SKKN Áp dụng một số trò chơi giúp học sinh Tiểu học học tốt môn Tiếng Anh - Năm học 2018-2019 - Lê Quốc Thi

1. Thuận lợi:

- Được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Phòng Giáo dục và Đào tạo Tân Châu, Ban giám hiệu nhà trường trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Cơ sở vật chất của nhà trường khá đầy đủ, góp phần tạo nhiều thuận lợi trong công tác giảng dạy. Có phòng bộ môn riêng nên việc học của các em được nâng cao hơn.

- Đa số học sinh ngoan hiền.

- Học sinh trong trường nhìn chung khá yêu thích môn tiếng Anh.

2. Khó khăn:

- Thiết bị đồ dùng tài liệu phục vụ giảng dạy còn thiếu. Đa số tranh ảnh do giáo viên tự

làm.

- Đa số học sinh , kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn. Một số phụ huynh chưa thực sự

quan tâm đến con em mình.

- Nhiều phụ huynh chưa thực sự coi trọng môn học Anh Văn, việc học tập phó mặc cho

nhà trường nên nhiều học sinh không có đủ đồ dùng học tập.

- Tên sáng kiến: Áp dụng một số trò chơi giúp học sinh tiểu học học tốt môn tiếng anh

- Lĩnh vực: Chuyên môn tiếng Anh

docx 14 trang minhlee 06/03/2023 3780
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Áp dụng một số trò chơi giúp học sinh Tiểu học học tốt môn Tiếng Anh - Năm học 2018-2019 - Lê Quốc Thi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_ap_dung_mot_so_tro_choi_giup_hoc_sinh_tieu_hoc_hoc_tot.docx

Nội dung text: SKKN Áp dụng một số trò chơi giúp học sinh Tiểu học học tốt môn Tiếng Anh - Năm học 2018-2019 - Lê Quốc Thi

