Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo phát triển ngôn ngữ cho trẻ dân tộc thiểu số ở Trường Mầm non số 1 xã Mường Than và Trường Mầm non số 1 xã Khoen On” huyện Than Uyên - Tỉnh Lai Châu

doc 27 trang BÁCH HẢI 17/06/2025 160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo phát triển ngôn ngữ cho trẻ dân tộc thiểu số ở Trường Mầm non số 1 xã Mường Than và Trường Mầm non số 1 xã Khoen On” huyện Than Uyên - Tỉnh Lai Châu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_phat_trien_ng.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo phát triển ngôn ngữ cho trẻ dân tộc thiểu số ở Trường Mầm non số 1 xã Mường Than và Trường Mầm non số 1 xã Khoen On” huyện Than Uyên - Tỉnh Lai Châu

  1. I. THÔNG TIN CHUNG: 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp chỉ đạo phát triển ngôn ngữ cho trẻ dân tộc thiểu số ở Trường Mầm non số 1 xã Mường Than và Trường Mầm non số 1 xã Khoen On” huyện Than Uyên - tỉnh Lai Châu. 2. Đồng tác giả: Họ và tên: Lê Thị Lan Năm sinh: 1984 Nơi thường trú: Khu 6 thị trấn Than Uyên Trình độ chuyên môn: Đại học Mầm non Chức vụ công tác: Phó Hiệu trưởng Nơi làm việc: Trường Mầm non số 1 xã Mường Than Điện thoại: 0985281338 Tỉ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 30% Họ và tên: Đỗ Thị Huyền Năm sinh: 1986 Nơi thường trú: Cẩm Trung - Mường Than - Than Uyên Trình độ chuyên môn: Đại học Mầm non Chức vụ công tác: Phó Hiệu trưởng Nơi làm việc: Trường Mầm non số 1 xã Mường Than Điện thoại: 01692396253 Tỉ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 40% Họ và tên: Đào Thị Tâm Năm sinh: 1990 Nơi thường trú: Cẩm Trung - Mường Than - Than Uyên Trình độ chuyên môn: Đại học Mầm non Chức vụ công tác: Phó Hiệu trưởng Nơi làm việc: Trường Mầm non số 1 xã Khoen On Điện thoại: 0962841516 Tỉ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 30% 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục mầm non 1
  2. 4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 9/2015 đến tháng 3/2017. 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường Mầm non số 1 xã Mường Than và Trường Mầm non số 1 xã Khoen On. Địa chỉ: Xã Mường Than - huyện Than Uyên - tỉnh Lai Châu, xã Khoen On - huyện Than Uyên - tỉnh Lai Châu. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN: 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến: 1.1. Sự cần thiết Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một. Trong đó, nội dung phát triển ngôn ngữ là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhân cách của mình, thông qua ngôn ngữ giúp trẻ biểu đạt được nhu cầu bản thân, trẻ có thể dễ dàng tiếp cận với các môn học, thế giới xung quanh, hệ thống tri thức mà giáo viên cung cấp. Ngôn ngữ đối với trẻ mầm non luôn là vấn đề chúng ta quan tâm. Trẻ mầm non là dân tộc thiểu số thì đó lại là một vấn đề cần được mọi người bàn bạc thảo luận và có những đánh giá về thực trạng ngôn ngữ của trẻ dân tộc thiểu số. Từ đó có những biện pháp giúp trẻ dân tộc phát triển ngôn ngữ, thông thạo hơn trong việc sử dụng ngôn ngữ là tiếng Việt trong giao tiếp. Những kỹ năng mà trẻ được học trong chương trình giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ. Hơn thế nữa phát triển ngôn ngữ là một trong những nhiệm vụ quan trọng để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhân cách của mình. Chính vì vậy việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ dân tộc thiểu số là vô cùng quan trọng. Trẻ dân tộc thiểu số thường hay dùng tiếng mẹ đẻ để giao tiếp nên khó khăn trong việc tiếp cận và tham gia các hoạt động ngôn ngữ bằng tiếng Việt, ảnh hưởng đến khả năng nghe hiểu, tiếp thu hệ thống kiến thức giáo viên cung cấp. Để giúp trẻ dân tộc phát triển ngôn ngữ giáo viên đã làm gì để cung cấp cho 2
