Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_ren_ki_nang_viet_van.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5
- I. THÔNG TIN CHUNG 1. Tên sáng kiến: “Một số giải pháp rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5”. 2. Đồng tác giả: - Họ và tên: Thái Thị Thanh Năm sinh: 1965 Nơi thường trú: Khu 2 Thị trấn Than Uyên, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Tiểu học. Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường Tiểu học xã Hua Nà Điện thoại: 0986134638 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 33%. - Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Huyền Năm sinh: 1979 Nơi thường trú: Khu 5B Thị trấn Than Uyên, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Tiểu học. Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường Tiểu học xã Mường Cang Điện thoại: 01266064526 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 33%. - Họ và tên: Phạm Thị Mừng Năm sinh: 1971 Nơi thường trú: Xã Mường Cang, huyện Than Uyên , tỉnh Lai Châu. Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Tiểu học. Chức vụ công tác: Hiệu trưởng Nơi làm việc: Trường Tiểu học xã Mường Cang Điện thoại: 01668458064 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 34%. 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục Tiểu học. 4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Trong hai năm học 2015 - 2016; 2016 - 2017 1
- 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: - Tên đơn vị: Trường Tiểu học xã Hua Nà. Địa chỉ: Bản Phường - Hua Nà - Than Uyên - Lai Châu. Điện Thoại: 0986134638. - Tên đơn vị: Trường Tiểu học xã Mường Cang. Địa chỉ: Bản Nà khiết - Mường Cang - Than Uyên - Lai Châu. Điện Thoại: 01256 362 330. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến 1.1. Sự cần thiết của việc thực hiện sáng kiến Phân môn Tập làm văn là một trong những phân môn quan trọng trong môn Tiếng việt, vì các em có làm văn tốt thì mới có khả năng nói, viết tốt, diễn đạt lưu loát; thuyết phục được người nghe, người đọc. Đối với học sinh tiểu học, kĩ năng quan trọng của môn Tiếng việt cần đạt được là: nghe – nói - đọc - viết. Vì thế, dạy – học tập làm văn đòi hỏi giáo viên và học sinh phải biết tích hợp nhiều mảng kiến thức một cách toàn diện về khoa học, xã hội và vốn sống, vốn hiểu biết của người dạy, người học nên đây là một phân môn khó nhất trong chương trình học. Chất lượng môn Tiếng việt lớp 5, lớp cuối cấp bậc Tiểu học luôn luôn là điều trăn trở đối với các nhà quản lý giáo dục nói chung cũng như đối với người giáo viên dạy lớp 5 nói riêng. Chất lượng giáo dục phân môn Tập làm văn ở trường Tiểu học xã Mường Cang và trường Tiểu học xã Hua Nà, trong đó đặc biệt là chất lượng kiểu bài văn tả cảnh luôn được quan tâm hàng đầu trong sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, của giáo viên trực tiếp giảng dạy. Trong những năm gần đây chất lượng học tập phân môn Tập làm văn lớp 5 ở một số trường Tiểu học, đặc biệt là ở các trường Tiểu học vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn chưa thật sự cao, chưa đồng đều, không ổn định. Năm học 2016-2017 thực hiện Thông tư 22/2016/TT - BGDĐT bài kiểm tra viết môn Tiếng việt phần tập làm văn chiếm 70% (7/10 điểm). Qua các đợt khảo sát hàng tháng, định kỳ chất lượng bài tập làm văn của đa số học sinh chưa cao, đặc biệt 2
