Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt bài vẽ trang trí
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt bài vẽ trang trí", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_lop_4_h.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt bài vẽ trang trí
- I. THÔNG TIN CHUNG 1. Tên sáng kiến: “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt bài vẽ trang trí”. 2. Đồng tác giả: 1. Họ và tên: LÊ THỊ THƯƠNG Năm sinh: 1983 Nơi thường trú: Khu 6 - Thị trấn Than Uyên - huyện Than Uyên - tỉnh Lai Châu. Trình độ chuyên môn: Đại học Mĩ Thuật Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường Tiểu học xã Mường Kim Điện thoại: 0936 114 839 Tỉ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 40% 2. Họ và tên: ĐÀO VIẾT TIẾN Năm sinh: 1983 Nơi thường trú: Khu 6 - Thị trấn Than Uyên - huyện Than Uyên - tỉnh Lai Châu. Trình độ chuyên môn: Đại học Mĩ Thuật Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường Tiểu học xã Mường Cang Điện thoại: 0982 671 636 Tỉ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 30% 3. Họ và tên: HÀ THỊ NINH GIANG Năm sinh: 1984 Nơi thường trú: Bản Nà Khiết- xã Mường Cang- huyện Than Uyên- tỉnh Lai Châu. Trình độ chuyên môn: TC Mĩ thuật Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường Tiểu học xã Mường Kim Điện thoại: 0975 715 855 Tỉ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 30% 1
- 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn giảng dạy. 4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 20 tháng 8 năm 2018 đến ngày 22 tháng 3 năm 2019. 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: 1. Tên đơn vị: Trường Tiểu học xã Mường Kim. Địa chỉ: Chiềng Ban xã Mường Kim - huyện Than Uyên - tỉnh Lai Châu. Điện thoại: 0936 114 839 2. Tên đơn vị: Trường Tiểu học xã Mường Cang. Địa chỉ: Nà Khiết xã Mường Cang - huyện Than Uyên - tỉnh Lai Châu. Điện thoại: 0982 671 636 II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến. 1.1. Sự cần thiết. Trang trí là nghệ thuật làm đẹp. Trang trí góp phần tô điểm, trang hoàng và làm sống động mọi đồ vật, không gian, làm cho cuộc sống tinh thần con người thêm phong phú. Để học sinh học tốt bài vẽ trang trí, một trong những yêu cầu cần đặt ra là: giáo viên phải củng cố, áp dụng, vận dụng và ứng dụng các phương pháp dạy học linh hoạt, đa dạng để truyền tải kiến thức bài học tới học sinh giúp các em nắm được kiến thức bài vẽ trang trí có tính bền vững. Quá trình luyện tập thực hành giúp học sinh củng cố, khắc sâu, mở rộng kiến thức, vì vậy giáo viên cần đảm bảo: Sự thống nhất giữa kiến thức và kĩ năng thực hành cho học sinh, tổ chức cho học sinh luyện tập thực hành phù hợp với mục tiêu bài học. Khéo léo kết nối kiến thức bài vẽ trang trí cũ với kiến thức bài trang trí mới cùng với kinh nghiệm, sự hiểu biết của học sinh trong thực tiễn cuộc sống hằng ngày. Nội dung luyện tập thực hành phải gắn với thực tế. Tổ chức luyện tập thực hành một cách có hệ thống, đi từ mức thấp đến cao dần, hoạt động phù hợp với khả năng, trình độ nhận thức của học sinh. Trong đó, cần tập cho học sinh vận dụng những kiến thức đã học để áp dụng vào thực tế phù hợp, góp phần tham gia và thực hiện trang trí những vật dụng, đồ dùng ... trong cuộc sống hằng ngày theo chiều hướng tốt 2
