SKKN Áp dụng hình thức Dạy học gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương nhằm rèn luyện kỹ năng sống và phát triển năng lực học sinh Khối 12 ở Chương V. Di truyền học người - Đỗ Thị Kim Thoa

1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến
Sau khi học xong chương V. Di truyền học người, học sinh hiểu rõ kiến
thức về bệnh di truyền phân tử, hội chứng bệnh, bệnh ung thư, bệnh AIDS… và
một số biện pháp bảo vệ vốn gen di truyền của loài người.
Các năm học trước, tôi chỉ áp dụng các phương pháp thảo luận nhóm, đặt
tình huống có vấn đề để tổ chức cho học sinh khám phá kiến thức và lồng ghép
liên hệ các hiện tượng thực tế trong cuộc sống.
2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến
- Dạy học phải gắn liền với thực tế cuộc sống, kết hợp lý thuyết với thực
hành và đánh giá kết quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
- Giúp học sinh hiểu rõ hơn về các hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa
phương có những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cũng như có khả năng gây
bệnh ung thư, làm biến đổi di truyền… từ đó hình thành ý thức bảo vệ môi
trường sống, bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình; góp phần làm tăng hứng thú
trong học tập, thêm yêu thích bộ môn Sinh học.
- Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học
của học sinh; bước đầu làm quen với công tác khảo sát, điều tra, phân tích hiện
trạng và đưa ra khuyến nghị phù hợp. 
pdf 29 trang minhlee 20/03/2023 120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Áp dụng hình thức Dạy học gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương nhằm rèn luyện kỹ năng sống và phát triển năng lực học sinh Khối 12 ở Chương V. Di truyền học người - Đỗ Thị Kim Thoa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfskkn_ap_dung_hinh_thuc_day_hoc_gan_voi_hoat_dong_san_xuat_ki.pdf

Nội dung text: SKKN Áp dụng hình thức Dạy học gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương nhằm rèn luyện kỹ năng sống và phát triển năng lực học sinh Khối 12 ở Chương V. Di truyền học người - Đỗ Thị Kim Thoa

  1. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Hiểu biết của giáo viên về dạy học gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương Trong đợt tập huấn tháng 12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo dành cho GV giảng dạy THPT ở khu vực Tây Nam Bộ, khi giảng viên phụ trách chuyên đề “Dạy học gắn với SXKD ở địa phương” phỏng vấn trực tiếp GV tham gia lớp học qua hệ thống câu hỏi: Thầy/cô hiểu như thế nào là dạy học gắn với SXKD tại địa phương? Thầy/cô đã áp dụng hình thức dạy học này bao nhiêu lần trong một khối lớp? Theo thầy/cô, khó khăn lớn nhất của hình thức dạy học này là gì? Câu trả lời của học viên chỉ dừng lại ở mức lồng ghép nội dung hướng nghiệp chung chung, liên hệ thực tiễn các ngành nghề, sản xuất kinh doanh khắp cả nước. Đa số học viên đều cho rằng “Dạy học gắn với SXKD tại địa phương” là phải tổ chức cho HS đến tham quan, học tập trực tiếp tại các cơ sở SXKD và khó khăn lớn nhất GV gặp phải là công tác liên hệ với cơ sở, chi phí tổ chức tham quan. Nhưng đây chỉ là một trong những phương pháp và hình thức tổ chức của nội dung dạy học gắn với SXKD tại địa phương. Tùy theo tình hình thực tế của nhà trường, đặc điểm hoạt động SXKD tại địa phương và đối tượng HS, GV có thể lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp, vừa tiết kiệm chi phí, đảm bảo an toàn cho HS, vừa mang lại hiệu quả giáo dục. 2.2. Vài nét về hoạt động sản xuất kinh doanh tại các xã có học sinh học ở trường THPT Võ Thành Trinh Trường THPT Võ Thành Trinh đóng trên địa bàn ấp An Thuận, xã Hòa Bình, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Hằng năm, trường tuyển sinh vào lớp 10 đa số HS ở xã Hòa Bình, Hòa An, An Thạnh Trung, số ít HS ở Hội An và thành phố Long Xuyên (nguyện vọng 3). Hoạt động SXKD của những xã này thuộc huyện Chợ Mới rất đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực nhưng còn nhỏ lẻ, chưa có quy hoạch đồng bộ, chủ yếu là kinh doanh cá thể hộ gia đình, số ít là công ty trách nhiễm hữu hạn. Nổi bật là các ngành nghề trồng lúa, hoa màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản, xay xát gạo, làm gạch, đóng bàn ghế, tủ thờ, uốn tóc-làm móng-trang điểm, kinh doanh quầy dược và một số hoạt động sản xuất khác như làm khô cá tra, sản xuất dầu ăn từ mỡ cá Bên cạnh các lợi ích kinh tế đạt được cho người dân và góp phần làm giàu cho địa phương thì 17