- là văn tả cảnh. Làm thế nào để nâng cao kĩ năng viết Tập làm văn nói chung, kĩ năng viết văn tả cảnh nói riêng ở trường Tiểu học? Chúng tôi tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu, khảo sát thực trạng chất lượng phân môn Tập làm văn (kiểu bài tả cảnh) lớp 5 ở trường tiểu học xã Hua Nà và trường tiểu học xã Mường Cang. Dưới đây là bảng kết quả chất lượng điểm học kì 1 và cuối năm học phần kiểm tra Tập làm văn lớp 5 trong 3 năm học gần đây: Tổng Điểm kiểm tra Điểm kiểm tra cuối Tổng số học kì I từ trung năm từ trung bình số Năm học Trường học bình trở lên trở lên học sinh sinh lớp 5 Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % TH xã Hua 77 65 84,4 77 72 93,5 Nà 2014-2015 TH xã 86 73 84,8 86 81 94,1 Mường Cang TH xã Hua 72 61 84,7 72 69 95,8 Nà 2015-2016 TH xã 98 84 85,7 98 93 95,9 Mường Cang TH xã Hua 58 50 86,2 Nà 2016-2017 TH xã 104 90 86,5 Mường Cang Trước các thực trạng về chất lượng giảng dạy và học tập phân môn Tập làm văn lớp 5 ở trường Tiểu học xã Hua Nà và trường Tiểu học xã Mường Cang huyện Than Uyên, với trách nhiệm là cán bộ quản lý, giáo viên đã thôi thúc chúng tôi phải quan tâm và có trách nhiệm về chất lượng này của môn Tiếng việt. Và đó cũng là lý do để chúng tôi đề xuất: “Một số giải pháp rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5”. 1.2. Mục đích của việc thực hiện sáng kiến 3
- Thời gian áp dụng sáng kiến: Trong hai năm học 2015 - 2016; 2016 - 2017 và các năm tiếp theo nhằm mục đích: Nâng cao kỹ năng viết bài văn tả cảnh đúng theo yêu cầu của đề bài, biết dùng từ ngữ hay, hình ảnh đẹp, biện pháp nghệ thuật hợp lí, bộc lộ cảm xúc. Ngoài ra, để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, thông qua đó giới thiệu cho bạn bè đồng nghiệp góp ý, tham khảo để vận dụng vào giảng dạy, bồi dưỡng lòng yêu thích môn Tiếng việt ở trường Tiểu học cho học sinh. Học sinh kiên trì, có hứng thú yêu thích học phân môn tập làm văn, từ đó giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước thông qua các cảnh miêu tả. Thay đổi sự nhận thức cho giáo viên, nâng cao chất lượng dạy - học phân môn Tập làm văn nói chung, kiểu bài văn tả cảnh nói riêng. 2. Phạm vi triển khai thực hiện Học sinh lớp 5A1- Trường Tiểu học xã Mường Cang, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 3 năm 2017. Học sinh lớp 5A2 - Trường Tiểu học xã Hua Nà, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 3 năm 2017. 3. Mô tả sáng kiến 3.