Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Lớp 5 học tốt văn miêu tả - Nguyễn Tấn Nhựt

   Trường có 01 điểm do 3 điểm trường trước đây hợp thành, nằm ven theo

bờ sông Kênh Xáng. Năm 1998 trường được xây dựng mới trên mặt bằng rộng cặp theo lộ giao thông Long An - Châu Phong, tọa lạc trên tuyến dân cư thuộc Ấp Long Hòa, xã Long An, từ đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học tập. Dân số sinh sống trong địa bàn khá đông, đa số người dân lao động nghèo, sống bằng nghề buôn bán nhỏ, làm ruộng, làm thuê. Thực hiện chương trình, mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, địa phương được chọn là xã điểm của tỉnh trong việc xây dựng nông thôn mới. Năm 2015 xã Long An được UBND tỉnh An Giang công nhận đạt chuẩn. Trong năm học này Trường Tiểu học B Long An được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.

 1. Thuận lợi:

+ Được sự quan tâm của cấp Ủy Đảng, chính quyền địa phương và sự chỉ đạo chuyên môn của Phòng GD&ĐT.

+ Công tác tham mưu, phối hợp thực hiện có hiệu quả nên tổ chức được nhiều hoạt động giáo dục, các phong trào thi đua, hội thi do ngành phát động, duy trì khá tốt sĩ số ở các khối lớp.

+ Các ngành, đoàn thể, ấp, cha mẹ học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động của nhà trường; Xã hội hóa giáo dục có chuyển biến tích cực.

+ Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao.

+ Được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đạt chuẩn, tạo điều kiện phấn đấu để nhà trường đạt chuẩn quốc gia theo lộ trình.

2. Khó khăn:

+ Một bộ phận cha mẹ học sinh còn nghèo, thường xuyên làm ăn xa nên học sinh nghỉ dài ngày ảnh hưởng chất lượng học tập.

+ Một số giáo viên vận dụng việc đổi mới phương pháp dạy học hiệu quả chưa cao nhất là phương pháp bàn tay nặn bột, ứng dụng công nghệ thông tin, hình thức tổ chức chưa được phong phú để nâng cao hiệu quả giảng dạy.

+ Đa số học sinh sống ở địa bàn nông thôn, cha mẹ bận rộn với công việc đồng áng nên ít quan tâm đến việc học của con mình.

-Tên sáng kiến:     GIÚP HỌC SINH LỚP 5 HỌC TỐT VĂN MIÊU TẢ

- Lĩnh vực: Chuyên môn

docx 23 trang minhlee 06/03/2023 2880
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Lớp 5 học tốt văn miêu tả - Nguyễn Tấn Nhựt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_5_hoc_tot_van_mieu_t.docx

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Lớp 5 học tốt văn miêu tả - Nguyễn Tấn Nhựt

