Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh học tốt môn Tin học lớp 7 tại trường THCS Thị trấn Than Uyên
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh học tốt môn Tin học lớp 7 tại trường THCS Thị trấn Than Uyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh học tốt môn Tin học lớp 7 tại trường THCS Thị trấn Than Uyên
- I. THÔNG TIN CHUNG 1. Tên sáng kiến: “Một số giải pháp giúp học sinh học tốt môn Tin học lớp 7 tại trường THCS Thị trấn Than Uyên ” 2. Đồng tác giả : 2.1. Họ và tên: Cù Hải Hùng Năm sinh: 1987 Nơi thường trú: Khu 6 - Thị trấn Than Uyên - Than Uyên - Lai Châu Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Toán – Tin. Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường THCS Thị trấn Than Uyên Điện thoại: 0982 392 901 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 40% 2.2 Họ và tên: Nguyễn Thị Thoa Năm sinh: 1976 Nơi thường trú: Khu 8 - Thị trấn Than Uyên - Than Uyên - Lai Châu Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ công tác: Phó hiệu trưởng. Nơi làm việc: Trường THCS Thị trấn Than Uyên Điện thoại: 0979 917 465 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 30% 2.3 Họ và tên: Ngô Ngọc Quỳnh Năm sinh: 1988 Nơi thường trú: Khu 5B - Thị trấn Than Uyên - Than Uyên - Lai Châu Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường THCS Thị trấn Than Uyên Điện thoại: 0979 025 727 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 30%
- 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công nghệ thông tin 4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 15 tháng 9 năm 2018 đến ngày 10 tháng 03 năm 2019 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường THCS Thị trấn Than Uyên. Địa chỉ: Khu 7B - thị trấn Than Uyên - Than Uyên - Lai Châu. Điện thoại: 02313 784 509 II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến: a. Sự cần thiết của việc thực hiện sáng kiến: Hiện nay với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin đã xuất hiện ở mọi lĩnh vực và mọi ngành nghề trong cuộc sống đòi hỏi mỗi con người thành thạo về Microsoft Office Word, Excel và Powerpoint. Hầu hết các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, các tổ chức đều yêu cầu nhân viên phải có trình độ Tin học. Ngày 19 tháng 01 năm 2018 Bộ GD-ĐT đã công bố dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới. Ngày 27 tháng 12 năm 2018, Bộ GD-ĐT đã chính thức công bố chương trình giáo dục phổ thông mới và chương trình 27 môn học giáo dục phổ thông mới. Theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở cấp THCS, các môn học bắt buộc bao gồm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục công dân, Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Tin học, Công nghệ, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật. Môn học tự chọn: Tiếng Dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2. Môn tin học trở thành môn học bắt buộc khác với trước đây là môn học tự chọn. Môn Tin học lớp 7 bao gồm 02 phần là Bảng tính điện tử và Khai thác phần mềm học tập. Trong phần Bảng tính điện tử với các nội dung cơ bản là Khái niệm bảng tính điện tử; Làm việc với bảng tính điện tử; Tính toán trong bảng tính điện tử; Đồ thị. Chương trình Tin học lớp 7 với nội dung chính là Chương trình bảng tính sử dụng phần mềm chính là Microsoft Office Exel. Microsoft Office Excel là chương trình xử lý bảng tính nằm trong bộ Microsoft Office của hãng phần 2