  3. trẻ vốn từ phong phú, dạy trẻ phát âm chuẩn. Hay khi hướng dẫn trẻ tham gia các hoạt động ngôn ngữ giáo viên đã làm gì để phát huy tính tích cực, tạo điều kiện cho trẻ được luyện tập khả năng nói, phát âm chính xác, sử dụng từ đúng để diễn đạt ý nghĩ của mình trong các tình huống khác nhau, trong các hoạt động của trẻ tại trường mầm non. Chính vì những lý do trên đặt ra trong chúng tôi rất nhiều câu hỏi: Phải làm gì để phát huy ở trẻ tính mạnh dạn tự tin trong giao tiếp? Làm gì để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ của mình hơn? Làm thế nào để trẻ hứng thú sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt? Làm sao để trẻ nói tiếng Việt thông thạo hơn? Phải làm gì để giúp giáo viên tổ chức các hoạt động ngôn ngữ có hiệu quả hơn trong đơn vị trường mình công tác? Và còn nhiều câu hỏi, nhiều lý do khác nữa nhưng cũng chính từ những lí do trên, với trách nhiệm của những người cán bộ quản lý đã thôi thúc chúng tôi tìm tòi, nghiên cứu nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, nắm bắt nhu cầu và khả năng của trẻ, nhất là sự phát triển ngôn ngữ, thực trạng về giáo viên để từ đó chúng tôi đề ra cho mình nhiệm vụ là phải nghiên cứu làm sao giúp cho trẻ có khả năng phát triển ngôn ngữ tốt nhất, chính vì vậy chúng tôi chọn đề tài : “Một số biện pháp chỉ đạo phát triển ngôn ngữ cho trẻ dân tộc thiểu số ở Trường Mầm non số 1 xã Mường Than và Trường Mầm non số 1 xã Khoen On” huyện Than Uyên - tỉnh Lai Châu. 1.2. Mục đích Xuất phát từ thực tế việc tổ chức các hoạt động ngôn ngữ và thực trạng khả năng ngôn ngữ của trẻ mầm non tại hai đơn vị trường. Chúng tôi đã nghiên cứu đề xuất sưu tầm một số biện pháp chỉ đạo nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ dân tộc thiểu ở trường Mầm non số 1 xã Mường Than và trường Mầm non số 1 xã Khoen On nhằm giúp đội ngũ giáo viên trong nhà trường tổ chức các hoạt động ngôn ngữ cho trẻ có hiệu quả hơn, giúp trẻ mạnh dạn hơn chủ động hơn trong giao tiếp, củng cố và rèn thêm ở trẻ một số kỹ năng ngôn ngữ cần thiết với độ tuổi, giúp trẻ dân tộc gần gũi hơn với tiếng Việt. Từ đó phụ huynh nhận thức tốt hơn quan tâm phối hợp 3
  4. với nhà trường tạo cho trẻ điều kiện thuận lợi để trẻ lĩnh hội hệ thống tri thức, có kỹ năng tốt hơn trong lĩnh vực ngôn ngữ. 2. Phạm vi triển khai thực hiện: Về đối tượng: Giáo viên trường Mầm non số 1 xã Mường Than và xã Trường Mầm non số 1 xã Khoen On. Về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Trường Mầm non số 1 xã Mường Than huyện Than Uyên và Trường Mầm non số 1 xã Khoen On huyện Than Uyên. 3. Mô tả sáng kiến: 3.