Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3A1 trường tiểu học xã Hua Nà
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3A1 trường tiểu học xã Hua Nà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_viet_dung.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3A1 trường tiểu học xã Hua Nà
- I. THÔNG TIN CHUNG 1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3A1 trường tiểu học xã Hua Nà 2. Đồng tác giả: - Họ và tên: Tô Thị Xuân Năm sinh: 1968 Nơi thường trú: Khu 2 Thị Trấn Than Uyên – Huyện Than Uyên- Tỉnh Lai Châu Trình độ chuyên môn: Đại học Tiểu học Chức vụ công tác: Giáo viên Tiểu học Nơi làm việc: Trường Tiểu học xã Hua Nà - huyện Than Uyên - tỉnh Lai Châu Điện thoại: 0964943131 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 34%. - Họ và tên: Đoàn Tiến Sỹ Năm sinh: 08/12/1976 Nơi thường trú: Khu 1 Thị Trấn Than Uyên – Huyện Than Uyên- Tỉnh Lai Châu Trình độ chuyên môn: Đại học Tiểu học Chức vụ công tác: Hiệu trưởng Nơi làm việc: Trường Tiểu học xã Hua Nà- Huyện Than Uyên- Tỉnh Lai Châu Điện thoại: 0978025386 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 33%. - Họ và tên: La Thị Thành Năm sinh: 08/09/1977 Nơi thường trú: Khu 6 Thị Trấn Than Uyên – Huyện Than Uyên- Tỉnh Lai Châu Trình độ chuyên môn: Đại học Tiểu học Chức vụ công tác: Phó hiệu trưởng Nơi làm việc: Trường Tiểu học xã Hua Nà- Huyện Than Uyên- Tỉnh Lai Châu Điện thoại: 01636335406 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 33%. 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục Tiểu học. 4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 3 năm 2017. - 1 -
- 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường Tiểu học xã Hua Nà- Huyện Than Uyên- Tỉnh Lai Châu Địa chỉ: Bản Phường xã Hua Nà - huyện Than Uyên - tỉnh Lai Châu Điện Thoại: II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến 1.1. Sự cần thiết của việc thực hiện sáng kiến Đảng ta đã nhận định “Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân”, nền tảng có vững chắc thì toàn hệ thống mới tạo nên cấu trúc bền vững và phát triển hài hòa. Tiểu học là bậc học tạo ra những cơ bản ban đầu và bền vững về tri thức, về kĩ năng cho trẻ, góp phần hình thành và phát triển nhân cách học sinh, giúp các em học tốt ở bậc học tiếp theo. Năm học 2016-2017 là năm học tiếp theo thực hiện Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế; năm học thực hiện Thông tư 22/2016/ TT- BGDĐT, thực hiện đánh giá học sinh theo hướng đánh giá toàn diện học sinh thông qua đánh giá mức đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học. Kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, khuyến khích cha mẹ học sinh tham gia cùng đánh giá. Mục tiêu của môn Tiếng việt ở Tiểu học là: hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy cho học sinh. Môn Tiếng việt ở Tiểu học cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Môn Tiếng việt tiểu học còn bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. - 2 -