  1. Về tả tính tình của một người không chỉ liệt kê tất cả các đặc điểm về tính nết của người ấy. Để làm rõ tính cách của một người, ta thường nêu những dẫn chứng cụ thể hoặc thông qua các biểu hiện bên ngoài như lời nói, cử chỉ, hành động, việc làm, cách ăn mặc hay đi đứng của người được tả. Những ví dụ về cách tả hình dáng, hoạt động nêu trên đã cho thấy điều đó; hoặc như nhà văn Đào Vũ tả chị Chấm, một cô gái nông thôn mộc mạc, giàu tình cảm: “Có bữa đi xem phim, những cảnh ngộ trong phim làm Chấm khóc suốt buổi. Đêm ấy về ngủ, trong giấc mơ Chấm lại khóc mất bao nhiêu nước mắt ”. Thông qua hành động, việc làm người viết còn cần bộc lộ được những suy nghĩ, tình cảm hay tâm trạng của nhân vật. Đó là những biểu hiện về nội tâm, cho thấy tính cách của người được tả rõ nét và sâu sắc. Về bố cục bài văn tả người thường căn cứ vào yêu cầu do đề bài đặt ra (tùy theo yêu cầu tả kĩ mặt nào mà tập trung làm rõ mặt đó, bằng cách trình bày lần lượt hoặc kết hợp, xen kẽ các mặt), sau đây là dàn bài chung của văn tả người: a. Mở bài: Giới thiệu người muốn tả. (Ở đâu, gặp gỡ quen biết trong dịp nào, nghề nghiệp làm gì? Quan hệ người đó với mình như thế nào?) b. Thân bài: (nêu đủ 3 mặt) - Hình dáng: Tả bao quát về tuổi tác, nghề nghiệp; tầm vóc, cách ăn mặc (quần áo), dáng đi đứng Tả kĩ những nét nổi bật, đáng chú ý về khuôn mặt hay mái tóc, cặp mắt, nụ cười, - Tính tình: Nêu rõ lời nói, cử chỉ, thái độ cư xử hay việc làm của người được tả nhằm bộc lộ phẩm chất đạo đức, tình cảm, thói quen của người đó. - Hoạt động: Tả kĩ và có thứ tự các cử chỉ, động tác, lời nói để thấy được cách làm việc, thái độ và tính nết của người được tả. c. Kết bài: Cảm nghĩ của bản thân đối với người được tả: yêu mến, kính trọng, học tập và những ảnh hưởng của người đó đối với cuộc sống của mình. Ví dụ 1: “Hãy tả hình dáng và những nết tốt của một bạn trong lớp em được nhiều người quý mến”, phần thân bài gồm các ý: a/ Hình dáng người bạn. b/ Tính tình người bạn. Khi học sinh nêu được hai phần chính này, tôi yêu cầu các em trả lời câu hỏi: “Để tả rõ và đúng trọng tâm, em cần xác định đúng những gì?” Học sinh nêu được cảnh thứ hai. Sau đó, tôi cho các em phát triển ý trong mỗi phần(chú ý là phần trọng tâm): GV hỏi: Bạn có những nét gì riêng biệt, đáng chú ý, Ấn tượng sâu đậm hoặc kỉ niệm tốt đẹp của em với bạn là gì? Học sinh nêu ý rất đa dạng, tôi cho học sinh phát biểu tự nhiên rồi chốt lại: + Những nét nổi bật khiến em dễ phân biệt bạn với người khác trong lớp về khuôn mặt, mái tóc, đôi mắt, nụ cười, giọng nói, Sau khi xây dựng xong ý khái quát về hình dáng, giáo viên hướng dẫn cho học sinh xây dựng về tính tình, hoạt động và việc làm. Cách làm như trên, tôi yêu cầu các em phải chú ý những mối liên hệ giữa mọi người. Học sinh nêu, sau đó tôi chốt lại: + Em và nhiều người còn quý mến bạn vì những nết tốt gì khác (ví dụ: dũng cảm, thương người, giúp đỡ các em nhỏ, ), thể hiện qua việc làm, cách cư xử của bạn thế nào? 11
  2. Và đây là đoạn văn tả em bé hoặc bạn nhỏ của em Huỳnh Thị Kim Loan học sinh lớp 5B trường Tiểu học B Long An. 13
  3. Hay đoạn mở bài của em Thúy Oanh lớp 5B: Ví dụ 2: Đề bài “Tả ngôi trường đã gắn bó với em với nhiều kỉ niệm”. Em Kim Xuân thì chọn cách mở bài ngắn gọn, đi thẳng vào ngôi trường mình định tả: “ Ngôi trường thân yêu mà em đã gắn bó suốt 5 năm trời đó là Trường Tiểu học B Long An.” Còn em Như Ý lại chọn cách mở bài dài dòng hơn nhưng lại có nhiều cảm xúc: Nhờ khuyến khích, học sinh diễn đạt phần mở bài bằng những cách làm khác nhau mà vẫn đảm bảo được nội dung chính. * Phần kết bài: Có nhiều cách kết bài khác nhau nhưng tất cả đều phải xuất phát từ nội dung chính. Cũng như mở bài, học sinh nêu cảm xúc hoặc thâu tóm lại vấn đề thì cũng có thể bằng nhiều cách nhưng nên chọn cách nào cho hay. 15
