Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tuyên truyền An toàn giao thông cho học sinh trường Tiểu học thị trấn Than Uyên
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tuyên truyền An toàn giao thông cho học sinh trường Tiểu học thị trấn Than Uyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_tuyen_truyen_an_toan.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tuyên truyền An toàn giao thông cho học sinh trường Tiểu học thị trấn Than Uyên
- I. THÔNG TIN CHUNG 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp tuyên truyền An toàn giao thông cho học sinh trường Tiểu học thị trấn Than Uyên”. 2. Đồng tác giả: 2.1. Họ và tên: Đặng Hữu Đoan Năm sinh: 1976 Nơi thường trú: Khu 7A, thị trấn Than Uyên, Than Uyên, Lai Châu Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Tiểu học Chức vụ công tác: Phó Hiệu trưởng Nơi làm việc: Trường Tiểu học thị trấn Than Uyên Điện thoại: 0982759072 Tỉ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 40% 2.2. Họ và tên: Mai Thị Phương Hoa Năm sinh: 1981 Nơi thường trú: Khu 6, thị trấn Than Uyên, Than Uyên, Lai Châu Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Tiểu học Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường Tiểu học thị trấn Than Uyên Điện thoại: 0982 356 087 Tỉ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 30% 2.3. Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Lương Năm sinh: 1980 Nơi thường trú: Khu 5B, thị trấn Than Uyên, Than Uyên, Lai Châu Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Tiểu học Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường Tiểu học thị trấn Than Uyên Điện thoại: 0967001468 Tỉ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 30% 1
- 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác tuyên truyền 4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Tiến hành nghiên cứu, điều tra thu thập thông tin, xử lý dữ liệu và hoàn chỉnh trong thời gian 2 năm 5 tháng (từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 3 năm 2017). Từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 5 năm 2015: nghiên cứu và vận dụng tại trường Tiểu học thị trấn Than Uyên. Từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 5 năm 2016: thực hiện tại trường Tiểu học thị trấn Than Uyên Từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 1 năm 2017, tiếp tục thực hiện tại trường Tiểu học thị trấn và áp dụng thử nghiệm tại các trường Tiểu học số 1, Tiểu học số 2 xã Mường Than, Tiểu học xã Hua Nà. 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường Tiểu học thị trấn Than Uyên Địa chỉ: Khu 6, thị trấn Than Uyên, Than Uyên, Lai Châu Điện thoại: 02133784274 II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Sự cần thiết, mục đích của việc áp dụng sáng kiến 1.1 Sự cần thiết Trường Tiểu học thị trấn Than Uyên đóng trên địa bàn khu 6 thị trấn Than Uyên, có vị trí thuận lợi cho việc đến trường của học sinh. Tuy nhiên các em đến trường phải đi qua quãng đường có nhiều ngã ba, ngã tư... Đặc biệt cổng trường nằm sát ngã ba nơi giao nhau giữa khu 5A, khu 6 và công viên cây xanh thị trấn Than Uyên, đường giao thông khá hẹp, nhiều phương tiện giao thông qua lại. Qua nhiều năm theo dõi việc thực hiện an toàn giao thông (ATGT) của phụ huynh và học sinh, chúng tôi thấy phần lớn các bậc phụ huynh chưa chú trọng đến đảm bảo ATGT cho con em khi đến trường. Cụ thể là: đưa đón con đến trường không đội mũ bảo hiểm cho bản thân và cho con, dừng đỗ xe tràn lan dưới lòng đường gây cản trở giao thông, chở quá số người quy định. Đối với học sinh, một số em đi xe dàn hàng ngang, sử dụng ô khi tham gia giao thông bằng 2