- Ở tiểu học, phân môn chính tả là một phân môn đặc biệt quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu của môn học tiếng Việt là rèn luyện kĩ năng viết đúng chính tả và kĩ năng nghe cho học sinh, viết đúng chính tả là góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Dạy tốt chính tả cho học sinh tiểu học là góp phần rèn luyện một trong bốn kĩ năng cơ bản (nghe - nói - đọc - viết) mà các em cần đạt tới, đó là kĩ năng viết đúng, muốn người đọc hiểu được nội dung văn bản thì phải viết đúng chính tả. Văn bản viết làm phương tiện cho việc giao tiếp bằng ngôn ngữ viết, đảm bảo cho người viết và người đọc thống nhất những điều đã viết. Viết đúng chính tả không chỉ là biểu hiện của một trình độ văn hoá nhất định mà còn là biểu hiện của ý thức tôn trọng cộng đồng, của lòng yêu quý tiếng nói dân tộc. Học sinh trường Tiểu học xã Hua Nà 100% là học sinh dân tộc Thái, đa số các em phát âm chưa đúng chuẩn; nhầm lẫn nhiều âm đầu, vần, thanh; các em hạn chế về vốn từ ngữ, chủ yếu các em giao tiếp bằng tiếng dân tộc Thái. Bởi vậy, bên cạnh một số học sinh có thói quen và kĩ năng viết đúng chính tả còn nhiều em khi viết mắc nhiều lỗi chính tả, đặc biệt là khi viết các bài Tập làm văn, các câu lời giải toán . Đối với lớp 3, học sinh phải viết nhiều hơn so với lớp 2. Các em phải viết bài học, viết đoạn văn, viết bài văn Vì vậy đòi hỏi các em phải viết đúng chính tả thì người đọc mới hiểu được nội dung văn bản. Thực trạng việc rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3 vùng dân tộc Thái còn gặp khó khăn, còn lúng túng, chưa đạt được kết quả như mong muốn. Thông qua việc giảng dạy- là cán bộ quản lí, giáo viên trường Tiểu học xã Hua Nà- chúng tôi thấy cần phải có biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh để đạt được hiệu quả như mong muốn, nhất là học sinh lớp 3A1, lớp có 100% học sinh dân tộc Thái, 100% gia đình các em làm ruộng, nên các em ít được sự quan tâm của bố mẹ về học tập, bởi vậy việc rèn cho học sinh viết đúng chính tả là một việc tương đối khó khăn. Xuất phát từ lí do trên, chúng chúng tôi nghiên cứu, đề xuất: “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3A1 trường tiểu học xã Hua Nà” 1.2. Mục đích của việc thực hiện sáng kiến - 3 -
- Giáo viên phân loại các lỗi chính tả học sinh thường mắc để tìm biện pháp giúp học sinh viết đúng chính tả trong các văn bản viết. Nâng cao nhận thức của giáo viên trong việc dạy - học để học sinh viết đúng chính tả trong các văn bản viết. Bản thân học sinh xây dựng được thói quen viết đúng chính tả, có khả năng tự phát hiện lỗi và tự sửa lỗi chính tả, nắm chắc hệ thống quy tắc chính tả. Yêu quý và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt thông qua phân môn Chính tả. 2. Phạm vi triển khai thực hiện: Sáng kiến thực hiện tại lớp 3A1 trường Tiểu học xã Hua Nà từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 3 năm 2017 3. Mô tả sáng kiến 3.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 3.1.1. Hiện trạng dạy- học về khắc phục lỗi chính tả ở lớp 3A1Trường Tiểu học xã Hua Nà huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu Trường Tiểu học xã Hua Nà là trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ I từ năm 2009, và đạt tiêu chuẩn giáo dục phổ thông cấp độ 3 năm 2013, việc duy trì đạt Chuẩn là vấn đề mà cán bộ quản lí và giáo viên nhà trường đều phải trăn trở, đòi hỏi giáo viên phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học để không ngừng nâng cao chất lượng đại trà và từng bước nâng cao chất lượng học sinh trên chuẩn. Ban Giám hiệu nhà trường thường xuyên quan tâm, kiểm tra giúp đỡ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Học sinh khối lớp 3 cùng độ tuổi, nhận thức tương đối đồng đều, cùng ở địa bàn các bản trong xã Hua Nà. 100% học sinh là dân tộc Thái. Các em tuổi còn nhỏ, học hay quên, cách ghi nhớ chưa tốt, ham chơi. Một số học sinh chưa có ý thức viết đúng chính tả trong khi viết bài; chưa nắm chắc luật chính tả; quy tắc chính tả; Nhiều em viết sai âm đầu l/đ; v/b; t/th... vần uôi/ôi; ưui/ơi... các em phát âm thế nào viết thế ấy (phương ngữ). Một số em đọc yếu dẫn đến viết chậm, viết sai. Các em hay phụ thuộc vào giáo viên, nghe thầy - 4 -
