SKKN Biện pháp giúp học sinh Lớp 5 học tập có hiệu quả tập làm văn miêu tả - Năm học 2018-2019 - Huỳnh Thanh Hớn

     a. Thuận lợi:

    Bản thân tham gia dạy lớp trên 33 năm và  được nhà trường phân công dạy lớp 5 nhiều nhất.Với lòng yêu nghề mến trẻ, sự say mê dạy phân môn Tập làm văn, thông qua từng bài giảng và đối tượng học sinh theo từng thời gian khác nhau, nên tôi chắt lọc những kinh nghiệm phục vụ bài giảng, nên chất lượng bài dạy năm sau cao hơn năm trước. Cảnh vật xung quanh trường cũng rất gần gũi và quen thuộc với các em, là đối tượng quan sát giúp các em cảm nhận được.

Thư viện trường đạt chuẩn, nên việc sưu tầm tài liệu, sách tham khảo, sách giáo khoa, chuyên san giáo dục cũng rất đầy đủ.Ngoài ra tôi còn tham gia học tập chuyên đề nâng cao phương pháp dạy Tập làm văn lớp 5 nhất là văn miêu tả, học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp để làm giàu vốn kiến thức của mình.

b.Khó khăn:

 Đối tượng học sinh đa số là con em của gia đình lao động nghèo, ít có điều kiện tham quan du lịch ngắm nhìn vẽ đẹp thiên nhiên. Học sinh thiếu vốn sống. Thói quen đọc sách của các em cũng rất hạn chế.

docx 24 trang minhlee 06/03/2023 3220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp giúp học sinh Lớp 5 học tập có hiệu quả tập làm văn miêu tả - Năm học 2018-2019 - Huỳnh Thanh Hớn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_hoc_tap_co_hieu_qua_tap_l.docx

Nội dung text: SKKN Biện pháp giúp học sinh Lớp 5 học tập có hiệu quả tập làm văn miêu tả - Năm học 2018-2019 - Huỳnh Thanh Hớn