- xe đạp, không quan sát trước khi sang đường, đi xe máy điện khi chưa đủ tuổi ... Trao đổi với bảo vệ nhà trường, lực lượng công an thị trấn, cảnh sát giao thông công an huyện Than Uyên, chúng tôi nhận thấy số lượng phụ huynh và học sinh vi phạm các quy định về ATGT khá nhiều. Các lỗi chủ yếu là: không đội mũ cho trẻ khi ngồi trên xe máy, xe đạp điện, phụ huynh chưa nhận thức rõ tác dụng của việc đội mũ bảo hiểm – chủ yếu để tránh sự kiểm tra của lực lượng chức năng, vượt quá tốc độ quy định khi tham gia giao thông, một số em không dừng dắt xe đạp qua khu vực cổng trường, đi không đúng phần đường... Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng được biết số vụ tai nạn giao thông liên tục xảy ra, trong đó nạn nhân của nhiều vụ là học sinh ở các lứa tuổi từ mầm non đến THPT. Đặc biệt khu vực gần cổng trường Tiểu học thị trấn Than Uyên có hồ trung tâm khá rộng và sâu, quanh khu vực hồ có nhiều người tham gia câu cá, bè mảng tự chế bằng tre, săm ô tô cũ của một số cá nhân thu hút tính tò mò, hiếu động của học sinh. Các em tự ý sử dụng các phương tiện đó để chơi, nghịch trên mặt hồ. Đường quanh bờ hồ nhỏ hẹp dành cho người đi bộ nhưng một số phụ huynh, học sinh tham gia giao thông bằng xe máy, xe đạp trên con đường đó... có thể dẫn đến tai nạn. Trước thực tế trên, chúng tôi thấy sự cần thiết phải tuyên truyền ATGT tới phụ huynh và học sinh. Chính vì vậy, nhóm chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu và áp dụng sáng kiến “Một số biện pháp tuyên truyền An toàn giao thông cho học sinh trường Tiểu học thị trấn Than Uyên" nhằm nâng cao ý thức tham gia giao thông của phụ huynh và học sinh, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông nói chung và tai nạn giao thông đối với học sinh Tiểu học nói riêng. 1.2 Mục đích Chúng tôi nghiên cứu, xây dựng và áp dụng sáng kiến với mục đích: Nâng cao nhận thức của học sinh, phụ huynh học sinh, giáo viên và cộng đồng khi tham gia giao thông đường bộ. Thay đổi hành vi của học sinh khi tham gia giao thông. Tuyên truyền để học sinh biết cách tự phòng tránh tai nạn cho bản thân, sau đó mỗi học sinh sẽ trở thành một tuyên truyền viên tích cực trong gia đình 3
- và cộng đồng, góp phần nâng cao văn hóa giao thông. 2. Phạm vi triển khai thực hiện sáng kiến Năm học 2014 – 2015: nghiên cứu và vận dụng thử trên 657 học sinh của trường Tiểu học thị trấn Than Uyên. Năm học 2015 – 2016: thực hiện sáng kiến đối với 693 học sinh, trường Tiểu học thị trấn Than Uyên. Năm học 2016 – 2017: tiếp tục thực hiện với 722 học sinh trường Tiểu học thị trấn Than Uyên và áp dụng thử nghiệm trên 941 học sinh các trường Tiểu học số 1, Tiểu học số 2 xã Mường Than, Tiểu học xã Hua Nà. 3. Mô tả sáng kiến 3.