  4. Hoặc : Em Kim Loan viết kết bài tả người bạn của mình. Nhiệm vụ của người giáo viên là phải giúp cho học sinh biết khai thác các cách viết kết bài, giúp học sinh từng bước phát triển năng lực viết văn. Trong việc hướng dẫn học sinh diễn đạt thì biện pháp chủ yếu của giáo viên là chia thành các ý nhỏ cho nhiều học sinh phát biểu và giáo viên còn chú ý quan tâm nhất đối với những học sinh còn yếu làm văn. Sau đó chắt lọc, hướng dẫn cho học sinh cách nào được, cách nào chưa được để phát huy hay sửa chữa. c.2. Tập diễn đạt bằng câu văn có hình ảnh nghệ thuật và sử dụng một số biện pháp nghệ thuật đã học. Để tiến hành, giáo viên gợi ý cho học sinh trong những khi làm miệng bài văn, bằng những câu hỏi dễ hiểu, dễ nhớ. Giáo viên luôn hướng dẫn cho học sinh biết chọn lựa chi tiết, diễn đạt bằng câu văn có hình ảnh và sử dụng một số biện pháp tu từ đã học như so sánh, nhân hóa trong các thể loại, kiểu bài tập làm văn. Ví dụ. Dạy bài tập làm văn tả người, tôi hỏi: hình dáng (mái tóc, hàm răng, nước da, ), tính nết con người có thể tả bằng câu văn có dùng biện pháp so sánh như thế nào? Học sinh diễn đạt thành từng câu văn có sử dụng biện pháp so sánh như: - Mái tóc dài mượt mà buông thả, thướt tha như dòng suối. - Hàm răng trắng đều như hai hàng bắp. - Nước da trắng mịn như trứng gà bóc (hay: nước da ngăm ngăm bánh mật). - Cô em hiền và dịu dàng như cô Tấm trong truyện cổ tích. - Giọng cô giảng bài ấm áp như vòng tay của mẹ luôn che chở cho con (hoặc: giọng cô nói êm như lời hát ru của mẹ). - Mái tóc bà trắng như cước (hoặc: mái tóc ngả sang màu muối tiêu.) 17
  5. nghèo nàn, nội dung mang tính qua loa lấy lệ. Một số bài ý lặp nhiều mà vẫn không làm nổi bật được nội dung trọng tâm yêu cầu của đề bài. -Trong quá trình dạy Tâp làm văn lớp 5, tôi thấy chất lượng làm văn của học sinh chưa cao, nhất là văn miêu tả. Sau đây là kết quả khảo sát đầu năm ở lớp 5B gồm 30 học sinh: Kĩ năng viết văn miêu tả Số lượng Tỉ lệ Biết viết bài văn đủ 3 phần. 25/30 83,33% Dùng từ ngữ miêu tả chính xác, có 12/30 40% sự quan sát tinh tế. Sử dụng linh hoạt các biện pháp so 5/30 16,66% sánh, nhân hóa trong bài văn. Bài văn miêu tả sinh động, giàu 2/30 6,7% cảm xúc. b.Sau khi áp dụng sáng kiến: Sau một thời gian áp dụng vào thực tế giảng dạy ở lớp 5, qua các kết quả kiểm tra, đề tài đã thu được một số kết quả nhất định. Học sinh có những chuyển biến rõ rệt trong việc học kiểu bài miêu tả của chương trình Tập làm văn lớp 5. Cụ thể điều tra chất lượng làm văn của học sinh lớp 5 đang khảo sát được thể hiện qua bảng số liệu sau: Kĩ năng viết văn miêu tả Số lượng Tỉ lệ Biết viết bài văn đủ 3 phần. 30/30 100% Dùng từ ngữ miêu tả chính xác, có 20/30 66,67% sự quan sát tinh tế. Sử dụng linh hoạt các biện pháp so 12/30 40% sánh, nhân hóa trong bài văn. Bài văn miêu tả sinh động, giàu 8/30 26,7% cảm xúc. Từ những kết quả đạt được nêu trên, tôi thấy dạy học phân môn tập làm văn ở lớp 5 không những chỉ giúp cho học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, mà còn giúp các em phát triển tư duy, có khả năng sáng tạo trong viết câu, viết đoạn văn hoặc viết bài tập làm văn hay đạt kết quả. c.Lợi ích thu được sau khi áp dụng sáng kiến: * Đối với học sinh: - Học sinh có thói quen lập dàn ý trước khi làm bài. - Học sinh biết tự tìm hiểu đề, biết lựa chọn từ ngữ thích hợp để viết văn. 19
