Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao tỉ lệ đội ngũ giáo viên dạy giỏi cấp huyện tại trường PTDTBT Tiểu học số 1 xã Phúc Than và PTDTBT Tiểu học số 2 xã Phúc Than
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao tỉ lệ đội ngũ giáo viên dạy giỏi cấp huyện tại trường PTDTBT Tiểu học số 1 xã Phúc Than và PTDTBT Tiểu học số 2 xã Phúc Than", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_ti_le_doi_ng.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao tỉ lệ đội ngũ giáo viên dạy giỏi cấp huyện tại trường PTDTBT Tiểu học số 1 xã Phúc Than và PTDTBT Tiểu học số 2 xã Phúc Than
- I. THÔNG TIN CHUNG 1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao tỉ lệ đội ngũ giáo viên dạy giỏi cấp huyện tại trường PTDTBT Tiểu học số 1 xã Phúc Than và PTDTBT Tiểu học số 2 xã Phúc Than . 2. Nhóm tác giả Họ và tên: Phạm Văn Bổng Năm sinh: 1975 Nơi thường trú: Khu 1, thị trấn Than Uyên, Huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu. Trình độ chuyên môn: Đại học Tiểu học Chức vụ công tác: Phó hiệu trưởng Nơi làm việc: Trường PTDTBT Tiểu học số 1 xã Phúc Than. Điện thoại: 01683031240 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 40% Tác giả: Nguyễn Quang Hòa Năm sinh: 1983 Nơi thường trú: Khu 6, thị trấn Than Uyên, Huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu. Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Tiểu học Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường PTDTBT Tiểu học số 1 xã Phúc Than. Điện thoại: 01676966280 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 30% Tác giả: Nguyễn Hữu Chiến Năm sinh: 1978 Nơi thường trú: Khu 3, thị trấn Than Uyên, Huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu. Trình độ chuyên môn: Đại học Tiểu học Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường PTDTBT Tiểu học số 2 xã Phúc Than. 1
- Điện thoại: 0985367302 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 30% 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác quản lý. 4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 10 tháng 9 năm 2016 đến ngày 20 tháng 3 năm 2018. 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến Trường PTDTBT Tiểu học số 1 xã Phúc Than - Địa chỉ: Đội 9 xã Phúc Than, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu và trường PTDTBT Tiểu học số 2 xã Phúc Than - Địa chỉ: đội 11 xã Phúc Than, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến 1.1. Sự cần thiết: Trong những năm gần đây tỷ lệ đội ngũ giáo viên dạy giỏi cấp huyện tại hai đơn vị trường PTDTBT Tiểu học số 1 và số 2 xã Phúc Than chưa đáp ứng được một trong những tiêu chí về xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1. Chỉ tiêu đó là đạt ít nhất 50% giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường, trong đó ít nhất 20% giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện). Song đến thời điểm tháng 9/2017, số giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện tại trường PTDTBT TH số 1 xã Phúc Than thiếu 14,5% (5 giáo viên); trường PTDTBT TH số 2 xã Phúc Than thiếu 20% (9 giáo viên). Đội ngũ giáo viên còn chưa đồng đều về trình độ (đặc biệt kiến thức của giáo viên thường xuyên dạy khối 1,2,3), một số giáo viên còn thiếu kinh nghiệm trong công tác chuyên môn. Kiến thức chuyên sâu (nâng cao, mở rộng) của một số giáo viên còn hạn chế. Một số đồng chí còn hạn chế về phương pháp và hình thức tổ chức trong quá trình dạy học. 1.2. Mục đích: Nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên trong nhà trường về sự cần thiết phải thực hiện công tác bồi dưỡng nâng cao tỉ lệ đội ngũ giáo viên dạy 2