- mềm Microsoft được thiết kế để giúp ghi lại, trình bày các thông tin xử lý dưới dạng bảng, thực hiện tính toán và xây dựng các số liệu thống kê trực quan có trong bảng từ Excel. Tuy nhiên hiện nay môn Tin học vẫn đang là môn học tự chọn, bộ môn Tin học mới chỉ đang được áp dụng thực hiện ở 07/12 trường trên địa bàn huyện Than Uyên. Do là môn học tự chọn nên tâm lý học sinh chưa thực sự có hứng thú học tập và không dành nhiều thời gian để học và thực hành như các môn học chính khóa khác. Trường THCS Thị trấn Than Uyên là trường trọng điểm của huyện Than Uyên. Trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia năm 2016. Năm học 2017 - 2018 nhà trường có 01 phòng tin, 15 lớp học với 435 học sinh trong đó 04 lớp 7 với 114 học sinh. Năm học 2018 - 2019 nhà trường có 01 phòng tin, 14 lớp học với 462 học sinh trong đó 03 lớp 7 với 99 học sinh. Nhà trường có 01 phòng tin được trang bị khá đầy đủ trang thiết bị cho việc dạy và học bộ môn Tin học. Phòng tin học của nhà trường có 01 máy chiếu, 01 bộ máy tính dành cho giáo viên và 19 bộ máy tính dành cho học sinh. Số lượng học sinh nhiều trong khi số lượng máy tính ít nên kết quả thực hành của học sinh không như mong muốn. Trong quá trình dạy và học một số máy tính cũng thường xuyên gặp các sự cố về phần cứng, lỗi phần mềm nên việc thực hành của các em học sinh còn gặp khó khăn. Với số lượng máy trên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu học tập cho các em học sinh. Chỉ một số ít gia đình học sinh có máy tính ở nhà. Đa phần các em chỉ được thực hành với máy tính của nhà trường thông qua những tiết học Tin học dẫn đến việc sử dụng máy của học sinh còn lúng túng, chất lượng giờ thực hành chưa cao. Một số học sinh chưa coi trọng môn học, vẫn coi môn Tin học là môn học tự chọn, xem đây là một môn phụ nên chưa có sự đầu tư thời gian cho việc học. Môn Tin học đã được nhà trường đưa vào giảng dạy ngay từ năm lớp 6. Công tác giảng dạy được giao cho 02 thầy cô có chuyên môn Tin học giảng dạy. Giáo viên giảng dạy môn Tin học đều có trình độ Cao đẳng trở lên. Là những thầy cô trẻ, nhiệt tình trong công tác. 3
- - Cấu trúc của môn Tin học 7 Môn Tin học 7 với cấu trúc chính gồm 2 phần là Chương trình bảng tính và Phần mềm học tập. Chương trình Tin học 7 với nội dung chính là Chương trình bảng tính sử dụng phần mềm chính là Microsoft Office Exel. Do cấu hình của hệ thống máy tính nhà trường nên hiện tại nhà trường sử dụng phiên bản Microsoft Office Exel 2003 để học sinh học tập và thực hành. Nội dung chương trình bảng tính là một nột dung mới, các em phải làm việc với các từ khóa tiếng Anh chuyên ngành nên các em còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế trong quá trình sử dụng. Mặt khác những lúc học sinh nhập công thức sai máy tính đặt ra câu hỏi tiếng Anh thì các em học sinh không biết máy tính báo lỗi gì, hay máy tính yêu cầu thực hiện công việc gì. Sau khi ổn định lớp đầu năm học nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát chất lượng học sinh và thu được kết quả như sau: Tổng số học CHẤT LƯỢNG ĐIỂM BÀI KHẢO SÁT sinh được Trung Yếu, Giỏi Tỷ lệ Khá Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ khảo sát bình kém 99 15 15.2% 20 20.2% 28 28.3% 36 36.3% BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CHẤT LƯỢNG KHẢO SÁT 40.0% 35.0% 30.0% 25.0% % ệ l 20.0% ỷ T 15.0% 10.0% 5.0% 0.0% Giỏi Khá Trung bình Yếu, kém Chất lượng 4