- (cô) đọc chính tả để viết thì viết đúng còn khi các em tự viết (như khi viết chính tả kiểu bài nhớ - viết, viết văn, lời giải toán, bài học khác...) thì các em hay viết sai nhiều; một số em chưa cẩn thận trong khi viết bài còn viết ẩu, viết ngoáy. Học sinh chưa được rèn luyện đầy đủ về kỹ năng viết đúng chính tả, bản thân lại thiếu ý thức “tự trang bị” vốn chính tả cho mình. Mặt khác, chữ Quốc ngữ được xây dựng theo những nguyên tắc của chữ viết ghi âm, do vậy, mặc dù về cơ bản, chính tả của tiếng Việt hiện đại đã được thống nhất trên toàn quốc nhưng bởi cách phát âm ở từng vùng, từng địa phương có khi rất khác nhau nên xảy ra tình trạng phát âm thế nào ghi ra thế nấy. Khi dạy học chính tả, đôi khi giáo viên chỉ chú ý đến phần viết chính tả còn phần bài tập chính tả chúng tôi không dành thời gian chữa kĩ cho học sinh, còn chữa bài sơ sài, chưa chú ý khắc sâu để học sinh nhớ; chưa đưa ra các loại bài tập phù hợp cho từng nhóm đối tượng học sinh; chưa chú ý sửa lỗi chính tả cho học sinh khi các em viết các bài học khác; cách tích hợp dạy viết đúng chính tả cho học sinh cùng các môn học khác chưa được thường xuyên. Ngay từ đầu năm học, khi dạy 3A1, chúng tôi đã theo dõi tình hình học tập của các em, ngoài việc quan tâm kiểm tra đọc, tính toán của các em chúng tôi còn quan tâm tới việc viết của các em. Qua khảo sát, chúng tôi thấy học sinh mắc tương đối nhiều lỗi khi viết bài (kể cả khi viết chính tả, viết văn hay viết các môn học khác như tự nhiên và xã hội, hoạt động giáo dục đạo đức, ...). Để nắm chắc thực trạng học sinh viết sai chính tả chúng tôi đã tiến hành khảo sát học sinh lớp 3A1 qua một đoạn Chính tả (nhớ - viết) bài: Hai bàn tay em BẢNG THỐNG KÊ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG (Bài chính tả nhớ - viết) Lỗi viết sai chính tả TS Quy tắc viết Viết ngoáy, Thời Luật chính tả Âm đầu Vần H hoa viết ẩu gian S Viết Viết Viết Viết Viết Viết Viết Viết Viết Viết đúng sai đúng sai đúng sai đúng sai đúng sai Tháng 22 18 4 16 6 14 8 15 7 17 5 9 =81,8% =18,2 =72,7% =27,3% =63,6% =36,4% =68,1% =31,9% =77,2% =22,8% % - 5 -
- Để nâng cao kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh chúng tôi đã áp dụng các giải pháp cũng như cách thực hiện như sau: Giải pháp 1: Rèn kĩ năng viết đúng luật chính tả Để các em nhớ luật chính tả, chúng tôi cho các em ôn lại luật chính tả trước khi viết bài; khi đang viết bài có liên quan đến luật chính tả giáo viên nhắc lại luật chính tả. Vì thế mà học sinh luôn ỷ lại, chưa tự giác nhớ luật chính tả. Giải pháp 2: Rèn kĩ năng viết đúng âm đầu, vần. a) Khắc phục lỗi viết sai âm đầu Rèn phát âm chuẩn. Chúng tôi chú ý rèn học sinh trong giờ Tập đọc. Rèn cho học sinh phát âm đúng bằng cách: giáo viên phát âm mẫu để học sinh phát âm lại theo cô giáo. Trong các tiết học khác, trong giao tiếp giáo viên cũng chú ý sửa phát âm cho học sinh, để các em phát âm chuẩn. b) Khắc phục lỗi viết sai Khi học sinh viết sai chính tả, giáo viên hướng dẫn các em sửa trực