Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn kỹ năng chơi hoạt động góc theo hướng lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 4 tuổi điểm trung tâm, trường Mầm non thị trấn Than Uyên
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn kỹ năng chơi hoạt động góc theo hướng lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 4 tuổi điểm trung tâm, trường Mầm non thị trấn Than Uyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_ren_ky_nang_choi_hoat.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn kỹ năng chơi hoạt động góc theo hướng lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 4 tuổi điểm trung tâm, trường Mầm non thị trấn Than Uyên
- I. THÔNG TIN CHUNG 1. Tên sáng kiến Một số giải pháp rèn kỹ năng chơi hoạt động góc theo hướng lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 4 tuổi điểm trung tâm, trường Mầm non thị trấn Than Uyên. 2. Đồng tác giả: 2.1. Họ và tên: Nguyễn Thị Nguyệt Năm sinh: 1983 Nơi thường trú: Khu 9, thị trấn Than Uyên, huyện Than uyên, tỉnh Lai Châu. Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ công tác: Giáo viên. Nơi làm việc: Trường Mầm non thị trấn Than Uyên. Điện thoại: 0868290456 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 50% 2. 2. Họ và tên: Nguyễn Thị Lợi Năm sinh: 1987 Nơi thường trú: xã Mường Kim, huyện Than uyên, tỉnh Lai Châu. Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ công tác: Giáo viên. Nơi làm việc: Trường Mầm non thị trấn Than Uyên. Điện thoại: 0972448143 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 50% 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn giảng dạy 4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 20/8/2018 đến 10/3/2019 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến Tên đơn vị: Trường Mầm non thị trấn Than Uyên Địa chỉ: Khu 3 thị trấn Than Uyên, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu 1
- II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến 1.1. Sự cần thiết Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên - bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mục tiêu của giáo dục mầm non là xây dựng cơ sở ban đầu về nhân cách con người phát triển toàn diện. Để thích ứng với xu hướng đổi mới giáo dục toàn diện, ngành học mầm non cũng từng bước cải tiến và hoàn thiện phương pháp giáo dục theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Lấy trẻ làm trung tâm là dựa trên khả năng, nhu cầu, hứng thú, kinh nghiệm sống và sự phát triển của từng cá nhân trẻ. Trẻ là chủ thể tích cực, giáo viên chỉ là người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở các hoạt động tìm tòi, khám phá của trẻ, để phát huy tối đa tính tích cực hoạt động, tính sáng tạo và nhu cầu khám phá của trẻ Chúng ta cũng biết, vui chơi là hoạt động chủ đạo, đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của trẻ lứa tuổi mầm non. Trẻ mầm non “chơi mà học, học bằng chơi”. Thông qua hoạt động chơi, trẻ được phát triển toàn diện về mọi mặt như: ngôn ngữ, thể chất, nhận thức, kỹ năng - tình cảm xã hội và thẩm mỹ... mà hoạt động góc lại góp phần quan trọng trong việc giúp trẻ phát triển toàn diện các lĩnh vực đó. Như vậy, giờ hoạt động góc được phát triển theo sự phong phú và mở rộng các mối quan hệ qua lại của trẻ với môi trường xung quanh, phản ánh sáng tạo độc đáo, sự tác động qua lại giữa trẻ với với trẻ một cách