SKKN Biện pháp giúp học sinh giữ gìn đồ dùng học tập tốt của học sinh Tiểu học - Năm học 2018-2019 - Trần Thị Mộng Ngọc

1. Thuận lợi

   Luôn được sự hỗ trợ, hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu nhà trường, tổ trưởng và đồng nghiệp trong công tác giảng dạy.

   Đa số học sinh đều ngoan, hiền, lễ phép.

2. Khó khăn

   Một bộ phận cha mẹ học sinh còn nghèo, thường xuyên làm ăn xa nhà nên việc học của các em còn hạn chế.

   Sự nhận thức của một số học sinh và gia đình học sinh và một số ít giáo viên còn xem đây là môn học phụ.

   Trang thiết bị dạy học còn hạn chế, chưa phù hợp với điều kiện học của từng lớp học, chưa đáp ứng đủ yêu cầu dạy - học môn Mĩ thuật.

   Tình hình học sinh: có một số ít học sinh vào lớp học có lý do để quên ĐDHT ở nhà để vào lớp mượn ĐDHT của bạn, hay quạy phá bạn.

Những vấn đề trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của các em học sinh, khiến các em cảm thấy chưa thích thú lắm với từng tiết, từng chủ để của môn học.

- Tên sáng kiến/ đề tài giải pháp: Biện pháp giúp học sinh giữ gìn đồ dùng học tập tốt của học sinh tiểu học.

- Lĩnh vực: Chuyên môn

docx 19 trang minhlee 06/03/2023 4000
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp giúp học sinh giữ gìn đồ dùng học tập tốt của học sinh Tiểu học - Năm học 2018-2019 - Trần Thị Mộng Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_bien_phap_giup_hoc_sinh_giu_gin_do_dung_hoc_tap_tot_cua.docx

Nội dung text: SKKN Biện pháp giúp học sinh giữ gìn đồ dùng học tập tốt của học sinh Tiểu học - Năm học 2018-2019 - Trần Thị Mộng Ngọc