tiếp bằng cách viết lại chữ viết sai. Giáo viên chú trọng sửa lỗi viết sai trong các giờ chính tả. Khuyến khích học sinh giao tiếp trong nhà trường bằng tiếng Việt.. 3.1.2. Ưu điểm của giải pháp cũ Bằng một số biện pháp trên, bước đầu các em đã nhớ và viết đúng luật chính tả khi viết bài chính tả nghe - viết. Các em chú ý để phát âm đúng (nhất là phương ngữ: l/đ; v/b; t/th; ôi/uôi, ...), từ đó các em viết bài chính tả đúng hơn. Bước đầu các em viết đúng cỡ chữ, mẫu chữ, viết cẩn thận, sạch sẽ; trình bày sạch đẹp ở vở chính tả. Các em đã có ý thức viết đúng, viết đẹp trong khi viết chính tả, tập viết, luyện chữ và cả khi viết văn. 3.1.3. Nhược điểm của giải pháp cũ Giải pháp 1: Rèn kĩ năng viết đúng luật chính tả Học sinh nhớ máy móc luật chính tả; nhớ chưa sâu, chưa kĩ, nhanh quên Các em viết sai chính tả nhưng không phát hiện ra, không tự sửa lỗi được. Giải pháp 2: Rèn kĩ năng viết đúng âm đầu, vần. - 6 -
- Còn nhiều học sinh viết sai chính tả về âm đầu và vần khi các em tự viết như bài chính tả nhớ - viết, bài viết văn; một số em vẫn còn viết ngoáy, viết ẩu. Các em chưa tự phát hiện ra lỗi sai và tự chữa lỗi chính tả trong các văn bản viết của mình. 3.2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến 3.2.1. Tính mới của sáng kiến Nâng cao nhận thức của giáo viên trong việc dạy viết đúng chính tả cho học sinh; hệ thống được một số lỗi chính tả của học sinh thường mắc; tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục các lỗi chính tả mà học sinh thường mắc phải khi viết. Học sinh biết lỗi mình thường mắc, biết tự sửa lỗi, tự rèn kỹ năng viết đúng chính tả trong giờ chính tả và trong các giờ học khác, có ý thức rèn đọc đúng; xây dựng được ý thức viết đúng chính tả ở tất cả các môn học và cả trong giao tiếp khi nói và viết. Áp dụng các biện pháp của sáng kiến thời gian dạy học rèn viết đúng chính tả (buổi hai) giảm 5 tiết, số học sinh đã viết đúng chính tả nhiều hơn. Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ Giải pháp cũ Giải pháp mới Giải pháp 1: Rèn kĩ năng viết đúng Giải pháp 1: Rèn kĩ năng viết đúng luật chính tả luật chính tả Để các em nhớ luật chính tả, Học sinh ôn lại, nhớ luật chính tả thông chúng tôi cho các em ôn lại luật chính qua nhiều hình thức như: dán luật chính tả trước khi viết bài; khi đang viết bài tả lên tường; thuộc một số bài vè vui; có liên quan đến luật chính tả giáo viên thông qua một số bài tập. Phối kết hợp nhắc lại luật chính tả. Vì thế mà học với các giáo viên, khi các em viết bài sinh luôn ỷ lại, chưa tự giác nhớ luật các môn học khác, luôn nhắc nhở các chính tả. em nhớ viết đúng luật chính tả. - 7 -
- Giải pháp 2: Rèn kĩ năng viết đúng quy tắc viết hoa Giáo viên dạy cho học sinh nắm, ghi nhớ và viết đúng quy tắc viết hoa. Đối với tên riêng nước ngoài, đưa ra một số ví dụ, viết mẫu, cho học sinh quan sát, nhận xét, từ đó tìm ra cách viết. Để chữa lỗi viết hoa không đúng quy định dùng các loại bài tập cho một số từ ngữ viết sai chính tả rồi sửa lại cho đúng Giải pháp 2: Rèn kĩ năng viết đúng Giải pháp 3: Rèn kĩ năng viết đúng âm đầu, vần. âm đầu, vần. a) Khắc phục lỗi viết sai âm đầu a) Khắc phục lỗi viết sai âm đầu Rèn phát âm chuẩn. Rèn phát âm đúng Chúng tôi chú ý rèn học sinh trong giờ Tìm và chỉ ra nguyên nhân, hướng dẫn Tập đọc. Rèn cho học sinh phát âm đúng sửa bằng cách quan sát khẩu hình bằng cách: giáo viên phát âm mẫu để học