SKKN Các biện pháp huấn luyện nhằm nâng cao thành tích môn Bóng bàn ở Tiểu học khi tham gia Hội khỏe Phù Đổng các cấp - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Mạnh Huy

1. Thuận lợi: 

- Về đội ngũ giáo viên thể dục, trường có hai giáo viên dạy chuyên, đáp ứng đủ nhu cầu dạy và học môn thể dục. 

- Về số lượng học sinh tham gia tập luyện môn bóng bàn ở đơn vị tăng lên theo từng năm. Qua đó tuyển chọn các em có năng khiếu vào đội tuyển của trường để tham gia HKPĐ các cấp.

- Về cơ sở vật chất: Nhà trường luôn quan tâm xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo cho sân trường rộng rãi, thoáng mát và đã bố trí một phòng tập môn bóng bàn đủ kích thước cho các em tập luyện.

2. Khó khăn:

- Dụng cụ tập luyện của các em chưa đảm bảo, thời gian tập luyện còn hạn chế vì các em học em buổi/ ngày.

- Đa số các em thuộc gia đình có hoàn cảnh khó khăn cha mẹ đi làm ăn xa nên chưa được sự quan tâm của gia đình.

- Tên sáng kiến/đề tài giải pháp: Các biện pháp huấn luyện nhằm nâng cao thành tích môn bóng bàn ở tiểu học khi tham gia HKPĐ các cấp

- Lĩnh vực: Chuyên môn

doc 13 trang minhlee 06/03/2023 11521
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Các biện pháp huấn luyện nhằm nâng cao thành tích môn Bóng bàn ở Tiểu học khi tham gia Hội khỏe Phù Đổng các cấp - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Mạnh Huy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_cac_bien_phap_huan_luyen_nham_nang_cao_thanh_tich_mon_b.doc

Nội dung text: SKKN Các biện pháp huấn luyện nhằm nâng cao thành tích môn Bóng bàn ở Tiểu học khi tham gia Hội khỏe Phù Đổng các cấp - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Mạnh Huy

