SKKN Công tác xây dựng trường học "Xanh, sạch, đẹp, an toàn" của Hiệu trưởng - Năm học 2018-2019 - Đoàn Đại Đức

Trường Tiểu học D Châu Phong được thành lập mới từ tháng 11 năm
2009 theo Quyết định số 11/QĐ-UBND v/v đổi tên, thành lập mới do chia
tách đơn vị trường học trên địa bàn thị xã Tân Châu ngày 30 tháng 11 năm
2009. Đến nay, thực hiện theo quyết định 3257/QĐ-UBND ngày 23/06/2017
của UBND thị xã Tân Châu v/v sáp nhập trường Tiểu học E Châu Phong với
trường Tiểu học D Châu Phong thành Trường Tiểu học D Châu Phong năm
học 2017-2018, hiện nay có 26 phòng với 20 phòng học kiên cố được xây
dựng từ năm 2009 theo chương trình kiên cố hóa trường học, và được sự quan
tâm của Chính quyền địa phương và Lãnh đạo Phòng GD&ĐT Tân Châu xây
dựng thêm CSVC giúp nhà trường có đầy đủ các phòng học đáp ứng theo lộ
trình chuẩn quốc gia; bên cạnh đó cảnh quan sư phạm nhà trường cũng thay
đổi và đầu tư khang trang sạch đẹp hơn để thu hút học sinh. Trường Tiểu học
D Châu Phong nằm trên địa bàn dân cư khá chật hẹp, đa số là đồng bào dân
tộc Chăm, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn chủ yếu làm thuê, làm
ruộng và mua bán nhỏ -> từ đó có ảnh hưởng rất nhiều đến công tác giáo dục
của nhà trường. Tuy nhiên, nhà trường nhờ đội ngũ giáo viên có nhiều kinh
nghiệm trong giảng dạy và cán bộ quản lí rất nhiệt tình trong công tác, biết
vận dụng có sáng tạo trong thực tiễn và biến cái khó thành điều kiện vươn lên
để hoàn thành kế hoạch và chỉ tiêu của nhà trường đề ra.
Tên sáng kiến: Công tác xây dựng Trường học "Xanh, sạch, đẹp, an
toàn" của Hiệu trưởng
Lĩnh vực: Quản lí 
pdf 19 trang minhlee 06/03/2023 8280
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Công tác xây dựng trường học "Xanh, sạch, đẹp, an toàn" của Hiệu trưởng - Năm học 2018-2019 - Đoàn Đại Đức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfskkn_cong_tac_xay_dung_truong_hoc_xanh_sach_dep_an_toan_cua.pdf

Nội dung text: SKKN Công tác xây dựng trường học "Xanh, sạch, đẹp, an toàn" của Hiệu trưởng - Năm học 2018-2019 - Đoàn Đại Đức

  1. qua đó phân loại rác theo 2 nhóm: loại rác phế thải tái sử dụng như bịt nylon, giấy vụn, chai nhựa, lon nước ngọt và loại rác thải tự hủy như lá cây, cỏ. 3.5. Phát động phong trào Trồng cây xanh, trang trí lớp học thân thiện” Không chỉ chú trọng phát triển mảng xanh trong khuôn viên trường, xây dựng môi trường học tập hiệu quả còn được đặt ra ở từng lớp học và nhiệm vụ này do chính giáo viên, học sinh đảm nhận và có thi đua giữa các lớp. + Mảng xanh trong lớp: Nhà trường phát động các lớp trồng cây xanh và trang trí trong lớp học. Giáo viên, học sinh tìm cây xanh, hoa lá trang trí trong lớp học. Từ đó rèn luyện cho học sinh thói quen quan tâm đến môi trường, yêu thiên nhiên và biết cách chăm sóc bảo vệ cây trong cuộc sống. + Trang trí lớp học thân thiện: Sự trang trí trong một phòng học tạo nên một không gian thoáng đãng, hài hoà và rất ấn tượng; Kết hợp giữa làm đẹp cảnh quan lớp học với yêu cầu phục vụ học tập của học sinh. Nhà trường định hướng cho các lớp trang trí có những nét chung, đảm bảo đặc thù của lớp học nhưng vẫn có những nét riêng của mỗi lớp, tránh rườm rà, phản tác dụng Trong mỗi lớp đều có bảng ghi thời khóa biểu của lớp, có “Vườn kiến thức” trong đó chia ra nhiều ô như Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội, hiểu biết chung để