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 3.1.1. Thực trạng chất lượng phân môn tập làm văn kiểu bài văn tả cảnh năm học 2015 - 2016, 2016 - 2017 a. Tình hình đội ngũ Trường Tiểu học xã Hua Nà và trường Tiểu học xã Mường Cang có 61 giáo viên Tiểu học, trong đó nữ có 54 giáo viên (chiếm tỷ lệ 88,5%), dân tộc có 7 giáo viên (chiếm tỷ lệ 11,4%); đa số giáo viên trẻ khỏe, nhiệt tình (số giáo viên trong độ tuổi dưới 40 tuổi chiếm tỷ lệ 21,3%). Nhìn chung chất lượng đội ngũ cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của ngành. Ngay từ đầu năm học, nhà trường tiến hành khảo sát năng lực giáo viên, lựa chọn bố trí giáo viên phù hợp với năng lực; chú trọng lựa chọn đội ngũ giáo viên có năng lực về chuyên môn để bố trí dạy lớp 5. Giáo viên nhận lớp khảo sát 4
- chất lượng và cam kết chất lượng với nhà trường. Công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ đã được chú trọng. Nhiều cán bộ, giáo viên năng động, nhiệt tình, có nghiệp vụ chuyên môn vững vàng. Tỉ lệ cán bộ, giáo viên có trình độ chuẩn trở lên đạt 100%, trong đó trên chuẩn đạt 80,4%. Bảng 1: Tình hình đội ngũ giáo viên chia theo độ tuổi Chia theo độ tuổi Từ Từ Từ Từ Từ Từ Tổng số Dưới 30 30-35 36-40 41-45 46-50 51-55 56-60 SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % Giáo viên 61 02 3,2 11 18,0 24 39,7 13 21,3 7 11,4 4 6,4 + Nữ 54 02 3,7 8 14,8 22 40,9 11 20,3 7 12,9 4 7,4 + Dân tộc 7 0 0 01 14,2 3 43,2 01 14,2 1 14,2 1 14,2 + Nữ dân tộc 7 0 0 01 14,2 3 43,2 01 14,2 1 14,2 1 14,2 + Đảng viên 33 01 3,0 5 15,1 17 51,8 6 18,1 1 3,0 3 9,0 Bảng 2: Tình hình đội ngũ giáo viên chia theo trình độ Trình độ đào tạo Giáo viên đạt chuẩn Trung Trên Dưới Tổng số Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Đạt chuẩn cấp chuẩn chuẩn SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % Giáo viên 61 26 42,7 23 37,7 12 19,6 49 80,4 12 19,6 + Nữ 54 21 38,8 22 40,9 11 20,3 43 79,7 11 20,3 + Dân tộc 7 3 42,8 4 57,2 0 0 7 100 0 0 + Nữ dân tộc 7 3 42,8 4 57,2 0 0 7 100 0 0 + Đảng viên 33 12 36,3 13 39,5 8 24,2 25 75,8 8 24,2 b. Tình hình học sinh Trường Tiểu học xã Mường Cang và trường Tiểu học xã Hua Nà có 8 lớp/162 học sinh lớp 5 (Năm học 2015-2016), trong đó học sinh dân tộc chiếm tỷ lệ 91,2%, đa 5
- số học sinh đang học lớp 5 năm trong độ tuổi 11 tuổi. Nhìn chung học sinh đã có ý thức học tập nhưng vốn sống, hứng thú học tập, kĩ năng quan sát, tìm ý, dùng từ đặt câu, sử dụng biện pháp nghệ thuật, bộc lộ cảm xúc chưa cao. Cụ thể chúng tôi tiến hành khảo sát 2 lớp của hai trường kết quả như sau: Bảng 3: Bảng thống kê khảo sát chất lượng trước khi áp dụng sáng kiến (Bài văn tả cảnh) Kết quả khảo sát Sử dụng Vốn sống, hứng Kĩ năng quan sát, Biện pháp nghệ TS Dùng từ đặt câu Năm học Lớp thú học văn tìm ý thuật, bộc lộ cảm HS xúc Hoàn Chưa Hoàn Chưa Hoàn Chưa Chưa Có thành hoàn thành hoàn thành hoàn có trở lên thành trở lên thành trở lên thành 5A1 - TH 16 14 17 11 22 6 14 14 Mường 28 đạt chiếm đạt chiếm đạt chiếm đạt chiếm Cang 57,1% 42,9 % 60,1% 39,9% 78,5% 21,5 % 50 % 50 % 2015-2016 11 7 12 6 14 4 8 10 5A2 - TH 18 đạt chiếm đạt chiếm đạt chiếm đạt chiếm Hua Nà 61 % 39 % 66 % 34 % 78 % 22 % 44 % 56 % 5A1 - TH 17 10 18 9 22 5 14 13 Mường 27 đạt chiếm đạt chiếm đạt chiếm đạt chiếm 2016-2017 Cang 63 % 37 % 66 % 34 % 81% 19 % 52 % 