- giỏi cấp huyện. Đội ngũ giáo viên được nâng cao về kiến thức chuyên sâu, sử dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học linh hoạt hơn đồng thời tích cực đổi mới trong quá trình dạy học. Nâng cao tỉ lệ giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Chất lượng học sinh các lớp từng bước được nâng lên. Từ nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy giỏi cấp huyện và thực tế tại hai đơn vị trường, nhóm tác giả đã thực hiện sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao tỉ lệ đội ngũ giáo viên dạy giỏi cấp huyện tại trường PTDTBT Tiểu học số 1 xã Phúc Than và PTDTBT Tiểu học số 2 xã Phúc Than”. 2. Phạm vi triển khai thực hiện: Trường PTDTBT Tiểu học số 1 xã Phúc Than và PTDTBT Tiểu học số 2 xã Phúc Than. 3. Mô tả sáng kiến: 3.1. Mô tả biện pháp trước khi tạo ra sáng kiến 3.1.1. Hiện trạng trước khi áp dụng biện pháp mới: Qua khảo sát, chúng tôi thấy những giáo viên chưa đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện ở các năm học trước là những đồng chí còn hạn chế về kiến thức chuyên sâu (đặc biệt là kiến thức môn Toán, Tiếng Việt ở lớp 4,5); phương pháp, hình thức tổ chức dạy học chưa linh hoạt, các tiết dạy chưa có nhiều sự đổi mới. Số lượng giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện chưa đảm bảo chỉ tiêu cho tiêu chí xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức độ 1. Công tác quản lý chỉ đạo việc bồi dưỡng giáo viên tham gia hội giảng cấp huyện đã thực hiện song chưa thường xuyên. Công tác sinh hoạt chuyên môn của các tổ chuyên môn đã thực hiện theo đúng kế hoạch song sự tương tác, hỗ trợ nhau trong công tác bồi dưỡng đội ngũ về kiến thức và phương pháp, hình thức dạy học giữa các giáo viên chưa nhiều. 3
- Công tác tự bồi dưỡng của giáo viên: Giáo viên có ý thức, chấp hành tốt việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của bản thân, đã chú trọng tự bồi dưỡng về kiến thức và phương pháp, hình thức dạy học các môn học ở khối lớp. Một số giáo viên chưa chủ động đề xuất với ban giám hiệu về nhu cầu bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu, kiến thức nâng cao cho bản thân. Thống kê kết quả qua các lần thi hội giảng cấp huyện: Số giáo viên Số giáo viên Tổng số tham gia đạt giáo viên Tỷ lệ Năm học Trường giáo viên hội giảng dạy giỏi đạt cấp huyện cấp huyện PTDTBT TH số 37 16 1 6,3% 1 xã Phúc Than 2012-2013 PTDTBT TH số 55 14 5 35,7% 2 xã Phúc Than PTDTBT TH số 35 7 1 14,3% 1 xã Phúc Than 2015-2016 PTDTBT TH số 52 5 0 0% 2 xã Phúc Than Từ năm học 2015-2016 các nhà trường đã thực hiện một số biện pháp để nâng cao tỷ lệ giáo viên dạy giỏi cấp huyện như sau: Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức và ý thức của giáo viên trong công tác tự bồi dưỡng chuyên môn. Làm thay đổi suy nghĩ, ý thức của mỗi cán bộ, giáo viên về công tác bồi dưỡng chuyên môn, công tác dự thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Giáo viên tự nghiên cứu, tìm tòi tài liệu, tự bồi dưỡng về kiến thức, năng lực cho nhóm, nhất là kiến thức nâng cao về môn Toán và môn Tiếng Việt trong chương trình tiểu học. 4