  1. Trường TH B LONG AN  Năm học: 2018 – 2019 PHÒNG GD & ĐT TX TÂN CHÂU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH B LONG AN Độc Lập – Tự do – Hạnh Phúc Long An, ngày 02 tháng 12 năm 2018 BÁO CÁO SÁNG KIẾN ĐỀ TÀI: ÁP DỤNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI GIÚP HỌC SINH TIỂU HỌC HỌC TỐT MÔN TIẾNG ANH I. Sơ lược lý lịch tác giả: - Họ và tên: Lê Quốc Thi - Ngày tháng năm sinh: 10/01/1991 - Nơi thường trú: Ấp Phú An B, Xã Phú Vĩnh, Thị Xã Tân Châu, Tỉnh An Giang. - Đơn vị công tác: Trường TH B Long An - Chức vụ hiện nay: Giáo viên Tiếng anh. - Lĩnh vực công tác: Giảng dạy môn Tiếng anh. II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị: 1. Thuận lợi: - Được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Phòng Giáo dục và Đào tạo Tân Châu, Ban giám hiệu nhà trường trong thực hiện nhiệm vụ được giao. - Cơ sở vật chất của nhà trường khá đầy đủ, góp phần tạo nhiều thuận lợi trong công tác giảng dạy. Có phòng bộ môn riêng nên việc học của các em được nâng cao hơn. - Đa số học sinh ngoan hiền. - Học sinh trong trường nhìn chung khá yêu thích môn tiếng Anh. 2. Khó khăn: - Thiết bị đồ dùng tài liệu phục vụ giảng dạy còn thiếu. Đa số tranh ảnh do giáo viên tự làm. - Đa số học sinh , kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn. Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con em mình. - Nhiều phụ huynh chưa thực sự coi trọng môn học Anh Văn, việc học tập phó mặc cho nhà trường nên nhiều học sinh không có đủ đồ dùng học tập. - Tên sáng kiến: Áp dụng một số trò chơi giúp học sinh tiểu học học tốt môn tiếng anh - Lĩnh vực: Chuyên môn tiếng Anh Sáng Kiến Kinh Nghiệm Trang 1
  2. Trường TH B LONG AN  Năm học: 2018 – 2019 của bậc tiểu học, nên cần phải có từ ngữ đơn giản, gần gũi, phù hợp với hoạt động nhận thức của học sinh . - Môn Tiếng Anh cũng có khả năng giáo dục rất lớn trong việc rèn luyện tính kiên trì và ghi nhớ, từ các thao tác tư duy cần thiết cho việc tiếp cận và hình thành ngôn ngữ mới. b. Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học : - Ở lứa tuổi tiểu học cơ thể của học sinh đang trong thời kỳ thay đổi hay nói cụ thể là các hệ cơ quan chưa hoàn thiện. Vì thế, sức dẻo dai của cơ thể còn thấp nên các em không thể làm lâu một cử động đơn điệu, dễ nhàm chán làm cho các em học sinh không tập trung được và không muốn học . - Học sinh tiểu học rất hào hứng và thích tiếp xúc với một sự vật, một hiện tượng nào đó, nhất là những hình ảnh gây cảm xúc mạnh . - Học sinh tiểu học thường hiếu động, ham hiểu biết cái mới, xong các em lại chóng chán. Do vậy, trong dạy học giáo viên phải sử dụng nhiều đồ dùng dạy học, tăng cường thực hành, tổ chức các trò chơi xen kẽ để củng cố khắc sâu kiến thức . b.1. Cơ sở lý luận: - Xuất phát từ mục đích, yêu cầu và dựa trên những cơ sở lý luận dạy - học môn - Tiếng Anh tiểu học, bộ môn ngoại ngữ trong môi trường giáo dục nói chung, quy định những nội dung thiết yếu trên các mặt: giáo dục, tư tưởng, đạo đức, bồi dưỡng tri thức văn hoá và rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Anh. Các mặt nội dung này liên quan chặt chẽ với nhau, để thông qua hoạt động dạy học bằng trò chơi tạo nên ở mỗi học sinh một kỹ năng giao tiếp tốt bằng Tiếng Anh, giao tiếp tốt thông qua các chủ điểm của từng bài học. - Mối tương quan các mặt nội dung với nhau như vậy chính là đặc trưng của bộ môn Tiếng Anh mà người dạy và người học cần nhận thức được trong suốt cả quá trình chiếm lĩnh môn học . b.2. Cơ sở thực tiễn: - Dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về nội dung các trò chơi để vận dụng trong giờ dạy tiếng Anh ở bậc tiểu học . - Tổng kết, rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học . - Tổ chức và tiến hành dạy thực nghiệm, soạn giáo án giảng dạy để kiểm tra tính khả thi của đề tài thông qua các tiết dạy . Sáng Kiến Kinh Nghiệm Trang 3