- đẹp hơn. Giúp học sinh nhìn nhận cái đẹp, có cái nhìn thẩm mĩ, thực hiện bài vẽ một cách hoàn thiện theo mục tiêu bài đề ra, bài vẽ sáng tạo, nâng cao kĩ năng thực hành, có thể thực hiện một vài cách trang trí ứng dụng đơn giản vào thực tế cuộc sống hằng ngày. Tạo hứng thú trong quá trình học tập. Hình thức luyện tập thực hành luôn đa dạng và phong phú. Chất lượng và hiệu quả của việc dạy – học bài vẽ trang trí tốt hay không là quá trình hình thành ở học sinh những kiến thức: màu sắc, họa tiết, bố cục trang trí, sắp xếp họa tiết... với kết quả học tập của năm học trước, năm học này chúng tôi đã khảo sát chất lượng bài vẽ trang trí của học sinh với các lớp: * Khảo sát chất lượng học sinh: Ngày 20/8/2018 Biết thực hiện Hoàn thành Tổng Hoàn thành trang trí ứng tốt bài Trường số bài trang trí dụng đơn giản Lớp trang trí HS vào thực tiễn Tiểu học xã 4A1 36 5/36 = 13,8% 29/36 = 80,6% 2/36 = 5,6% Mường Cang Tiểu học xã 4A2 26 3/26 = 11,5% 22/26 = 84,6% 1/26 = 3,9% Mường Kim Tiểu học xã 4A10 25 2/25 = 8% 22/25 = 88% 1/25 = 4% Mường Kim Qua bảng khảo sát chất lượng và quá trình dạy học năm trước chúng tôi nhận thấy còn những điểm hạn chế và bất cập như: Đối với giáo viên: Giáo viên truyền tải đầy đủ nội dung bài nhưng chưa chú ý đến tính thực tiễn của nội dung bài học có gần với nhu cầu thiết thực của các em hay không nên bài học dễ gây cảm giác nhàm chán tới học sinh. Giáo viên mới chỉ áp dụng các phương pháp dạy học như quan sát, vấn đáp, luyện tập thực hành, hình thức tổ chức dạy học chung cả lớp. Các phương pháp tổ chức quen thuộc này giúp giáo viên đảm bảo thời gian dạy học, dễ quản lý, bao quát, theo dõi học sinh, chưa gây được hứng thú tới các em. Giáo viên dạy đúng hệ thống các bài học theo trật tự đã quy định khó quan tâm đến từng đối tượng học sinh xem các em tiếp thu kiến thức thế nào, vừa khả năng học của các em không, có khắc sâu, mở rộng được kiến thức tương ứng hay không. Học sinh tiếp thu bài học một cách thụ 3
- động, kiến thức tiếp thu được nhưng thiếu tính bền vững. Giáo viên quan tâm tới học sinh hoàn thành bài vẽ trên lớp mà chưa chú ý đến tính tích cực của học sinh, phát triển khả năng tư duy, sáng tạo trong bài vẽ trang trí. Đối với học sinh: Chưa nhớ và hiểu thuật ngữ bài trang trí: Họa tiết, cách điệu họa tiết, đơn giản họa tiết, đối xứng... Các kĩ năng, kĩ sảo thực hành chung còn mau nhớ chóng quên cách chọn và vẽ họa tiết, cách sắp xếp họa tiết, cách sử dụng màu. Học sinh ít tiếp xúc với thế giới muôn màu muôn vẻ nên bài vẽ đôi khi còn sao chép, chưa phong phú, ý tưởng sáng tạo không cao. Việc cập nhật công nghệ thông tin hạn chế, khám phá thế giới môi trường xung quanh không đa dạng nên khả năng hình dung, ghi nhớ các hình ảnh, đồ vật, sự vật, mọi hoạt động xung quanh phục vụ cho việc học tập đạt hiệu quả không cao. Mong muốn thưởng thức cái đẹp còn chưa cao nên các em không có ý thức hay muốn vận dụng những kiến thức đã học của bài trang trí vào thực tiễn cuộc sống hằng ngày. Học sinh chưa tích cực tham gia các hoạt động học tập. Học