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 3.1.1 Hiện trạng việc thực hiện An toàn giao thông của học sinh trường Tiểu học thị trấn Than Uyên Từ năm học 2013 – 2014 trở về trước, khi chưa được tuyên truyền về ATGT thì học sinh và phụ huynh trường Tiểu học thị trấn Than Uyên thường xuyên mắc các lỗi như sau: Trên đường đến trường: học sinh và phụ huynh đi xe máy, xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, cài quai mũ không đúng quy định; học sinh đi xe đạp điện khi chưa đủ tuổi, đi xe đạp trên đường dành cho người đi bộ quanh hồ, ra hồ chơi không có sự giám sát của người lớn, đi bộ, đi xe đạp phía bên trái đường, đi xe đạp trên vỉa hè, đi xe đạp dàn hàng ngang, thả hai tay, nô đùa trên đường, phóng nhanh – vượt ẩu, xe chở quá số người quy định, không quan sát khi sang đường hoặc qua chỗ rẽ. Ảnh: Học sinh đi xe đạp dàn hàng ngang Ảnh: Học sinh đi xe đạp chở ba người 4
- Thực hiện an toàn giao thông ở khu vực cổng trường Tiểu học thị trấn Than Uyên: phụ huynh dừng, đỗ xe sát ngay lối ra vào, tràn lan dưới lòng đường gây cản trở giao thông khu vực cổng trường; học sinh đi qua ngã ba, ngã tư về phía cổng trường khi đi học và đi xe đạp từ cổng trường qua đường giờ tan học mà không quan sát; học sinh đứng chờ bố mẹ tràn lan ở lòng đường, ... Ảnh: Phụ huynh dừng, đỗ xe lộn xộn ở cổng trường Ảnh: Học sinh đứng dưới lòng đường chờ bố mẹ Trong sân trường, nhà để xe: nhiều phụ huynh đi ô tô, xe máy lên sân trường và cửa các lớp học khi đưa, đón con; số lượng học sinh đi xe đạp đến trường đông (178 xe đạp) và 48 xe máy của giáo viên để trong nhà xe có diện tích hẹp 100m2; học sinh ra vào cổng trường chưa theo quy định của trường, xếp xe không ngăn nắp trong khu vực quy định. Ảnh: Phụ huynh đưa, đón con Ảnh: Học sinh xếp xe lộn xộn bằng xe ô tô lên cửa lớp học Biển báo giao thông: đa số học sinh và phụ huynh không nắm bắt, hiểu ý nghĩa của các biển báo giao thông; xung quanh sân trường cũng như khu vực xung quanh trường chưa có hệ thống biển báo nên nhận thức của học sinh chỉ ở mức độ đơn giản. 5
- Ảnh: Khuôn viên nhà trường không gắn các biển báo giao thông Trước thực trạng đó, chúng tôi đã áp dụng hai biện pháp tuyên truyền ATGT sau đối với học sinh: Biện pháp 1: Tuyên truyền thông qua hoạt động Đội. Biện pháp 2: Tuyên truyền thông qua giáo viên chủ nhiệm. Cụ thể: Biện pháp 1: Tuyên truyền thông qua hoạt động Đội. Ban giám hiệu thông qua nội dung tuyên truyền trong kế hoạch chỉ đạo hàng tháng (năm). Tổng phụ trách Đội xây dựng nội dung cụ thể, gồm các bước: Sắp xếp nội dung: tuyên truyền qua phát thanh Măng Non (các tháng cao điểm) 2 chương trình/tháng; đội Xung kích ATGT của Liên đội tuyên truyền. Tổ chức tuyên truyền: thông qua phát thanh Măng Non, Tổng phụ trách Đội viết các bài tuyên truyền, cập nhật các số liệu về vấn đề an toàn giao thông mới nhất để thông tin tới học sinh và giáo viên. Trong các bài tuyên truyền có nêu các văn bản Luật giao thông, các Nghị định, thông tư và công văn hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên đến nhà trường và cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh. Cử đội Xung kích an toàn giao thông của Liên đội trực cổng trường, theo dõi, tổng hợp các trường hợp học sinh vi phạm an toàn giao thông cổng trường... Kết quả đạt được: Một số học sinh đã có ý thức tham gia giao thông an toàn ở khu vực cổng trường như: dắt xe qua cổng trường, đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe máy, xe đạp điện, xếp xe gọn gàng đúng quy định. 6