48 % (Đầu năm) 12 6 13 5 15 3 9 9 5A2 - TH 18 đạt chiếm đạt chiếm đạt chiếm đạt chiếm Hua Nà 66,6 % 33,4 % 72,2 % 27,8 % 83,3 % 16,7 % 50 % 50 % Qua bảng thống kê trên, nhóm tác giả thấy bài viết văn tả cảnh của một số học sinh chưa đạt được những kĩ năng cơ bản cần thiết như: Số học sinh ít vốn sống, chưa có hứng thú học văn năm học 2015 -2016 còn 21/45 em chiếm 46,6%; kĩ năng quan sát tìm ý còn 17/45 em chiếm 37,7 %. Đa số các em đã biết dùng từ đặt được câu nhưng vẫn còn học sinh đặt câu chưa đúng ngữ pháp (10/45 em chiếm 22,2%), đặc biệt rất ít học sinh viết được câu văn hay, có hình ảnh, sử dụng biện pháp nghệ thuật, bộc lộ cảm xúc (22/45 em đạt 48,8%) dẫn đến chất lượng phân môn tập làm văn chưa cao so với các phân môn Tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, .... Vì thế, chất lượng môn Tiếng việt chưa cao so với môn Toán, Lịch sử - Địa lý, Khoa học. Nguyên nhân chính dẫn đến chất lượng học phân môn tập làm văn kiểu bài văn tả cảnh chưa cao là do: Đối với giáo viên: 6
- Cách dạy tập làm văn tả cảnh của một số giáo viên còn gò bó, ít chú ý đa dạng hóa các câu hỏi gợi mở, chưa biết chia nhỏ câu hỏi gợi ý, thêm câu hỏi dẫn dắt cho mở đoạn, kết đoạn; ít chú trọng rèn kĩ năng viết được đoạn văn diễn đạt sinh động, có hình ảnh, giàu cảm xúc; chưa linh hoạt trong việc sử dụng các hình thức dạy học, chưa gây được hứng thú cho học sinh trong học tập; ít huy động được vốn sống của các em; ngại dạy tập làm văn, nhất là văn tả cảnh. Việc hướng dẫn học sinh khi quan sát, kết hợp các giác quan, cách ghi chép chọn lọc chi tiết, lập dàn ý; kĩ năng viết câu văn, đoạn văn, bài văn tả cảnh; còn áp đặt theo khuôn mẫu, chưa biết cách dẫn dắt gợi mở, tạo nguồn cảm hứng, khơi dậy sự suy nghĩ tìm tòi sáng tạo, mở rộng vốn từ, lựa chọn từ ngữ phù hợp với cảnh miêu tả; chưa biết vận dụng quan điểm dạy học tích hợp trong khi dạy các môn học để vận dụng trong dạy văn tả cảnh. Khi nhận xét, chữa bài cho học sinh còn lúng túng, ít hiệu quả. Việc phân loại lỗi; tổ chức cho học sinh sửa lỗi thường mắc phải như: lỗi chính tả, dùng từ, câu chưa đúng ngữ pháp, đoạn văn chưa đảm bảo sự liên kết, lỗi về bố cục, lỗi về sử dụng biện pháp nghệ thuật chưa đúng để hướng dẫn học sinh sửa lỗi; hướng dẫn học sinh sửa lỗi đôi khi còn áp đặt, gò bó, chưa linh hoạt, tiết học chưa sôi nổi. Số lượng học sinh được tương tác với nhau chưa nhiều. Đối với học sinh: Chất lượng viết văn đầu năm chưa cao, đặc biệt văn tả cảnh còn nhiều hạn chế còn 25/ 45 = 55,5% còn mắc các lỗi như: viết câu văn chưa đúng ngữ pháp, đoạn văn chưa chặt chẽ, bố cục chưa đảm bảo, sử dụng từ ngữ hay, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh, liên tưởng vào bài viết tả cảnh chưa nhiều. Các em còn thiếu khả năng tích hợp các kiến thức, kĩ năng đã học trong môn Tiếng Việt và các môn học khác (Âm nhạc, Mĩ thuật, Lịch sử - Địa lý, Khoa học, ...) vào học phân môn tập làm văn kiểu bài văn tả cảnh (Ví dụ: những bức vẽ về đề tài thiên nhiên trong môn Mĩ thuật cũng giúp học sinh rèn kĩ năng quan sát trí tưởng tượng phong phú cảm nhận tinh tế về màu sắc). Một số em chưa thực sự yêu thích phân môn tập làm văn đặc biệt là kiểu bài văn tả cảnh. Vốn sống của các em còn hạn chế, ít có thói quen tìm hiểu cảnh vật 7