sinh học tập một cách thụ động, hoàn thành bài luyện tập thực hành theo mục tiêu yêu cầu đề ra nhưng bài vẽ chưa phong phú, chưa phát huy trí tưởng tượng, sự sáng tạo. Sự tập trung chú ý của học sinh còn hạn chế, chưa thể tập trung lâu dài, dễ bị phân tán, thiếu tính bền vững nên kết quả thu nhận kiến thức, khả năng luyện tập thực hành mau nhớ nhưng cũng chóng quên, thiếu tính bền vững. Rụt rè, nhút nhát nên gặp khó khăn trong biểu đạt ý kiến cá nhân trước tập thể. Thích học vẽ nhưng chưa say mê với các bài vẽ trang trí. Bên cạch những mặt hạn chế đó, chúng tôi có điều kiện thuận lợi như: Ban giám hiệu nhà trường luôn luôn tạo điều kiện thuận giúp giáo viên bộ môn chuyên cũng như môn mĩ thuật trong quá trình dạy học như: Dự giờ giúp đỡ chuyên môn, tạo cơ hội khi đưa ra những sáng kiến dạy học mới. Cơ sở vật chất dạy học đảm bảo như: Phòng học thoáng rộng, bàn ghế đảm bảo phù hợp lứa tuổi, đầy đủ chỗ ngồi cho học sinh. Hệ thống ánh sáng đảm bảo. Không khí trong lành, môi trường xung quanh lớp học luôn xanh – sạch – đẹp. Với những tác động đó, phát huy cuộc vận động đổi mới phương pháp dạy 4
- học với nhiều hình thức khác nhau như: “lấy học sinh làm trung tâm”, “phát huy tính tích cực của học sinh”, “phương pháp dạy học tích cực”, “tổ chức hoạt động cho học sinh”... Hình thành kiến thức cho học sinh dựa vào kiến thức các em đã biết và tiếp thu được, giúp học sinh củng cố, khắc sâu, mở rộng được kiến thức tương ứng. Chúng tôi đưa ra vấn đề cần giải quyết và nghiên cứu của đề tài: “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt bài vẽ trang trí”. Đảm bảo sự tham gia hoạt động tích cực, tự giác, hăng hái của học sinh. Học sinh tập trung trong giờ học, thực hiện tốt các hoạt động học. Vận dụng những kiến thức đã học của bài vẽ trang trí để thực hiện một vài ứng dụng đơn giản vào trong cuộc sống hằng ngày. 1.2. Mục đích. Đối với giáo viên: Nghiên cứu, nắm vững nội dung kiến thức bài dạy theo phân phối chương trình dạy học. Chủ động nghiên cứu các phương pháp dạy học đa dạng, hấp dẫn phù hợp nội dung bài học. Chủ động nghiên cứu, tổ chức thực hiện một vài ứng dụng thực tế vừa sức với học sinh, gần gũi với cuộc sống hằng ngày của các em. Tổ chức luyện tập thực hành tới học sinh. Đảm bảo các hoạt động mang lại hiệu quả rõ rệt, cụ thể và thiết thực. Tạo môi trường học tập gần gũi, thân thiện. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo mục tiêu đề ra, để giúp đỡ học sinh khi cần thiết. Khuyến khích, động viên, uốn nắn học sinh kịp thời. Bên cạch đó còn có thể lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với học sinh. Nâng cao hơn nữa khả năng nhận thức, trình độ học tập của các em. Đối với học sinh: Tăng tỉ lệ học sinh hoàn thành tốt các bài vẽ trang trí, giảm tỉ lệ học sinh hoàn thành các bài vẽ trang trí theo mục tiêu đề ra. Thực hiện được một vài trang trí ứng dụng đơn giản trong thực tế theo hướng dẫn của giáo 5