- Qua khảo sát nhóm tác giả nhận thấy tỷ học sinh yếu còn cao: 36/99 học sinh chiếm 36,3%. Số lượng học sinh Khá, Giỏi còn thấp, mới chỉ đạt 35/99 học sinh chiếm 35,7%. Còn nhiều học sinh ngại thực hành trên máy, số lượng học sinh thực hành còn ít, kiến thức lý thuyết và kĩ năng thực hành của học sinh còn nhiều hạn chế. Với những lý do trên nhóm tác giả quyết định nghiên cứu và thực hiện sáng kiến “Một số giải pháp giúp học sinh học tốt môn Tin học lớp 7 tại trường THCS Thị trấn Than Uyên” b. Mục đích của việc thực hiện sáng kiến Nhóm tác giả nghiên cứu và thực hiện sáng kiến “Một số giải pháp giúp học sinh học tốt môn Tin học lớp 7 tại trường THCS Thị trấn Than Uyên” với mục đích như sau: - Nâng cao chất lượng phòng tin học, khắc phục một số lỗi của máy tính để các em học sinh được thực hành với máy tính nhiều hơn. - Nâng cao nhận thức của các em học sinh về vai trò của bộ môn Tin học. - Phát huy tính tự giác, tinh thần sáng tạo và chủ động của học sinh với môn học. - Góp phần nâng cao chất lượng học môn Tin học 7. Giảm tỷ lệ học sinh yếu, kém. Nâng tỷ lệ học sinh khá, giỏi. - Trang bị cho học sinh những kĩ năng, kiến thức cơ bản về bộ môn Tin học trong quá trình học tập và áp dụng vào thực tiễn. - Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và bổ sung vốn kinh nghiệm, kiến thức cho bản thân, từ đó giúp việc giảng dạy của giáo viên và việc học tập của học sinh đạt kết quả tốt hơn. 2. Phạm vi triển khai thực hiện. Đề tài này nhóm tác giả nghiên cứu về “Một số giải pháp giúp học sinh học tốt môn Tin học lớp 7 tại trường THCS Thị trấn Than Uyên ”. Đã áp dụng thực hiện ở học sinh khối 7 trường THCS Thị trấn Than Uyên trong năm học 2018 – 2019. 5
- 3. Mô tả sáng kiến. a. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến. Khi chưa có sáng kiến công tác giảng dạy bộ môn Tin học được thực hiện tại trường THCS Thị trấn Than Uyên như sau: - Cơ sở vật chất cho việc dạy và học môn Tin học: Công tác dạy học môn Tin học nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường, sự quan tâm của các bậc phụ huynh. Môn Tin học được đưa vào giảng dạy ngay từ năm lớp 6. Phòng Tin học được trang cấp tương đối đầy đủ các thiết bị để tạo điều kiện cho học sinh thực hành. Một số gia đình học sinh có máy tính nên việc học và thực hành ở nhà của các em học sinh được thuận lợi hơn. Nhà trường có 01 phòng tin được trang bị khá đầy đủ trang thiết bị cho việc dạy và học bộ môn Tin học. Phòng tin học của nhà trường có 01 máy chiếu, 01 bộ máy tính dành cho giáo viên và 19 bộ máy tính dành cho học sinh. Công tác bảo quản cơ sở vật chất phòng Tin được giao cho đồng chí bảo vệ và đồng chí nhân viên thiết bị. Trong quá trình giảng dạy do các máy tính chưa được trang bị phần mềm diệt virut nên máy tính hay bị nhiễm virut gây khó khăn cho quá trình cài đặt phần mềm cho học sinh học tập. Trong quá trình thao tác của học sinh một số học sinh do không biết hoặc nghịch đã chỉnh sửa, xóa một số File trong hệ thống của hệ điều hành, các phần mềm dẫn đến máy tính thường xuyên bị lỗi hệ thống, lỗi phần mềm như không vào được Windows, không mở được phần mềm để học tập, thực hành. Một số máy thường xuyên gặp vấn đề về phần cứng nên ảnh hưởng đến việc thực hành của các em học sinh. Khi các máy bị phát sinh lỗi giáo viên giảng dạy báo cho đồng chí nhân viên phụ trách cơ sở vật chất tổng hợp để thuê người đến khắc phục. Phòng học Tin học chưa được cài phần mềm quản lý phòng Tin nên nhiều lúc trong quá trình giảng dạy giáo viên không kiểm soát được việc sử dụng máy tính của các em học sinh ở dưới lớp. - Công tác dạy và học môn Tin học. Môn Tin học đã được nhà trường đưa vào giảng dạy ngay từ lớp 6. 6