- xung quanh để miêu tả, nhận xét, bộc lộ rung cảm. Việc lựa chọn từ ngữ để miêu tả còn lúng túng, chưa sát thực tế (gọi tên sự vật, so sánh, liên tưởng chưa hợp lí). Để rèn kỹ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5, chúng tôi áp dụng các giải pháp cũng như cách thực hiện như sau: Giải pháp thứ nhất: Bồi dưỡng vốn sống, hứng thú học tập làm văn Cách thực hiện: Trong các tiết học: Tập đọc, Luyện từ và câu, Tự nhiên và xã hội, ... bước đầu đã biết huy động vốn sống trong thực tế cuộc sống của học sinh. Giải pháp thứ hai: Rèn kĩ năng viết văn cho học sinh Cách thực hiện: Dạy theo trình tự của sách giáo khoa, hướng dẫn các em lựa chọn từ ngữ tả cảnh tương đối phù hợp; rèn kĩ năng viết câu đúng ngữ pháp, viết đoạn văn, bài văn theo bố cục; bước đầu hướng dẫn các em sử dụng biện pháp nghệ thuật, bộc lộ cảm xúc khi viết văn tả cảnh. Giải pháp thứ ba: Nhận xét, chữa bài, sửa lỗi Cách thực hiện: Chúng tôi tiến hành nhận xét chung bài viết của học sinh; hướng dẫn học sinh sửa lỗi cơ bản về câu, từ, bố cục. 3.1.2. Ưu điểm, nhược điểm của các giải pháp đã thực hiện Ưu điểm: Giải pháp thứ nhất: Một số tiết học: Tập đọc, Luyện từ và câu, Lịch sử - Địa lý, Khoa học, ... giáo viên bước đầu đã hướng dẫn học sinh huy động vốn sống trong thực tế, thay đổi hình thức tổ chức dạy học tương đối phù hợp. Giải pháp thứ hai: Giáo viên hướng dẫn các em lựa chọn từ ngữ tả cảnh tương đối phù hợp; rèn kĩ năng viết câu đúng ngữ pháp, viết đoạn văn, bài văn theo bố cục; bước đầu hướng dẫn một số em sử dụng biện pháp nghệ thuật, bộc lộ cảm xúc khi viết văn tả cảnh. Giải pháp thứ ba: Giáo viên nhận xét, sửa chữa chung bài viết của học sinh; hướng dẫn học sinh sửa một số lỗi về câu, từ, bố cục. Nhược điểm: Giải pháp thứ nhất: Chưa huy động được vốn sống của các em nhiều em còn ngại học văn, ít có thói quen đọc sách, cách lựa chọn sách đọc chưa hợp lí ít có nội dung văn học. Các em thường giao tiếp bằng ngôn ngữ dân tộc mình (Thái, Mông) hay nói trống không, vốn sống bị bó hẹp. 8
- Giải pháp thứ hai: Một số giáo viên chưa biết cách hướng dẫn học sinh quan sát, tìm ý trước khi viết văn tả cảnh; chưa biết vận dụng quan điểm dạy học tích hợp trong khi dạy các môn học để vận dụng trong dạy văn tả cảnh. Một số học sinh còn lúng túng khi viết văn, viết câu văn chưa đúng ngữ pháp, đoạn văn chưa chặt chẽ, logic, bố cục chưa đảm bảo; Ít sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi viết văn tả cảnh. Khả năng tích hợp các kiến thức, kĩ năng đã học trong các phân môn Tiếng Việt và các môn học khác (môn Khoa học; Lịch sử - Địa lý; Âm nhạc; Mỹ thuật, ...) vào học phân môn tập làm văn chưa nhiều. Giải pháp thứ ba: Việc vận dụng nhận xét, lỗi cho học sinh của một số giáo viên chưa còn chung chung, áp đặt, gò bó, chưa linh hoạt, chưa chú ý cho học sinh tự sửa lỗi, sự tương tác giữa thầy với trò; trò với trò còn chưa nhiều. 