35 % 2.3 Họ và tên: Lìm Thị Hưởng Năm sinh: 1989 Nơi thường trú: Nà Khiết – Mường Cang – huyện Than Uyên – tỉnh Lai Châu Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Mầm non Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường Mầm non xã Mường Kim – huyện Than Uyên – tỉnh Lai Châu Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 30 % 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục mầm non 4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 3 năm 2019 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến Tên đơn vị: Trường Mầm non xã Mường Kim 1
- Địa chỉ: Bản Là + Bản Lướt - xã Mường Kim - huyện Than Uyên - tỉnh Lai Châu II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến Muốn xây một ngôi nhà vững chãi cần có một nền móng vững chắc. Tương tự như vậy, những kiến thức đầu đời đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển năng lực của trẻ, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, trẻ được học tập ở tất cả các lĩnh vực phát triển trong chương trình giáo dục mầm non. Tuy nhiên trong giáo dục trẻ mầm non một trong các hoạt động không thể thiếu được đó là hoạt động vui chơi, từ chơi trẻ được học và từ học trẻ được vui chơi. Bởi vì ở lứa tuổi này vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ, là phương tiện giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ, ảnh hưởng tới tâm lý, nhận thức, tình cảm và hành vi đạo đức của trẻ. Bên cạnh đó, hoạt động chơi còn là hình thức tổ chức cuộc sống cho trẻ mầm non. Hoạt động vui chơi mang tính hồn nhiên, vô tư, trong khi chơi trẻ không chủ tâm nhằm tới lợi ích thiết thực nào cả. Qua hoạt động vui chơi trẻ được tái tạo lại cuộc sống của người lớn qua đó hình thành ở trẻ những quy tắc ứng xử lễ phép trong giao tiếp, trẻ biết yêu thương kính trọng ông bà cha mẹ thầy cô giáo và những người công nhân lao động... qua các tình huống giao tiếp trong khi chơi. Nguyên cớ thúc đẩy trẻ chơi chính là sự hấp dẫn của đồ chơi và quá trình chơi chứ không phải là kết quả đạt được của hoạt động đó. Trẻ chơi chỉ cho vui, có vui thì mới chơi và đã chơi là phải vui. Năm học 2018 - 2019 chúng tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo 4-5-6 tuổi lớp mẫu giáo nhỡ Bản Lướt và lớp mẫu giáo lớn bản Là - Trường Mầm non xã Mường Kim với cơ sở vật chất là lớp bán kiên cố,với tổng số 54 học sinh, học sinh là người dân tộc thiểu số chiếm 100% nên kỹ năng giao tiếp của trẻ còn nhiều hạn chế, vốn từ tiếng việt của trẻ còn chưa phong phú, trẻ phát âm còn ngọng, vốn hiểu biết, trải nghiệm của trẻ còn ít do trẻ ít được va trạm tiếp xúc với bên ngoài. Thế giới của trẻ dường như chỉ gói gọn trong khuân khổ gia đình 2
- và bản làng trẻ không được đến các khu vui chơi, ít được trải nghiệm, giao lưu với các bạn cùng độ tuổi ở các trường trong huyện. Về đồ dùng đồ chơi, tuy đã có đồ dùng đồ chơi đồng bộ nhưng những đồ dùng phục vụ cho các góc chơi trong từng chủ đề vẫn còn đơn điệu chưa phong phú đa dạng chủ yếu là đồ dùng tự tạo chưa kích thích sự tìm tòi của trẻ. Diện tích phòng học còn nhỏ hẹp do đó khi bố trí các góc chơi để trẻ chơi còn gặp nhiều khó khăn. Giáo viên vẫn còn lúng túng chưa có