học sinh cập nhật kiến thức trọng tâm hàng ngày vào đó; có nội quy lớp học, có bảng thi đua, phê bình để tuyên dương hoặc nhắc nhở các tập thể, cá nhân hàng tuần Trang trí lớp học thân thiện đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh: Biết sống hợp tác, giúp các em tự tin, năng động trong học tập, sinh hoạt; đem đến niềm vui, thích thú, các em có cảm giác hưng phấn khi bước chân vào lớp học. Hỏi một số học sinh lớp 4, 5, các em hào hứng bày tỏ: “ Chúng em thích đến lớp! Chúng em thấy yêu lớp của mình! ” Rõ ràng các em đã thực sự coi lớp của mình như ngôi nhà thứ hai, gần gũi nhau hơn, chia sẻ cùng nhau, giúp nhau học tập Qua hoạt động “Trồng cây xanh, trang trí lớp học thân thiện”, không chỉ cảnh quan của nhà trường, của các lớp học đẹp hơn mà điều quan trọng hơn là việc làm này đã góp phần giáo dục các em học sinh thực hiện quyền làm chủ của mình đối với chính ngôi trường, lớp học các em đang học tập. Một điều có ý nghĩa nữa qua phong trào này, đó là vấn đề xã hội hoá giáo dục. Toàn bộ việc trang trí lớp học đều do giáo viên chủ nhiệm và học sinh các lớp đứng ra bàn bạc, thống nhất và thực hiện có sự phối hợp hỗ trợ của cha mẹ học sinh.
  2. được tham dự tập huấn chuyên đề bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho giáo viên về giáo dục kỹ năng sống, giáo dục môi trường do Phòng giáo dục tổ chức nhằm nâng cao khả năng tích hợp, lồng ghép giáo dục môi trường trong các giờ học chính khóa. Tổ chức chuyên đề cho giáo viên toàn trường rút kinh nghiệm. Tổ chức chuyên đề theo các tổ khối để giáo viên trong tổ cùng bàn bạc để đưa ra những phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh từng khối. Đặc biệt lưu ý giáo viên đến việc giáo dục học sinh bằng những tình huống cụ thể, những ứng dụng thực hành và tránh nói lý thuyết suông. - Qua các tiết học có giáo dục môi trường thì giáo viên cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về môi trường, đó là những hiểu biết về môi trường tự nhiên, sự ô nhiễm môi trường, phương pháp bảo vệ môi trường. Đặc biệt qua các tiết học này giúp cho học sinh có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống và các kỹ năng bảo vệ môi trường ở trong và bên ngoài nhà trường. 3.9. Phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước cho các em học sinh - Phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh là nghĩa vụ và trách nhiệm của nhà trường đối với các em học sinh và cha mẹ của các em. Trường tiểu học D Châu Phong có số lượng học sinh khá đông nên việc phòng chống tai nạn giao thông cho học sinh vào giờ tan học được nhà trường đặc biệt quan tâm. Để giảm bớt lượng học sinh ra về cùng một lúc tập trung tại cổng trường, nhà trường thực hiện việc cho học sinh các lớp bé (khối 1, 2) được sắp hàng ra về trước tại mỗi buổi học. Qui định tất cả học sinh đi xe đạp khi ra khu vực cổng trường giờ tan học không được chạy xe mà phải dắt xe qua khu vực đông người mới được phép lên xe đi và đi đúng chiều qui định. Không đi bộ tràn ra lòng lề đường khi đi đến trường và khi tan học. - Giao cho Tổng phụ trách Đội và Giáo viên chủ nhiệm triển khai thực hiện các qui định của nhà trường. Treo bảng “cấm đậu xe trước cổng trường” để phụ huynh học sinh thực hiện. Đảm bảo cổng trường thông thoáng không ách tắc giao thông khi tan học. Giao cho bảo vệ trực tiếp thường trực và thực hiện công tác ổn định trật tự giao thông khu vực cổng trường vào giờ đưa, rước học sinh. Bên cạnh đó còn có sự hỗ trợ của lực lượng Đoàn thanh niên. - Nhờ thực hiện các biện pháp trên mà trong năm học khu vực cổng trường an toàn, không có tai nạn giao thông xảy ra. Ngoài việc chú trọng thực hiện nội dung trên thì nhà trường cũng thường xuyên hướng dẫn các em kĩ
