Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số kĩ thuật dạy học nâng cao tính tích cực của học sinh trong môn Lịch sử lớp 9 ở Trường THCS Mường Than và Trường PTDTBT THCS Ta Gia

doc 19 trang BÁCH HẢI 17/06/2025 180
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số kĩ thuật dạy học nâng cao tính tích cực của học sinh trong môn Lịch sử lớp 9 ở Trường THCS Mường Than và Trường PTDTBT THCS Ta Gia", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_mot_so_ki_thuat_day_hoc_nang.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số kĩ thuật dạy học nâng cao tính tích cực của học sinh trong môn Lịch sử lớp 9 ở Trường THCS Mường Than và Trường PTDTBT THCS Ta Gia

  1. I. THÔNG TIN CHUNG ----------***---------- 1. Tên sáng kiến: Vận dụng một số kĩ thuật dạy học nâng cao tính tích cực của học sinh trong môn Lịch sử lớp 9 ở Trường THCS Mường Than và Trường PTDTBT THCS Ta Gia. 2. Đồng tác giả: 2.1. Họ và tên: Vũ Thị Oanh Năm sinh: 1981 Nơi thường trú: Cẩm Trung 2 - Mường Than - Than Uyên - Lai Châu. Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Lịch sử Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường THCS Mường Than - Than Uyên - Lai Châu. Điện thoại: 01626 360 774 Tỉ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 60% 2.2. Họ và tên: Lương Thị Nam Năm sinh: 1987 Nơi thường trú: Khu 10 - Thị trấn Than Uyên – Than Uyên - Lai Châu. Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Lịch sử - GDCD. Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường PTDTBT THCS Ta Gia - Than Uyên - Lai Châu. Điện thoại: 0969 411 911 Tỉ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 40% 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn 4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 25 tháng 8 năm 2017 đến ngày 28 tháng 02 năm 2019. 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường THCS Mường Than và Trường PTDTBT THCS Ta Gia. Địa chỉ: huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu Điện thoại: 02133784432. ----------***---------- 1
  2. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN ----------***---------- 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến a. Sự cần thiết của việc thực hiện sáng kiến: * Xuất phát từ xu thế phát triển giáo dục trong bối cảnh toàn cầu hóa: Giáo dục nước ta đang phát triển trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi nhanh chóng và phức tạp: Cách mạng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin và truyền thông, kinh tế tri thức, hội nhập quốc tế sâu rộng về giáo dục đang diễn ra ở quy mô toàn cầu ... tạo những điều kiện thuận lợi để đổi mới cơ bản nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức tổ chức giáo dục. * Xuất phát từ chủ trương đổi mới toàn diện giáo dục của Đảng và Nhà nước hiện nay: Những năm gần đây Bộ GD&ĐT đang nghiên cứu và triển khai chương trình thay sách giáo khoa. Nằm trong lộ trình đổi mới đó Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo: “Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp, bậc học theo hướng hiện đại. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực". * Xuất phát từ thực trạng của bộ môn Lịch sử: Nhiều năm qua, việc học sinh không mặn mà với môn Lịch sử diễn ra ngày càng phổ biến. Đặc biệt từ năm học 2014 - 2015, Bộ GD&ĐT đưa môn học này vào danh sách các môn tự chọn trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thì tỷ lệ học sinh chọn thi môn Lịch sử ở hầu hết các trường là dưới 10% thậm chí nhiều trường tỷ lệ này là 0%. Đối với tỉnh Lai Châu, mặc dù Sở GD&ĐT có sự quan tâm đến môn Lịch sử được coi là môn học bắt buộc; đầu tư vào nâng cao chất lượng đại trà; bồi dưỡng và tổ chức thi học sinh giỏi ở cấp THCS và THPT... nhưng môn Lịch sử so với các môn khoa học khác kết quả vẫn nằm ở mức khá khiêm tốn. 2
  3. * Xuất phát từ thực tiễn dạy - học Lịch sử tại các đơn vị: Qua hơn mười năm đứng lớp, nhóm tác giả có điều kiện dự giờ nhiều đồng nghiệp ở các đơn vị khác nhau và rút ra được một số kinh nghiệm mà bản thân chúng tôi cho là rất quý giá: khi vận dụng các kĩ thuật dạy học vào giảng dạy Lịch sử học sinh rất hứng thú trong việc tiếp thu bài. Điều này cũng đã được nhiều đồng nghiệp thừa nhận. Từ kinh nghiệm này, nhiều giáo viên đã mạnh dạn vận dụng nhiều hình thức tổ chức và kĩ thuật dạy học mới vào trong bài giảng nhằm đa dạng hóa phương pháp tiếp cận kiến thức của học sinh trong học Lịch sử. Những tiết học như vậy trở nên sinh động hẳn. Học sinh chăm chú lắng nghe và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập, tỏ ra rất thích thú khi được giao nhiệm vụ. Sau tiết học, nhiều em còn nhờ thầy, cô giáo giao thêm nhiệm vụ học tập để tìm hiểu thêm. Những tiết học như thế đã để lại trong lòng các em những ấn tượng lâu bền. Chắc chắn những sự kiện trong bài học Lịch sử sẽ lưu lại trong ký ức các em sâu hơn, lâu hơn. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn: “Vận dụng một số kĩ thuật dạy học nâng cao tính tích cực của học sinh trong môn Lịch sử lớp 9” với mong muốn sáng kiến của bản thân chúng tôi sẽ bổ sung thêm một cách khai thác bài học lịch sử, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn Lịch sử nói chung và môn Lịch sử lớp 9 nói riêng ở Trường THCS. b. Mục đích của việc thực hiện sáng kiến: Nhằm đưa ra một số cách thức mới trong việc vận dụng một số kĩ thuật dạy học hiệu quả nhằm phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh. Giúp học sinh yêu thích môn Lịch sử, giảm bớt số lượng học sinh yếu kém trong nhà trường và phát huy năng lực của học sinh khá - giỏi nắm chắc kiến thức, hiểu sâu sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử Nâng cao hiệu quả của bộ môn. Đặc biệt là môn Lịch sử lớp 9. Giúp đồng nghiệp có thêm kinh nghiệm trong vận dụng các kĩ thuật dạy học nâng cáo chất lượng của bộ môn. 2. Phạm vi triển khai thực hiện Đối tượng: học sinh lớp 9 3
  4. Địa điểm triển khai: ở Trường THCS Mường Than và Trường PTDTBT THCS Ta Gia - Than Uyên. 3. Mô tả sáng kiến 3.1. Mô tả giải pháp trước khi áp dụng sáng kiến 3.1.1. Thực trạng việc tổ chức các hoạt động dạy học trong giảng dạy tại Trường THCS Mường Than và Trường PTDTBT THCS Ta Gia: * Hiện trạng trước khi ứng dụng giải pháp: * Ưu điểm: Về phía giáo viên: Trong quá trình giảng dạy môn Lịch sử, giáo viên đã đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh thông qua việc kết hợp các phương pháp dạy học và việc thực hiện các hoạt động tường thuật, miêu tả, nêu