tích cực, tự nguyện. Hoạt động góc trở thành phương tiện để giáo dục không thể thiếu nhằm phát triển toàn diện nhân cách và trí tuệ cho trẻ ở trường mầm non. Hoạt động góc theo hướng lấy trẻ làm trung tâm hình thành ở trẻ kỹ năng chia sẻ, hợp tác, tính chủ động, sáng tạo. Hình thành những phẩm chất, năng lực cá nhân của con người mới trong xã hội hiện đại. Trường Mầm non thị trấn là trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1, do đó cơ sở vật chất, trang thiết bị và đồ dùng đồ chơi tương đối đầy đủ, đảm bảo và thuận tiện cho việc thực hiện các hoạt động vui chơi cho trẻ. Đội ngũ giáo viên dạy lớp 4 tuổi điểm trung tâm là những giáo viên lâu năm có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở 2
- lên, luôn tâm huyết với nghề, yêu mến học sinh và có kinh nghiệm trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Học sinh của 3 nhóm lớp mẫu giáo 4 tuổi điểm trung tâm trường Mầm non thị trấn Than Uyên với tổng số là 119 học sinh. Nhóm tác giả thấy trẻ rất thích hoạt động góc, khi chưa có sáng kiến bước đầu trẻ đã biết tham gia vào các vai chơi, biết thể hiện vai chơi, biết chơi cùng nhau... nhưng các cháu chơi còn rất rụt rè, chưa mạnh dạn tự tin khi nhập vai chơi, chưa đoàn kết, hợp tác và chia sẻ theo nhóm, trẻ chưa có thói quen nề nếp tốt khi lấy và cất đồ chơi... xuất phát từ thực tế hoạt động góc ở các nhóm lớp, giáo viên chưa thực sự chú ý đến việc tổ chức cho trẻ chơi có hiệu quả. Chính vì thế trẻ chưa phát huy được hết khả năng về tính tích cực, chủ động. Hoạt động vui chơi ở các lớp còn mang tính chất gò bó, áp đặt. Do vậy, nếu không tìm giải pháp mới, không cải tiến, đổi mới cách tổ chức hoạt động góc sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách của trẻ. Vậy tổ chức tốt hoạt động góc cho trẻ chính là giáo viên đã tổ chức tốt “Cuộc sống” cho trẻ. Vừa giải quyết tốt nhiệm vụ học tập vừa đem đến cho trẻ niềm say mê, hứng thú, tích cực, chủ động và sáng tạo. Nhưng tổ chức hoạt động góc thế nào để cho trẻ hứng thú, sáng tạo... đó là điều mà nhóm tác giả phải suy nghĩ và trăn trở, nên đã đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu và áp dụng giải pháp “Một số giải pháp rèn kỹ năng chơi hoạt động góc theo hướng lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 4 tuổi điểm trung tâm, trường Mầm non thị trấn Than Uyên”. 1.2. Mục đích Áp dụng giải pháp rèn kỹ năng chơi hoạt động góc theo hướng lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 4 tuổi điểm trung tâm, trường Mầm non thị trấn Than Uyên, nhằm các mục đích sau: Tạo được môi trường hoạt động góc gần gũi, mới mẻ mà thân thiện với trẻ, giúp trẻ tự nhiên thoải mái, thích hoạt động. Tạo ra đồ dùng đồ chơi đa dạng, phong phú về các nguyên vật liệu và chủng loại. Giúp giáo viên linh hoạt, sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động góc. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ của lớp và của nhà trường. Hình thành ở trẻ một thế hệ trẻ tương lai năng động, sáng tạo, biết hợp tác, 3