- Biện pháp 2: Kiểm tra công tác tự bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên Kiểm tra công tác tự bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên thông qua sổ tự bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên. Cuối mỗi năm học, ban giám hiệu ra đề và tổ chức kiểm tra công tác tự bồi dưỡng thường xuyên theo Thông tư 32/2011/TT-BGD&ĐT về Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học. Tổ chức ra đề khảo sát kiến thức chuyên môn của giáo viên hàng tháng. Đánh giá công tác tự bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên. Biện pháp 3:Tăng cường bồi dưỡng về hình thức tổ chức và phương pháp dạy học cho giáo viên Ban giám hiệu, tổ khối tăng cường công tác dự giờ, tư vấn, chia sẻ sau tiết dạy. 3.1.2. Ưu điểm của biện pháp cũ Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức và ý thức trong công tác tự bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên. Một số giáo viên đã nhận thức tương đối tốt trong công tác tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Chất lượng tiết dạy của một vài giáo viên có chuyến biến, đã đổi mới phương pháp, kết hợp linh hoạt các hình thức tổ chức nhằm thu hút học sinh trong học tập. Biện pháp 2: Kiểm tra công tác tự bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên Với việc tổ chức kiểm tra kiến thức giáo viên 3 lần/năm học (đầu năm, cuối kỳ I, cuối năm học), ban giám hiệu đánh giá được mức độ kiến thức của từng giáo viên. Biện pháp 3:Tăng cường bồi dưỡng về hình thức tổ chức và phương pháp dạy học cho giáo viên Ban giám hiệu, tổ khối trưởng đã cơ bản nắm bắt được những điểm mạnh, hạn chế của từng giáo viên từ đó xây dựng kế hoạch bồi dưỡng về hình thức tổ chức và phương pháp dạy học cho giáo viên. 3.1.3. Nhược điểm của biện pháp cũ 5
- Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức và ý thức trong công tác tự bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên. Một số giáo viên nhận thức chưa đúng đắn về công tác tự bồi dưỡng chuyên môn, ý thức tự bồi dưỡng chưa cao, việc bồi dưỡng còn mang tính hình thức, sao chép tài liệu. Biện pháp 2: Kiểm tra công tác tự bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên Công tác kiểm tra kiến thức giáo viên tổ chức theo định kỳ, chưa tổ chức hàng tháng, chưa phân công cụ thể đảng viên, giáo viên có năng lực giúp đỡ giáo viên còn hạn chế về kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ. Công tác kiểm tra quá trình tự bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên chưa thường xuyên. Biện pháp 3:Tăng cường bồi dưỡng về hình thức tổ chức và phương pháp dạy học cho giáo viên Công tác xây dựng, thực hiện kế hoạch bồi dưỡng của ban giám hiệu, của tổ đã có nhưng chưa thường xuyên, chưa có trọng tâm, trọng điểm. Công tác dự giờ tư vấn về phương pháp, hình thức tổ chức còn ít hoặc chỉ tập trung giúp đỡ, tư vấn giáo viên còn hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ. 3.2. Mô tả biện pháp sau khi có sáng kiến 3.2.1. Tính mới, sự khác biệt của biện pháp mới so với biện pháp cũ: a. Tính mới: Tạo động lực cho cán bộ, giáo viên trong công tác bồi dưỡng nâng cao tỉ lệ đội ngũ giáo viên dạy giỏi cấp huyện tại đơn vị. Giáo viên nghiên cứu, nắm chắc được kiến thức môn Toán và Tiếng Việt ở cấp học; khắc phục những khó khăn trong quá trình dạy học về hình thức tổ chức, phương pháp dạy học phấn đấu tham gia thi và đạt giáo viên dạy giỏi các cấp. Thông qua giảng dạy, giáo viên huy được năng lực, phẩm chất của học sinh góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục ở các khối lớp, giúp giáo viên tự tin hơn trong quá trình tham gia hội giảng các cấp. b. Sự khác biệt: 6