đặc điểm của nhân vật, địa điểm lịch sử. Kết hợp các đồ dùng, phương tiện dạy học khai thác trong bài học khá phù hợp. Giáo viên của các đơn vị đã vận dụng các hình thức tổ chức dạy học cá nhân - nhóm tương đối thành thạo. Từ đó giúp học sinh đã tiếp thu kiến thức cơ bản của lịch sử dân tộc và thế giới. Về phía học sinh: một bộ phận các em học sinh có sự chuẩn bị bài ở nhà như việc học bài cũ, đọc và nghiên cứu bài mới, đã biết tự tóm tắt nội dung bài và trả lời câu hỏi mỗi mục trong bài mới; khi đến lớp chú ý nghe giảng, tập trung suy nghĩ, trả lời các câu hỏi và thực hiện các hình thức tổ chức giáo viên đưa ra. Về cơ bản các em đã biết cách học tập bộ môn Lịch sử. * Nhược điểm: Về phía giáo viên: Qua công tác dự giờ thấy rằng, nhiều giáo viên dạy lịch sử vận dụng phương pháp dạy học tích cực vẫn chưa linh hoạt, chưa nắm được kiến thức cơ bản, trọng tâm của bài dạy dẫn đến tình trạng dạy còn ôm đồm hoặc sơ sài kiến thức, sự kiện lịch sử, thậm chí một số tiết dạy còn tình trạng "thầy đọc - trò chép", chưa biết cách tổ chức và vận dụng các kĩ thuật dạy học vào bài sao cho sinh động dẫn đến tình trạng bài học lịch sử khô khan, nhàm chán. 4
  5. Về phía học sinh: Đa số hoc sinh còn lười học lịch sử, việc tự học chỉ dừng lại ở một vài học sinh trên một lớp. Học sinh không có hứng thú, say mê học bộ môn nên trên lớp học nhiều em còn thụ động không có kĩ năng động não trí tuệ, ghi nhớ, tổng hợp, phân tích các sự kiện lịch sử. Thậm chí có em không hiểu bản chất lịch sử nêm diễn đạt lung tung. Ví như ...." Quân địch đánh ra, quân ta đánh vào ào ào đồng chí phe ta đánh thằng phe nó.... Kết quả: Sau 55 ngày đêm chiến đấu oai hùng, ngày 7-1-1991, phe ta thắng phe nó, chúng ta đã giết sống được 16,200 chúng nó, phanh thây 62 máy bay (em quên mất tên máy bay rồi!" (Tư liệu sưu tầm từ thực tế) * Kết quả điều tra, khảo sát khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Khảo sát đầu năm học 2017-2018 và 2018-2019 * Trường THCS xã Mường Than TS Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Năm học HS TS % TS % TS % TS % TS % 2017-2018 69 6 8,7 9 13 26 37,7 25 36,2 03 4,4 2018- 2019 64 02 3,1 05 7,8 29 45,3 21 32,8 07 10,9 * Trường PTDTBT THCS Ta Gia TS Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Năm học HS TS % TS % TS % TS % TS % 2017-2018 87 2 2,2 10 11,5 25 28,7 30 34,5 20 23,1 ( Lớp 9ABC) 2018-2019 68 3 4,4 15 22 20 29,6 15 22 15 22 ( Lớp 9AB) Như vậy trước khi có sáng kiến này, chúng tôi đã áp dụng các kĩ thuật dạy học và cũng đã thu được kết quả nhất định, song trong quá trình thực hiện vẫn còn tồn tại, hạn chế. Để khắc phục điều đó, chúng tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến "Vận dụng một số kĩ thuật dạy học nâng cao tính tích cực của học sinh trong môn Lịch sử lớp 9 ở Trường THCS Mường Than và Trường PTDTBT THCS Ta Gia". 5