sự linh hoạt sáng tạo, chưa mạnh dạn đổi mới hình thức tổ chức khi tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ. Giáo viên thường để trẻ thực hiện hoạt động vui chơi một cách tự do, chưa đặt ra các mục đích, nội dung cụ thể cho trẻ. Đối với phụ huynh là người dân tộc thiểu s chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của hoạt động vui chơi đối với trẻ vậy nên chúng tôi nghĩ làm thế nào để thay đổi những suy nghĩ trên của phụ huynh. Với các thực trạng về cơ sở vật chất, giáo viên và trẻ cũng như sự hiểu biết của phụ huynh dẫn đến việc tổ chức hoạt dộng vui chơi đối với 2 lớp chúng tôi có những hạn chế, bất cập sau: Trẻ trong khí chơi chỉ hứng thú chơi được một lúc, nhanh chán,chưa sáng tạo, hơn nữa trẻ chưa biết tự liên kết các góc chơi với nhau. Trẻ chưa tự giác thay đổi góc chơi khi chán nếu không có sự gợi ý đổi góc chơi của cô. Kĩ năng giao tiếp chưa phong phú, mạch lạc nên chưa diễn đạt được hết nội dung của các vai chơi trong các góc chơi. Giáo viên chưa khai thác được hết hiệu quả của đồ dùng đồ chơi trong các góc chơi, đồ dùng đồ chơi chưa phong phú đa dạng. Trong khi tổ chức tiết dậy các cô giáo còn chưa mạnh dạn đổi mới, chưa linh hoạt sáng tạo, nội dung chơi chưa phong phú. Qua khảo sát học sinh ở cả 2 lớp cho thấy 3
- Tổng Ghi Nội dung đánh giá Đạt % Chưa đạt % số chú Trẻ hứng thú chơi 18 33 36 67 Trẻ có kỹ năng chơi 16 29 38 71 1 kt Trẻ tích cực, chủ động 54 16 29 38 71 Trẻ giao tiếp, ứng xử khi chơi 16 29 38 71 Trẻ biết vận dụng trong thực tiễn 15 28 39 61 Căn cứ vào nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục Mầm non, thực tế của lớp. Với mong muốn tạo ra môi trường chơi hấp dẫn, lôi cuốn trẻ để trẻ chơi tốt hơn chúng tôi đã tìm tòi và chọn đề tài Giải pháp tổ chức tốt hoạt động vui chơi cho trẻ 4-5-6 tuổi tại Lớp mẫu giáo nhỡ Bản Lướt - lớp mẫu giáo lớn Bản Là trường Mầm non xã Mường Kim làm đề tài nghiên cứu của mình. Hoạt động vui chơi có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ, vui chơi còn là phương tiện giúp trẻ phát triển ngôn ngữ giao tiếp, giáo dục kỹ năng sống kỹ năng sống, phát triển toàn diện về đức-trí- thể- mĩ cho trẻ. Việc áp dụng sáng kiến này nhằm nâng cao chất lượng giờ hoạt động vui chơi, trẻ hứng thú hơn khi chơi, vốn từ của trẻ phong phú hơn,giao tiếp của trẻ trong các góc chơi tốt hơn, trẻ biết chủ động, tích cực, sáng tạo trong khi chơi. Từ những vai chúng tôi đã rèn kỹ năng sống cho trẻ. Phụ huynh thấy được tầm quan trọng của hoạt động học nói chung và hoạt động vui chơi của trẻ nói riêng. Cô giáo đã biết thay đổi các hình thức tổ chức cho trẻ chơi làm phong phú nội dung các góc chơi, biết bố trí các góc chơi và đồ chơi một cách hợp lý khiến cho giờ chơi của trẻ hấp dẫn hơn từ đó trẻ hứng thú chơi hơn. Ngoài ra cô giáo đã biết lồng ghép các môn học khác vào hoạt động vui chơi. Phụ huynh đã quan tâm tới việc học việc chơi của con em mình. 2. Phạm vi triển khai thực hiện Phạm vi: Bản Là + Bản Lướt - xã Mường Kim - huyện Than Uyên - tỉnh Lai Châu Đối tượng: học sinh lớp mẫu giáo 4-5-6 tuổi 4