  1. để các em có thể đi thi đấu thì lại cần rất nhiều kĩ thuật, do vậy mà các em chỉ biết rất sơ lược, không đủ thời gian để tập luyện chuyên sâu để hình thành kỹ năng, kỹ xảo cho môn bóng bàn. Cho nên, giáo viên rất khó khăn trong việc tuyển chọn được những em chơi bóng bàn giỏi, đủ khả năng thi hội khỏe phù đổng sau khi các em hoàn thành việc học. - Không những thế tình hình trang bị dụng cụ tập luyện cho các em còn rất hạn chế ở các trường nên khi tham gia hội khỏe phù Đổng cấp thị xã các em chỉ biết đánh qua đánh lại rất đơn giản, nhiều em giao bóng còn sai luật làm cho người xem cảm thấy nhàm chán và chất lượng học sinh tham gia thi đấu không cao. - Trong giai đoạn tiểu học các em tiếp tục phát triển về tư duy, biết phân tích tổng hợp và trừu tượng hóa được phát triển thuận lợi hình thành các phản xạ có điều kiện. Đây là đặc điểm thuận lợi để các em nhanh chóng tiếp thu và hoàn thiện kỹ thuật động tác. Tuy nhiên đối với một số bài tập đơn điệu không hấp dẫn cũng làm các em chóng mệt mỏi. Do vậy giáo viên cần thay đổi nhiều hình thức tập luyện một cách phong phú tăng cường các hình thức thi đấu để gấy hứng thú và tạo điều kiện hoàn thành tốt bài tập đề ra. - Từ thực tế đó, bằng những việc làm của bản thân trong các năm qua về việc phát hiện, bồi dưỡng các em có năng khiếu bóng bàn, giúp các em có đủ khả năng tham gia thi đấu môn bóng bàn tại hội khỏe Phù Đổng cấp Thị Xã, nên tôi đã chọn đề tài “Các biện pháp huấn luyện nhằm nâng cao thành tích môn bóng bàn ở tiểu học khi tham gia HKPĐ các cấp” để chuẩn bị thi đấu hội khỏe Phù Đổng cấp Thị Xã và các cấp khác của môn bóng bàn đạt hiệu quả cao hơn với mong muốn xây dựng lực lượng vận động viên bóng bàn đông về số lượng và ngày càng đảm bảo về chất lượng và mục đích chính là phát triển phong trào tập luyện thể dục thể thao nói chung và nâng cao thành tích của môn bóng bàn ở tiểu học nói riêng được hưởng ứng rộng rãi hơn, quan trọng là cải thiện thành tích cho đoàn thể thao học sinh của PGD&ĐT Thị xã Tân Châu khi tham gia HKPĐ cấp tỉnh trong những năm học tới bằng những tấm huy chương có giá trị cao nhất lấy được từ môn bóng bàn. 2.Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến - Bóng bàn là môn thể thao không chỉ mang tính đối kháng trong thi đấu, đặc biệt là trong tốc độ và sự biến hóa đa dạng. Trong đó trình độ thi đấu của các vận động viên bóng bàn không chỉ có tâm lý thi đấu vững vàng, thể lực và trình độ kỹ thuật – chiến thuật cao mà còn phải có sự vận dụng nhuần nhuyễn, sáng tạo, bản lĩnh thi đấu kiên cường mới có thể giành chiến thắng. Sử dụng rất nhiều kỹ thuật tấn công, phòng thủ phong phú gây khó khăn cho đối phương. Nét đẹp trong môn bóng bàn là những động tác kỹ thuật phòng thủ và tấn công qua lại với đối phương nhiều lần để giành được 1 điểm, qua đó cũng gây hứng thú cho vận động viên và người xem. Một vận động viên có kỹ thuật tốt là người có khả năng tấn công và phòng thủ trong mọi tình huống, trong đó việc phán đoán đường đi của bóng là tiền đề cơ bản để giải quyết các nhiệm vụ tiếp theo trong tập luyện và thi đấu phục vụ chiến thuật nhất định. - Song thực trạng hiện nay cho thấy các vận động viên ở lứa tuổi học sinh tiểu học còn non kém về kĩ chiến thuật, tâm lý, khả năng tư duy, hầu hết các em chỉ biết giao Trang 3