  6. 3.2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến 3.2.1. Điểm mới, sự khác biệt của sáng kiến: Sáng kiến đưa ra những cách thức giúp giáo viên giảng dạy có thêm kinh nghiệm trong các nội dung sau: - Kĩ thuật trong cách đặt câu hỏi khi khai thác bài học - Kĩ thuật trong ứng xử trước câu trả lời của học sinh - Kĩ thuật trong tổ chức phong phú các kĩ thuật dạy học tích cực. 3.2.2. Cách thức thực hiện sáng kiến: Để nâng cao chất lượng môn Lịch sử bản thân chúng tôi đã áp dụng các biện pháp và cách thức vận dụng các kĩ thuật dạy học như sau: 3.2.2.1. Biện pháp 1: Kĩ thuật đặt câu hỏi khi khai thác bài học: Điểm mới của giải pháp là: giáo viên thiết kế các dạng câu hỏi phù hợp với cấp độ nhận thức của học sinh. Đưa ra một số từ, cụm từ phân theo cấp độ nhận thức để dễ nhận biết. Khi phân chia câu hỏi giáo viên nên hình dung câu hỏi đó phù hợp với đối tượng nào để khi thực hiện trên lớp phát huy được tất cả các đối tượng học sinh. Cách thức thực hiện: Trước hết giáo viên chia đơn vị kiến thức trong bài học thành những nội dung nhỏ. Sau đó thiết kế câu hỏi theo cấp độ nhận thức phù hợp với đơn vị kiến thức đó từ "biết" đến "hiểu" và đến câu hỏi "vận dụng" để tìm ra kiến thức của bài học. Đồng thời khuyến khích học sinh động não tham gia, thảo luận xoay quanh nội dung trọng tâm của bài học. Trong quá trình đàm thoại, giáo viên là người tổ chức, học sinh chủ động tìm tòi sáng tạo, phát hiện kiến thức mới. Qua đó học sinh có niềm vui, hứng thú của người khám phá, tự tin khi thấy trong kết luận của thầy cô có phần đóng góp ý kiến của mình, các em sẽ trưởng thành thêm trình độ tư duy. Khi đặt câu hỏi khai thác bài học giáo viên cần dựa vào nội dung từng phần, đối tượng học sinh để đặt câu hỏi phù hợp. Chúng tôi nhận thấy trong dạy học lịch sử có nhiều cách đặt câu hỏi song dù bằng cách nào, cũng theo cấp độ nhận thức của học sinh từ dễ đến khó. 6
  7. a. Dạng câu hỏi "biết" và "hiểu": Đây là hai dạng câu hỏi dễ nhất trong cấp độ nhận thức: Câu hỏi "biết" nhằm kiểm tra học sinh, thường là các dữ liệu có sẵn trong sách giáo khoa về mốc thời gian, sự kiện, nhân vật lịch sử, định nghĩa, khái niệm... nhằm giúp học sinh tái hiện lại những gì đã biết. Thường sử dụng các cụm từ ở đâu...? Thế nào...? Khi nào...? Hãy trình bày lại, nêu lại...? Câu hỏi "hiểu" nhằm kiểm tra học sinh cách liên hệ, kết nối các sự kiện, số liệu, đặc điểm của sự kiện ... khi tiếp nhận thông tin. Giúp học sinh nêu ra những yếu tố cơ bản trong bài học, biết so sánh, giải thích... các sự kiện lịch sử. Thường sử dụng các cụm từ: Vì sao...? Hãy giải thích...? Hãy so sánh...? Sử dụng hai câu hỏi này thường là bước đầu tiên trong quá trình nhận thức một phần của bài học lịch sử. Khi giáo viên khai thác bài học theo mức độ nhận thức, sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động của tất cả học sinh. Với những cây hỏi "biết" giáo viên nên sử dụng cho những học sinh có tầm nhận thức trung bình - yếu; còn câu hỏi "hiểu" sử dụng cho học sinh có nhận thức cao hơn. Làm như vậy, học sinh sẽ không bị "bỏ quên" trong bài học. Ví dụ: Khi dạy bài 3 - Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa (mục I): Đầu tiên giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bản đồ chính trị thế giới, giới thiệu các kí hiệu và châu lục trên bản đồ, học sinh theo dõi sách giáo khoa và giáo viên hỏi câu hỏi "biết": Hỏi: Em hãy trình bày phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước châu Á, Phi, Mĩ-la-tinh từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX? Trường hợp học sinh chưa trả lời được, giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bản đồ, chỉ và vào khu vực các quốc gia giành độc lập và gợi ý nhỏ học sinh: Em hãy kể tên một số quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, Nam Á; khu vực Bắc Phi... giành độc lập trong thời gian này? Sau khi học sinh kể và chỉ các nước giành độc lập trên bản đồ, giáo viên hỏi câu hỏi "hiểu": 7