3.2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến 3.2.1. Tính mới của sáng kiến Thay đổi sự nhận thức của giáo viên các lớp dưới trong việc dạy học Tiếng Việt nói chung, phân môn Tập làm văn nói riêng; giáo viên linh hoạt trong giảng dạy, tiết học nhẹ nhàng, hiệu quả. Huy động, bồi dưỡng vốn sống, hứng thú học văn; học sinh được trải nghiệm thực tế cuộc sống, hòa mình với thiên nhiên thêm yêu quê hương đất nước qua cảnh được miêu tả. Nâng cao kĩ năng quan sát, tìm ý; mở rộng vốn từ, lựa chọn từ ngữ miêu tả phù hợp với đối tượng tả; rèn kĩ năng viết câu văn, xây dựng đoạn văn, bài văn; sử dụng biện pháp nghệ thuật, bộc lộ cảm xúc khi viết văn tả cảnh; biết vận dụng, tích hợp kiến thức các phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu vào quá trình viết văn. Học sinh hệ thống được lỗi và sửa lỗi trong viết văn tả cảnh, hứng thú học tập làm văn. Áp dụng các biện pháp của sáng kiến thời gian dạy học buổi 2 giảm 5 tiết, chất lượng học tập kiểu văn bài tả cảnh trong phân môn Tập làm văn lớp 5 được nâng lên rõ rệt. 3.2.2. Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ 9
- Giải pháp cũ Giải pháp mới Giải pháp thứ nhất: Bồi dưỡng vốn Giải pháp thứ nhất: Bồi dưỡng vốn sống, hứng thú học tập làm văn sống, hứng thú học tập làm văn * Ưu điểm: Một số tiết học: Tập đọc, Huy động, bồi dưỡng, tích lũy Luyện từ và câu, Lịch sử - Địa lý, Khoa vốn sống cho các em thông qua việc học, ... giáo viên bước đầu đã hướng dẫn trải nghiệm thực tế cuộc sống, các em học sinh huy động vốn sống trong thực tế, được hòa mình với thiên nhiên, tự tin thay đổi hình thức tổ chức dạy học tương trong giao tiếp tiếng Việt. Từ đó thêm đối phù hợp. yêu quê hương đất nước qua cảnh được miêu tả.; có kĩ năng ứng xử, thái * Nhược điểm: Chưa huy động được độ đúng đắn với cảnh vật xung quanh. vốn sống của các em nhiều em còn ngại Nhiều em hứng thú đọc sách, học văn, ít có thói quen đọc sách, cách biết lựa chọn sách có nội dung văn học lựa chọn sách đọc chưa hợp lí ít có nội để đọc, các em không còn ngại học dung văn học. Các em thường giao tiếp Tập làm văn nói chung, kiểu bài văn tả bằng ngôn ngữ dân tộc mình (Thái, cảnh nói riêng. Đa số các em đã giao Mông) hay nói trống không, vốn sống bị tiếp bằng tiếng Việt với bạn bè, thầy bó hẹp. cô giáo khi ở trên lớp. Từ đó giúp học sinh học tốt môn học Tiếng Việt và các môn học khác, các em thêm yêu thích tiếng Việt. Giải pháp thứ hai: Rèn kĩ năng viết Giải pháp thứ hai: Rèn kĩ năng viết văn cho học sinh văn cho học sinh * Ưu điểm: Giáo viên hướng dẫn Chúng tôi thực hiện tốt việc các em lựa chọn từ ngữ tả cảnh tương hướng dẫn học sinh cách quan sát, ghi đối phù hợp; rèn kĩ năng viết câu đúng chép điều mình quan sát được một ngữ pháp, viết đoạn văn, bài văn theo cách có hệ thống để lập được dàn ý. bố cục; bước đầu hướng dẫn một số em Học sinh có kĩ năng quan sát, tìm ý; mở sử dụng biện pháp nghệ thuật, bộc lộ rộng vốn từ, lựa chọn từ ngữ miêu tả 10