- Với thời lượng 02 tiết/1 tuần. Công tác giảng dạy được giao cho 02 đồng chí có chuyên môn Tin học đảm nhận. Giáo viên giảng dạy môn Tin học được đào tạo cơ bản, giảng dạy theo đúng chuyên ngành đào tạo. Giáo viên trẻ, nhiệt tình có tâm huyết với nghề. Trong quá trình giảng dạy giáo viên đã tích cực trong việc chuẩn bị bài lên lớp, đã có những cố gắng nhất định trong việc đổi mới phương pháp dạy và học. Soạn và giảng theo phân phối chương trình được xây dựng từ năm học 2013 – 2014. Phân phối chương trình được xây dựng từ năm học 2013 – 2014 và được áp dụng chung cho các đơn vị trường học có giảng dạy môn Tin học. Tuy nhiên phân phối chương trình lại chưa theo kịp những điểm mới, điểm thay đổi theo sách giáo khoa hiện hành. Số lượng các trường có giảng dạy môn Tin học mới áp dụng thực hiện ở 07/12 trường trên địa bàn huyện Than Uyên do vậy số lượng giáo viên Tin học còn ít. Việc giao lưu học tập chuyên môn giữa các đồng chí giáo viên dạy tin còn gặp nhiều hạn chế, chưa được thường xuyên. Tồn tại, hạn chế của các giải pháp cũ. Số lượng máy tính trong phòng tin học còn ít, chưa đủ 1 máy/1 học sinh. Vì vậy ảnh hưởng nhiều đến việc thực hành của các em học sinh. Trong quá trình sử dụng một số máy hay bị lỗi phần mềm, nhiễm virut do các máy tính chưa được cấp phần mềm diệt vi rút nên ảnh hưởng đến quá trình thực hành của các em học sinh. Kinh nghiệm giảng dạy và phương pháp giảng dạy của giáo viên bộ môn còn có những hạn chế nhất định. Số lượng giáo viên giảng dạy Tin học trên địa bàn huyện còn ít nên việc học hỏi, trao đổi chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm chưa được thường xuyên. Đa số các em học sinh coi môn Tin học là môn phụ, là môn tự chọn nên không đầu tư nhiều thời gian vào học và làm bài tập về nhà. Số lượng các gia đình có máy tính ở nhà không đồng đều giữa các lớp, chỉ tập trung ở lớp chọn nên việc thực hành thêm ở nhà của các em còn rất hạn chế. Kiến thức về chương trình bảng tính là một nội dung kiến thức mới và phức tạp đòi hỏi học sinh phải có tư duy toán học tuân thủ quy tắc sử dụng công 7
- thức, cách sử dụng hàm, phải có kỹ năng thực hành thành thạo nhưng đa số học sinh lại không có điều kiện thực hành nhiều trên máy và chưa biết vận dụng các công thức, các hàm để giải bài toán. Việc sử dụng công thức, sử dụng Hàm trong chương trình bảng tính các em phải làm việc với các từ khóa tiếng Anh chuyên ngành nên các em còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế trong quá trình sử dụng. Mặt khác những lúc học sinh nhập sai máy tính đặt ra câu hỏi tiếng Anh thì các em học sinh không biết máy tính báo lỗi gì, hay máy tính yêu cầu thực hiện công việc gì. b. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện sáng kiến nhóm tác giả đã đưa ra các giải pháp để giúp học sinh học tốt môn Tin học lớp 7 tại trường THCS Thị trấn Than Uyên. Đây là những giải pháp lần đầu tiên được áp dụng trong các trường tại địa bàn huyện Than Uyên. Nhóm tác giả đã đưa ra những giải pháp như sau: Giải pháp 1: Tham mưu với Ban Giám hiệu nhà trường đầu tư sửa chữa phòng tin để phục vụ nhu cầu học tập của học sinh. Ngay từ đầu năm học 2018 - 2019 nhóm tác giả đã đề xuất tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường đầu tư kinh phí, huy động nguồn lực xã hội để sửa chữa nâng cấp phòng tin học. Những máy nào bị lỗi phần mềm thì giáo viên dạy môn Tin học khắc phục ngay sau khi phát sinh lỗi. Những máy bị lỗi phần cứng nhóm tham mưu trực tiếp với Ban giám hiệu cho sửa chữa, thay thế kịp thời. Qua đó phòng học đã được sửa chữa và thay thế, số lượng máy cho học sinh thực hành được nâng lên. Trong năm học 2018 – 2019, Ban giám hiệu nhà trường đã cho sửa chữa và thay thế 02 ổ cứng, 10 con chuột máy tính, 02 bàn phím trị giá gần 5 triệu đồng. Giáo viên tin học đã khắc phục 124 lỗi phần mềm, lỗi ổ cứng không vào được windows. Thực hiện công văn số 394/KH-PGDĐT ngày 14 tháng 9 năm 2018 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Than Uyên về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học cơ sở năm học 2018 – 2019, Kế hoạch số 506/KH-PGDĐT ngày 06 tháng 11 năm 2018 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Than Uyên về việc 8
- Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2018 – 2019, nhóm tác giả đã tiến hành cài đặt phần mềm quản lý phòng tin học để quản lý việc học môn Tin học của các em học sinh. Điểm mới của giải pháp. Những năm học trước, việc quản lý phòng tin học được giao cho nhân viên bảo vệ, nhân viên phụ trách cơ sở vật chất của nhà trường, nhân viên phụ trách cơ sở vật chất không trực tiếp giảng dạy và sử dụng phòng học bộ môn nên đôi khi việc báo cáo tình hình hình cơ sở vật chất và sửa chữa các máy tính bị chưa được kịp thời nên số lượng máy tính để các em học sinh thực hành còn ít. Trong quá trình thực hiện giải pháp, nhóm tác giả đã trực tiếp tham mưu với ban giám hiệu nhà trường để sửa chữa, thay thế máy tính bị hỏng về phần cứng. Trong quá trình giảng dạy và sử dụng nếu phát hiện máy tính có vấn đề gì thuộc về phần mềm giáo viên giảng dạy tiến hành xử lý, khắc phục luôn để đảm bảo cho quá trình dạy và học được đảm bảo. Phòng tin học được cài đặt phần mềm quản lý phòng tin nên giáo viên kiểm soát được việc sử dụng máy tính của các em học sinh. Cách thức thực hiện của giải pháp. Ngay từ đầu năm học, giáo viên được giao nhiệm vụ giảng dạy bộ môn Tin học phối hợp nhân viên phụ trách cơ sở vật chất tiến hành kiểm tra, rà soát chất lượng của từng máy tính có trong phòng Tin. Trên cở sở rà soát tiến hành đánh giá, lập biên bản hiện trạng phòng Tin. Tham mưu với Ban giám hiệu kiểm tra lại và đầu tư để sửa chữa, thay thế, khắc phục lỗi phần mềm đảm bảo để đảm bảo số lượng máy tính cho học sinh thực hành. Trong quá trình giảng dạy giáo viên dạy tin học cũng thường xuyên rà soát, kiểm tra phòng tin. Hạn chế mức thấp nhất việc hỏng các thiết bị phần cứng, các linh kiện máy tính. Tiến hành khắc phục các lỗi về phần mềm trong khả năng để đảm bảo cho các em có máy tính thực hành. Tiến hành cài đặt phần mềm quản lý phòng Tin học để kiểm soát được việc sử dụng máy tính của các em học sinh. Giáo viên sau khi cài đặt đầy đủ các phần mềm cần thiết cho việc dạy và 9
- học thì tiến hành đóng băng ổ cứng. Trong quá trình sử dụng máy tính nhiều học sinh sẽ chỉnh sửa hay xóa một số thư mục quan trọng của của hệ điều hành, các phần mềm. Để máy tính hoạt động ổn định nhóm tác giả tiến hành đóng băng ổ cứng hệ thống máy tính. Trước khi đóng băng ổ cứng chúng tôi đưa thư mục My Document sang đĩa D: (vì học sinh thường lưu bài thực hành ở thư mục My Document) Giải pháp 2: Thành lập câu lạc bộ Tin học. Thực hiện công văn số 394/KH-PGDĐT ngày 14 tháng 9 năm 2018 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Than Uyên về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học cơ sở năm học 2018 – 2019. Trường THCS Thị trấn Than Uyên được giao thành lập các câu lạc bộ như câu lạc bộ Tiếng Anh, câu lạc bộ thể thao trên cơ sở đó nhóm tác giả đã tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường cho phép thành lập câu lạc bộ Tin học. Được sự nhất trí của Ban giam hiệu nhà trường, câu lạc bộ Tin học đã được thành lập và đi vào hoạt động với 30 thành viên, gồm 02 thầy cô giáo phụ trách và 28 học sinh đến từ 14 chi đội. Câu lạc bộ được chia thành 04 nhóm, mỗi nhóm gồm 1 nhóm trưởng, các nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên phụ trách đã lên kế hoạch cụ thể cho hoạt động của nhóm mình, mỗi nhóm được chuẩn bị các nội dung sinh hoạt theo chủ đề từng tuần, tháng. ẢNH RA MẮT CÂU LẠC BỘ TIN HỌC 10