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến: 3.1.1. Hiện trạng, vấn đề nghiên cứu trước khi áp dụng biện pháp mới. Trường Mầm non số 1 xã Mường Than có 285/341 trẻ chiếm tới 83,5% trẻ là dân tộc thiểu số, trường Mầm non số 1 xã Khoen On có 232/233 trẻ chiếm 99,5 % là học sinh dân tộc thiểu số, tỷ lệ trẻ nói ngọng tiếng địa phương còn nhiều. Bên cạnh đó thực trạng giáo viên ngọng phương địa phương cũng là một vấn đề đáng lo ngại ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giảng dạy, rèn ngôn ngữ cho trẻ tại các nhóm lớp. Trường Mầm non số 1 xã Mường Than với tổng số 34 cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đó dân tộc thiểu số là 7/36 đồng chí. Riêng giáo viên dân tộc thiểu số là 7/24 đồng chí vẫn còn đồng chí phát âm theo phương ngữ địa phương và một số giáo viên ở xuôi phát âm theo vùng miền ngọng phụ âm n - l. Trường Mầm non số 1 xã Khoen On đa số các giáo viên trong trường vẫn còn phát âm theo phương ngữ địa phương, với tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên là 24 đồng chí, trong đó giáo viên là dân tộc thiểu số 15/17 giáo viên chiếm 88% tổng số giáo viên toàn trường. Kết quả khảo sát kỹ năng nghe, hiểu, giao tiếp bằng tiếng Việt trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm cụ thể như sau: 4
  5. Bảng 1: Chất lượng học sinh được khảo sát trước khi áp dụng sáng kiến. Trường Mầm non số 1 xã Mường Trường Mầm non số 1 xã Khoen Than On Nội Kỹ năng Tự tin, Kỹ năng Tự tin, dung Kỹ năng Kỹ năng nhận biết - mạnh dạn nhận biết - mạnh dạn nghe - nói nghe - nói tô đồ con trong giao tô đồ con trong giao Thời Tiếng Việt Tiếng Việt chữ. tiếp. chữ. tiếp. gian (Tỷ lệ đạt) (Tỷ lệ đạt) (Tỷ lệ đạt) (Tỷ lệ đạt) (Tỷ lệ đạt) (Tỷ lệ đạt) Đầu năm 173/285 165/285 155/285 109/232 105/232 101/232 2015-2016 (60,7%) (57,8%) (54,3%) (46,9%) (45,2%) (43,5%) Đầu năm 165/261 154/261 150/261 107/222 106/222 103/222 2016-2017 (63,2%) (59%) (57,4%) (48%) (47,7%) (46,3%) ( Số liệu được tổng hợp từ báo cáo tổng kết năm học 2015-2016, kết quả khảo sát học sinh đầu năm học 2016-2017) Bảng 2: Kết quả khảo sát ngọng phương ngữ, ngọng phụ âm của giáo viên trước khi áp dụng sáng kiến. Trường Mầm non số 1 xã Mường Trường Mầm non số 1 xã Khoen Nội Than On dung Ngọng Ngọng Ngọng Ngọng Ngọng Ngọng phương phụ âm dấu phương phụ âm dấu Thời ngữ l/n sắc/ngã ngữ l/n sắc/ngã gian Đầu năm 1/7 5/7 1/7 6/10 0 4/10 2015-2016 Đầu năm 0 2/3 1/3 3/5 0 2/5 2016-2017 (Căn cứ Biên bản kiểm tra đầu năm học của hai nhà trường) 5
  6. Từ kết quả khảo sát chất lượng trên chúng tôi thấy nổi bật lên những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến kỹ năng ngôn ngữ của trẻ đó là tỷ lệ % thành phần dân tộc chiếm tỷ lệ cao, đời sống nhân dân còn khó khăn, nhận thức còn hạn chế, ít quan tâm tới vấn đề phát triển ngôn ngữ của con em mình, vẫn còn giáo viên ngọng tiếng địa phương, vùng miền trong quá trình hoạt động với trẻ, do đó các kỹ năng ngôn ngữ của trẻ hạn chế vì: - Môi trường ngôn ngữ của trẻ từ khi mới sinh là môi trường ngôn ngữ tiếng địa phương. - Giáo viên còn ngọng tiếng địa phương, vùng miền tổ chức các hoạt động rèn kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ chưa hiệu quả. - Môi trường ngôn ngữ ở trường lớp chưa phong phú, sinh động. - Trẻ chưa có nhiều cơ hội được giao tiếp tiếng Việt. - Các bậc phụ huynh chưa chưa thường xuyên phối hợp với giáo viên trong các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trẻ đến trường chủ yếu giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ, nghe hiểu được tiếng Việt còn hạn chế. Sự bất đồng về ngôn ngữ khi dạy và học cũng khiến cho trẻ không hứng thú khi đến lớp học, thậm trí trong hoạt động vui chơi, học tập hàng ngày trẻ dân tộc thiểu số vẫn còn nhút nhát chưa mạnh dạn tự tin trong khi giao tiếp với bạn bè với cô giáo, giao tiếp với bạn bằng tiếng địa phương dẫn đến chất lượng giáo dục chưa cao. Trước khi