- Biện pháp 2: Tuyên truyền thông qua giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm dựa vào nội dung Tổng phụ trách Đội đề ra, căn cứ vào ý kiến theo dõi của giáo viên trực tuần và Đội cờ đỏ, nếu thấy có hiện tượng vi phạm an toàn giao thông khu vực cổng trường thì tổ chức tuyên truyền, nhắc nhở ngay học sinh vi phạm. Ngoài ra giáo viên chủ nhiệm cũng nhắc nhở học sinh thực hiện tốt an toàn giao thông khi có sự chỉ đạo từ Ban giám hiệu hay tổng phụ trách Đội vào các tháng cao điểm. Kết quả đạt được: Học sinh đã sửa lỗi ngay sau khi được nhắc nhở. Sau một năm thực hiện áp dụng hai biện pháp nêu trên và căn cứ vào kết quả đạt được, chúng tôi đánh giá ưu và nhược điểm của các biện pháp như sau: 3.1.2 Ưu điểm của các biện pháp cũ Việc tuyên truyền với hai biện pháp: Tuyên truyền thông qua hoạt động Đội và Tuyên truyền thông qua giáo viên chủ nhiệm được thực hiện theo nguyên tắc vận động một chiều. Ban giám hiệu Học sinh Tổng phụ trách Đội Giáo viên chủ nhiệm Chính vì vậy, nội dung tuyên truyền đảm bảo sự thống nhất trong chỉ đạo từ kế hoạch của Ban giám hiệu đến việc cụ thể hoá nội dung các hoạt động An toàn giao thông gắn với hoạt động Đội. Cách tổ chức tuyên truyền bằng loa phóng thanh thông qua các bài tuyên truyền An toàn giao thông đã có tác động tích cực tới học sinh. Các em có những chuyển biến trong nhận thức, làm chuyển đổi các hành vi, việc làm cụ thể khi tham gia giao thông. Tổ chức hoạt động giữ gìn trật tự giao thông ở cổng trường học trong các giờ cao điểm, đầu buổi học và cuối buổi học của đội Cờ đỏ rất có hiệu quả, giúp cho cổng trường luôn đảm bảo thông thoáng, học sinh và phụ huynh đưa đón con chấp 7
- hành khá tốt việc không gây ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm. Giáo viên chủ nhiệm đã kết hợp với Tổng phụ trách Đội thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền tới học sinh thực hiện đảm bảo an toàn giao thông khu vực cổng trường, nhắc nhở học sinh tham gia giao thông không an toàn khi nắm bắt được thông tin. 3.1.3 Nhược điểm của các biện pháp cũ a) Đối với biện pháp Tuyên truyền thông qua hoạt động Đội Cách thức tuyên truyền hàng năm đều vận dụng theo nguyên tắc vận động một chiều nên chưa nhận được các sự phản hồi tích cực từ học sinh. Nội dung tuyên truyền mới chỉ dừng lại việc thông tin thời sự về an toàn giao thông, chưa hướng tới rèn các kỹ năng tham gia giao thông ngoài nhà trường. Việc tuyên truyền chưa thường xuyên và xuyên suốt trong cả năm học (chủ yếu tập trung trong các tháng cao điểm về An toàn giao thông) dẫn đến hiện tượng tái diễn vi phạm các quy định về ATGT vẫn còn xảy ra. Công tác tuyên truyền mới chỉ hướng tới học sinh, chưa có tác động làm chuyển biến nhận thức của phụ huynh học sinh nên tính bền vững chưa cao. Hình thức tổ chức tuyên truyền thiếu sinh động, chưa đủ hấp dẫn đối với học sinh. Chính vì vậy hiệu quả mà biện pháp này đem lại chưa cao. b) Đối với biện pháp tuyên truyền thông qua giáo viên chủ nhiệm Biện pháp này không có tính hệ thống trong công tác tuyên truyền, không gắn giáo viên chủ nhiệm với các hoạt động dạy học về An toàn giao thông. Mặt khác giáo viên chủ nhiệm chỉ là một mắt xích trong chuỗi tuyên truyền tới học sinh và phụ huynh. Chính vì vậy việc xác định tên biện pháp và nội dung đưa ra trong biện pháp này chưa hoàn chỉnh, thiếu tính khoa học. Trên cơ sở áp dụng các biện pháp nêu trên trong năm học 2014 – 2015, sau khi tổng kết, đánh giá lại từng biện pháp và xem xét tính hiệu quả của các biện pháp đó. Chúng tôi nhận thấy, các biện pháp đã áp dụng cần bổ sung thêm cho hoàn chỉnh, cũng có biện pháp không phù hợp cần thay thế. Để đảm bảo được hiệu quả của công tác tuyên truyền về An toàn giao thông cho học sinh trong năm học 2015 – 2016 chúng tôi đã cải tiến hai biện pháp cũ, bổ sung hai biện pháp mới cho 8