  1. nhanh, học tốt hơn. Chính vì vậy, việc giúp học sinh tiểu học giữ gìn tốt đồ dùng học tập có một tầm quan trọng rất lớn. Hơn nữa, nhìn những đồ dùng học tập của các em học sinh chuẩn bị đầy đủ trong mỗi tiết học với những bài thực hành của các em đúng và đẹp một cách hoàn chỉnh thì cha mẹ và thầy cô đều vui và chính các em cũng thấy thích thú là động lực giúp các em ham thích học tập. Thật vậy, hiện nay việc “Giữ gìn đồ dùng học tập của học sinh tiểu học” là một vấn đề đáng quan tâm trong nhà trường. Ngày nay chúng ta đang ở trong thời đại mới, thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, mọi người thường ngồi vào chiếc máy vi tính để vẽ trên máy thay vì cầm bút vẽ ngay trên giấy. Chính vì lẽ đó, việc giúp học sinh giữ gìn đồ dùng học tập đang là yêu cầu cấp thiết. Ở các trường Tiểu học nói chung và trường chúng tôi nói riêng, trong những năm học gần đây, tình trạng học sinh chưa quan tâm nhiều đến việc giữ gìn đồ dùng học tập là một thực trạng đáng báo động. Đây là một phần quan trọng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng học sinh và được các trường quan tâm. 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến Năm học 2011 - 2012 và năm học 2012 - 2013 tôi được phân công dạy chuyên Mĩ thuật từ khối 1 đến khối 5 gồm 12 lớp ở trường Tiểu học C Vĩnh lộc, xã Vĩnh Lộc, huyện An Phú. Nhìn chung tổng số học sinh của trường tôi có khoảng 50% học sinh có hoàn cảnh rất khó khăn và phải xa trường nên điều kiện học Mĩ thuật bằng tất cả điều kiện mà các em sẵn có nên chưa có điều kiện áp dụng biện pháp. Sau quá trình thực dạy khoảng hai năm đầu và được thuyên chuyển về trường Tiểu học B Long An, thị xã Tân Châu từ năm học 2013 - 2014, tôi nhận thấy phần lớn các em học sinh của trường từ khối 1 đến khối 5 đều có điều kiện học tập, kết hợp với việc dạy học theo phương pháp mới nên việc giảng dạy của các em đôi lúc cũng gặp nhiều khó khăn vì các em còn nhỏ, ham chơi, mau quên, một số em học sinh nên chưa có thói quen giữ gìn đồ dùng học tập, hay bỏ quên đồ dùng học tập ở nhà, nhất là các bài thực hành nên khi vào lớp các em không có đầy đủ đồ dùng học tập như: Viết chì, gôm, bài vẽ, để học và thực hành tiếp ở hoạt động học tiếp theo trong cùng một chủ đề. Thật vậy, trong quá trình lên lớp tôi nhận thấy đa số các em học sinh ở các khối lớp chưa có ý thức tự quản đồ dùng học tập của cá nhân. Lúc giáo viên giảng bài, hướng dẫn thực hành thì chỉ có một số em học sinh (khoảng hơn 2/3 lớp học) tập trung, một số em còn lại thì mượn bút chì, mượn gôm, từ các bạn khác trong lớp hay có em lại làm
  2. Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên”. Vâng! Học sinh tiểu học cũng chỉ là những đứa trẻ, các em như những tờ giấy trắng chưa vướng bẩn, tờ giấy trắng đó nếu được chúng ta viết những nét chữ đẹp lên đó thì nó sẽ rất đẹp và nếu các em được giáo dục thường xuyên và liên tục những thói quen tốt các em sẽ có nề nếp tốt và sẽ trở thành người tốt. Sau khi phân tích tình hình học sinh và những hạn chế trong năm học vừa qua, từ đó tôi đã đầu tư nghiên cứu để có được một số biện pháp hữu hiệu trong việc rèn kĩ năng tự quản đồ dung học tập môn Mĩ thuật cho học sinh tiểu học. Qua các năm học 2013 - 2014 cho đến nay tôi nhận thấy các em có chuyển biến tích cực hơn. Tất cả các em ở độ tuổi đến trường đều phải được đi học với các bạn cùng lứa tuổi và cần được đáp ứng nhu cầu giáo dục cơ bản. Bên cạnh việc truyền đạt kiến thức, người giáo viên cần rèn cho các em các kĩ năng ban đầu: đọc, viết, nhận thức, Trong tất cả các kĩ năng đó thì kĩ năng tự quản là một trong những đức tính mà đòi hỏi mỗi giáo viên đều phải có ý chí rèn luyện cho từng học sinh nhằm hướng tới giáo dục một cách toàn diện cho các em học sinh. Đặc biệt hơn là việc rèn luyện cho học sinh tiểu học. Tôi nghĩ rằng, việc rèn kĩ năng tự quản cho học sinh tiểu học đóng vai trò quan trọng và cấp thiết, hiệu quả của nó sẽ giúp ta nâng cao chất lượng giáo dục. Qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh chưa có ý thức cao trong giờ học, các em ít tập trung nghe giảng bài vì các em thường bỏ quên đồ dùng học tập cá nhân ở nhà. Nên phải mượn đồ dùng học tập của các bạn học sinh cùng lớp. Thực trạng trên cứ lặp đi lặp lại. Chính vì thế tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Biện pháp giúp học sinh giữ gìn đồ dùng học tập tốt của học sinh tiểu học”. 