  2. CHƯƠNG II. XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ DẠY HỌC 1. Mô tả chủ đề và xác định mạch kiến thức Chủ đề này gồm 2 đơn vị bài học có trong chương V. Di truyền học người – phần năm. Di truyền học – Sinh học 12. - Bài 21. Di truyền y học với mạch kiến: Bệnh di truyền phân tử, Hội chứng bệnh liên quan đến đột biến NST, Bệnh ung thư. - Bài 22. Bảo vệ vốn gen của loài người và một số vấn đề xã hội của di truyền học với mạch kiến thức: Một số biện pháp bảo vệ vốn gen của loài người như tạo môi trường trong sạch nhằm hạn chế tác nhân gây đột biến, tư vấn di truyền và sàng lọc trước sinh, liệu pháp gen; Một số vấn đề xã hội của di truyền học như tác động xã hội của việc giải mã bộ gen người, vấn đề phát sinh do công nghệ gen và công nghệ tế bào, vấn đề di truyền khả năng trí tuệ, di truyền học với bệnh AIDS. Thời lượng: 2 tiết. 2. Tổ chức dạy học chủ đề 2.1. Mục tiêu 2.1.1. Về kiến thức - Nêu được khái niệm “di truyền y học” - Nêu được khái niệm, nguyên nhân, cơ chế, hậu quả, cách phòng và chữa một số bệnh di truyền ở người như bệnh phêninkêtô, hội chứng Đao và ung thư. - Trình bày được các biện pháp bảo vệ vốn gen của loài người. - Nêu được một số vấn đề xã hội của di truyền học. - Hiểu được vai trò của tư vấn di truyền và việc sàng lọc trước sinh. 2.1.2. Về kỹ năng - Rèn kỹ năng khai thác, vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn. - Rèn kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước tập thể lớp. - Rèn kỹ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ. - Rèn kỹ năng tìm kiếm, xử lý thông tin 19
  3. - Rút ra được nhận xét và kết luận dựa trên thông tin thu thập được kết hợp với nội dung kiến thức trong sách giáo khoa. Phát triển ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết thông qua trình bày bài báo cáo hoạt động 5 Năng lực ngôn ngữ trải nghiệm, bài thuyết trình về sản phẩm thực hiện nhiệm vụ, tranh luận, thảo luận. 2.2. Tiến trình thực hiện 2.2.1. Thiết kế hoạt động trải nghiệm - Nội dung hoạt động: “Tìm hiểu các hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và di truyền của người dân”. - Phương pháp được áp dụng: dạy học theo dự án. - Tổ chức thực hiện: Tập thể HS lớp 12C1 được chia thành 4 nhóm tương ứng với 4 tổ trong đó tổ trưởng là nhóm trưởng thực hiện phân công, điều động các thành viên trong tổ cùng tiến hành nghiên cứu điều tra, thu thập số liệu, hình ảnh về các hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương, phân tích đánh giá hạn chế, tác hại đến sức khỏe và di truyền của người dân; viết bài báo báo, thiết kế trình chiếu kết quả thực hiện. Vì mỗi tổ gồm nhiều HS ở các xã khác nhau nên giáo viên cho HS bốc thăm xã thực hiện trải nghiệm với kết quả: tổ 1 – xã Hội An, tổ 2 – xã An Thạnh Trung, tổ 3 – xã Hòa Bình, tổ 4 – xã Hòa An. 2.2.2. Phân tích hoạt động trải nghiệm và hướng dẫn thực hiện - Thời gian thực hiện: bắt đầu từ 19/11/2018 đến 08/12/2018. - Giáo viên giới thiệu với HS về dự án “Tìm hiểu các hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và di truyền của người dân”, GV và HS cùng thảo luận kế hoạch thực hiện dự án, thống nhất tiến hành như sau: + Giai đoạn 1 (từ 19/11 – 25/11/2018): trải nghiệm thực tế tại xã được phân công tiến hành thu thập thông tin, lấy số liệu, ghi nhận hình ảnh về các hoạt động SXKD. + Giai đoạn 2 (từ 26/11 – 02/12/2018): phân tích số liệu, hình ảnh thu thập được; nhận xét, đánh giá hạn chế, tác hại đến sức khỏe và di 21