- phù hợp với điều kiện thực tế về công tác tuyên truyền, đó là: 1. Điều tra việc thực hiện ATGT của phụ huynh và học sinh 2. Tuyên truyền ATGT cho học sinh theo nguyên tắc hai chiều 3. Tuyên truyền An toàn giao thông cho học sinh thông qua Chương trình Phát thanh Măng Non 4. Tuyên truyền An toàn giao thông qua việc tổ chức các hoạt động dạy học, hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủ đề, tổ chức trò chơi. 3.2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến 3.2.1. Tính mới và sự khác biệt của biện pháp mới so với biện pháp cũ 3.2.1.1. Tính mới: Qua việc áp dụng bốn biện pháp đã nêu trên chúng tôi nhận thấy: Đối với học sinh: học sinh được tiếp cận kiến thức về ATGT bằng nhiều hình thức tuyên truyền: thông qua các mô hình trực quan về giao thông, biển báo, học sinh tự thu thập thông tin để tuyên truyền. Các em được tuyên truyền về ATGT thông qua các hoạt động học tập trong và ngoài lớp học. Sau đó các em trở thành những tuyên truyền tích cực trong gia đình và cộng đồng. Đối với phụ huynh: phụ huynh được tuyên truyền về ATGT thông qua học sinh, nhà trường và ký cam kết thực hiện tốt các quy định về an toàn giao thông theo từng năm học, có trách nhiệm nhắc nhở con em tham gia giao thông an toàn. Đối với giáo viên: giáo viên thường xuyên tích hợp nội dung giáo dục ATGT trong dạy học, sử dụng linh hoạt các giáo cụ trực quan. Giáo viên và học sinh xây dựng, tổ chức được nhiều trò chơi, câu đố về ATGT cho học sinh. Đối với cộng đồng: liên kết chặt chẽ giữa phụ huynh - nhà trường – công tác Đội – công an thị trấn – cảnh sát giao thông và nhân dân trong công tác tuyên truyền và thực hiện giao thông an toàn. 3.2.1.2. Sự khác biệt Khi đưa các biện pháp vào thực hiện chúng tôi nhận thấy rõ sự khác biệt giữa biện pháp cũ và biện pháp mới như sau: Biện pháp 1: Đây là biện pháp hoàn toàn mới so với biện pháp đưa ra ban 9
- đầu. Việc điều tra và thu thập tin về việc thực hiện ATGT của phụ huynh và học sinh là cơ sở quan trọng để thực hiện biện pháp tiếp theo. Biện pháp 2: Ở biện pháp cũ công tác tuyên truyền được thực hiện mang tính chất một chiều. Ban giám hiệu Học sinh Tổng phụ trách Đội Giáo viên chủ nhiệm Biện pháp mới thực hiện theo tính chất hai chiều thu hút được học sinh tham gia. Ngoài ra còn kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong tuyên truyền ATGT cho học sinh. Cách thức tuyên truyền ở biện pháp này được thể hiện qua sơ đồ sau: Ban giám hiệu Học sinh Tổng phụ trách Đội Giáo viên chủ nhiệm Đây là một vòng tròn khép kín, logic chặt chẽ, thiết yếu và phù hợp với công tác tuyên truyền. Biện pháp 3: Ở biện pháp cũ mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra các thông tin tổng hợp trong cùng một bản tin. Biện pháp mới có riêng các chương trình phát thanh ATGT, nội dung phát thanh được học sinh tự thu thập và tổng hợp hàng ngày theo khối lớp thông qua kết quả kiểm tra, giám sát của đội xung kích ATGT, đội Cờ đỏ, giáo viên và phụ huynh,... Biện pháp 4: Đây là biện pháp mới, thu hút sự tham gia của nhiều đối tượng 10