- Thời gian thực hiện: từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 3 năm 2019 3. Mô tả sáng kiến a. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến Hoạt động vui chơi là một trong các loại hình hoạt động của trẻ ở trường mầm non, là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo được người lớn tổ chức, hướng dẫn nhằm giúp trẻ thỏa mãn các nhu cầu vui chơi và nhận thức, đồng thời nhằm giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ. Bên cạnh đó hoạt động vui chơi còn là phương tiện giáo dục và phát triển trí tuệ cho trẻ, góp phần củng cố, làm phong phú vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh. Nhưng thực tế thi khi tổ chức các hoạt động vui chơi của trẻ chúng tôi nhận thấy giờ hoạt động vui chơi của trẻ có nhưng tồn tại hạn chế như sau: Trẻ chỉ hứng thú được được một lúc, trẻ chơi nhanh chán do đó hiệu quả giờ chơi không cao. Trẻ chơi chưa sáng tạo còn rụt rè vì vậy không kích thích được tối đa sự sáng tạo của trẻ, trẻ chưa biết tự liên kết các góc chơi với nhau. Trẻ chưa tự giác thay đổi góc chơi khi chán mà chỉ chơi mãi ở góc mà trẻ đang chơi. Kĩ năng giao tiếp, sử dụng câu từ trong giao tiếp còn nghèo làn không mạch lạc nên chưa diễn đạt được hết nội dung của các vai chơi trong các góc chơi. Giáo viên đã chú ý về đồ dùng, đồ chơi ở các góc nhưng chưa khai thác được hết hiệu quả của đồ dùng đồ chơi trong các góc chơi, đồ dùng đồ chơi chưa phong phú trẻ chỉ chơi những đồ chơi quen thuộc nên khi đưa các đồ dùng đồ chơi mới vao trẻ sẽ lúng túng thậm chí không biết cách dùng. Khi chơi trẻ chơi hứng thú tại các góc phân vai, góc xây dựng, âm nhạc còn các góc khác trẻ còn trầm. Giáo viên còn chưa mạnh dạn đổi mới, chưa linh hoạt sáng tạo khi tổ chức cho trẻ chơi, đôi khi còn có sự áp đặt trẻ, đồ dùng đồ chơi ở các góc thư viện còn chưa phong phú đa dạng nhiều màu sắc, chưa biết khai thác hết hiệu quả của đồ dùng đồ chơi. Câu hỏi đặt ra là tại sao giờ hoạt động vui chơi của trẻ lại có những hạn chế như vây: Nguyên nhân chính là việc thiết kế môi trường chơi chưa đảm bảo được tính phù hợp, sư phạm. Đồ dùng đồ chơi chưa đa dạng và phong phú về chủng 5
- loại, đồ chơi tự tạo của các giáo viên còn ít ở các góc chơi. Giáo viên chưa tìm tòi trang bị thêm các nguyên vật liệu có sẵn như: báo cũ, xốp, hộp, chai, lọ, lá cây, hạt, que... vào các góc chơi cho phù hợp. Các buổi chơi đôi khi chỉ mang tình chất là trẻ hoạt động với đồ vật nhiều hơn là trẻ đóng vai, thể hiện hành động vai chơi. Nguyên nhân nữa là giáo viên chưa chú ý đến việc tạo tình huống cho trẻ chơi, nội dung các buổi chơi không có gì mới mẻ, trẻ chơi tùy ý, tùy hứng nên hành động chơi đôi khi chưa đúng. Giáo viên ít quan tâm đến kĩ năng đóng vai, kĩ năng thao tác với đồ vật và khả năng thực hiện các mối quan hệ giữa các vai chơi của trẻ; ít chú ý để mở rộng và tạo tình huống chơi cho trẻ. Vì vậy chủ đề và nội dung chơi thường rất đơn giản, nghèo nàn, dẫn đến chất lượng giờ hoạt động của trẻ chưa đạt hiệu quả cao. Kết quả khảo sát đầu năm của 54 trẻ tại 2 điểm lớp Tổng Ghi Nội dung đánh giá Đạt % Chưa đạt % số chú Trẻ hứng thú chơi 18 33 36 67 1 kt Trẻ có kỹ năng chơi 16 29 38 71 Trẻ tích cực, chủ động 54 16 29 38 71 Trẻ giao tiếp, ứng xử khi chơi 16 29 38 71 Trẻ biết vận dụng trong thực tiễn 15 28 39 61 b. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến Để có thể giúp trẻ đạt được những kết quả cao nhất khi tham gia vào hoạt động vui chơi chúng tôi đã cùng nhau nghiên cứu và đưa ra các biện pháp để giúp trẻ chơi tốt hơn, hứng thú, chủ động hơn trong hoạt động vui chơi. Trong những biện pháp đã được áp dụng thì chúng tôi nhận thấy những biện pháp sau mang lại những hiệu quả tốt nhất cho trẻ: Giải pháp 1: Thường xuyên thu thập các nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ ở các góc chơi Để tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ một cách có hiệu quả trước tiên giáo viên phải biết sắp xếp không gian cho trẻ hoạt động, ở đây là các góc chơi trong lớp. Do vậy phải thiết kế các góc chơi cho trẻ phù hợp với mục tiêu và yêu 6
- cầu giáo dục theo từng chủ đề. Mỗi chủ đề chúng tôi đều đưa ra các bài tập mở khác nhau để trẻ hoạt động. Góc yên tĩnh phải xa góc hoạt động ồn ào như: góc xây dựng, góc đóng vai ở gần nhau và xa góc sách, góc xây dựng tránh lối đi lại, góc tạo hình gần chỗ rửa tay, góc thiên nhiên ở ngoài hiên.. Thay đổi đồ dùng, đồ chơi trong các góc theo từng chủ đề đặt tên các chủ đề gần gũi với trẻ như: “Cửa hàng xe máy”, “Cửa hàng hoa quả”. Tên ở các góc này được thay đổi theo từng chủ đề nhánh. Tận dụng tối đa các nguyên vật liệu phế thải sẵn có của địa phương mình như: Vỏ sò, vỏ hến, chai lọ, lá cây, hột hạt, sỏi sơn các màu... để hướng dẫn trẻ cùng làm đồ chơi. Vận động các bậc phụ huynh cùng tham gia sưu tầm nguyên vật liệu cho phong phú và đa dạng. Để tổ chức tốt hoạt động góc ở trường mầm non, giáo viên cần nắm được những nguyên tắc cơ bản khi chọn nguyên vật liệu làm đồ chơi tự tạo phục vụ cho hoạt động góc như: Đảm bảo tính phù hợp, an toàn cho trẻ: màu sắc, kích thước đồ dùng phải phù hợp, an toàn, không độc hại, không nguy hiểm cho trẻ. Nguyên vật liệu phải được vệ sinh trước khi tái chế thành đồ chơi. Đảm bảo tính phố biến: Nguyên liệu sẵn có, dễ tìm ở địa phương gần gũi với trẻ, có thể sử dụng vào nhiều nội dung giáo dục khác nhau. Ví dụ: Xơ dừa, vỏ hộp thuốc tây, lõi chỉ, các loại vỏ chai lọ mỹ phẩm, lịch cũ, quả cầu, gáo dừa, vỏ trứng, máy sấy tóc không sử dụng, điện thoại hỏng, bình nước khoáng to nhỏ, nắp chai lọ, các loại lon nước giải khát, đĩa nhạc cũ, những quả bóng, vỏ hộp sữa chua, len, vải vụn, lá mít, lá hoa ban, các loại hột hạt, cúc áo cũ, vỏ sò, vỏ ốc, thiệp cưới, lõi giấy vệ sinh, vải vụn Đảm bảo tính sáng tạo: Từ một loại vật liệu có thể tạo hình thành nhiều đồ chơi khác nhau phù hợp với chủ đề chơi và nội dung chơi Giải pháp 2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động vui chơi và lồng ghép hoạt động vui chơi vào các môn học khác Để giờ hoạt động vui chơi của trẻ thực sự có hiệu quả chúng ta nên biết cách lựa chọn và ứng dụng công nghệ thông tin vào giờ chơi một cách linh hoạt 7