  4. 3 Báo cáo - Báo cáo viên trình bày lưu x x loát, mạch lạc; phong cách tự sản phẩm tin. - Có sự phối hợp giữa báo cáo viên và các thành viên trong hoạt động trình bày dự án, công bố sản phẩm. - Trình bày đúng thời gian qui định, đủ nội dung. - Đặt câu hỏi chất vấn nhóm bạn với tinh thần hợp tác. - Trả lời câu hỏi chất vấn có cân nhắc, thái độ hợp tác. 4 Đề xuất - Phù hợp, khả thi, hiệu quả. x x giải pháp 5 Đánh giá Thái độ đánh giá đồng đẳng x x (giữa các nhóm), đánh giá hợp dự án tác (giữa các thành viên trong nhóm) và tự đánh giá (cá nhân) nghiêm túc. 6 Nhìn lại Rút ra được bài học cho dự án x tiếp theo. dự án - GV công khai bộ công cụ đánh giá, tổng điểm 100 qui ra thang điểm 10 + Đánh giá của GV gồm các nội dung thực hiện dự án (20 điểm), trình bày sản phẩm trên power point (20 điểm), báo cáo sản phẩm (20 điểm), đề xuất giải pháp (10 điểm). + Đánh giá của HS gồm đánh giá đồng đẳng (10 điểm), đánh giá hợp tác (10 điểm) và tự đánh giá (10 điểm). 23
  5. - Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm: HS tiếp nhận nhiệm vụ và trao đổi nhóm, phân công nhau và thực thi nhiệm vụ được giao một cách có ý thức, nhiệt tình và có kết quả. - Kỹ năng đặt mục tiêu: HS biết phải đạt được cái gì và phải làm gì ở từng hoạt động cụ thể. - Kỹ năng quản lý thời gian: HS biết lên kế hoạch, sắp xếp thời gian và tuân thủ đúng kế hoạch đã định để có thể thực hiện đầy đủ các công việc và cuối cùng có sản phẩm theo dự kiến. - Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin: HS đã cùng giáo viên xác định rõ chủ đề mà mình cần tìm kiếm thông tin; HS được thông báo về những loại thông tin cần phải tìm kiếm, nguồn/các địa chỉ tin cậy có thể cung cấp những loại thông tin đó, biết cách chuẩn bị công cụ để thu thập thông tin, cách tiến hành thu thập thông tin theo kế hoạch đã xây dựng, cách sắp xếp các thông tin thu thập được theo từng nội dung một cách hệ thống sau đó phân tích, so sánh, đối chiếu, lý giải các thông tin thu thập được, xem xét một cách toàn diện, thấu đáo, sâu sắc và có hệ thống các thông tin đó và cuối cùng là viết báo cáo. Các GV cùng bộ môn dự giờ tiết dạy nhận định HS ở lớp đã vận dụng rất tốt nội dung kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn ở địa phương, có tiến bộ vượt xa các lớp khác thể hiện ở việc HS tự tin làm chủ kiến thức, lối tư duy mạch lạc, trình bày lôi cuốn, hấp dẫn, ứng dụng tốt công nghệ thông tin HS đưa ra được nhiều giải pháp phù hợp, khả thi, hiệu quả đối với HS THPT trong việc hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của các hoạt động SXKD tại địa phương. Qua hoạt động học tập gắn với SXKD tại địa phương, HS đã phát triển các năng lực được GV định hướng khi xây dựng chủ đề dạy học như: Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, Năng lực thu nhận và xử lý thông tin, Năng lực nghiên cứu khoa học, Năng lực tư duy, Năng lực ngôn ngữ. 25
  6. VII. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Qua nghiên cứu và áp dụng hình thức dạy học gắn với hoạt động SXKD ở địa phương trong chương V. Di truyền học người, tôi có một số kết luận như sau: 1. Dạy học gắn với hoạt động SXKD tại địa phương là một hình thức dạy học vừa có tính hợp tác, vừa có tính thực tiễn cao. Trong quá trình tổ chức các hoạt động học tập có thể áp dụng các PPDH tích cực hiện đại như dạy học theo dự án, dạy học vì phát triển cộng đồng. 2. Học sinh là trung tâm của các hoạt động học, tham gia tích cực và tự lực vào các giai đoạn từ việc tự nghiên cứu bài học, lập kế hoạch trải nghiệm, thu nhận, xử lý thông tin, phân tích, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện, qua đó rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề, trau dồi năng lực tư duy. 3. Giáo viên có vai trò chủ yếu là định hướng, tổ chức, tư vấn, giám sát, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho HS thực hiện nhiệm vụ học tập và qua đó phát triển năng lực của bản thân. 4. Dạy học gắn với hoạt động SXKD tại địa phương góp phần đổi mới PPDH, lấy HS làm trung tâm, gắn dạy học với thực tế cuộc sống một cách thiết thực. Tôi đề nghị trường THPT Võ Thành Trinh và Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang có hình thức khuyến khích “Dạy học gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương” theo quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết số 29-NQ/TW yêu cầu phải đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, coi trọng dạy cách học; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền đạt áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khoá, nghiên cứu khoa học. 27
  7. PHỤ LỤC 29