nghiên cứu sáng kiến chúng tôi đã sử dụng các biện pháp sau: Biện pháp 1: Bồi dưỡng chuyên môn giáo viên Biện pháp 2: Rèn kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ mọi lúc mọi nơi Biện pháp 3:Tạo môi trường ngôn ngữ cho trẻ Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh. Các biện pháp trên giáo viên chủ yếu chỉ sử dụng tranh ảnh đơn giản để dạy, các hình thức và môi trường phát triển ngôn ngữ cho trẻ còn sơ sài, chưa phát huy tính tích cực của trẻ, vấn đề lấy trẻ làm trung tâm theo quan điểm mới chưa được quan tâm, môi trường để phát triển ngôn ngữ chủ yếu ở các góc trong lớp học. 3.1.2. Ưu điểm của biện pháp cũ: 6
  7. Trẻ dân tộc thiểu số đến lớp bước đầu đã giao tiếp với các các bạn, cô giáo trong các hoạt động bằng tiếng Việt, một số thời điểm trẻ đã rèn được ngọng tiếng địa phương. 3.1.3. Nhược điểm của biện pháp cũ Hình thức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chưa linh hoạt nội dung sinh hoạt chuyên môn chỉ mới là hình thức trao đổi trực tiếp thống nhất tiết dạy, chưa có ứng dụng công nghệ thông tin, chưa xây dựng tiết mẫu, chưa tổ chức nhiều các hội thi. Tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ chưa sáng tạo chủ yếu các hình thức đơn giản như dùng tranh ảnh, Giáo viên chưa chú ý lồng ghép các nội dung rèn phát triển ngôn ngữ để rèn phát âm ngọng cho trẻ mọi lúc mọi nơi và ở tất cả các hoạt động trong ngày của trẻ. Trong các hoạt động hàng ngày trẻ chưa được phát huy tối đa tính tích cực, chủ động của cá nhân. Các hình thức tổ chức hoạt động rèn phát âm ngọng cho trẻ chưa phong phú đa dạng, chưa lồng ghép tích hợp các trò chơi. Môi trường ngôn ngữ cho trẻ hoạt động chưa sinh động chủ yếu tập trung ở các góc trong lớp học nhưng trang trí chưa theo hướng mở. Tổ chức các hoạt động ngày lễ hội chưa gắn với nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Hình thức tuyên truyền, phối kết tới các bậc phụ huynh chưa thiết thực nên hiệu quả chưa cao. 3.2. Mô tả biện pháp sau khi có sáng kiến: 3.2.1. Tính mới, sự khác biệt của biện pháp mới so với biện pháp cũ Đổi mới hình thức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có đổi mới trong nội dung sinh hoạt chuyên môn, có ứng dụng công nghệ thông tin, có xây dựng tiết mẫu, tổ chức hội thi Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động hàng ngày có lồng ghép linh hoạt các nội dung rèn phát âm ngọng cho trẻ. Giáo viên tổ chức linh hoạt sáng tạo trong các hoạt động hàng ngày cho trẻ như: Thiết kế giáo án điện tử, đổi mới hình thức trẻ hoạt động của trẻ như chia nhóm, lấy trẻ làm trung tâm, chỉ đạo giáo viên 7
  8. sử dụng tích hợp các nội dung giáo dục linh hoạt, có sử dụng trò chơi, bài thơ, bài hát câu đố, các tình huống vào các hoạt động nhằm tạo hứng thú cho trẻ khi tham gia các hoạt động. Môi trường ngôn ngữ cho trẻ sinh động, hấp dẫn, các góc trong lớp học được trang trí theo hướng mở. Môi trường hoạt động cho trẻ phong phú đa dạng: Trang trí các mảng tường nổi bật có nội dung phát triển ngôn ngữ, có khu vui chơi vận động có gắn các chữ cái, số, các biểu tượng ngôn ngữ giúp trẻ hứng thú tham gia chơi, tập, vừa có hiệu quả phát triển ngôn ngữ. Tổ chức các hoạt động ngày lễ hội gắn với nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Tham mưu xây dựng các tiêu chí chấm điểm trong các hoạt động lễ hội có các nội dung đánh giá rèn phát âm, kỹ năng ngôn ngữ, mạnh dạn tự tin của trẻ . Đổi mới các