  3. Nhờ sự quản lý chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Hiệu trưởng cùng với Hội đồng sư phạm để triển khai cụ thể các biện pháp nên hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp có bước chuyển biến rõ rệt. Giáo viên đã nhận thức được vai trò vị trí của công tác này trong trường phổ thông xem đây là một hoạt động tích cực thiết thực giúp học sinh phát triển toàn diện, rèn luyện kỹ năng sống và thói quen sống có văn hóa xem trường lớp như ngôi nhà thứ hai của mình. Kết quả trong thời gian qua cảnh quan môi trường của nhà trường luôn sạch sẽ, khuôn viên trường có màu xanh đủ bóng mát để học sinh vui chơi, trong các phòng học được trang trí các khẩu hiệu, cây xanh học sinh tự làm tạo cho phòng học mát mẻ, trường đã đầu tư kinh phí để làm các biểu bảng khẩu hiệu ở các hành lang, tiền sảnh đảm bảo tính khoa học và đẹp mắt. - Đã xây dựng hố rác đảm bảo vệ sinh môi trường, ở phía sân sau có các thùng rác lưu động để học sinh tiện bỏ rác. Có hệ thống máng rửa tay cho học sinh sau khi đi vệ sinh. - Nhận thức của đội ngũ cán bộ viên chức và học sinh ngày càng có chuyển biến tích cực, việc tuyên truyền giáo dục học sinh được tiến hành thường xuyên bằng cách lồng ghép trong các tiết dạy, các buổi ngoại khóa, các buổi chào cờ đầu tuần. - Học sinh thông qua các biện pháp giáo dục và tham gia trải nghiệm các việc làm cụ thể giúp các em nâng cao nhận thức, có ý thức tự giác, có thói quen tốt biết tự chăm sóc giữ gìn sức khỏe cho bản thân, biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, vệ sinh sân trường, vệ sinh khi đi tiểu tiện đúng nơi qui định, bỏ rác và phân loại rác thải sau khi sử dụng, có thể làm kế hoạch nhỏ. - Học sinh tích cực tham gia bảo vệ và chăm sóc cây trồng, có thói quen tốt như ăn kẹo sinh-gum xong biết lấy giấy gói xác kẹo bỏ vào thùng rác, không khạc nhổ trên nền gạch. Ý thức giữ gìn tài sản nhà trường như không vẽ bậy trên bàn ghế, trên tường, không phá hư các công tắc điện, các hộp phòng cháy chữa cháy, không trèo cây, bẻ cành, và dẫm lên các bồn hoa thảm cỏ - Đội mũ bảo hiểm khi đi bằng phương tiện xe máy với cha mẹ, còn một số học sinh sử dụng xe đạp đi học, luôn chấp hành luật giao thông đường bộ, khi đến cổng trường các em xuống xe dắt bộ và sắp xếp để xe vào nhà xe đúng chỗ ngăn nắp trật tự không chen lấn, gây ùn tắc trước cổng trường lúc ra về. Ngoài ra các em vui chơi chọn những trò chơi nhảy dây, bắn bi, đánh cầu lông, đá cầu, hạn chế gây tai nạn thương tích và bảo vệ được sức khỏe. Tóm lại với vị trí, vai trò tầm quan trọng và hình thức tổ chức thực hiện các biện pháp chỉ đạo trên ở trường Tiểu học D Châu Phong hiện nay hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường thật sự trở thành một việc làm quan trọng của nền giáo dục phổ thông. Thực hiện công tác này là một yêu cầu cần thiết nhằm thực hiện tốt các phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà ngành giáo dục đề ra, góp phần tích cực có hiệu quả vào việc giáo dục ý thức và kỹ năng sống cho các em. Phong trào “Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực” được đánh giá xếp loại tốt. Thực hiện hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường tốt có hiệu quả sẽ góp phần bảo vệ môi