3. Nội dung sáng kiến Để giúp học sinh có thể học tốt môn Mĩ thuật là người giáo viên cần phải có những biện pháp thiết thực để giúp học sinh giữ gìn đồ dùng học tập tốt hơn trong quá trình học tập. 3.1. Tiến trình thực hiện Sau đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết được xin trình bày để góp phần giúp các thầy cô rèn kĩ năng tự quản đồ dùng học tập môn Mĩ thuật cho học sinh lớp mình giảng dạy.
  3. Góp phần rèn luyện những phẩm chất cho các em học sinh như: Tính cẩn thận, lòng yêu thích cái đẹp, tinh thần trách nhiệm, ý thức tự trọng và thái độ tôn trọng người khác (thể hiện qua bài thực hành). 3.3.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện phong trào Ngay từ đầu năm học, xây dựng kế hoạch thực hiện phong trào này cụ thể, rõ ràng (kế hoạch năm, tháng, tuần), xác định mục tiêu, thời gian thực hiện, đối tượng thực hiện, phân công người chịu trách nhiệm từng nội dung. Phát động phòng trào “Giữ gìn đồ dùng học tập” trong nhà trường, từ đó tổ chuyên môn có cơ sở tổ chức thực hiện. Thành lập đội cộng tác viên theo dõi phong trào là những cán bộ lớp ở các khối lớp như: các chủ tịch hội đồng tự quản, các phó chủ tịch, các nhóm trưởng hợp tác, giám sát và chịu trách nhiệm, phối hợp về công tác này. 3.3.3. Biện pháp 3: Cố định vị trí, lưu giữ đồ dùng học tập ở mỗi khối, lớp học Dựa vào những tìm hiểu ban đầu, tôi bắt đầu tiến hành phương pháp chuẩn bị sẵn một nơi để đồ dùng học tập môn Mĩ thuật cố định ở mỗi lớp học. Đầu giờ học thì đại diện các nhóm trưởng, tổ trưởng, lớp trưởng, lớp phó, chủ tịch hội đồng tự quản phát giấy vẽ, đồ dùng học tập của từng bạn, từng nhóm để học. Cuối giờ học xong từng thành viên của mỗi nhóm tự nộp lại các bài vẽ, bài thực hành, các đồ dùng lại các nhóm trưởng, cán bộ lớp tập trung và giữ gìn cố định vị trí tại góc lớp. Mỗi học sinh, cán bộ lớp, nhóm trưởng, của các lớp quản lí mọi hoạt động chuẩn bị và giữ gìn đồ dùng học tập của mỗi cá nhân, mỗi nhóm và của cả lớp.
  4. Hình 4. Chủ tịch hội đồng tự quản (lớp trưởng) phát giấy và đồ dùng học tập cho các nhóm trưởng (tổ trưởng) Hình 5. Các nhóm trưởng (tổ trưởng) phát giấy và đồ dùng học tập cho thành viên mỗi nhóm (mỗi tổ).
  5. Hình 8. Cả lớp thực hành Hình 9. Cả lớp thực hành
  6. Hình 12. Các nhóm trưởng (tổ trưởng) thu bài và đồ dùng học tập của các thành viên. 3.3.4. Biện pháp 4: Thực hiện theo phương châm “Luôn luôn học hỏi” Đối với học sinh cá biệt, hay bỏ quên đồ dùng học tập ở nhà, tôi cho ngồi chung với học sinh khá, giỏi, ngoan hiền để các em học tập và thực hiện theo những thói quen tốt của bạn trong việc giữ gìn đồ dùng học tập. Đồng thời giúp các em ý thức và nhận định được hành vi mà bản thân mình làm so với bạn cùng lớp, cùng lứa tuổi. Tục ngữ có câu: “Gần mực thì đèn, gần đèn thì sáng”. Tôi nghĩ khi ngồi như thế ít nhiều các em cũng học được thói quen tốt của bạn. Nhờ ban cán sự ở mỗi lớp như các tổ trưởng sử dụng sổ ghi chép cụ thể các trường hợp vi phạm của các bạn. Khi đến tiết sinh hoạt lớp báo cáo trước lớp cho giáo viên chủ nhiệm ghi nhận. Như vậy, các em dần dần học hỏi được những thói quen và đức tính tốt của bạn. 3.3.5. Biện pháp 5: Thực hiện theo quy định của môn học Đồng thời muốn các em học có tập trung hơn, có nề nếp hơn. Tôi đưa ra quy định “Chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ ở mỗi giờ học, chuốt viết chì, phải chuẩn bị trước giờ học mĩ thuật”. Còn trường hợp đặc biệt: lớp có học sinh nghèo không có tiền mua đủ đồ dùng học tập thì đến lớp có thể cho mượn đồ dùng học tập của bạn, nhiều khi tôi