  3. Trường TH B LONG AN  Năm học: 2018 – 2019 - Số lượng người chơi : Cần chỉ rõ số lượng người tham gia trong mỗi trò chơi . - Cách chơi : Nêu rõ ràng, cụ thể và đơn giản của mỗi trò chơi . * Cách tổ chức trò chơi : - Thời gian tiến hành trò chơi : Thường từ 5 - 7 phút. - Cách thức chơi: Đầu tiên là giới thiệu trò chơi : Nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi bằng vừa mô tả vừa thực hành và nêu rõ quy định chơi . - Chơi thử nhằm hướng dẫn và nhấn mạnh luật chơi . - Tiến hành chơi thật : Học sinh tham gia chơi và giáo viên làm trọng tài . - Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự, giáo viên có thể nêu thêm những tri thức được học tập qua trò chơi và những sai lầm cần phải tránh . - Kết thúc trò chơi : Thưởng phạt phân minh, đúng luật chơi sao cho người chơi chấp nhận thoải mái và tự giác làm trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích học tập của học sinh . Phạt những học sinh phạm luật chơi bằng những hình thức đơn giản mà vui như vỗ tay, nhảy lò cò, hát một bài, hay chào các bạn thắng cuộc * Giới thiệu một số trò chơi học Tiếng Anh ở bậc tiểu học - Sau đây, tôi xin giới thiệu một số trò chơi tiêu biểu mà tôi đã áp dụng trong quá trình dạy học cho học sinh tiểu học . Trò chơi 1: Slap blackboard ( Đập vào bảng ) : - Mục đích: + Luyện đọc và củng cố kỹ năng nghe lại từ đã học và nhận diện mặt chữ . + Luyện phản xạ nhanh ở các em . - Chuẩn bị : Không cần chuẩn bị bất kỳ đồ dùng nào . - Cách chơi : Cả lớp ngồi tại chỗ . Giáo viên giới thiệu tên trò chơi và vẽ một số hình khác nhau lên bảng : hình tròn, hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật, hình thoi, hình ê líp . rồi ghi lại một số từ mới vừa học vào các hình trên . Giáo viên đưa ra rước là giáo viên sẽ đọc tất cả là từ. Học sinh đứng trước bảng, nghe giáo viên đọc và đập nhanh vào chữ đó . - Luật chơi : Chơi theo cặp, giáo viên chia lớp làm hai đội và đặt tên cho mỗi đội, lần lượt mỗi đội cử ra từng bạn nên thi đấu với bạn của đội kia . Hai bạn đứng trước bảng ở một khoảng cách nhất định và nghe giáo viên đọc rồi nhanh chóng đập tay vào chữ giáo viên Sáng Kiến Kinh Nghiệm Trang 5
  4. Trường TH B LONG AN  Năm học: 2018 – 2019 1 2 3 4 5 6 - Mục đích: Tạo không khí sôi nổi hào hứng và say mê học tập giúp học sinh xem lại và kiểm tra vốn từ của mình. - Chuẩn bị: Không cần chuẩn bị bất cứ đồ dùng nào. - Cách chơi: - Các bước thực hiện chung: - Giáo viên gợi ý số chữ của từ cần đoán bằng số gạch ngang trên bảng. - Ví dụ : CINEMA - Yêu cầu học sinh đoán bằng các chữ có trong từ. - Nếu học sinh đoán sai, giáo viên gạch 1 gạch (theo thứ tự trong hình vẽ) - Học sinh đoán sai 6 lần thì thua cuộc, giáo viên giải đáp từ. - Cứ theo như các bước thực hiện chung như trên thì trò này chưa có sự thi đua giữa 2 đội. - Vìvậy, trong quá thực hiện hầu hết các giáo viên có cải biến đôi chút để tăng phần hấp dẫn cho trò chơi. Ví dụ, giáo viên có thể chia lớp thành 2 đội và giáo viên chuẩn bị 2 nhóm từ khác nhau cho 2 đội, đội nào có nhiều đáp án hơn thì đội đó sẽ chiến thắng . Cách khác, giáo viên có thể chia lớp thành 4 đội, cho các đội chọn từ và đố nhau ( đội 1 đố đội 2 ; đội 2 đố đội Sáng Kiến Kinh Nghiệm Trang 7
  5. Trường TH B LONG AN  Năm học: 2018 – 2019 “ Truyền điện” lúc này em B phải nói tiếp 1 động từ, nếu nói đúng thì lại chỉ nhanh vào bạn C bất kỳ để truyền điện tiếp. Cứ làm như thế nếu bạn nào nói sai thì phải nhảy lò cò vòng quanh lớp. - Kết thúc trò chơi: Khen và thưởng một tràng pháo tay chúc mừng cho những bạn nói đúng và nhanh. * Lưu ý: Giáo viên phải phân biệt và phân tích từ loại cho học sinh đúng với bạn đầu tiên (có thể là danh từ, động từ hay tính từ, ) đối với lớp khá, giỏi còn lớp trung bình thì không cần phân biệt từ loại . Trò chơi này không cần cầu kỳ nhưng vẫn gây được không khí vui, sôi nổi, hào hứng trong giờ học cho các em. Trò chơi 6: Ong tìm chữ - Mục đích: Củng cố kiến thức, nhớ từ và vận dụng kỹ năng sử dụng mẫu câu. - Chuẩn bị: Hai bông hoa 5 cánh, mỗi bông một màu, trên mỗi cánh hoa ghi các số như sau, mặt sau có gắn nam châm. 10 3 1 6 7 9 4 8 2 5 - 10 chú ong trên mình có ghi các chữ sau, mặt sau có gắn nam châm . one two ten four seven six five eight nine three + Phấn màu. Sáng Kiến Kinh Nghiệm Trang 9