- viên. Từ đó, có thể vận dụng những kiến thức trang trí ứng dụng đơn giản đã học sáng tạo đồ dùng theo ý thích vào cuộc sống hàng ngày của các em. Phát huy năng lực tự giải quyết vấn đề. Phát triển khả năng sáng tạo. Học trong môi trường thoải mái, không nặng nề hay gò bó. Quan tâm, yêu thích, có tinh thần và mong muốn làm đẹp trong cuộc sống hàng ngày như: ăn mặc đẹp, giữ gìn đồ dùng sạch đẹp, có thể từ vật liệu không sử dụng trang trí trành những vật dụng có ích... 2. Phạm vi triển khai thực hiện. Phạm vi nghiên cứu: - Học sinh lớp 4A1 Trường Tiểu học xã Mường Cang - Số lượng: 36 học sinh. - Học sinh lớp 4A2 Trường Tiểu học xã Mường Kim - Số lượng: 26 học sinh. - Học sinh lớp 4A10 Trường Tiểu học xã Mường Kim - Số lượng: 25 học sinh. Đối tượng nghiên cứu: “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt bài vẽ trang trí”. 3. Mô tả sáng kiến. a. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến: Trước khi tạo ra sáng kiến mới, chúng tôi đã áp dụng các giải pháp cũng như cách thực hiện như: a.1.Giải pháp 1: Vận dụng các phương pháp dạy học Mĩ thuật. * Cách thực hiện: Nghiên cứu và áp dụng các phương pháp dạy học có hiệu quả: Phương pháp trực quan; Phương pháp quan sát; Phương pháp vấn đáp gợi mở; Phương pháp luyện tập; Phương pháp tạo tình huống. * Ưu điểm của giải pháp: Đối với giáo viên: Giáo viên thuận lợi nghiên cứu các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học có trong sách giáo viên Mĩ thuật. Từ đó, chủ động trong việc tổ chức dạy học, truyền tải đầy đủ nội dung bài học và giúp học sinh nắm được kiến thức bài, hoàn thành bài tập vẽ theo mục tiêu các bài học. Đối với học sinh: Nhớ tiến trình bài học, hoàn thành tốt các bài thực hành. Trong khi vẽ các em rất miệt mài và thích thú với sản phẩm của mình. Mỗi bài vẽ 6
- được thể hiện rất hồn nhiên, trong sáng. Tự giác trong các hoạt động học. Học sinh yêu thích môn Mĩ thuật. * Nhược điểm của giải pháp: Đối với giáo viên: Giáo viên chỉ dựa vào sách giáo viên Mĩ thuật 4, tổ chức thực hiện các hoạt động học theo sách hướng dẫn một cách máy móc nên hình thức dạy học chưa phong phú. Năng lực sáng tạo, tự diễn giải, biểu đạt ý kiến của học sinh chưa cao nên giáo viên chỉ mong muốn truyền tải đầy đủ nội dung bài học tới học sinh thực hiện theo đúng tiến trình bài học theo sách giáo viên mĩ thuật 4, chưa thu hút, tạo tính hấp dẫn cho tiết học. Đối với học sinh: Chưa chủ động trong các hoạt động học, thường hay bị động do gặp khó khăn trong: Chưa hiểu nhiều về ngôn ngữ bài trang trí như: bố cục trang trí, cách điệu họa tiết, đơn giản họa tiết... nên khó khăn trong khả năng thuyết trình, thể hiện cảm xúc bằng lời nói, chia sẻ suy nghĩ bản thân với các bạn, thầy cô về sản phẩm Mĩ thuật của bản thân; Giải quyết vấn đề: Khi cô giáo đưa ra một vấn đề cần các em giải quyết kích thích tính tò mò, tăng khả năng tư duy thì các em còn lúng túng, giải quyết mất nhiều thời gian giờ học; Năng lực sáng tạo. Thực hiện được các sản phẩm Mĩ thuật theo yêu cầu của bài học nhưng chưa phát huy năng lực sáng tạo, trí tưởng tượng. * Nguyên nhân: Đối với giáo viên: Chưa tích cực nghiên cứu, tìm hiểu và áp dụng các phương pháp dạy học mới đa dạng thu hút hoạt động học với bài vẽ trang trí tới học sinh, kích thích tính tích cực của học sinh trong quá trình tham gia, thực hiện hoạt động học tập. Đối với học sinh: Học tập một cách thụ động, thiếu tính tích cực, không biết tự giải quyết vấn đề, chưa tự tin chia sẻ, trao đổi, thảo luận kiến thức trong hoạt động học. * Đề xuất giải pháp mới: Việc cần đổi mới là giáo viên nên tìm hiểu, nghiên cứu, lựa chọn một số phương pháp dạy học khác phù hợp nội dung bài học, kiến thức của học sinh để thu hút sự chú ý, thích thú, mong muốn tìm tòi, khám phá kiến thức, 7