  2. - Trong giai đoạn này, các em được nắm vững những kỹ năng vận động đa dạng và các yếu tố kỹ thuật bóng bàn, rèn luyện các tố chất thể lực và những yêu cầu về năng khiếu,tham gia các cuộc thi đấu đầu tiên. - Trên cơ sở tuyển chọn ở trên, tiến hành đưa các em vào đội tuyển và bước đầu tập luyện các kỹ thuật cơ bản của môn bóng bàn. Mục đích cuối cùng của giai đoạn này là tìm được đội tuyển bóng bàn cho trường. 3.1.2.Giai đoạn huấn luyện môn bóng bàn kéo dài khoảng 1 năm: 3.1.2.1.Giai đoạn huấn luyện ban đầu khoảng 3 tháng. Mục đích là đưa học sinh vào tập luyện các kỹ thuật cơ bản về kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý nhằm phát hiện và bồi dưỡng khả năng vận động cơ bản có thích nghi và phù hợp với bóng bàn. Có thể nói giai đoạn này có ý nghĩa quyết định lớn với sự phát triển của vận động viên đó trong những năm sau, vì thế ngoài quan sát ra nhất thiết phải đo nhiều lần và tìm được hướng đi cho vận động viên đó. Cũng trong thời gian này cần phải chú ý khả năng tiếp thu, khả năng chịu đựng với lượng vận động ngày càng nặng, bồi dưỡng ý chí, phẩm chất, nhân cách, lối sống sinh hoạt, nâng cao kỹ thuật và một số chiến thuật cơ bản, khả năng sử dụng lực tiết kiệm và hiệu quả, những diễn biến của sự khôn khéo linh hoạt trong chiến thuật thi đấu. Tất nhiên về chỉ tiêu chiều cao, nhanh nhẹn và phát triển của nó vẫn là yếu tố quan trọng hàng đầu. 3.1.2.2.Giai đoạn huấn luyện sâu khoảng 9 tháng. Giai đoạn này thường chiếm thời gian khoảng 9 tháng. Chủ yếu giai đoạn này nhằm phát huy cao độ năng lực cá nhân nhất là về sở trường. Vận động viên được phát hiện và bồi dưỡng tiếp về khả năng ứng phó và biến hoá trước các đối tượng và tình huống cụ thể, hoàn thiện và nâng cao nghệ thuật về kỹ chiến thuật, thi đấu, bồi dưỡng cao hơn về tâm lý, phong cách thi đấu, về hiệu quả sử dụng chiến thuật với đồng đội. 3.2.Thời gian thực hiện: Bước 1: Tuyển chọn học sinh đang học lớp 3 và lớp 4. Đối tượng được quan sát chủ yếu về hình thái và các tố chất để đưa vào đội tuyển. Các em được thu hút với trò chơi tâng bóng bằng vợt. Bước 2: Sau một thời gian ngắn tập luyện thường là khoảng từ 3 tháng, phân loại những học sinh có ưu thế mạnh, năng lực tiếp thu nhanh để chính thức đưa vào các lớp tập luyện mang tính chất bước đầu. Bước 3: Qua 3 tháng tập luyện môn bóng bàn, ban đầu cho các em tập luyện các kỹ thuật dần dần chuyển qua tập luyện chuyên sâu và chuẩn bị thi đấu ở các cấp cao hơn để có thành tích tốt nhất. 3.3. Biện pháp tổ chức: 3.3.1. Biện pháp thứ nhất: “Trước hết huấn luyện viên phải là người có năng khiếu”. Trang 5
  3. luyện tập, có phân công những học sinh hoàn thành tốt giúp các em luyện tập, đôi lúc nhờ sự hướng dẫn của bạn mà các em có tiến bộ rõ rệt. 3.3.5. Biện pháp thứ năm: “Các bước tập nhằm để phát triển đội tuyển bóng bàn tiểu học” Phát triển đội tuyển bóng bàn tiểu học gồm các bước sau: Bước 1: Tập cảm giác với bóng: nhằm mục đích xây dựng cho người tập có cảm giác về không gian, dùng lực thông qua các bài tập: + Tâng bóng tại chỗ có điều chỉnh về lực, tâng bóng cho nhau . + Đánh bóng vào tường với các điểm cố định và thay đổi dần khoảng cách đứng để tạo ra cảm giác góc độ vợt, cảm giác dùng lực. Bước 2: Tập động tác mô phỏng động tác tay không nhằm bước đầu hình thành khái niệm, hình