  8. Hỏi: Tại sao cùng hoàn cảnh như nhau mà 3 nước In đônêxia, Việt Nam, Lào lại giành độc lập sớm nhất? Với cách làm như vậy, nhóm tác giả nhận thấy học sinh rất hào hứng khi tiếp nhận nội dung bài học, kể cả với đối tượng yếu, giờ học trở nên sôi nổi hẳn. a. Dạng câu hỏi "vận dụng": Câu hỏi "vận dụng" nhằm kiểm tra khả năng áp dụng những thông tin đã thu được của học sinh vào tình huống mới. Giúo học sinh biết phân tích vấn đề, nhận định, đánh giá các sự kiện, kích thích sự sáng tạo của học sinh, hướng các em tìm ra nhân tố mới, biết lựa chọn nhiều phương pháp để giải quyết vấn đề trong cuộc sống. Dạng câu hỏi "vận dụng" gồm các dạng: phân tích, đánh giá, sáng tạo. Sử dụng dạng câu hỏi này, giáo viên thường đưa ra các cụm từ, câu như: Em có nhận xét gì...? Em thích nhân vật/ sự kiện nào nhất, vì sao?, Biện pháp đó có thành công hay không, Tại sao? Hãy đề ra những biện pháp...? Chúng ta cần làm gì? Em có suy nghĩ gì...? Thường sử dụng sau khi học sinh đã "biết" và "hiểu". Với câu hỏi vận dụng, giáo viên thường gọi những học sinh khá- giỏi trả lời. Tuy nhiên không loại trừ những em trung bình- yếu, đôi khi vấn đề suy luận từ thực tế đời sống, học sinh trung bình - yếu lại suy luận rất tốt. Giáo viên nên để ý nét mặt, thái độ học sinh để phát huy tính tích cực sao cho phù hợp. Ví dụ: Bài 12 - Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học - kĩ thuật, mục II.Ý nghĩa và tác động của cách mạng khoa học - kĩ thuật. Sau khi học sinh "biết" và "hiểu" về ý nghĩa và tác động (tích cực, tiêu cực), giáo viên hỏi: Hãy liên hệ đất nước và địa phương em về những tác động tích cực và tiêu cực đó? Theo em, làm thế nào để hạn chế tác động tiêu cực? Là học sinh em cần làm gì để phát huy những thành tựu khoa học - kĩ thuật...? Hay dạy bài 23: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mục II, III: Giành chính quyền ở Hà Nội và cả nước. Sau khi học sinh nắm được diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám, giáo viên hỏi: Có ý kiến cho rằng, cách mạng tháng Tám thành công là sự ăn may, trong điều kiện kẻ thù trống vắng quyền lực, em có đồng ý với ý kiến đó 8
  9. không? Vì sao? Hoặc Từ thành công của Cách mạng tháng Tám, em hãy rút ra bài học cho công cuộc xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay? Tóm lại khai thác bài học cần phân câu hỏi theo mức độ nhận thức. Mức độ nhận thức càng cao thì mức độ phát triển tư suy của học sinh càng cao. Hệ thống câu hỏi trong giờ học phải giúp học sinh đạt đến mục tiêu chung của bài học. 3.2.2.3. Biện pháp 2: Thay đổi cách ứng xử trước câu trả lời của học sinh Điểm mới trong giải pháp thể hiện ở chỗ: khi đặt câu hỏi giáo viên cần có kĩ thuật ứng xử đúng mực mới tạo được không khí thoải mái, thân thiện, gần gũi trong lớp học. Khi học sinh "quý thầy, cô" - "yêu bài học" rồi thì lĩnh hội kiến thức sẽ hiệu quả hơn. Cách thức thực hiện