- chia sẻ đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội. Nâng cao nhận thức của phụ huynh, cùng quan tâm, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. 2. Phạm vi triển khai thực hiện Triển khai thực hiện trên 3 lớp với tổng số 119 học sinh mẫu giáo 4 tuổi điểm trung tâm trường Mầm non thị trấn Than Uyên. 3. Mô tả sáng kiến 3.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến Giải pháp 1: Xây dựng môi trường hoạt động góc Ưu điểm: Đã bố trí đủ các góc chơi tương đối thuận lợi, trang trí và sắp xếp đồ dùng thuận tiện cho trẻ hoạt động. Hạn chế: Việc xây dựng môi trường hoạt động góc không theo một nguyên tắc nhất định, các góc được trang trí từ đầu năm đến cuối năm nên dễ gây nhàm chán cho trẻ; các hoạt động tĩnh chưa xa những hoạt động động (Góc ồn ào như phân vai, xây dựng chưa xa góc yên tĩnh thư viên, tạo hình...) nên trẻ dễ bị mất tập trung, trong khi chơi trẻ di chuyển đến các góc chơi chưa thuận tiện, chưa linh hoạt và chưa liên kết giữa các góc với nhau. Trẻ chưa được phát huy ý tưởng, chưa được tham gia trang trí cùng cô... Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch Ưu điểm: Giáo viên xây dựng kế hoạch một cách xuyên suốt từ đầu đến cuối theo từng chủ đề. Giáo viên thực hiện theo kế hoạch đã được lập ra ngay từ đầu nội dung các góc phù hợp với chủ đề. Hạn chế: Việc xây dựng kế hoạch như vậy luôn có sự lặp lại chưa mở rộng các góc chơi, vai chơi, chưa xuất phát từ nhu cầu, hứng thú của trẻ. Trẻ luôn thực hiện một cách áp đặt, dập khuôn, chưa tự nguyện. Giải pháp 3: Làm đồ dùng đồ chơi cho hoạt động góc Ưu điểm: Việc làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ chơi ở các góc đã được chú trọng. Mỗi góc chơi đều có đầy đủ đồ dùng, đồ chơi đặc trưng riêng. Đồ dùng đồ chơi tương đối phong phú. 4
- Hạn chế: Đồ dùng đồ chơi chưa sáng tạo. Mới chỉ là cô làm, chưa có sự cùng làm của trẻ. Nên trẻ chưa biết quý trọng và giữ gìn đồ chơi. Giải pháp 4: Cho trẻ chơi hoạt động góc Ưu điểm: Đến giờ hoạt động góc cho trẻ thực hiện theo đúng thời gian quy định và theo các bước: thỏa thuận vai chơi, cho trẻ chơi, kết thúc chơi. Hạn chế: Trẻ chơi gò bó ở một góc, chưa thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ, chưa phát huy được tính sáng tạo... Giải pháp 5: Phối hợp với phụ huynh Ưu điểm: Đã tuyên truyền phối hợp với phụ huynh trong việc ủng hộ các phế liệu làm đồ dùng đồ chơi và kết hợp với giáo viên làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ. Hạn chế: Công tác phối hợp với phụ huynh mới chỉ dừng lại ở việc làm đồ dùng đồ chơi và ủng hộ phế liệu làm đồ dùng đồ chơi. Chưa biết kết hợp phụ huynh cung cấp hiểu biết cho trẻ về ngành nghề phụ huynh làm. Vì áp dụng các giải pháp cũ có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Nên kết quả cuối năm học trước đạt được là chưa cao, cụ thể: Tháng 3/2018 TT Nội dung khảo sát Tông Đạt Chưa đạt số Số Số Tỷ lệ Tỷ lệ lượng lượng Trẻ chủ động nhận góc chơi, vai chơi, có kỹ năng 1 119 73 61,3% 46 38,7% chơi và hứng thú tham gia hoạt động góc. Trẻ thể hiện ý tưởng khi 2 119 63 53% 56 47% chơi Biết thể hiện vai chơi, 3 sáng tạo trong khi chơi và 119 61 51,2% 58 48,7% biết hợp tác với bạn bè. 5
- Trẻ tự giải quyết vấn đề 4 119 68 57,1% 51 42,9% khi chơi 5 Biết cất dọn đồ chơi 119 92 77,3% 27 22,7% Bảng 1: Bảng đánh giá kết quả khảo sát kỹ năng tham gia hoạt động góc của trẻ thời điểm tháng 3/2018. Qua kết quả khảo sát ở trên nhóm tác thấy trẻ thể hiện ý tưởng khi chơi đạt kết quả còn thấp; vẫn còn trẻ chưa sáng tạo khi chơi và chưa biết chia sẻ, hợp tác với bạn; một số trẻ chưa biết giải quyết vấn đề khi gặp phải... do vậy chất lượng chơi hoạt động ở các góc của trẻ chưa được cao và nguyên nhân đó là: Việc xây dựng kế hoạch vẫn còn mang tính chất dập khuôn, áp đặt; Tạo môi trường và bố trí góc chơi không chú ý đến không gian của lớp, công tác làm đồ dùng đồ chơi mang tính sáng tạo, chưa có sự góp sức của trẻ; việc phối hợp với phụ huynh mới chỉ là hình thức... Vì vậy, để nâng cao chất lượng, hiệu quả cho việc rèn kỹ năng chơi hoạt động góc cho trẻ được tốt hơn, nhóm tác giả thấy việc cần đổi mới ở các nội dung, giải pháp trên là cần thiết. 