dáng động tác. Các động tác mô phỏng càng chính xác thì càng tạo điều kiện tập luyện kĩ thuật chính xác. Bước 3: Tập luyện với bóng trong điều kiện chủ động ( phân nhỏ động tác ), người tập chủ động thả bóng bên bàn mình ( độ cao cách mặt bàn khoảng 20  30 cm ) sau đó chủ động đánh bóng sang bàn bên kia. Yêu cầu thực hiện đúng cơ bản của động tác, phương hướng lăng vợt, mức độ lực sử dụng, mức độ lực sử dụng nhằm tránh những sai sót về kĩ thuật . Bước 4: Tập luyện với bóng trong trạng thái bị động. Người thực hiện đứng trong trạng thái chuẩn bị, người phục vụ sẽ đánh bóng sang trong điều kiện chuẩn để người thực hiện đánh bóng với toàn bộ kĩ thuật đã được học. Bước này sẽ nâng cao hơn cả về khả năng phán đoán và khả năng phối hợp vận động . Bước 5: Hai người đánh bóng qua lại trên một đường cơ bản, sau đó tập đánh chéo sân, luyện tập công bóng vào tường, tập phát bóng vòng cung, Bước 6: Tập đổi đường, đổi điểm và phối hợp với các kĩ thuật khác. Bước này nhằm củng cố và nâng cao kĩ thuật khác nhau, thông qua đó nâng cao năng lực phối hợp và khả năng phán đoán trong tập luyện. Khi thực hiện các đường bóng đòi hòi di chuyển phải hợp lý, sử dụng kĩ thuật phải chính xác. Trang 7
  4. - Sau khi thực hiện các biện pháp trên tôi thấy bản thân tự tin và chủ động hơn khi huấn luyện môn bóng bàn, học sinh tích cực tập luyện và tham gia nhiệt tình vào các hoạt động tập luyện vì vậy thành tích của các em cũng ngày càng tiến bộ được thể hiện qua các lần tham gia HKPĐ. - Kết quả là thành tích của năm sau cao hơn năm trước. Đối với học sinh hoàn thành tốt các em học nhiệt tình, thực hiện động tác kĩ thuật chuẩn xác hơn. - Sau khi áp dụng các biện pháp trên phần đông các em tham gia nhiệt tình, lớp học sôi nổi hơn. Học sinh hầu hết tham gia nhiệt tình, phụ huynh học sinh rất vui, qua đó phụ huynh đã quan tâm nhiều hơn tới môn thể thao này và quan tâm đến con em nhiều hơn. 2. Lợi ích thu được khi sáng kiến áp dụng: Bảng thành tích của môn bóng bàn ở trường Tiểu học B Long An trong các năm qua khi tham gia HKPĐ các cấp đã đạt được: Năm học Tên học sinh đạt giải Huy chương Môn thi Ghi chú 1 Bạc Đoàn Văn phúc Bóng bàn Cấp thị xã Đơn nam Tiểu học 1 Đồng Võ Bá Tính Em Cấp thị xã Đơn nam 1 Bạc Nguyễn Thị Duyên Cấp thị xã Đơn nữ 2013 – 2014 1 Đồng Huỳnh Thị Ni Na Cấp thị xã Đơn nữ Đoàn Văn phúc 1 Bạc Cấp thị xã Võ Bá Tính Em Đôi nam Nguyễn Thị Duyên 1 đồng Cấp thị xã Huỳnh Thị Ni Na Đôi nữ 1 Bạc Phan Văn Toàn Cấp thị xã Đơn nam 1 Đồng 2015 – 2016 Nguyễn Phúc Hậu Cấp thị xã Đơn nam 1 Bạc HuỳnhThị Kim Cương Cấp thị xã Đơn nữ Trang 9
  5. - Sau khi thực hiện sáng kiến qua lý luận và thực tiễn áp dụng tại đơn vị, tôi nhận thấy đã đạt được kết quả khả quan không chỉ phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, nâng cao trình độ, kỹ thuật, kỹ xão mà còn giúp học sinh tự tìm ra phương pháp rèn luyện thể chất và sự ham thích, tích cực tập luyện làm cho không khí nhà trường thêm tươi vui, lành mạnh. - Cần phải có nhiều thời gian nghiên cứu chuyên môn sâu hơn thông qua đồng nghiệp, giáo trình, sách, báo, internet, để có thể hiểu rõ các kỹ thuật cơ bản, luật thi đấu, tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, để trang bị cho mình những kiến thức nền tảng cơ bản thật sự vững vàng và có thể truyền đạt cho các