như sau: a. Dừng lại sau khi đặt câu hỏi: Giáo viên nên sử dụng thời gian chờ (3-5 giây) sau khi đưa ra câu hỏi nhằm dành thời gian cho học sinh suy nghĩ để tìm ra lời giải, tích cực hóa suy nghĩ của tất cả học sinh, tăng cường sự tham gia của học sinh trong quá trình học tập, tạo công bằng trong lớp học. Sau thời gian chờ, giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động nhóm hay cá nhân đưa ra câu trả lời. Nên để cho vài lần học sinh phát biểu ý khiến mới điều chỉnh hoạt động và kết luận. b. Phân bố câu hỏi cho cả lớp: Với bài đã chuẩn bị hệ thống câu hỏi theo mức độ nhận thức, giáo viên hỏi trên lớp rõ ràng, dễ hiểu, súc tích, giọng nói đủ to để cả lớp nghe thấy. Trong trường hợp câu hỏi khó, giáo viên nên đưa ra gợi ý nhỏ; khi chỉ định học sinh trả lời có thể sử dụng cả cử chỉ, điệu bộ, mang tính động viên, khuyến khích, tránh mệnh lệnh, cứng nhắc, áp đặt tâm lí căng thẳng cho học sinh. Cần chú ý những học sinh thụ động và các học sinh ngồi khuất phía dưới lớp. Ví dụ, khi dạy bài 25, Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950), mục I.2. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của ta. 9
  10. Sau khi học sinh hiểu: Cơ sở của đường lối kháng chiến và đường lối kháng chiến của Đảng ta. Giáo viên đưa ra câu hỏi: Em hiểu thế nào là "kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế"? Hoặc: Tại sao nói cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta là chính nghĩa và có tính nhân dân? Dừng lại 3-5 giây học sinh suy nghĩ, rồi khuyến khích học sinh: Ai có thể trả lời câu hỏi này? Chỉ định một vài học sinh trả lời, giáo viên hỏi tiếp học sinh khác: Khải (học sinh thụ động) em có nhận xét gì về câu trả lời của bạn? hoặc em có bổ sung gì cho câu trả lời của bạn...? Giáo viên cần chuẩn bị và đưa ra các câu hỏi phù hợp với nội dung bài học. Với câu hỏi dễ hoặc trả lời ngắn, nên để học sinh trả lời cá nhân. Với những câu hỏi khó, phức tạp, giáo viên nên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm. c. Phản ứng trước câu trả lời của học sinh: Với câu trả lời của học sinh, giáo viên cần có sự phản ứng đúng mức. Câu trả lời đúng cần khen ngợi, công nhận bằng các hành động và lời nói như: "đúng", "cô/ thầy đồng ý", "rất tốt"... Đối với học sinh không trả lời câu hỏi, giáo viên có thể diễn đạt câu hỏi theo một cách khác dễ hiểu hơn, giải thích rõ hơn nội dung câu hỏi, yêu cầu học sinh xem sách giáo khoa hoặc hỏi những học sinh khác giúp bạn. Đối với câu trả lời đúng một phần, cần đánh giá phần trả lời đúng, đề nghị học sinh khác bổ sung. Với câu trả lời sai, giáo viên cần ghi nhận sự phát biểu ý kiến, không tỏ phản ứng tức giận, chê bai, chỉ trích, trách phạt gây ức chế tư duy của học sinh. Hoặc tạo cơ hội lần thứ hai cho học sinh trả lời bằng cách sử dụng câu trả lời của học sinh khác để khuyến khích học sinh trả lời lại. Ví dụ: Khi giải thích về đường lối "kháng chiến toàn dân", giáo viên:" Em giải thích chưa đúng, Lan, em hãy giúp bạn giải thích thế nào là đường lối "kháng chiến toàn dân"? Học sinh: Toàn dân là toàn thể nhân dân tham gia kháng chiến. Giáo viên: "Đúng, vậy tại sao Đảng ta lại huy động toàn dân tham gia vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp?"... 10