hình thức tuyên truyền tới các bậc phụ huynh: Thông qua truyền thanh, bảng tin tuyên truyền, giáo viên đến thăm và tìm hiểu các hoạt động một ngày của trẻ tại gia đình để trao đổi với phụ huynh về cách thức rèn phát âm chuẩn tiềng Việt một cách có hiệu quả. 3.2.2. Các giải pháp mới áp dụng * Giải pháp1: Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên phát âm ngọng Như chúng ta đã biết đối với trẻ mầm non lớp học chính là mái nhà thứ hai của trẻ, dạy trẻ mầm non chuẩn chính xác sẽ là nền tảng tốt cho các cấp học tiếp theo. Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ cũng vậy, muốn trẻ nghe, nói hiểu và giao tiếp tốt bằng tiếng Việt thì người giáo viên cần phải phát âm chuẩn tiếng Việt và chính xác về ngôn ngữ của bản thân mình. Trẻ ở lớp học tập, nghe hiểu giao tiếp với cô, với bạn thời gian trong cả một ngày từ lúc đón trẻ đến trả trẻ, chính vì vậy việc trẻ học theo cách phát âm, ngôn ngữ, nghe hiểu lời nói của cô là rất quan trọng. Bồi dưỡng giáo viên ngọng phát âm nhằm nâng cao ý thức rèn phát âm ngọng cho đội ngũ giáo viên, giúp giáo viên có kỹ năng phát âm chuẩn khi giao tiếp, tổ chức các hoạt động ngôn ngữ có hiệu quả hơn đối với trẻ. Chúng tôi nhận thấy việc đầu tiên đó là phải sửa phát âm ngọng phương ngữ địa phương, và sửa ngọng phụ âm l- n, dấu sắc, dấu ngã cho đội ngũ giáo viên. Ngay từ đầu năm học chúng tôi đã khảo sát cách phát âm ngọng của từng 8
  9. giáo viên để chúng tôi có biện pháp bồi dưỡng phù hợp. Phân công sắp xếp giáo viên đứng lớp phù hợp giữa giáo viên không ngọng và giáo viên ngọng để giúp nhau sửa phát âm dạy trẻ chính xác trong các hoạt động hàng ngày. Ngoài ra chúng tôi còn khuyến khích đội ngũ giáo viên phát huy tối đa tính tích cực mạnh dạn tự tin học hỏi tìm tòi các biện pháp để sửa nói ngọng phương ngữ, vùng miền. Sau đó hai trường chúng tôi đổi mới nội dung tổ chức sinh hoạt chuyên môn chung và thống nhất đưa nội dung sửa nói ngọng vào trong các kế hoạch của nhà trường, chỉ đạo các tổ chuyên môn đưa nội dung tự sửa ngọng phương ngữ địa phương vào kế hoạch hoạt động theo từng tháng, từng tuần. Cụ thể như sau: Mỗi dân tộc, vùng miền lại có những phát âm ngọng khác nhau: Giáo viên là người dân tộc Thái thường hay ngọng: b - v, đ - l, dấu ngã - dấu sắc, giáo viên là dân tộc kinh ngọng phụ âm l - n. Chúng tôi đã chỉ đạo tổ khối chuyên môn tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn định kỳ hàng tháng, sưu tầm các bài thơ, câu truyện, các bài đồng dao, có chứa những âm và các dấu mà giáo viên hay ngọng để giáo viên tham gia đọc, sửa cho nhau kịp thời. Ví dụ: Ngọng l/đ Dấu sắc – Dấu ngã Cây đào Kiên nhẫn, mạnh mẽ, vũ trụ, đồ cũ, Cây đào đầu xóm Dầu mỡ, vĩnh viễn, đội ngũ, mỡ Lốm đốm nụ hồng màng, mãi mãi, sợ hãi, bãi bỏ,... Chúng em chỉ mong Mùa đào mau nở Bông đào nho nhỏ Cánh đào hồng tươi Hễ thấy hoa cười Đúng là tết đế Ngọng b/v Phụ âm l/n Đồng dao Nói năng nên luyện luôn luôn Bắt lươn, lươn bò xuống cỏ 9
  10. Nói lời lưu loát luyện luôn lúc này Bắt cò, cò bỏ cò bay Lẽ nào nao núng lung lay Ôi thôi hỏng cả đôi tay Lên lớp lũ lẫn lại hay nói lầm Lươn bò xuống cỏ, cò bay lên trời . Ảnh 1: Giờ sinh hoạt chuyên môn rèn phát âm phương ngữ Tiếp theo chúng tôi chỉ đạo tạo môi trường sửa lỗi phát âm ở mọi lúc mọi nơi: Cấp học Mầm non rất coi trọng góc tuyên tuyền, chính vì vậy chúng tôi đã chỉ đạo tới 100% các nhóm lớp trong hai trường có bảng tuyên truyền viết nội 10