  1. Khi xác định yêu cầu trọng tâm của đề bài, giáo viên phải làm sao giúp học sinh hiểu được rằng việc viết đúng yêu cầu của đề bài là yếu tố quyết định nội dung bài viết: Với đề bài trên, ẩn chứa 3 yêu cầu sau: a. Yêu cầu về thể loại của đề là: Miêu tả (thể hiện ở từ “Tả”). b. Yêu cầu về nội dung là: Buổi sáng (hoặc trưa, chiều) thể hiện ở cụm từ “cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều)”. c. Yêu cầu về trọng tâm là: Ở trong một vườn cây (hay trong công viên .). Trong thực tế, không phải đề bài nào cũng xác định đủ 3 yêu cầu. Như đề bài “Tả một cơn mưa” chỉ có yêu cầu về thể loại và nội dung. Với đề bài này, giáo viên cần giúp học sinh tự xác định thêm yêu cầu về trọng tâm của bài viết. Chẳng hạn “Tả một cơn mưa khi em đang trên đường đi học” Việc xác định đúng trọng tâm của đề sẽ giúp cho bài viết được thu hẹp nên các em có được ý cụ thể, chính xác, tránh việc viết tràn lan, chung chung, 4.4 Giúp học sinh nắm đặc điểm của từng kiểu bài miêu tả: ▪ Giáo viên giúp học sinh biết dùng lời văn phù hợp với yêu cầu về nội dung và thể loại cho trước, khi luyện tập. Giáo viên cũng cần lưu ý nhắc nhở các em nắm vững các đặc điểm của mỗi thể loại, mỗi dạng bài và xác định đối tượng miêu tả. Trong mỗi bài văn phải thể hiện cái mới cái hay, cái riêng và cảm xúc của mình.  Kiểu bài tả cảnh: Cần xác định các yêu cầu sau: 10
  2. Sau đây xin trích một số câu trong bài văn tả cảnh: “Chiều tối” của Phạm Đức (Sách Tiếng Việt 5 - tập 1 - trang 22): “Nắng bắt đầu rút lên những chòm cây cao, rồi nhạt dần và như hoà lẫn với ánh sáng trắng nhợt cuối cùng.” Ta thấy câu văn miêu tả sự chuyển hoá của ánh sáng từ “nhạt dần” rồi “hoà lẫn” với “ánh sáng trắng nhợt”. Tác giả cũng đã dùng mắt để quan sát sự biến đổi của ánh sáng và bóng tối, đã dùng tai để nghe tiếng dế và dùng mũi để cảm nhận hương vườn và cũng đã sử dụng nghệ thuật nhân hoá làm cho câu văn sinh động một cách rất tinh tế, khi viết: “Bóng tối như bức màn mỏng, như thứ bụi xốp, mờ đen phủ dần lên mọi vật.” “Một vài tiếng dế gáy sớm, vẻ thăm dò, chờ đợi.” “ Trong im ắng, hương vườn thơm thoảng bắt đầu rón rén bước ra và tung tăng trong ngọn gió nhẹ, nhảy trên cỏ, trườn theo những thân cành.”  Kiểu bài tả người: Khi miêu tả người, yếu tố quan sát lại càng quan trọng. Nhìn chung, mọi người đều có những đặc điểm giống nhau nhưng lại hoàn toàn khác nhau ở những đặc điểm riêng, chỉ người đó mới có. Nhiệm vụ của giáo viên khi hướng dẫn học sinh “miêu tả người” là giúp cho các em thấy rằng phải miêu tả ngắn gọn mà chân thực, sinh động về hình ảnh và hoạt động của người mình tả. Ví dụ: Trong bài văn “Người thợ rèn” (SGK lớp 5- tập 1- trang 123). Tác giả miêu tả người thợ rèn đang làm việc: “Anh bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy một con cá sống. Dưới những nhát búa hăm hở của anh, con cá lửa ấy vùng vẫy, quằn quại, giãy lên đành đạch.” Ta thấy tác giả quan sát rất kĩ và miêu tả sinh động làm nổi bật hình ảnh người thợ rèn như một người chinh phục dũng mãnh và thấy rõ quá trình biến thỏi thép thành một lưỡi rựa. Vì thế, để làm được bài văn tả người thành công, giáo viên cần giúp học sinh xác định các yêu cầu sau: a. Chú ý tả ngoại hình hoạt động: 12