- Biện pháp cũ Biện pháp mới Biện pháp 1: Chỉ đạo, nâng cao Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch chỉ nhận thức trong công tác tự bồi đạo thực hiện nâng cao hiệu quả dưỡng chuyên môn của giáo viên. công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên. - Mục tiêu làm thay đổi suy nghĩ, ý - Chủ động xây dựng kế hoạch chỉ đạo thức của mỗi cán bộ, giáo viên về công tác bồi dưỡng chuyên môn, công tác bồi dưỡng chuyên môn. nghiệp vụ cho giáo viên. - Nội dung giáo viên tự nghiên cứu, - Nội dung các nhà trường tập trung tìm tòi tài liệu, tự bồi dưỡng về kiến vào công tác bồi dưỡng, tư vấn, hướng thức, năng lực cho nhóm, nhất là kiến dẫn về kiến thức chuyên môn, phương thức nâng cao về môn Toán và môn pháp và hình thức tổ chức trong dạy Tiếng Việt trong chương trình tiểu học. học cho giáo viên. Biện pháp 2: Kiểm tra công tác tự bồi Biện pháp 2: Đổi mới hình thức bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên dưỡng và tổ chức hiệu quả việc bồi dưỡng đội ngũ * Nâng cao hiệu quả công tác tự bồi dưỡng của giáo viên - Mục tiêu là đánh giá công tác tự bồi - Mục tiêu làm thay đổi hình thức tự dưỡng chuyên môn của giáo viên bồi dưỡng chuyên môn của mỗi cán thông qua sổ tự bồi dưỡng chuyên môn. bộ, giáo viên. - Ban giám hiệu tổ chức kiểm tra công - Tổ chức tăng cường giải các bài tập tác tự bồi dưỡng thường xuyên theo Toán và Tiếng Việt trong chương Thông tư 32/2011/TT-BGD&ĐT về trình sách giáo khoa lớp 4, lớp 5 theo Chương trình bồi dưỡng thường tuần, tháng. xuyên giáo viên tiểu học. * Nhận xét, hệ thống hóa kiến thức, - Hình thức kiểm tra: 3 lần /giáo viên/ hướng dẫn cách giải bài tập nâng năm học. cao theo nhu cầu của giáo viên và khuyến khích đưa các bài tập nâng 7
- cao vào ôn luyện cho học sinh. - Mục tiêu là đánh giá công tác tự bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên theo sự tiến bộ của chính giáo viên đó. - Giáo viên được làm bài kiểm tra khảo sát theo mức độ kiến thức tăng dần độ khó theo tuần. - Tổ chức ra đề khảo sát kiến thức chuyên môn của giáo viên định kỳ. * Tăng cường bồi dưỡng về kỹ thuật, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học cho giáo viên - Phối hợp cùng các đồng chí trong Ban giám hiệu, tổ trưởng tổ chuyên môn trực tiếp dự giờ trao đổi, bổ sung nhận xét giải đáp cụ thể qua từng tiết dạy, định hướng về hình thức tổ chức và phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm cho giáo viên. - Chủ động bồi dưỡng cho giáo viên hàng tuần. Biện pháp 3: Tăng cường công tác bồi Biện pháp 3: Tổ chức đánh giá dưỡng về hình thức tổ chức và phương công tác bồi dưỡng và thực hiện pháp dạy học cho giáo viên hiệu quả công tác hội giảng cấp trường - Mục tiêu là giúp giáo viên nâng cao - Mục tiêu là giúp giáo viên nâng kiến thức; tự tin trong công tác thi cao nghiệp vụ sư phạm, chất lượng giáo viên dạy giỏi các cấp. tiết dạy; tự tin, làm chủ kiến thức khi đứng trên mục giảng. Giáo viên tự tin hơn khi dạy thực hành các tiết học 8