- giúp trẻ làm quen và tiếp cận một cách hứng thú không nhàm chán, thay vì việc sử dụng tranh ảnh cô giáo có thể cho trẻ xem các hình ảnh thực, đoạn vi deo qua tivi máy chiếu hay những đoạn băng từ đó giúp trẻ hứng thú hơn. Ví dụ: Khi cho trẻ tham gia hoạt động góc: xây bệnh viện, phân vai bác sĩ, âm nhạc múa hát các bài hát trong chủ đề, góc thiên nhiên chơi với cát sỏi Khi thoả thuận vai chơi thay vì việc cô đưa ra các câu hỏi để giúp trẻ thoả thuận vai chơi thì cô giáo có thể sử dụng hình thức cho trẻ xem một đoạn video về bệnh viện, sau đó gợi mở để trẻ tự nêu ý tưởng là xây bệnh viện như thế nào? Công việc của bác sĩ y tá như thế nào? Rồi dẫn dắt đến các góc chơi khác của buổi chơi ngày hôm đó. Ngoài việc sử dụng công nghệ thông tin hợp lý và các giờ hoạt động góc thì việc lồng ghép hoạt động vui chơi cho trẻ vào các môn học khác cũng vô cùng quan trọng bởi trẻ lứa tuổi mầm non dễ nhớ, dễ bắt chước vì vậy thông qua các môn học khác có thể giúp trẻ tích luỹ được kĩ năng thể hiện vai chơi, kĩ năng giao tiếp, ngôn ngữ của trẻ phong phú sự đoàn kết trong khí chơi. Từ đó trẻ có thể tái hiện lại trong các vai chơi một cách tự tin, hồn nhiên mà không bị gò bó ép buộc, chính những điều này sẽ giúp trẻ được khám phá và tái hiện lại những trải nghiệm của mình. Ví dụ: Trong giờ hoạt động tạo hình trẻ có thể tích luỹ được những kĩ năng tô, vẽ, nặn, cắt xé, dán cỏ cây hoa lá các con vật mà trẻ có thể tái hiện lại ở góc tạo hình, sách truyện. Hay trong những giờ âm nhạc trẻ được hát múa, vận động, được nghe nhạc, được sử dụng các dụng cụ âm nhạc qua đó trẻ thể hiện tốt hơn ở góc âm nhạc hoặc trong các giờ đọc thơ hay kể chuyện trẻ được đóng vai vào chính các nhận vật từ đó giúp trẻ có kĩ năng giao tiếp ngôn ngữ phong phú mạch lạc từ đó trẻ thể hiện tốt được các vai của mình ở góc phân vai như: cô giáo với học sinh, mẹ và con, bác sĩ và bện nhân, cô bán hàng với khách hàng Với những tiết học khám phá khoa học cũng như các trải nghiệm thực tế trẻ được khám phá, tự mình hoạt đông, tìm hiểu về các ngành nghề, công việc, cỏ cây hoa lá, các con vật, đồ vật để trẻ có thể thổi hồn vào những công trình mà trẻ xây ở góc xây dựng, đóng vai ở góc bán hàng, chơi cát nướcgóc thiên nhiên 8
- Ví dụ: Trẻ được quan sát sự lớn lên của cây, nẩy mầm của hạt hay trải nghiệm đóng vai cô bán hàng, khách đi mua hàng, trải nghiệm đi tưới rau, bắt cá... những trải nghiệm chính là vốn liếng để trẻ tái hiện lại khi chơi ở các góc. Giải pháp 3. Phân bố, trang trí các góc chơi trong lớp khoa học, đồ dùng đồ chơi phong phú Vị trí các góc chơi đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo môi trường cho trẻ hứng thú hoạt động. Nếu môi trường không được sắp xếp hợp lý, trẻ sẽ hoạt động không thoải mái, các góc nhốn nháo, không có không gian cho trẻ hoạt động dẫn đến chất lượng giờ hoạt động góc không hiệu quả. Để đảm bảo cho buổi chơi đạt chất lượng tốt, trước hết, giáo viên cần phải chú ý đến các yếu tố cần thiết như: không gian thực tế của lớp cũng như số lượng trẻ, chủ đề chơi, góc trọng tâm của buổi chơi để phân bố góc chơi cho phù hợp. Bên cạnh đó, giáo viên cũng phải đảm bảo kết hợp hài hòa giữa góc chơi có yếu tố tĩnh và góc chơi có yếu tố động, các góc chơi phải có không gian phù hợp, thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ. Góc chơi động và góc chơi tĩnh nên sắp xếp cách xa nhau để tránh gây ảnh hương lẫn nhau. Đối với góc trọng tậm, chúng tôi thường để