  7. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” Nên tôi thường nhắc các em, học chung một lớp cũng như anh em chung một nhà có chung một mẹ, phải yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Song song với việc đẩy mạnh mối quan hệ giữa học sinh với học sinh tôi luôn gần gũi với học sinh, để tìm hiểu nguyên nhân vì sao các em hay bỏ quên đồ dùng học tập ở nhà, các em học sinh cá biệt, để kịp thời tìm ra giải pháp giúp các em học tốt hơn. Cụ thể ở các năm học vừa qua ở nhà, có một số em học sinh ở các khối lớp có những chuyển biến như sau: Em: Ngô Lê Tường Lam hiện là học sinh lớp 3B Em: Huỳnh Thanh Trúc sinh hiện là lớp 3B Em: Phạm Văn Ngoan hiện là học sinh lớp 5B Lớp học trước các em là học sinh cá biệt thường xuyên không nghe giảng bài, đến tiết vẽ em thường nằm dài trên bàn và không chịu thực hành lại hay phá bạn, đánh nhau, ra khỏi chỗ trong giờ học, thường xuyên bỏ quên đồ dùng học tập của cá nhân ở nhà đến khi vào lớp thì đi khắp lớp mượn đồ dùng học tập của các bạn trong lớp để học làm ảnh hường đến giáo viên giảng dạy, hướng dẫn, qua nhiều lần trò chuyện tôi biết được em thích được khen ngợi, và thích được quan tâm nên mỗi lần lên lớp tôi thường chú ý gọi bạn phát biểu, khi trả lời đúng thì cho cả lớp vỗ tay tuyên dương bạn, hay những bài tập bạn có có gắng vẽ và hoàn thành bài trên lớp tôi cũng thường xuyên khen ngợi để em có động lực phấn đấu tốt hơn. Từ đó, em đã nổ lực trong học tập, mỗi tiết học tự bảo quản và giữ gìn đồ dùng học tập tại lớp, học hành chăm chỉ hơn, kết quả học tập cũng ngày một được tiến bộ hơn. Hay là em: Em: Nguyễn Ngọc Thoại hiện là học sinh lớp 4C. Do hoàn cảnh gia đình của em cũng khó khăn, cha mẹ thì đi làm thuê, tính tình của em hơi trầm. Ở lớp học trước em cũng hay bỏ quên đồ đùng học tập của cá nhân ở nhà nên khi vào lớp em không có đủ đồ dùng học tập hoặc khi mượn được đồ dùng của bạn thì em lại thực hành một cách xơ xài, chưa thực hiện hết sức mình và còn lơ là trong việc học. Tôi đặc biệt quan tâm đến em, những giờ học lý thuyết, giờ hương dẫn thì tôi luôn ưu tiên quyền phát biểu cho em, khi em trả lời đúng thì tôi liền tuyên dương em trước bằng lời. Đôi khi tôi cũng tuyên dương em bằng những cây viết chì, cây thước, tuy nhìn các vật đó rất nhỏ nhưng đó là niềm tin, là sức mạnh để giúp em có thêm động lực và học tập tốt hơn.
  8. đầy đủ đồ dùng nên chất lượng học tập cũng tốt hơn. Cụ thể là các em biết giữ gìn đồ dùng học tập có chuyển biến tích cực nhất ở các khối lớp: Em: Ngô Lê Tường Lam hiện là học sinh lớp 3B Em: Huỳnh Thanh Trúc sinh hiện là lớp 3B Em: Phạm Văn Ngoan hiện là học sinh lớp 5B Em: Nguyễn Ngọc Thoại hiện là học sinh lớp 5C Cũng chính nhờ vào sự rèn luyện cho các em có kĩ năng tự quản tốt nên các em đã đạt nhiểu thảnh tích trong các kì thi vẽ tranh: đạt giải cấp trường, cấp xã (gồm có 1 giải ba, 2 giải khuyến khích). Em Nguyễn Ngọc Thoại cũng đạt thành tích trong kì thi vẽ tranh cấp tỉnh “Thực hiện đề án giải thưởng Mỹ thuật Việt Nam” năm 2018. Em Nguyễn Ngọc Thoại (bên trái, mặc áo trắng quần đỏ) Từ đó các em đi học đều hơn, đúng giờ, nghỉ học cũng giảm hơn trước. Lớp học có nề nếp hơn, giơ tay phát biểu đúng, trật tự không la hét. Xếp hàng ra, vào lớp nhanh hơn, đồ dùng học tập biết giữ gìn cẩn thận . Học sinh biết đoàn kết yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau lớp học thân thiện hơn. VI. Mức độ ảnh hưởng
  9. Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật./. Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Người viết sáng kiến Trần Thị Mộng Ngọc