- hội giảng cấp huyện do Phòng giáo dục và đào tạo tổ chức. - Công tác bồi dưỡng không thường - Công tác bồi dưỡng thường xuyên xuyên, chuẩn bị đến kỳ thi mới tổ chức theo tuần; bồi dưỡng tập trung tại một bồi dưỡng, cá nhân tự bồi dưỡng . địa điểm do ban giám hiệu phụ trách. Để phát huy ưu điểm đã thực hiện, đồng thời khắc phục những nhược điểm nêu trên, chúng tôi đã thực hiện các biện pháp sau: 3.2.2 Các biện pháp mới áp dụng: Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên. Làm thay đổi suy nghĩ, nhận thức của mỗi cán bộ giáo viên về công tác tham mưu, chỉ đạo thực hiện nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Từ đó, cán bộ quản lý thấy rõ trách nhiệm, sự quan tâm trong công tác xây dựng kế hoạch chỉ đạo đồng bộ tới toàn thể cán bộ giáo viên trong đơn vị. Ngay đầu năm học, họp và thống nhất nội dung, phương pháp cách thức thực hiện nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên hai đơn vị làm căn cứ để xây dựng kế hoạch chỉ đạo nhiệm vụ năm học của ban giám hiệu. Đối với công tác chuyên môn, các nhà trường tập trung vào việc bồi dưỡng, tư vấn, hướng dẫn kiến thức chuyên môn, phương pháp và hình thức tổ chức trong dạy học cho giáo viên. Tổ chức phân công cho từng thành viên trong nhóm phụ trách theo khối lớp, chỉ đạo tổ trưởng tổ chuyên môn bám sát mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học nói chung và công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên tham gia hội giảng các cấp, đặc biệt là đội ngũ giáo viên tham gia hội giảng cấp huyện, đưa nội dung này vào kế hoạch tổ chức thực hiện của tổ chuyên môn. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập Toán, Tiếng Việt của cấp học tổ chức giáo viên tự bồi dưỡng và kiểm tra đánh giá hiệu quả công tác bồi dưỡng. Biện pháp 2: Đổi mới hình thức bồi dưỡng và tổ chức hiệu quả việc 9
- bồi dưỡng đội ngũ Ban giám hiệu đổi mới hình thức bồi dưỡng và tổ chức hiệu quả việc bồi dưỡng đội ngũ về cách ra đề, hướng dẫn giải các bài tập nâng cao. * Nâng cao hiệu quả công tác tự bồi dưỡng của giáo viên Dù công tác kiểm tra có sát sao đến đâu cũng không thể theo dõi mọi hoạt động của giáo viên. Giáo viên tự giác thực hiện nhiệm vụ, tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn của mình, tự suy nghĩ tìm tòi biện pháp khắc phục những mặt còn hạn chế là giải pháp quan trọng. Song muốn làm tốt thì nhóm tác giả phải có định hướng, có sự tác động với những nội dung cụ thể như: Chỉ đạo tổ chuyên môn khối 4,5 ra đề bài tập hàng tuần, gửi hệ thống bài tập cần bồi dưỡng vào gmail chung của nhà trường. Giáo viên tự nghiên cứu, tự giải các bài tập đó trước. Mỗi buổi sinh hoạt chuyên môn tổ hoặc nhà trường dành thời gian cho giáo viên đưa ra thảo luận, trao đổi những bài tập còn gặp khó khăn khi giải để được ban giám hiệu hoặc các thành viên trong tổ hướng dẫn cách giải. Qua hoạt động này giảm được thời gian cho giáo viên. Giáo viên có thể hỏi trực tiếp trên gmail về bài tập đang gặp khó khăn, chưa giải được, khi đó nhóm tác giả trực tiếp trao đổi, giải đáp các thắc mắc cho giáo viên. Ban giám hiệu, tổ chuyên môn thường xuyên kiểm tra sổ tự bồi dưỡng chuyên môn để có điều chỉnh, góp ý và hướng dẫn kịp thời cho giáo viên. Tổ khối trưởng, ban giám hiệu hằng ngày, hằng tuần cập nhật thông tin trên gmail chung để kịp thời trả lời câu hỏi của giáo viên. Cụ thể các bước được thực hiện như sau: Bước 1: Bản thân giáo viên tự đánh giá, nhận xét về mình qua năng lực chuyên môn hàng ngày chính xác rõ ràng. Xác định mặt yếu cần bồi dưỡng: khi giáo viên tự đánh giá được mình, nhóm tác giả giúp giáo viên xác định rõ mặt yếu cần phải bồi dưỡng. Ví dụ: Nếu yếu về phương pháp rèn học sinh dưới chuẩn môn Tiếng Việt thì tập trung vào bồi dưỡng phương pháp đó. Bước 2: Khi đã xác định được nội dung bồi dưỡng, chúng tôi có định hướng cho giáo viên tự lên kế hoạch, tự bồi dưỡng mình theo nội dung đã xác định cần bồi dưỡng. Mỗi giáo viên phải có một sổ ghi chép các nội dung đã 10