3.2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến 3.2.1. Tính mới, sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ * Tính mới: Với đề tài “Một số biện pháp rèn kỹ năng chơi hoạt động góc theo hướng lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 4 tuổi điểm trung tâm, trường Mầm non thị trấn Than Uyên” mà nhóm tác giả đã lựa chọn và nghiên cứu, lần đầu tiên áp dụng tại điểm trung tâm trường mầm non thị trấn Than Uyên, có những tính mới sau: Trẻ hứng thú và sáng tạo khi môi trường ở các góc gần gũi, thân thiện và mới mẻ với trẻ. Ngoài ra góc thư giãn cũng giúp trẻ nghỉ ngơi một cách thoải mái. Trẻ được tự do lựa chọn nội dung chơi ở các góc, do vậy mà việc xây dựng kế hoạch phát huy được tính tích cực, tính tự nguyện, sáng tạo và hứng thú của trẻ. Tạo ra đồ dùng đồ chơi đa dạng, phong phú về các nguyên vật liệu và chủng loại. 6
- Thăm quan để tích lũy thêm những hiểu biết cho trẻ cũng đem lại hiệu quả nhất định khi trẻ tham ra vào hoạt động góc. Tổ chức hoạt động góc thỏa mãn nhu cầu, phát huy tính sáng tạo của trẻ. Hình thành ở trẻ một thế hệ trẻ tương lai năng động, sáng tạo, biết hợp tác, chia sẻ đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phối kết hợp cùng phụ huynh tham gia nộp sách truyện, nguyên vật liệu cùng làm đồ dùng đồ chơi. Hoặc nhờ phụ huynh hướng dẫn trẻ những công việc chính của ngành nghề mà phụ huynh đang làm để trẻ có thể trải nghiệm các công việc đó vào các vai chơi một cách tốt nhất... * Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ Giải pháp cũ Giải pháp mới Giải pháp 1: Xây dựng môi trường Giải pháp 1: Tạo môi trường hoạt động góc hoạt động góc cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, xây dựng góc bé nghỉ ngơi thư giãn Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch hoạt động hoạt động góc góc dựa trên ý tưởng của trẻ Giải pháp 3: Làm đồ dùng đồ cho Giải pháp 3: Cô và trẻ cùng chuẩn bị hoạt động góc nguyên vật liệu, làm đồ dùng đồ chơi cho hoạt động góc Giải pháp 4: Tổ chức thăm quan giúp trẻ trải nghiệm thực tế để tích lũy hiểu biết, kinh nghiệm Giải pháp 5: Tổ chức cho trẻ chơi Giải pháp 5: Tổ chức hoạt động góc thỏa hoạt động góc mãn nhu cầu, phát huy tính sáng tạo của trẻ Giải pháp 6: Phối kết hợp với phụ Giải pháp 6: Đa dạng hóa các hình thức huynh tuyên truyền, phối kết hợp cùng phụ huynh nâng cao chất lượng giờ hoạt động góc 7
- 3.2.2. Các giải pháp mới áp dụng Năm học 2018-2019 nhóm tác giả đã cải tiến những giải pháp cũ, áp dụng các giải pháp mới cụ thể như sau: Giải pháp 1: Tạo môi trường hoạt động góc cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, xây dựng góc bé nghĩ ngơi thư giãn Môi trường giáo dục là tổ hợp những điều kiện tự nhiên, xã hội cần thiết trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non. Tạo môi trường hoạt động góc phù hợp góp phần thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ, kích thích, lôi cuốn, hấp dẫn trẻ vào các góc chơi, vai chơi. Việc tạo môi