  6. Trường TH B LONG AN  Năm học: 2018 – 2019 * Lưu ý: Để các em chơi nhanh, vui và sự phản ứng nhanh của học sinh, giáo viên cần chuẩn bị sẵn một số giờ viết ra giấy để nói ngay không phải nghĩ lâu mất thời gian. Trò chơi 9: Hái hoa dân chủ - Mục đích: Rèn các kỹ năng nghe và trả lời được cấu trúc một số mẫu câu đơn giản đã học. - Chuẩn bị: Một cây cảnh trên có gắn các bông hoa bằng giấy màu trong đó có ghi các câu hỏi bằng Tiếng Anh. Chẳng hạn: What is your name?, - Cách chơi: Cho các em chơi trong lớp, lần lượt từng em lên hái hoa. Em nào hái được hoa thì đọc câu hỏi cho cả lớp nghe rồi trình câu trả lời trước lớp. Em nào trả lời đúng thì được khen và được một phần thưởng. - Luật chơi: Học sinh xung phong lên bảng bốc thăm câu hỏi trên những bông hoa và trả lời . - Kết thúc trò chơi: Tuyên dương những bạn trả lời đúng và nhanh. Giáo viên nhận xét những lỗi mà học sinh mắc phải. IV. Hiệu quả đạt được 1. Những điểm khác biệt trước và sau khi áp dụng sáng kiến: a. Trước khi áp dụng sáng kiến: - Trước khi áp dụng cho học sinh học bằng các trò chơi thì học sinh phải học tập một cách khô khan và nhàm chán, trong một số tiết học, học sinh thụ động trong việc thực hành đơn điệu. Vì những thực trạng đó mà trước khi áp dụng sáng kiến vẫn còn tình trạng học sinh chưa hoàn thành. b. Sau khi áp dụng sáng kiến: - Sau một thời gian dạy thực nghiệm “Học Tiếng Anh qua các trò chơi”, tôi thấy được chất lượng và hiệu quả của giờ dạy môn Tiếng Anh của mình tăng lên rõ rệt. Học sinh được chuyển sang thực hành rất sinh động, giờ học sôi nổi, không khí học tập không còn buồn tẻ như trước kia. Học sinh hào hứng trong học tập và kiến thức được khắc sâu hơn. - Kết quả dạy thực nghiệm còn được đánh giá qua bài kiểm tra chất lượng và thăm dò hứng thú học tập của học sinh. 2. Lợi ích thu được sau khi sáng kiến áp dụng - Sau khi áp dụng lồng ghép các trò chơi vào tiết dạy môn Tiếng Anh, kết quả học tập của học sinh cơ bản được nâng cao. Về học sinh trước thực nghiệm có một số HS ở các khối lớp chưa hoàn thành nhưng sau khi thực nghiệm thì số lượng học sinh chưa hoàn thành giảm đáng kể. Như vậy các biện pháp được áp dụng đã mang lại kết quả rõ rệt. V. Mức độ ảnh hưởng Với sáng kiến kinh nghiệm và kết quả thu được, tôi thiết nghĩ có thể vận dụng được vào các trường tiểu học. Sáng Kiến Kinh Nghiệm Trang 11
  7. Trường TH B LONG AN  Năm học: 2018 – 2019 - Đây là một vài ý kiến nhỏ của tôi về việc lồng ghép các trò chơi vào trong giờ học Tiếng Anh ở ở khối lớp 3,4,5 trường Tiểu Học B Long An, học kì I, năm học 2018-2019 và đạt kết quả chuyển biến rõ rệt . Đó cũng là ý kiến chủ quan của cá nhân tôi nên không tránh khỏi những hạn chế. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến, trao đổi từ đồng nghiệp và các chuyên viên viên để bản thân tôi ngày một tiến bộ hơn, hoàn thiện hơn và đề tài đạt hiệu quả cao nhất góp phần vào công cuộc giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, giúp tiếng nước ngoài đến gần với các em, thâm nhập vào cuộc sống và trở thành công cụ giao tiếp hữu hiệu và đắc lực. Qua đó, tích lũy được thêm nhiều kinh nghiệm giảng dạy và nghệ thuật dạy học đạt kết quả cao nhất đáp ứng được yêu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay . Đó phải chăng là chúng ta đã thực hiện được cái gọi là “ Giáo dục kỹ thuật tổng hợp, đào tạo nhưng con người toàn diện, có ích cho xã hội”. Tôi xin cam đoan nội dung báo cáo là đúng sự thật. Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Người viết Lê Quốc Thi Sáng Kiến Kinh Nghiệm Trang 13