miệng của giáo viên khi phát âm; phân sinh phát âm lại theo cô giáo. tích so sánh qua vật mẫu; giải nghĩa từ, Trong các tiết học khác, trong giao kiên trì, sửa lỗi cho các em cả ở trong tiếp giáo viên cũng chú ý sửa phát âm các tiết học khác và cả trong giao tiếp. cho học sinh, để các em phát âm chuẩn. Trong các giờ ra chơi, hoạt động tập thể, kể cả trong giao tiếp hàng ngày khuyến khích các em giao tiếp bằng tiếng Việt. Sửa lỗi viết sai âm đầu, vần cho các em thông qua các bài tập chính tả. b) Khắc phục lỗi viết sai vần b) Khắc phục lỗi viết sai vần Rèn phát âm chuẩn cho học sinh Học sinh viết sai do phát âm không đúng - 8 -
- tiếng có vần và âm đệm ở trong tiết tập tiếng có vần và âm đệm. Cho học sinh đọc và chính tả. nhận dạng, phân tích các vần viết sai Khi học sinh viết sai chính tả, giáo để nắm chắc cấu tạo vần. Giáo viên viên hướng dẫn các em sửa trực tiếp bằng hướng dẫn học sinh đưa vần vào mô cách viết lại chữ viết sai. Giáo viên chú hình vần rồi so sánh. Sử dụng các dạng trọng sửa lỗi viết sai trong các giờ chính bài tập tổng hợp như phần âm, rèn tả. Khuyến khích học sinh giao tiếp cách phát âm đúng rồi viết đúng, sử trong nhà trường bằng tiếng Việt. dụng các câu đố vui, các trò chơi trong khi dạy học. c)Khắc phục lỗi viết ẩu, viết ngoáy Tạo cho học sinh tính cẩn thận, sạch sẽ, trình bày khoa học; thói quen luyện chữ. Quy định bút viết, vở viết, cách trình bày bài. Thường xuyên kiểm tra, thu vở viết sửa lỗi sai cho học sinh của tất cả các môn học để kịp thời nhắc nhở, động viên khen ngợi các em tiến bộ. Linh hoạt trong giảng dạy, thu hút sự chú ý của các em. Rèn cho các em kĩ năng tự soát lỗi và sửa lỗi cho mình và cho bạn. Thực hiện các giải pháp ở trên dạy đủ Thực hiện các giải pháp ở trên dạy đủ 32 tiết chính khoá theo quy định chung 35 tiết chính khoá theo quy định chung (trong chương trình VNEN) và 20 tiết (trong chương trình VNEN) và 15 tiết dạy - học buổi hai để hướng dẫn học dạy - học buổi hai để hướng dẫn học sinh luyện tập, củng cố cách viết đúng sinh luyện tập, củng cố cách viết đúng chính tả. chính tả, thời gian dạy học giảm 5 tiết. 3.2.2. Các giải pháp mới áp dụng Từ thực trạng trên chúng chúng tôi đã áp dụng và thực hiện một số giải pháp với cách thực hiện như sau: - 9 -
- 3.2.2.1Giải pháp 1: Rèn kĩ năng viết đúng luật chính tả Học sinh viết sai do không nhớ được luật chính tả. Bởi vậy, phải ôn lại cho các em luật chính tả. Chúng tôi áp dụng nhiều hình thức để các em ghi nhớ, khắc sâu, vận dụng tốt luật chính tả khi viết. Ngay từ đầu năm học vào các buổi chiều chúng tôi chú ý cho các em ôn lại luật chính tả, ghi lại luật chính tả vào sổ tay cá nhân, dán luật chính tả lên tường để hằng ngày các em đều được quan sát và ghi nhớ luật chính tả. Âm "cờ" e A, ă. â k ê c o, ô, ơ q: các vần có âm đệm i (y) u, ư Âm đệm “o” chuyển thành "u" Âm "ngờ, gờ" E a, ă. â ngh, gh ê gh, g o, ô, ơ i (y) u, ư Tổ chức cho các em nhắc lại luật chính tả và kiểm tra nhau. Cho các em thi học thuộc bài "Vè" vui sau: "Vè Chính tả" Ve vẻ vè ve Nhưng còn chữ "q" Nghe vè chính tả Viết sao đây nhỉ? Cũng là âm "cờ" Chữ “q” à bạn? Mà viết khác nhau Phải để dành cho Đứng trước e, ê, Vần có âm đệm Và cả "i" nữa "O" chuyển thành "u" Phải viết chữ "k" Nhớ nhé, nhớ nhé. Nguyên âm còn lại "Gờ kép, "ngờ" kép Đi với chữ "c" Viết sao đây bạn? Giống như chữ "k" Đứng trước e, i Và cả ê nữa. Nhớ nhé, nhớ nhé!!! - 10 -