- tự giải quyết vấn đề trong học tập nâng cao hiệu quả sáng kiến hơn. a.2. Giải pháp 2: Tổ chức cho học sinh thường xuyên được luyện tập thực hành. * Cách thực hiện: Nghiên cứu kĩ sách hướng dẫn giáo viên hướng dẫn luyện tập thực hành và áp dụng dạy học có hiệu quả. Thường xuyên quan sát, quan tâm tới các đối tượng học sinh, hỗ trợ khi các em gặp khó khăn. Động viên, khuyến khích học sinh kịp thời giúp các em tự tin hơn trong quá trình luyện tập thực hành. * Ưu điểm của giải pháp: Đối với giáo viên: Chủ động trong việc tổ chức luyện tập thực hành, giúp học sinh hoàn thành mục tiêu bài học. Đảm bảo sự thống nhất giữa kiến thức học sinh được tiếp thu với hoạt động luyện tập thực hành. Kịp thời phát hiện hỗ trợ học sinh còn lúng túng. Gợi ý học sinh tự phát hiện ra chỗ sai (nếu có) và giúp các em tự sửa chữa bài, tự rút ra bài học cần thiết cho bản thân. Đối với học sinh: Các em yêu thích vẽ. Miệt mài và thích thú khi thực hiện các bài vẽ trang trí của mình. Mỗi bài vẽ thể hiện rất tự nhiên. Tự giác thực hiện bài thực hành, chuẩn bị đồ dùng chu đáo * Nhược điểm của giải pháp: Đối với giáo viên: Nội dung thực hành chưa gắn liền với thực tiễn của học sinh. Chưa khéo léo kết nối kiến thức mà học sinh có được trong cuộc sống của mình với kiến thức trong bài học. Nội dung bài học xa vời, nâng cao hơn với tầm hiểu biết của học sinh. Hình thức luyện tập thực hành chưa đa dạng nên chưa kích thích sự sáng tạo của học sinh. Đối với học sinh: Vì nội dung học bài vẽ trang trí thường khô cứng, vẽ theo ý thích nhưng theo quy tắc: Họa tiết giống nhau vẽ cùng màu, họa tiết khác vẽ màu khác, họa tiết vẽ đều, đối xứng... dẫn đến giờ học thường có không khí trầm, dễ rơi vào tình trạng buồn tẻ, nhàm chán. Chính vì vậy, còn một số học sinh vẽ màu theo ý thích, không theo quy tắc bài vẽ trang trí. Thực hiện được bài thực hành vẽ theo mục tiêu, yêu cầu bài học nhưng chưa phát huy được tính sáng tạo tạo, trí tưởng tượng riêng. 8
- * Nguyên nhân: Đối với giáo viên: Chỉ quan tâm hướng dẫn học sinh thực hiện các bài luyện tập thực hành theo chương trình học, chưa khéo léo kết nối kiến thức bài vẽ trang trí với thực tiễn. Hình thức luyện tập thực hành vưa đa dạng, phong phú. Đối với học sinh: Thích vẽ bài vẽ tranh hơn các bài vẽ trang trí. Kiến thức bài vẽ trang trí mau nhớ, chóng quên như: quy tắc vẽ màu, cách sắp xếp họa tiết. * Đề xuất giải pháp mới: Giáo viên nên tổ chức một số hình thức học tập đa dạng giúp học sinh hứng thú hơn với bài vẽ trang trí. Từ đó, học sinh thích vẽ bài vẽ trang trí, tích cực trong học tập, thích làm đẹp và vận dụng kiến thức trang trí đã học trang trí một vài đồ dùng trong cuộc sống hằng ngày của bản thân. b. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: b.1. Tính mới so với giải pháp cũ: Điểm mới của sáng kiến: Giáo viên chủ động áp dụng, tổ chức các phương pháp dạy học một cách đa dạng, có kế hoạch, có phương pháp, có hệ thống vừa sức với học sinh. Nâng cao kĩ năng thực hành bài vẽ trang trí cho học sinh. Kiểm tra đánh giá quá trình học tập của học sinh và điều chỉnh hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học kịp thời. Phát huy khả năng tư duy, sáng tạo. Vận dụng những kiến thức đã học để thực hiện một vài ứng dụng đơn giản vào thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu cho học sinh. b.2. Sự khác biệt so với giải pháp cũ: * Giải pháp cũ: Giải pháp 1: Vận dụng các phương pháp dạy học Mĩ thuật hướng tới mục tiêu: Cung cấp cho học sinh những kiến thức ban đầu về mĩ thuật. Giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, giúp các em cảm nhận vẻ đẹp của các bài trang trí và đồ dùng trong gia đình khi được trang trí. Đối với giáo viên: nghiên cứu các phương pháp và tổ chức các hoạt động dạy học theo Sách giáo viên mĩ thuật 4. Thực hiện các phương pháp dạy học giúp học sinh hoàn thành mục tiêu bài học đưa ra. Đối với học sinh: Nắm được kiến thức, các bước vẽ của bài vẽ trang trí. 9
- Giải pháp 2: Tổ chức cho học sinh thường xuyên được luyện tập thực hành: Hình thành các kĩ năng cần thiết để học sinh hoàn thành bài tập trang trí trong chương trình học. Đối với giáo viên: Tổ chức đúng, đủ thời gian thực hành cho học sinh. Giúp học sinh hình thành các kĩ năng cần thiết để học sinh hoàn thành bài tập trang trí trong chương trình học. Đối với học sinh: Hoàn thành tốt mục tiêu các bài học. Chủ động thực hành các bài vẽ trang trí theo yêu cầu, mục tiêu bài. * Giải pháp mới: Giải pháp 1: Lựa chọn phương pháp dạy học mang tính thực hành vừa sức với khả năng hiểu biết của học sinh, phù hợp nội dung bài, gắn liền với thực tiễn hướng tới mục tiêu: Lấy học sinh làm trung tâm, kích thích sự tham gia tích cực của học sinh với cảm giác thích thú, thoải mái trong học tập. Học sinh hiểu và thực hành kiến thức bài vẽ trang trí có tính bền vững. Nâng cao các kĩ năng thực hành, để học sinh hoàn thành bài tập vẽ trang trí một cách tốt nhất trong khả năng của mình, của chương trình học. Đối với giáo viên: Chủ động nghiên cứu nội dung kiến thức bài học, nghiên cứu các hình thức luyện tập thực hành phù hợp nội dung bài, đảm bảo nội dung kiến thức dạy học gắn với thực tiễn cuộc sống hằng ngày với học sinh, để vận dụng các phương pháp dạy học thích hợp và đạt hiệu quả tốt. Lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học sao cho phù hợp đặc điểm lứa tuổi, vừa sức học với học sinh. Đối với học sinh: Được học các nội dung, kiến thức bài vẽ trang trí mang tính thực hành và nắm vững kiến thức bài vẽ trang trí: Họa tiết trang trí, đơn giản, cách điệu họa tiết, cách vẽ màu... có tính bền vững. Giải pháp 2: Nghiên cứu một vài cách trang trí từ vật liệu phế thải, tổ chức giúp học sinh thực hiện một vài ứng dụng đơn giản vào thực tiễn hướng tới mục tiêu: Phát huy tính tư duy, sáng tạo thực hiện một vài ứng dụng đơn giản vào thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Đối với giáo viên: Nghiên cứu, tìm tòi các hình các hình thức trang trí ứng 10