  3. 4.5 Làm giàu vốn từ cho học sinh a. Bài tập làm giàu vốn từ cho học sinh thông qua các phân môn Tiếng Việt: Môn Tập đọc giúp các em hiểu được nghĩa đen, nghĩa bóng, hiểu nội nội dung. ▪ Giáo viên cần có biện pháp làm giàu vốn từ ngữ cho học sinh qua từng bài đọc, từng bài tập ở các môn Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ- câu cùng chủ điểm. Tạo cho học sinh thói quen quan sát, đánh giá, nhìn nhận một sự vật, một cảnh vật hay một con người nào đó và thể hiện những điều đã quan sát và đánh giá được ▪ Tiết dạy Tập đọc nên thêm một vài câu hỏi về thể loại, bố cục và trình tự miêu tả của tác giả để học sinh thấm dần về Tập làm văn miêu tả. ▪ Môn Luyện từ- câu là môn có thể giúp học sinh làm giàu vốn từ nhiều nhất khi dạy các tiết Mở rộng vốn từ. Trong các tiết này có các bài tập mở rộng vốn từ rất cụ thể, thiết thực như tìm từ, ghép từ, phát hiện từ miêu tả, dùng từ đặt câu, sắp xếp các từ thành nhóm miêu tả như nhóm từ ngữ miêu tả ngoại hình, nhóm từ ngữ miêu tả đặc điểm cảnh vật, nhóm miêu tả hoạt động, 14
  4. Để làm một bài văn đúng trình tự, đầy đủ nội dung, hay về ý tứ lời văn, đẹp về hình ảnh sống động, dùng từ viết câu chính xác, rõ ràng đòi hỏi học sinh phải có vốn kiến thức về từ ngữ, kiến thức về câu, về cách xây dựng văn bản. Khi học sinh đã được cung cấp những từ ngữ miêu tả rồi, giáo viên cần tổ chức, hướng dẫn cho các em lập dàn ý, lựa chọn sắp xếp ý để miêu tả. Mục đích xây dựng dàn ý là giúp học sinh xác định được đúng yêu cầu của từng phần: mở bài, thân bài, kết bài, xác định thể loại và đối tượng miêu tả để tránh tình trạng học sinh viết tràn lan, lạc đề và miêu tả không trọng tâm. Hoạt động tiếp theo sau khi lập dàn ý là hoàn thiện dàn ý. Đây là bước quan trọng, cần thiết để có được một bài tập làm văn viết tốt nhất. Khi làm bài vào vở, học sinh cần chú ý cách trình bày, chữ viết, lỗi chính tả. Đó là những yếu tố giúp học sinh thành công trong quá trình học Tập làm văn. Cuối cùng, khi đã làm bài xong học sinh cần kiểm tra lại bài viết của mình trước khi nộp bài. 7. Giáo viên chấm bài và trả bài viết Chương trình Tập làm văn lớp 5 có 3 tiết trả bài tả cảnh, 3 tiết trả bài tả người, 4 tiết trả bài kể chuyện, đồ vật, cây cối, con vật. Ta nhận thấy rằng có chấm bài chu đáo thì mới có tiết trả bài đạt hiệu quả. a.Chấm bài: Khi chấm bài Tập làm văn cho học sinh, mỗi bài tôi đọc qua một lượt để có cái nhìn chung về bố cục, về diễn đạt của học sinh, xem thử học sinh đã làm bài đúng thể loại, nội dung và trọng tâm bài viết chưa. Tôi ghi ra sổ chấm bài những chỗ hay, chưa hay hoặc sai những lỗi gì của từng HS. Khi chấm điểm xong cho cả lớp, tôi đánh giá chung kết quả bài làm của học sinh và rút ra những tiến bộ cần phát huy, và những thiếu sót cần sửa chữa bổ sung để chuẩn bị cho tiết trả bài sắp tới b. Trả bài viết: Nội dung, phương pháp lên lớp một tiết trả bài Tập làm văn viết lớp 5, theo sách giáo khoa xác định có 3 hoạt động chính: 1. Nghe thầy (cô) nhận xét chung về kết quả bài làm của lớp. 2. Chữa bài. 16
  5.  Bước 2: Học sinh đọc lại bài làm của mình, chú ý những chỗ mực đỏ ghi lời khen, chê của cô giáo. ( Ví dụ : câu hay, đoạn hay, hoặc lỗi dùng từ, lỗi viết câu, lỗi chính tả )  Bước 3: Học sinh tự chữa bài vào vở tập làm văn.  Hoạt động 3: Đọc tham khảo một số đoạn, hoặc vài bài văn hay của một số em cho cả lớp nghe để học tập và rút kinh nghiệm. IV. Hiệu quả đạt được. 1. Những điểm khác biệt trước và sau khi áp dụng đề tài sáng kiến. a.Trước khi áp dụng sáng kiến: * Năm học 2015 - 2016 Trước khi áp dụng đề tài sáng kiến kết quả như sau: Tổng số Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL TL SL TL SL TL 30 10 33,3% 15 15% 5 16,6% b.sau khi áp dụng sáng kiến - Năm học 2016 - 2017: Sau khi áp dụng đề tài sáng kiến kết quả đạt được như sau: Tổng số Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL TL SL TL SL TL 30 12 40% 15 50% 3 10% Học sinh chưa hoàn thành nêu trên tiếp tục phụ đạo trong hè cho đến khi hoàn thành. * Cuối năm học 2017 - 2018 này tôi tiến hành kiểm tra học sinh với kết quả như sau: Tổng số Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL TL SL TL SL TL 30 13 43,3% 15 50% 2 6,66% * Giữa kì I năm học 2018 - 2019, kết quả như sau: 18