một không gian rộng hơn các góc khác vì ở góc này số lượng trẻ chơi thường đông hơn. Ví dụ: Góc phân vai chơi trò chơi Gia đình thường cần một không gian tương đối rộng. Trẻ tham gia góc Gia đình thường sẽ mở rộng hoạt động chơi của mình tới các góc khác như: đi chợ mua hàng, đi thăm người ốm, đi khám bệnh, đưa con đi học Vì vậy, tôi thường sắp xếp góc này ở gần khu vực trung tâm, với các đồ dùng dụng cụ chơi mà trẻ thường xuyên thấy ở nhà như: tủ bếp, bếp nấu, đồ làm bếp, các loại thực phẩm như rau, gạo Đối với góc xây dựng xây vườn cây hoặc xây nhà, xây trang trại các công trình cũng cần một khoảng không gian rộng để trẻ xây, chở các vật liệu đặc biệt đây cũng là góc động lên chúng tôi bố trí ở gần góc động như góc phân vai để trẻ có thể tới các góc bán hàng để mua các vật liệu để xây hay mua các cây giống để trồng cũng như các con giống về nuôi như vậy sẽ giúp trẻ liên kết các góc chơi với nhau, các góc chơi đều là góc chơi động do đó không ảnh 9
- hưởng sang góc chơi khác và đặc biệt hơn là trẻ có thể chuyển sang góc chơi phân vai chơi một cách dễ dàng khi xây dựng công trình đã xong hay các cô bán hàng, ông bố trong gia đình đi xây dựng công trình về có thể về nhà ăn uống nghỉ ngơi với gia đình . Còn góc chơi âm nhạc cũng là góc chơi động với những lớp có diện tích rộng thì tôi cũng bố trí góc âm nhạc( nghệ thuật) gần góc phân vai hoặc góc xây dựng trẻ và khu vực góc chơi nay cũng tương đối rộng để trẻ có chỗ các nhạc công biểu diễn, nơi các ca sỹ biểu và nơi để các khán giả ngồi thưởng thức các tiết mục âm nhạc việc bố trí như vây sẽ giúp trẻ ở góc âm nhạc có thể sang góc bán hàng mua hàng hay các bác công nhân có thể sang góc âm nhạc nghệ thuật nghỉ ngơi thưởng thức các bài hát hay lên biểu diễn các nhạc cụ âm nhạc nếu trẻ thấy thích còn với những lớp có diện tích hẹp thì chúng tôi bố trí góc âm nhạc ở ngoài hiên lớp theo hướng một chiều mé bên tường của góc phân vai và góc xây dựng trẻ vừa có không gian chơi và biểu diễn và khoảng không để thưởng thức các tiết mục âm nhạc lại vừa tận dụng được diện tích bên ngoài mà vẫn đảm bảo giữa các góc chơi động riêng và góc chơi tĩnh riêng và đảm bảo trẻ đi lại thuận tiện khi đến các góc chơi mình thích. Còn với các góc chơi tĩnh không ồn ào như góc thư viện hay thiên nhiên chúng tôi bố trí riêng một bên xa các góc chơi ồn ào và nơi có nhiều ánh sáng ở góc với các lớp có diện tích rộng thì chúng tôi bố trí ở một góc riêng xa góc xây dựng, phân vai, nghệ thuật và ở nơi có nhiều ánh sáng với góc chơi này trẻ có chỗ để đọc sách, xem tranh ảnh,tô vẽ xé dán các bức tranh vì vậy chỉ cần một khoảng không gian vừa đủ nhưng phải yên tĩnh để tập trung vào các tác phẩm của mình còn đối với các lớp có diện tích hẹp thì có thể chuyển ra ngoài những cũng phải đảm bảo ánh sáng và yên tĩnh để trẻ hoạt động nhưng cũng không phải vì điều này mà để cách biệt hẳn với các góc chơi khác mà bố trí làm sao cô có thể bao quát được trẻ và trẻ có thể thuận tiện đi lại khi muốn sang chơi ở góc chơi khác. Ví dụ: Trẻ có thể sang góc âm nhạc ngồi nghe hát hay đi ngắm các công trình xây dựng và sang góc phân vai mua nước để uống có như vậy giờ chơi sẽ 10