trường góc chơi, xác định số lượng và loại hình các góc hoạt động phù hợp với không gian lớp học và số lượng trẻ trong lớp là một việc làm rất quan trọng. Tuỳ thuộc vào mỗi chủ đề nhóm tác giả dựa vào những vốn hiểu biết và kinh nghiệm của trẻ mà đưa ra số lượng góc chơi trong mỗi chủ đề phù hợp với sự hứng thú của trẻ. Ở năm học 2017-2018 nhóm tác giả trang trí các góc chơi cố định từ đầu đến cuối năm. Bố trí góc chơi chưa tách riêng những góc chơi ồn ào với góc chơi yên tĩnh. Ví dụ: Hình ảnh trang trí ở các góc chủ đề trường mầm non đến chủ đề động vật hay chủ đề giao quê hương, đát nước, Bác Hồ vẫn là một hình ảnh. Các góc ồn ào vẫn xen kẽ góc yên tĩnh... Thì sang năm học 2018-2019 này nhóm tác giả cải tiến xây dựng môi trường hoạt động góc luôn sinh động, gần gũi với trẻ. Thay hình ảnh trang trí ở các góc theo từng chủ đề có sự tham gia của trẻ Ví dụ: Ở chủ đề gia đình tranh ảnh trang trí ở các góc là hình ảnh người, cô và trẻ cùng tô vẽ, cắt dán; nhưng sang chủ đề động vật hình ảnh trang trí ở các góc được thay thế bằng hình ảnh các con vật ngộ nghĩnh trẻ vẫn trang trí cùng cô 8
- Ảnh 1:Trang trí góc âm nhạc theo chủ đề Ngoài ra nhóm tác giả còn bố trí các góc hoạt động hợp lí: Góc hoạt động cần yên tĩnh bố trí xa góc hoạt động ồn ào, góc thư viện, tạo hình ở những nơi nhiều ánh sáng Các góc hoạt động có “ranh giới” rõ ràng được kê xếp ngăn cách bằng các tủ góc, có lối đi cho trẻ di chuyển thuận tiện khi liên kết giữa các góc chơi. Sắp xếp các góc để có thể dễ dàng quan sát, giám sát được toàn bộ hoạt động của trẻ. Các góc được bày biện hấp dẫn. Có đồ chơi, học liệu và phương tiện đặc chưng cho từng góc. Đồ dùng, đồ chơi có giá đựng ngăn nắp, gọn gàng, để ở nơi trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ dùng, dễ cất. Đồ dùng, đồ chơi được trẻ bày, xếp vào tủ góc được thay đổi và bổ sung phù hợp theo từng chủ đề và với từng hoạt động góc... Ngoài ra bố trí thêm góc bé nghỉ ngơi thư giãn bằng các đồ dùng như xốp, gối, ghế đệm ngồi của người thái... để sau những lúc chơi mệt mỏi trẻ sẽ được nghỉ ngơi thư giãn một cách tốt nhất. 9
- Ảnh 2: Trẻ nghỉ ngơi thư giãn trong giờ hoạt động góc. Cô và trẻ cùng trang trí và xây dựng môi trường hoạt động góc đã tạo cho trẻ hứng thú và sáng tạo khi tham gia hoạt động góc, tạo điều kiện cho mỗi trẻ mở rộng quan hệ giao tiếp giúp trẻ tự tin, tích cực trong các hoạt động. Các góc đã trang trí theo hướng mở và theo ý tưởng của trẻ nên trẻ hứng thú hơn khi chơi ở các góc. Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch hoạt động góc dựa trên ý tưởng của trẻ. Muốn làm bất kỳ việc gì cũng cần có kế hoạch cụ thể. Việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ cũng vậy. Muốn hoạt động góc của trẻ trở nên hiệu quả hơn thì việc xây dựng kế hoạch phải được thực hiện tốt. Quá trình tổ chức hoạt động góc cho trẻ đòi hỏi giáo viên phải liên tục: Lập kế hoạch -> Thực hiện -> Đánh giá -> Điều chỉnh -> Lập kế hoạch cho thời gian tiếp theo để đáp ứng nhu cầu của trẻ. Do vậy việc xây dựng kế hoạch cần dựa trên ý tưởng, khả năng nhận thức của trẻ mới đạt được kết quả tốt nhất, mới nhìn thấy được sự tiến bộ hay không tiến bộ của trẻ để có biện pháp giáo dục hiệu quả. Như những năm học trước nhóm tác giả cũng lập kế hoạch, thực hiện, đánh giá, điều chỉnh nhưng chỉ điều chỉnh theo sự đánh giá của giáo viên mà chưa theo ý tưởng của trẻ. 10