  6. lớn nhất của tôi là giúp học sinh nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt cấp Tiểu học. Tuy nhiên những biện pháp mà tôi đã áp dụng trên, tuỳ đối tượng học sinh cũng cần có sự vận dụng một cách khéo léo, sáng tạo của giáo viên. Tôi nghĩ rằng nội dung đề tài này không có nhiều điểm mới, đó chỉ là nhiệm vụ hằng ngày của giáo viên mà thôi. Nhưng đồng thời tôi cũng tin rằng nếu lâu nay ta làm chưa tốt thì bây giờ ta dốc hết tâm huyết vào, tận tuỵ với học sinh, soạn giảng nghiêm túc thì chắc chắn sẽ gặt hái được thành công. Rất mong nhận được sự đồng tình của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp. V. Mức độ ảnh hưởng: 1. Khả năng áp dụng giải pháp Qua áp dụng sáng kiến này tôi thấy mang lại hiệu quả rất cao không riêng ở lớp tôi mà thực hiện tốt cả khối trường tiểu học B Long An, áp dụng được các trường trong Thi xã và trong tỉnh An Giang, là nền tảng vững chắc cho bậc tiểu học cả nước. 2. Những điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp đó Mỗi phương pháp đều có ưu điểm và hạn chế nhất định. Để đạt kết quả cao trong học tập, ngoài kinh nghiệm giảng dạy, người giáo viên phải luôn luôn theo dõi những tiến bộ trong học tập của học sinh, qua đó kịp thời cải tiến, điều chỉnh hoạt động dạy cho có hiệu quả hơn. Điều quan trọng là với lương tâm và trách nhiệm,trí tuệ và tâm quyết, mỗi người giáo viên phải biết tự rèn luyện,tự học tập, tự sáng tạo để trở thành tấm gương cho thế hệ trẻ phấn đấu và rèn luyện, xứng đáng với niềm tin của nhân dân, góp phần trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo. VI. Kết luận: 1.Hiệu quả của sáng kiến. Khi vận dụng các giải pháp, biện pháp trên vào việc hướng dẫn học sinh học tốt phân môn tập làm văn lớp 5. Căn cứ vào cơ sở lí luận và thực tiễn kết hợp với quá trình thực hành để nghiên cứu đề tài “ Dạy Tập làm văn miêu tả nhất là văn tả cảnh, tả người phù hợp trình độ học sinh lớp 5 ” tôi nhận thấy dạy Tập làm văn tả cảnh phù hợp trình độ học sinh lớp 5 là một hình thức dạy học nhằm tích cực 20
  7. - Về phía Phòng Giáo dục: Nếu sáng kiến kinh nghiệm này được Hội đồng xét duyệt, đồng nghiệp thống nhất cao. Kính mong các cấp lãnh đạo tạo điều kiện thuận lợi cho sáng kiến kinh nghiệm này được triển khai rộng rãi bằng cách tổ chức các chuyên đề về dạy học “ Dạy Tập làm văn miêu tả phù hợp trình độ học sinh lớp 5 ”. - Về phía Nhà trường: Tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn nữa để đề tài được áp dụng có hiệu quả trong việc dạy học hiện nay của trường Tiểu học B Long An - Về phía giáo viên: Tôi mong đồng nghiệp hãy góp ý một cách chân tình để tôi học hỏi và rút kinh nghiệm thêm. Tôi xin cam đoan nội dung báo cáo là đúng sự thật. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tạp chí giáo dục Tiểu học - Nhà xuất bản Giáo dục 2005 2. Phương pháp dạy học tiếng Việt ở Tiểu học Tập II. tác giả: GSTS Lê Phương Nga - Nguyễn Trí - Hà Nội 1995 3. Luyện thực hành tiếng Việt ở Tiểu học - Nhà xuất bản Đà Nẵng - năm 2003. 4. Tiếng Việt 5 tập I + II - Nhà xuất bản Giáo dục – tháng 7 năm 2018 Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Người viết sáng kiến Huỳnh Thanh Hớn 22