  6. Để làm được một bài văn miêu tả học sinh cần được trang bị các điều kiện: + Giáo viên phải nắm vững nội dung, chương trình và phương pháp dạy Tập làm văn. + Chuẩn bị kiến thức phục vụ cho việc làm một bài văn. Kết quả cuối cùng của tiết dạy là học sinh tìm được các tài liệu chi tiết cần thiết chuẩn bị cho việc làm một bài văn theo yêu cầu của đề bài. + Hình thành phương pháp, kỹ năng quan sát gắn với từng thể loại miêu tả. + Tham khảo nội dung sách hướng dẫn giảng dạy để lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức học tập cho phù hợp với đối tượng của lớp mình. +Sưu tầm đồ dùng dạy học, tranh ảnh minh hoạ phục vụ cho bài dạy để học sinh hứng thú học tập, tiếp thu bài sâu hơn. Học sinh: - Luôn có ý thức tự học, tích lũy vốn hiểu biết về cuộc sống, các tri thức văn hóa chung thông qua các môn học, đặc biệt phải có sự kiên trì luyện tập các kĩ năng làm bài văn của bản thân. - Tích cực trong mọi hoạt động và tất cả tiết học. - Ngoài các bài văn trong sách giáo khoa thì học sinh nên tìm đọc thêm nhiều thể loại để giúp cho học sinh tích lũy vốn từ và biết lựa chọn từ miêu tả phù hợp của bản thân. Thư viện: Tạo điều kiện để các em học sinh có thể đọc sách thường xuyên ngay tại phòng thư viện, thư viện xanh của trường hoặc ngay tại góc thư viện của mỗi lớp học. Thường xuyên thay đổi các đầu sách mới đặc biệt là các loại sách liên quan đến các thể loại văn học để tạo sự phong phú trong cách đọc của học sinh. Đoàn, đội: Thông qua những lần tổ chức sinh hoạt ngoài giờ, các buổi đi tham quan thực tế, các hoạt động vui chơi trong trường . để giúp các em rèn luyện kĩ năng quan sát của mình. Qua đó giúp các em có nhiều kiến thức bổ ích để áp dụng tốt hơn trong quá trình học Tập làm văn . VI/ Kết luận Sau hơn một năm áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, thành công tuy nhỏ nhoi nhưng tôi ý thức được rằng để giúp học sinh lớp 5 làm được bài văn miêu tả sinh động, đúng kiểu bài, đòi hỏi giáo viên phải dành nhiều thời gian, công sức nghiên cứu soạn giảng, có lòng nhiệt tình với học sinh và tâm huyết với nghề nghiệp. Thầy cô giáo đã miệt mài, tận tuỵ thì việc mong muốn có nhiều học sinh giỏi văn sẽ không còn là khó. Sau thời gian đầu tư nghiên cứu và áp dụng những biện pháp dạy học như trên, học sinh lớp tôi đã có chuyển biến đi lên về chất lượng phân môn Tập làm văn nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung. Tập làm văn đúng là phân môn có tính chất tổng hợp và sáng tạo cao. Cho nên mỗi bài văn của từng học sinh là một tác phẩm văn học của các em, chúng ta phải tôn trọng nó, giúp đỡ nó để mỗi ngày có được nhiều học sinh giỏi văn. Biết đâu sau này trong các em, sẽ có người trở thành nhà văn, nhà thơ Có thể nói, bước đầu thành công trong việc dạy Tập làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5 là nguồn động viên rất lớn cho tôi. Tôi sẽ đem kinh nghiệm này tiếp tục áp dụng 21
  7. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- Sách giáo khoa, sách giáo viên Tiếng Việt Lớp 4, Lớp 5 hiện hành. 2- Học tốt Tiếng Việt 5 (Tập 1, Tập 2)- Tác giả: Phạm Thị Hồng Hoa. 3- Luyện tập cảm thụ văn học ở Tiểu học- Tác giả: Trần Mạnh Hưởng. 4- Luyện Tập làm văn 5- Tác giả: Đặng Mạnh Thường 5-Rèn kĩ năng Tập làm văn cho học sinh lớp 5- Tác giả: Ts Lê Anh Xuân 6- Thực hành Tập làm văn 5- Tác giả: Trần Mạnh Hưởng- Nguyễn Trí 23