em. - Trong công tác tuyển chọn và huấn luyện cần phải xây dựng được kế hoạch cụ thể từng phần. Và áp dụng những kiến thức khoa học mà mình đã được học vào quá trình huấn luyện cũng như tuyển chọn. - Phương pháp huấn luyện cần hợp lý, phù hợp với lứa tuổi tiểu học tránh tình trạng luyện tập quá sức, không phù hợp ảnh hưởng sức khỏe học sinh. - Sáng kiến này cũng được triển khai trong các phiên họp tổ chuyên môn đầu năm và được các bạn đồng nghiệp thực hiện đạt kết quả khá tốt. - Sáng kiến này chẳng những áp dụng tốt với học sinh toàn trường và còn có thể áp dụng cho cả học sinh tiểu học toàn Thị xã. VI. Kết luận 1. Hiệu quả của sáng kiến: Qua quá trình áp dụng sáng kiến trên tôi nhận thấy việc áp dụng các biện pháp, bài tập cũng như hình thức tập luyện phù hợp đã mang lại những kết quả tốt nhất ở môn bóng bàn của trường Tiểu học B Long An, mở ra hướng đi căn bản cho công tác tập luyện nhằm nâng cao thành tích ở môn thể thao này khi tham gia HKPĐ các cấp. 2. Bài học kinh nghiệm: Qua quá trình phân tích kết quả ở trên đã tiếp thêm sức mạnh và sự tự tin cần thiết cho tôi trong quá trình chuẩn bị lực lượng học sinh tham gia HKPĐ cấp Thị xã và các cấp ở môn bóng bàn và với những gì tôi đã trình bày trong sáng kiến kinh nghiệm này, hy vọng rằng có nhiều giáo viên trong Thị xã chúng ta thật sự tâm huyết với công tác huấn luyện học sinh chơi bóng bàn để tạo ra một kỳ HKPĐ thành công, trong đó chất lượng vận động viên bóng bàn thật sự được nâng lên ở một tầm cao mới, để chúng ta có thể chứng kiến những trận bóng bàn giữa học sinh của các trường hết sức hấp dẫn, kịch tính, gay cấn, với những pha xử lí bóng đẹp mắt, với kỹ thuật điêu luyện, thể hiện được bản lĩnh trong thi đấu. Nhằm tuyển chọn ra những vận động viên có chất lượng tham gia HKPĐ cấp tỉnh và cấp toàn quốc. 3. Kiến Nghị, đề xuất: Qua sáng kiến nay tôi xin được đề xuất một số ý kiến kiến nghị sau: - Tôi thấy điều kiện sân tập, trang thiết bị quá hạn chế, một số trang thiết bị kém chất lượng, không phù hợp với khả năng, trình độ tập luyện của học sinh, điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến việc giảng dạy cũng như việc học tập của học sinh. Trang 11
  6. MỤC LỤC Nội dung Trang I. Sơ lược lý lịch tác giả 1 II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị 1 1. Thuận lợi 1 2. Khó khăn 1 - Tên sáng kiến/đề tài giải pháp 1 - Lĩnh vực 1 III. Mục đích yêu cầu của sáng kiến 1 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến 2 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến 3 3. Nội dung sáng kiến 4 3.1. Tiến trình thực hiện 4 3.2. Thời gian thực hiện 5 3.3. Biện pháp tổ chức 5 3.3.1. Biện pháp thứ nhất: “ Huấn luyện viên phải là người có 5 năng khiếu môn bóng bàn” 3.3.2. Biện pháp thứ hai: “Phương pháp truyền đạt của huấn 6 luyện viên về môn bóng bàn” 3.3.3. Biện pháp thứ ba: “ Quá trình quản lý và tập luyện thường 6 xuyên môn bóng bàn” 3.3.4. Biện pháp thứ tư: “Phát huy năng khiếu của học sinh” 6 3.3.5. Biện pháp thứ năm: “ Các bước tập nhằm để phát triển đội 7 tuyển bóng bàn tiểu học” 3.3.6. Biện pháp thứ sáu: “ Chỉnh sữa kỹ thuật thường mắc của 8 đội tuyển bóng bàn” IV. Hiệu quả đạt được 8 V. Mức độ ảnh hưởng 10 VI. Kết luận 11 1. Hiệu quả của sáng kiến 11 2. Bài học kinh nghiệm 11 3. Kiến nghị, đề xuất 11 Trang 13