  4. pháp giáo dục bảo vệ môi trường. Tổ chức nhiều hội thi, nhiều buổi ngoại khóa để tuyên truyền giáo dục học sinh. Trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn đã thật sự tạo ra môi trường học tập, sinh hoạt, vui chơi an toàn, thú vị, hấp dẫn đối với học sinh và giúp các em càng thêm yêu quý trường lớp, thầy cô, bạn bè. Trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn còn có ý nghĩa thiết thực trong việc giáo dục học sinh ý thức, thói quen giữ gìn bảo vệ môi trường và tạo sự lan tỏa đến môi trường gia đình cộng đồng các em đang sống. Trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn giúp cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh theo các mục tiêu giáo dục của trường tiểu học và học sinh phải phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập cũng như trong các hoạt động xã hội, góp phần vào sự phát triển của nhà trường, của ngành giáo dục và xây dựng đất nước hiện nay. V. Mức độ ảnh hưởng: Môi trường sống có ảnh hưởng tích cực tới việc hình thành nhân cách con người. Với Giáo dục, điều này càng có ý nghĩa quan trọng hơn khi đến trường, các em học sinh không chỉ trau dồi tri thức, kiến thức mà còn hình thành nhân cách, kĩ năng sống trong tương lai. Xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong đó có việc xây dựng “Trường học xanh- sạch- đẹp- an toàn” đã thật sự tạo ra môi trường học tập, vui chơi an toàn, thú vị, hấp dẫn đối với học sinh và giúp các em càng thêm gắn bó với trường lớp, thầy cô, bạn bè; được thụ hưởng không gian giải trí sau những giờ học căng thẳng, mệt mỏi. Trường học xanh- sạch- đẹp- an toàn còn có ý nghĩa thiết thực trong việc giáo dục học sinh ý thức, thói quen giữ gìn bảo vệ môi trường và tạo sự lan tỏa đến môi trường gia đình cộng đồng các em đang sinh sống, đồng thời góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp và lối sống văn minh, văn hóa cho thế hệ trẻ ngay từ tuổi học đường; đồng thời kêu gọi được cả gia đình và xã hội cùng đóng góp vào với nhà trường góp phần quan trọng trong công tác xã hội hóa giáo dục. - Sáng kiến đã thiết lập một qui trình chặt chẽ, đảm bảo tính khoa học và thiết thực có thể áp dụng rộng rãi trong công tác quản lí trường học và mở rộng đến các đơn vị trường bạn trong Thị xã, các đơn vị tiểu học trong và ngoài tỉnh. - Sáng kiến thành công và mang lại hiệu quả sẽ giúp cán bộ quản lí áp dụng vào thực tế quản lí xây dựng sự phát triển của nhà trường và được triển khai rộng trên các trường Tiểu học. VI. Kết luận Để thực hiện mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện học sinh ngoài việc cung cấp kiến thức cơ bản của các bộ môn văn hóa nhà trường cần phải giúp học sinh có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh. Môi trường xung quanh xanh-sạch-đẹp và an toàn sẽ tạo cho các em tâm lí thoải mái yêu thích đến trường từ đó chất lượng giảng dạy các bộ môn văn hóa sẽ được nâng cao. Giáo dục bảo vệ môi trường trong trường phổ thông là giúp cho học sinh nắm được những kiến thức cơ bản về môi trường sống của con người, học sinh có những kĩ năng, thói quen bảo vệ môi trường và có thái độ tình cảm tốt biết